Đề tài Làm thế nào để thu hút vốn FDI dưới góc độ chính sách & pháp luật

Hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDi) vào nước ta đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đất nước: có những đóng góp to lớn vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), đóng góp vào đổi mới cơ cấu kinh tế, vào ngân sách Nhà nước, vào công cuộc giải quyết việc làm, thực hiện công bằng xã hội, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới, đưa nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới - một thành công bước đầu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta có thể khẳng định rằng, đường lối và chủ trương đẩy mạnh hoạt động thu hút FDi ở nước ta của Đảng và Nhà nước là rất đúng đắn, bởi trong giai đoạn hiện nay, chúng ta rất cần một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế là rất thấp, vì vậy để phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới, chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng và cải thiện môi trường pháp lý nói riêng và môi trường đầu tư nói chung để kiến tạo một “sân chơi bình đẳng” cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài phục vụ cho chiến lược thu hút FDi ở nước ta. Thực tế thời gian qua (từ năm 1996 đến nay) lượng vốn FDi vào nước ta đã giảm sút liên tục và với tốc độ lớn. Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài và chuyên gia về đầu tư thì đó là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song họ cũng đồng ý rằng: môi trường pháp lý của nước ta chưa đồng bộ ổn định lầ một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Làm thế nào để thu hút vốn FDi dưới góc độ chính sách và pháp luật” hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào nghiên cứu cơ sở lý luận và đáp ứng phần nào yêu cầu thực tế đặt ra.

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Làm thế nào để thu hút vốn FDI dưới góc độ chính sách & pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mở đầu 4 Phần I: Tổng quan về ĐTNN và các yếu tố tác động đến FDI 5 I. Tổng quan về ĐTNN và FDI ở Việt Nam 5 1. Tổng quan về ĐTNN và FDI 5 2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 6 II. Yếu tố tác động đến FDI ở Việt Nam 7 1. Sự ổn định thể chế chính trị - xã hội 7 2. Thị trường bản địa 7 3. Sự phong phú đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế của đất nước ta 7 4. Nguồn nhân lực 8 5. Cơ sở hạ tầng 8 6. Sự ổn định, thống nhất của hệ thống chính sách, luật pháp 8 Phần II: Quản điểm về chính sách luật pháp ở Việt Nam về thu hút FDI 9 I. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản và pháp luật Nhà nước về thu hút FDI 9 1. Quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam 9 2.Quan điểm về thu hút FDI trong chính sách, luật pháp của Nhà nước 9 II. Quá trình vận dụng chính sách trong thu hút FDI ở Việt NAm 11 1. Những kết đạt được 11 2. Những mặt hạn chế 17 III. Nguyên nhân những hạn chế trong chính sách pháp luật thu hút FDI ở Việt Nam 21 1. Nguyên nhân khách quan 21 2. Nguyên nhân chủ quan 22 Phần II: Biện pháp chủ yếu về chính sách luật pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn thu hút vốn FDI ỏ Việt Nam 24 I. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo ra một môi trường đầu tư thực sự thông thoáng và hấp dẫn 24 II. Xây dựng những chính sách thu hút vốn FDI phù hợp với tiềm năng trong nước và xu thế quốc tế 25 III. Thực hiện cải cách hành chính 25 IV. Đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ làm luật 26 Phần kết 27 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDi) vào nước ta đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội đất nước: có những đóng góp to lớn vào tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), đóng góp vào đổi mới cơ cấu kinh tế, vào ngân sách Nhà nước, vào công cuộc giải quyết việc làm, thực hiện công bằng xã hội, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới, đưa nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới - một thành công bước đầu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta có thể khẳng định rằng, đường lối và chủ trương đẩy mạnh hoạt động thu hút FDi ở nước ta của Đảng và Nhà nước là rất đúng đắn, bởi trong giai đoạn hiện nay, chúng ta rất cần một nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển trong khi tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế là rất thấp, vì vậy để phục vụ mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới, chúng ta cần phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng và cải thiện môi trường pháp lý nói riêng và môi trường đầu tư nói chung để kiến tạo một “sân chơi bình đẳng” cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài phục vụ cho chiến lược thu hút FDi ở nước ta. Thực tế thời gian qua (từ năm 1996 đến nay) lượng vốn FDi vào nước ta đã giảm sút liên tục và với tốc độ lớn. Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài và chuyên gia về đầu tư thì đó là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song họ cũng đồng ý rằng: môi trường pháp lý của nước ta chưa đồng bộ ổn định lầ một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Làm thế nào để thu hút vốn FDi dưới góc độ chính sách và pháp luật” hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào nghiên cứu cơ sở lý luận và đáp ứng phần nào yêu cầu thực tế đặt ra. 2.Nội dung đề tài và pham vi nghiên cứu: - Nội dung đề tài: Trong khoảng thời gian rất ngắn và giới hạn về sự hiểu biết, đề tài tập trung nghiên cứu lý luận chung về vốn FDi và chủ yếu là làm thế nào để tăng cường thu hút vốn FDi nhưng chỉ đề cập ở khía cạnh chính sách và luật pháp. - Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào thực trạng thu hút FDi trong những năm gần đây trong mối liên hệ với thực trạng về hệ thống chính sách và pháp luật nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: - Mục đích của đề tài: nhằm góp phần cải thiện hệ thống chính sách luật pháp của nước ta về đầu tư nước ngoài để tăng cường sức hấp dẫn môi trường đầu tư ở nước ta trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. - Nhiệm vụ của đề tài: Với mục đích nội dung, phạm vi nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Làm rõ một số vấn đề lý luận về vốn FDi, khả năng và các điều kiện thu hút FDi. + Phân tích tình hình thực tế về chính sách, luật pháp thu hút FDi ở nước ta. + Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp về chính sách, luật pháp nhằm làm tăng sức hấp dẫn trong môi trường đầu tư để thu hút FDi ở Việt Nam. 4. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài: - Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong hoạch định cơ chế, chính sách về thu hút FDi ở nước ta. - Góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý n tăng sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 5. Kết cấu đề tài: Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có 3 phần: - Phần i: Tổng quan về đầu tư nước ngoài và các yếu tố tác động tới việc thu hút FDi. - Phần ii: Thực trạng về chính sách luật pháp đối với việc thu hút FDi ở Việt Nam. - Phần iii: Các biện pháp chủ yếu về chính sách, pháp luật nhằm tăng cường sức hấp dẫn thu hút FDi ở Việt Nam. PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THU HÚT FDI. I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ FDI Ở VIỆT NAM. Tổng quan về đầu tư nước ngoài và FDi. Trước hết cần hiểu rằng đầu tư nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời. Vốn đầu tư nước ngoài có thể đóng góp dưới dạng tiền tệ, vật thể hữu hình, các hàng hoá vô hình hoặc các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như trái phiếu, cổ phiếu, các chứng khoán cổ phần khác... Người bỏ vốn đầu tư gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Đầu tư nước ngoài bao gồm hai loại hình đó là: đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDi) theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi bổ sung tháng 6/2000 là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản bào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Vốn FDi là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi số vốn bỏ ra. Vốn này thường không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, với vốn đầu tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có đước công nghệ, trong đó có cả công nghệ bị cấm xuất theo con đường ngoại thương, vì lý do cạnh tranh hay cấm vận nước nhận đầu tư; học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới, nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp phải chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại với người đầu tư theo mức độ góp vốn của họ. Vì vậy, có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm có: + Hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Doanh nghiệp liên doanh. + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. _ Đầu tư gián tiếp nước ngoài : là loại hình đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp quản lý và sử dụng vốn.Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là vốn của chính phủ, của các tổ chức quốc tế, của các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ không hoàn lại, viện trợ hoàn lại, kể cả vay theo hình thức thông thường. Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại ODA - viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. Vồn đầu tư gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư. Vai trò đầu tư gián tiếp đước thể hiện ở những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc, Philipne những năm sau giả phóng và đối với Việt Nam những năm chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, tiếp nhận vốn dầu tư gián tiếo thường gắn với sự trả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu không sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay. Các nước Đông Nam Á và NiCs Đông Á đã thực hiện giải pháp vay dài hạn, vay ngắn hạn rất hạn chế và đặc biệt không vay thương mại. Vay dài hạn lãi suất thấp, việc trả nợ không khó khăn vì có thời gian hoạt động đủ để thu hồi vốn. 2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: 2.1. Vai trò của FDi với nước ta: Hơn 10 năm qua, FDi đã đóng góp đáng kể vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta, có thể nêu ra ở đây đôi nét về sự đóng góp: Một là, tỉ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1993 đạt 3,6% đến năm 1998 đạt 9% và năm 1999 đạt 10,5%. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực đầu tư nước ngoài liên tục tăng: năm 1994 đạt 128 triệu USD, đến năm 1998 đạt 370 triệu USD (chiếm 6-7% tổng thu ngân sách nhà nước). Nếu tính cả thu dầu khí thì tỉ lệ này đạt gần 20%. Hai là, FDi là nguồn bổ sung vốn đầu tư quan trọng. Với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng, FDi là nguồn bổ sung vốn rất quan trọng . Ở Việt Nam, nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cìn thấp do vậy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự bù đắp rất lớn sự thiếu hụt về vốn. Vốn đầu tư nước ngoài trong các năm 1991-1995 chiếm 25,7% và từ năm 1996 đến nay chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Sự bù dắp cần thiết của vốn FDi làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ba là, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. FDi làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá với tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Trong ngành công nghiệp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 1996 chiếm tỉ trọng 21,7% đến năm 2000 theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này trong 10 tháng đầu năm 2000 đạt khoảng 59.763 tỉ đồng, chiếm 36% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất 31 trên tổng 34 ngành hàng chủ yếu của công nghiệp nước ta hiện nay, đang cung cấp 100% sản phẩm trong 3 ngành dầu khí, ô tô và mì chính; 50-86% sản phảm trong ngành thép, cát, ti vi, xà phòng, xe máy. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà xuất phát điểm từ một nền nông nghiệp lác hậu, trình độ sản xuất thấp kém. Bốn là, tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường. Khu vực đầu tư nước ngoài có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh: năm 1996 đạt 786 triệu USD, năm 1998 đạt 1982 triệu USD và năm 1999 đạt 2200 triệu USD, tính chung trong 10 tháng đầu năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là 5.524 triệu USD chiếm 47,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đã góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, thúc đẩy hoạt động dịch vụ phát triển. Năm là , mang lại những lợi ích về công nghệ , kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nước phát triển. Do cơ chế mở cửa, nền kinh tế thị trường thông thoáng, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, trong nhiều lĩnh vực. Từ đó có sự chuyển giao và tiếp nhận công nghệ nhanh và khá mạnh mẽ. Hiện nay, công nghệ chuyển giao vào trong nước của các ngành dầu khí, viễn thông là công nghệ thuộc loại hiện đại của thế giới. Ở những ngành khác, đại đa số các công nghệ chuyển giao dưới dạng đầu tư trực tiếp có trình độ trung bình của thế giới nhưng so với công nghệ và thiết bị ta có từ trước thì tiến bộ hơn nhiều. Vì vậy các doanh nghiệp trong nước đã có bước tiến khá dài trong thời gian qua. Sáu là, góp phần giải quyết khó khăn về việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Đến nay khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút khoảng 30 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ... Một số đáng kể người lao động đã được đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ năng lực có thể thay thế các chuyên gia nước ngoài đảm nhận những công việc quan trọng, có uy tín đối với đối tác bên ngoài. Sự đóng góp này tuy còn nhỏ bé song lại đáng quý trong điều kiện đang thiếu nhiều việc làm ở nước ta. 2.2. Tình hình thu hút FDi ở Việt Nam. Trong thời gian hơn 10 năm kể từ năm 1988 đến nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn: - Từ năm 1988 đến 1990: Thời kỳ bắt đầu. Trong thời kỳ này chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có sự hoàn thiện về pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài chưa quen với thị trường Việt Nam nên các dự án mới dừng lại ở mức độ thăm dò, thử nghiệm, số dự án trong thời gian qua chưa nhiều, và chưa có quy mô lớn. Năm 1988 - năm đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài mới chỉ có 37 dự án với số vốn 366 triệu USD.Tổng vốn đăng ký giai đoạn này là 1,582 tỷ USD. - Từ năm 1991 đến 1995: Giai đoạn tăng trưởng nhanh. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi về chất lượng hoạt động đầu tư nước ngoài. Tính đến 31/12/1994 thì tính số dự án đã được cấp giấy phép là 1170 dự án với tổng vốn đầu tư là 11.899.061.453 USD cho hơn 700 công ty của gần 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nét nổi bật trong thời kỳ này la hoạt động đầu tư đã trở nên sôi động, hiệu quả hoạt động của đầu tư nước ngoài đã đước thể hiện ngày càng rõ rệt. Đỉnh cao nhất của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là năm 1995. Vốn thực hiện quý i/1995 là 420 triệu USD, so với năm 1988 vốn đầu tư năm 1994 tăng 11 lần. Số vốn đăng ký năm 1995 là 6,607 tỷ USD và tính đến cuối năm 1995, vốn đăng ký đã đạt 16,244 tỷ USD với 1288 dự án và vốn thực hiện trên 30%. Tốc độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp trong 5 năm qua tăng bình quân 50-60%.. Quy mô bình quân của một dự án từ 3,5 triệu USD tăng lên gần 10 triệu USD (7,6 triệu 1991-1992, 9,9 triệu 1993, 10 triệu 1994). Nhịp độ thu hút đầu tư khá nhanh, tăng bình quân 50% hàng năm. Đồng thời đã dần dần có nhiều dự án với tổng số vốn lớn trên 10 triệu. - Từ năm 1996 đến nay: Hoạt động đầu tư nước ngoài đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm. Số vốn đăng ký năm 1996 vẫn tăng là 8,64 tỷ USD nhưng từ năm 1997 thì số vốn này bắt đầu giảm xuống: 1997 là 4,649 tỷ USD; 1998 là 3,897 tỷ USD; 1999 là 1,567 tỷ USD và 2000 là 1,6 tỷ USD, tức là giảm rất nhiều so với 4 năm trước. Cả số khách nước ngoài vào tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng ít hơn trước, một số công ty lơn đã cắt giảm nhân viên, nơi có đến 70% và đã có tuyên bố công khai của một số nhà đầu tư lớn về môi trường đầu tư đã trở nên không thuận lợi ở nước ta. Theo tính toán muốn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững cho thời kỳ tới thì hàng năm cần có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện là 8 đến 10 tỷ USD trong khi đó con số thực tế trong những năm gần đây mới ở mức 1,5 đến 2 tỷ USD. Điều đó cho thấy những vấn đề trọng đại đang và sẽ đặt ra cho lĩnh vực này. II. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THU HÚT FDI Ở NƯỚC TA. 1. Sự ổn định thể chế chính trị - xã hội: Việt Nam đước đánh giá là nước có sự ổn định về chính trị, do vậy đây là một thuận lợi cho việc thu hút FDi vào nước ta. Chính trị ổn định sẽ khiễn các nhà đầu tư an tâm vì không phải lo bị phá sản, bị quốc hữu hoá, bị mất hết vốn do chính trị- xã hội bất ổn định. Nhiều nước tuy có tiềm năng tốt nhưng do chính trị không ổn định khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoang mang, lo sợ không dám đầu tư hoặc đầu tư nhỏ nên hiệu quả không cao. 2. Thị trường bản địa: Với dân số khoảng 80 triệu dân, Việt Nam có một thị trường tiêu thụ rộng lớn và đầy tiềm năng. Song mức thu nhập của đại đa số nhân dân còn thấp nên nhu cầu tiêu dùng còn ở mức hạn chế, sức mua yếu. Để khai thác được thị trường lớn như vậy cần có nguồn vốn đầu tư lớn. 3. Sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế của nước ta: Xu hướng phổ biến là FDi đổ về nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú hoặc nơi có lợi thế địa lý, chính trị... Điều đó có sức thuyết phục, vì bản chất tìm kiếm lợi nhuận cao của dòng FDi sẽ cho phép chúng khai thác các đầu vào ở đó một cách hiệu quả, giá rẻ. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú, có vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm ở khu vực đước coi là phát triển năng động nhất thế giới nên đây sẽ là yếu toó tác động tích cực tới việc thu hút FDi. 4. Nguồn nhân lực: Theo các nhà kinh tế dòng đầu tư nước ngoài không chỉ đổ về nơi có nhiều nhân công rẻ mạt, dồi dào mà thường đổ về nơi có nguồn nhân lực vời trình độ tay nghề cao là chủ yếu. Thực tế là các nước phát triển đầu tư lẫn nhau là chính. Ở Việt Nam lao động dồi dào, nhân công rẻ nhưng trình độ tay nghề quá thấp, thiếu các nhà quản lý bản xứ cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài nên tỉ lệ đầu tư nước ngoài còn rất thấp, thậm chí còn thấp hơn so với nhiều nước đang phát triển trong khu vưc do không tạo ra lợi thế cạnh tranh về lao động kỹ thuật mặc dù giá lao động rẻ hơn. 5. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng tác động tới thu hút FDi bởi đó là điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến việc đáp ứng cơ sở vật chất cho việc thực hiện các dự án. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam như giao thông vận tải, cầu cống, bến cảng, điện nước... trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn nhiều mặt yếu kém. Do vậy cần tăng cường đầu tư ngân sách cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút FDi. 6.Sự ổn định, thống nhất của hệ thống chính sách, luật pháp: Một hệ thống chính sách, luật pháp vừa ổn định, vừa rõ ràng sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài hoạch định chiến lược đầu tư và kinh doanh dài hạn. Nhờ đó nhà đầu tư mới có thể xây dựng được kế hoạch, bước đi và huy động nguồn lực để đạt mục tiêu cẩ dầu tư trong ngắn hạn và dài hạn. Hệ thống chính sách và pháp luật nước ta hiện nay được coi là yếu và chưa hiệu quả. Có thể thấy những chính sách về tài chính, thuế khóa, chính sách thương mai quốc tế là chưa ổn định, cũng chưa thật sự rõ ràng do vậy mà chưa tạo ra sức hấp dẫn và niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Luật pháp còn có nhiều sơ hở, chưa đồng bộ và chưa kịp thời để điều chỉnh các quna hệ mới nảy sinh rất nhanh trong hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như các vấn đề khác có liên quan. Chính vì vậy mà cần có phương hướng xây dựng những chính sách và pháp luật trong thời gian tới để tạo môi trường thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. PHẦN II: QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH LUẬT PHÁP Ở NƯỚC TA VỀ THU HÚT FDI : I . QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT FDI. 1.1 Quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam Tư tưởng cơ bản của Đảng, Nhà nước ta trong thu hút FDi là: vốn đầu tư trong nước giữ vai trò quyết, vốn đầu tư nước ngoài (FDi)có vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội nước ta. Việc khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài phải đặt trong chiến lược phát triển và cơ chế quản lý đồng bộ, bảo đảm chủ quyền, khả năng kiểm soát và định hướng của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng cơ chế quản lý Nhà nước đối với việc thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các công trình hoàn thành xây dựng đi vào hoạt động. Đi đôi với việc mở rộng nhiều hình thức đầu tư cần tăng dần tỉ trọng của phía Việt nam vào các công trình hợp tác liên doanh(văn kiện đại hội Đảng Vii ) Trong “phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5năm 1996-2000 “ được đại hội Viii thông qua , dự tính nước ta sẽ thu hút và sử dụng có hiệu quả khoảng 13-15 tỉ USD vốn đầu tư. Những năm tiếp theo (2001 - 2005) nếu mức tăng trưởng GDP vào khoảng 15%, hệ số iCOR = 4, thì tỷ số đầu tư phải đạt 60%. Do đó tổng số vốn đầu tư khoảng 90 tỷ USD. Nếu nguồn vốn trong nước huy động đạt 45 tỷ USD, vốn ODA đạt 10 tỷ USD thì vốn FDi phải đạt 35 tỷ USD. 1.2) Quan điểm về thu hút FDi trong chính sách, luật pháp của nhà nước: Đầu tư nước ngoài tại Việt nam đang là mối quan tâm lớn của Đảng và nhà nước ta. Chủ trương thu hút và sử dụng nguồn đầu tư nước ngoài là nhất quán và lâu dài, nhằm phát huy nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Trong những năm qua và đặc biệt thời gian
Luận văn liên quan