Đề tài Lãnh đạo tác động đến sự tham gia của nhân viên sự khác nhau giữa các nhà doanh nghiệp và giám đốc điều hành chuyên nghiệp

Mục đích - Mục đích của nghiên cứu này là xác định giống và khác nhau trong lãnh đạo thực tế của các nhà quản lý là các nhà doanh nghiệp và giám đốc điều hành chuyên nghiệp và để chỉ ra làm thế nào tác động đến sự hài lòng, tận tâm, động lực, và hiệu quả (tham gia) của các cấp dưới trực tiếp. Thiết kế / phương pháp / cách tiếp cận - Một cuộc khảo sát bằng cách nhiều lựa chọn được thực hiện trên các CEO và cấp dưới trực tiếp của họ. Phân tích yếu tố, mối tương quan và phân tích hồi quy được sử dụng để dẫn đến các kết luận. Những phát hiện - Hai xu hướng lãnh đạo được tìm thấy có ảnh hưởng nhất là một người quản lý tốt/nhiều kinh nghiệm và tầm nhìn tốt. Mặc dù việc quản lý tốt/nhiều kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng đối với cả 2 loại CEO, nhưng ảnh hưởng của tầm nhìn tốt về cấp dưới là quan trọng nhất đối với CEO chủ doanh nghiệp. Không có sự khác biệt đáng kể được tìm thấy trong các phong cách lãnh đạo là hai loại CEO, trừ việc trầm tĩnh và tự chủ. Tuy nhiên sự khác biệt này rất ít giữa các nhà doanh nghiệp. Thực nghiệm - Những phát hiện làm gia tăng các câu hỏi về sự khác biệt trong mong đợi của cấp dưới đối với ông chủ – các CEO, điều này trái ngược với các CEO chuyên nghiệp, và chỉ ra một số đặc điểm chắc chắn có thể được phát triển để nâng cao hiệu quả lãnh đạo ở cả hai nhóm các nhà quản lý cấp cao. Độc đáo / giá trị - Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tầm nhìn chính xác và phù hợp trong các công ty được điều hành bởi các nhà doanh nghiệp, điều này có nghĩa là những người làm việc cho các công ty mong đợi sự hướng dẫn nhiều hơn từ các cấp trên. Việc duy trì quản lý và hướng dẫn tốt là rất cần thiết để phát huy hiệu quả, tận tâm và thúc đẩy đội ngũ quản lý cấp cao là rất cần thiết đối với bất kỳ loại công ty. Điều này sẽ mang lại thành công cho công ty.

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lãnh đạo tác động đến sự tham gia của nhân viên sự khác nhau giữa các nhà doanh nghiệp và giám đốc điều hành chuyên nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA STT  Họ và tên   Mức độ tham gia  Ghi chú   1  Lưu Anh A  100%    2  Nguyễn Văn Dũng  100%    3  Nguyễn Thị Nguyệt Hà  100%    4  Bùi Thị Kim Hoàng  100%    5  Lê Thị Thanh Hường  100%    6  Đặng Lê Khoa  100%    7  Nguyễn Đức Lai  100%    8  Lê Uyên Phương  100%    9  Nguyễn Phương Thảo  100%    10  Trần Thị Tuyến  100%    Ghi chú : Việc đánh giá dựa vào các tiêu chí sau: Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm Tích cực tham gia đóng góp ý kiến Hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo yêu cầu về nội dung được phân công MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 2 TÓM TẮT BÀI BÁO 3 Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4 Câu 2: Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể 4 Câu 3: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài 8 Câu 4: Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không 12 Câu 5: Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? 15 Câu 6: Dựa trên kết quả xử lý thống kê, hãy giải thích kết quả xử lý thống kê đó 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 TÓM TẮT BÀI BÁO Mục đích - Mục đích của nghiên cứu này là xác định giống và khác nhau trong lãnh đạo thực tế của các nhà quản lý là các nhà doanh nghiệp và giám đốc điều hành chuyên nghiệp và để chỉ ra làm thế nào tác động đến sự hài lòng, tận tâm, động lực, và hiệu quả (tham gia) của các cấp dưới trực tiếp. Thiết kế / phương pháp / cách tiếp cận - Một cuộc khảo sát bằng cách nhiều lựa chọn được thực hiện trên các CEO và cấp dưới trực tiếp của họ. Phân tích yếu tố, mối tương quan và phân tích hồi quy được sử dụng để dẫn đến các kết luận. Những phát hiện - Hai xu hướng lãnh đạo được tìm thấy có ảnh hưởng nhất là một người quản lý tốt/nhiều kinh nghiệm và tầm nhìn tốt. Mặc dù việc quản lý tốt/nhiều kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng đối với cả 2 loại CEO, nhưng ảnh hưởng của tầm nhìn tốt về cấp dưới là quan trọng nhất đối với CEO chủ doanh nghiệp. Không có sự khác biệt đáng kể được tìm thấy trong các phong cách lãnh đạo là hai loại CEO, trừ việc trầm tĩnh và tự chủ. Tuy nhiên sự khác biệt này rất ít giữa các nhà doanh nghiệp. Thực nghiệm - Những phát hiện làm gia tăng các câu hỏi về sự khác biệt trong mong đợi của cấp dưới đối với ông chủ – các CEO, điều này trái ngược với các CEO chuyên nghiệp, và chỉ ra một số đặc điểm chắc chắn có thể được phát triển để nâng cao hiệu quả lãnh đạo ở cả hai nhóm các nhà quản lý cấp cao. Độc đáo / giá trị - Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển tầm nhìn chính xác và phù hợp trong các công ty được điều hành bởi các nhà doanh nghiệp, điều này có nghĩa là những người làm việc cho các công ty mong đợi sự hướng dẫn nhiều hơn từ các cấp trên. Việc duy trì quản lý và hướng dẫn tốt là rất cần thiết để phát huy hiệu quả, tận tâm và thúc đẩy đội ngũ quản lý cấp cao là rất cần thiết đối với bất kỳ loại công ty. Điều này sẽ mang lại thành công cho công ty. Câu 1: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trả lời: Nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu sau: Đo lường các xu hướng lãnh đạo của CEO. Kiểm chứng những xu hướng lãnh đạo nào của CEO có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tận tụy, hiệu quả, động cơ và sự thỏa mãn của cấp dưới (sự cam kết). Khám phá mối quan hệ giữa các xu hướng lãnh đạo với sự gắn kết của cấp dưới trực tiếp có bị ảnh hưởng hay không bởi loại CEO (là chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý chuyên nghiệp/ được trả lương). Câu 2: Mô hình lý thuyết và mô hình cụ thể của bài báo Trả lời: Mô hình lý thuyết: Trong nghiên cứu có các mô hình thử nghiệm như sau: mô hình bán thử nghiệm, mô hình thử nghiệm thực sự. Nghiên cứu này sử dụng mô hình bán thử nghiệm vì các đơn vị thử không được chọn ngẫu nhiên và không có nhóm kiểm soát. Mô hình bán thử nghiệm gồm có các dạng: đo lường sau, đo lường trước – sau, so sánh nhóm tĩnh, mô hình chuỗi thời gian. Đối với bài nghiên cứu này thuộc dạng mô hình bán thử nghiệm đo lường sau. Mô hình bán thử nghiệm đo lường sau là mô hình bán thử nghiệm trong đó nhà nghiên cứu chỉ đo lường một lần sau khi xử lý. Mô hình đo lường sau được ký hiệu như sau EG: XO EG (Experimental Group) – nhóm dùng để đo lường mối quan hệ nhân quả của các biến X: Biến độc lập hay còn gọi là xử lý (Treatment) là các biến nhà nghiên cứu muốn tìm hiệu ứng của nó. Trong nghiên cứu này là cách lãnh đạo của CEO. O: Biến phụ thuộc hay gọi là đo lường (Measurement) là các biến chịu sự tác động của biến độc lập và nhà nghiên cứu tìm cách đo lường (quan sát) hiệu ứng của tác động này. Trong bài nghiên cứu này biến phụ thuộc là sự trung thành, gắn bó của nhân viên. Xác định mô hình lý thuyết:  Từ cấu trúc của mô hình lý thuyết tổng quát, bài báo đã cụ thể hóa các xu hướng/cách lãnh đạo của CEO thành 5 nhóm sau: sự quản lý/giám sát tốt, tầm nhìn chiến lược, quản lý và cân bằng bản thân, sự hợp tác với người khác-với xã hội, và xu hướng quan liêu. Như vậy, mô hình lý thuyết có thể trình bày chi tiết hơn như sau: Xây dựng mô hình nghiên cứu (lý thuyết) Xây dựng mô hình nghiên cứu cụ thể: Dựa vào nghiên cứu trước đó, bài báo đã chỉ ra 28 yếu tố có ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của CEO. Mỗi yếu tố này sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến xu thế lãnh đạo của các CEO. Như vậy, mô hình nghiên cứu cụ thể của đề tài khi xem xét đến 28 yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của CEO trong việc động viên đối với nhân viên như sau:  Trên cơ sở 28 yếu tố, bài báo dùng phương pháp kiểm định KMO, Bartlett và Cronbach Alpha để loại bỏ những yếu tố không liên quan. Dữ liệu sau khi được loại bỏ bằng các phương pháp trên còn lại 24 yếu tố. Tiếp theo, bài báo đã dùng phương pháp quay nhân tố để xếp các yếu tố trên thành 5 nhóm. Cụ thể, mô hình nghiên cứu cụ thể của đề tài được chi tiết như sau: Câu 3: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài Tổng quan về phương pháp nghiên cứu: có 3 phương pháp nghiên cứu phổ biến Phương pháp nghiên cứu định tính thường được dùng để xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào quy trình quy nạp, liên quan đến việc phân tích, diễn giải dữ liệu dạng định tính nhằm mục đích khám phá quy luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học nhằm mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học được suy diễn từ lý thuyết đã có dựa vào quy trình suy diễn. Quy trình: Nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết ( xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm (Thu thập dữ liệu để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra. Phương pháp hỗn hợp dựa trên cơ sở của hệ nhận thức thực dụng, chú trọng việc ứng dụng của sản phẩm khoa học – giải quyết vấn đề kinh doanh. Xác định phương pháp nghiên cứu trong bài báo Dựa vào nhận định và phân tích của nhóm đã xác định: Phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng trong bài là Phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng được tác giả vận dụng trong bài báo được thể hiện cụ thể như sau: Về đề cương nghiên cứu: Kết cấu của bài báo được trình bày theo trình tự sau: a) Giới thiệu: - Giới thiệu vấn đề: Ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của các Giám đốc điều hành. - Mục tiêu: Nghiên cứu các tác động về hành vi của các Giám đốc điều hành đến nhiệt huyết của từng nhân viên trong công ty. - Đưa ra các giả thuyết nghiên cứu - Ý nghĩa kết quả nghiên cứu: Đóng góp về mặt thực tiễn nhằm giúp tìm ra nhân tố quyết định đến sự gắn kết trung thành, động lực và hiệu quả làm việc của nhân viên. b) Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Những lý thuyết nền được sử dụng: - Kinh doanh và lãnh đạo - Phương pháp tiếp cận để lãnh đạo - Sự lôi cuốn, chuyển đổi và tầm nhìn của lãnh đạo - Lãnh đạo chia sẻ - Lãnh đạo kinh doanh - Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo của CEO Bài báo nhắc đến lý thuyết nền sử dụng và những nghiên cứu trước đây để minh chứng giả thuyết được suy diễn là mới và có ý nghĩa: “For the aims of the present study, we focus on the latter effect, i.e. the effect of CEO leadership on the commitment, effectiveness, motivation, and satisfaction of his/her immediate subordinates/ collaborators, i.e. top managers of the firm. As shown in previous studies (Podsakoff et al., 1996; Pearce et al., 1997), the CEO’s leadership style affects all the above measures of subordinate performance. For the sake of economy of space and in order to avoid repetition, we will refer to this set of characteristics/ states of the collaborators of the CEO, as “Engagement”. We believe that engagement, as a “positive, fulfilling, work-related state of mind that is characterized by vigor, dedication and absorption” (Salanova and Schaufeli, 2008), successfully portrays the composite state of “commitment, effectiveness, motivation and satisfaction”, used in this study. On the other hand, the reader should bear in mind that there is a wide range of literature on engagement which is worth studying, but which falls outside the scope of this paper” c) Thiết kế và phương pháp nghiên cứu Về phương pháp và công cụ nghiên cứu: Phương pháp được sử dụng trong bài báo là khảo sát. Các công cụ được sử dụng thông qua khảo sát, lấy thông tin từ các bảng câu hỏi phỏng vấn dưới các hình thức được gửi đến nhân viên cấp dưới trực tiếp của Giám đốc điều hành, thành viên Ban giám đốc và các Giám đốc điều hành của các công ty. Về vấn đề, mục tiêu và lý thuyết - Tác giả đã đưa ra 3 mục tiêu nghiên cứu là: (1) Đo lường các hướng tác động lãnh đạo của CEO. (2) Xác minh những hướng tác động lãnh đạo nào của CEO có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tận tụy, hiệu quả, động cơ và sự thỏa mãn của cấp dưới (sự cam kết). (3) Khám phá mối quan hệ giữa các hướng tác động lãnh đạo với sự gắn kết của cấp dưới trực tiếp có bị ảnh hưởng bởi loại CEO không (là chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý chuyên nghiệp/ được trả lương - Để giải quyết được 3 mục tiêu nêu trên tác giả đã dựa vào lý thuyết nền về kinh doanh và lãnh đạo, phương pháp tiếp cận để lãnh đạo, sự lôi cuốn, chuyển đổi và tầm nhìn của lãnh đạo, lãnh đạo chia sẻ, lãnh đạo kinh doanh, tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo của CEO. Ví dụ, ta xét như “Kinh doanh là một khái niệm tương đối mới có tính độc đáo và đầy đủ. Điều này được xem xét như là một lĩnh vực riêng và khác biệt như đã thường thảo luận (Shane và Venkatraman, 2000)…”,. - Dựa vào lý thuyết nền, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu “Cách thức lãnh đạo của các CEO gồm 2 hướng chủ yếu, phù hợp với giả thuyết về phong cách lãnh đạo của chủ doanh nghiệp: một hướng liên quan đến việc hiểu rõ các mong đợi, việc thưởng, việc giám sát hướng dẫn, và hướng khác liên quan đến tầm nhìn, những tác động tạo sự lôi cuốn và truyền đạt tầm nhìn…”. - Tác giả thu thập các dữ liệu để kiểm định các giả thuyết đưa ra Về chọn mẫu Tác giả đã liên hệ với 70 Giám đốc điều hành để tiến hành khảo sát trong đó số lượng phúc đáp lại là 51 Giám đốc điều hành, chiếm tỷ lệ phúc đáp là 72,86%, trong đó có 24 doanh nhân điều hành và 27 Giám đốc điều hành chuyên nghiệp của 2 loại công ty phổ biến là Công ty tư nhân và công ty thuộc sở hữu của bên thứ ba. Về dữ liệu và công cụ thu nhập dữ liệu - Dữ liệu của bài báo chưa có sẵn, vì vậy đã được tiến hành thực hiện các khảo sát. Nhà nghiên cứu đã thiết kế ra bảng câu hỏi được chia thành 3 loại: Bảng câu hỏi cho nhân viên cấp dưới trực tiếp của Giám đốc điều hành (bảng câu hỏi A); bảng câu hỏi dành cho thành viên của Ban Giám đốc, những người cấp dưới của Giám đốc điều hành, nhưng những người đó không nhất thiết công tác hàng ngày hay rất gần gũi với Giám đốc điều hành (Bảng câu hỏi B); bảng câu hỏi dành cho Giám đốc điều hành cái mà nhấn mạnh đến việc không đề cập đến thông tin của công ty và nó chủ yếu nhấn mạnh đến chiến lược. Bảng câu hỏi này được hoàn thành bởi chính cá nhân Giám đốc điều hành (Bảng câu hỏi Giám đốc điều hành). Có sự thiết kế thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Tất cả các điều kiện được đo lường trong bảng câu hỏi được thiết kế tại tỷ lệ loại Likert 7 điểm và tác giả đã sử dụng công cụ Cronbach alpha để đánh giá thang đo. Các phương pháp phân tích dữ liệu: Phân tích nhân tố và phân tích độ tin cậy được dùng để xác định sự 30 khái niệm (quan niệm) hành vi của CEO. Sau đó, phân tích khám phá để tách ra các đặc tính thuộc về các loại Ban lãnh đạo Giám đốc điều hành và kiểm tra cho H.1.1 và H.1.2. Những tương quan được kiểm tra mối quan hệ trực tiếp giữa 5 kiểu ban lãnh đạo chính và sức thu hút nhân viên cấp dưới. Việc tính toán đã tách ra cho nhà doanh nhân điều hành, các kiểu ban lãnh đạo điều hành tác động thu hút nhân viên cấp dưới trực tiếp. Cuối cùng phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các phong cách lãnh đạo đến sự cam kết, tính hiệu quả, động cơ và sức thu hút của cấp dưới. Phần mềm SPSS 14 đã được sử dụng trong suốt quá trình phân tích. Câu 4: Việc tóm lược lý thuyết liên quan có thích ứng hoặc ủng hộ cho mô hình nghiên cứu đó hay không? Trả lời: Với mục đích tìm hiểu sự tác động của lãnh đạo đến sự tham gia của các nhân viên, mô hình nghiên cứu đã đi sâu phân tích sự giống và khác nhau trong lãnh đạo thực tế của các nhà quản lý dưới góc độ là nhà doanh nghiệp và một CEO chuyên nghiệp. Bài báo đi vào nghiên cứu theo trình tự của một nghiên cứu khoa học sử dụng phương pháp suy diễn, lấy các lý thuyết khoa học làm nền, từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và dùng quan sát để kiểm định các giả thuyết này. Với mục đích kiểm định về những giả thuyết ban đầu được đặt ra, từ đó đưa ra kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thiết, và đưa ra những khám phá mới được rút ra qua quá trình nghiên cứu, bài báo có sự phối hợp khá chặt chẽ trong các bước tiến hành, đưa ra các lý thuyết nền ngắn gọn, hợp lý, giúp người đọc hiểu được khái quát vấn đề nghiên cứu. Căn cứ vào những lý thuyết nêu ra ban đầu, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý thống kê dựa trên những quan sát và dữ liệu thu thập được để đưa ra nhận định về vấn đề nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết khoa học đầu tiên bài báo đưa ra là thuật ngữ “kinh doanh” và cách tiếp cận trên phương diện của nền kinh tế thuần túy và trên phương diện quan điểm của các đặc tính của doanh nghiệp hoặc các hành vi kinh doanh được phát triển trong quá trình đó, và khi đó chính người chủ doanh nghiệp sẽ vẽ nên những hành vi và tâm lý học tổ chức. Trong quá trình kinh doanh, để đạt được mục đích và mục tiêu thành công, các nhà lãnh đạo cần phải thúc đẩy, chỉ đạo và hướng dẫn những nhân viên của họ. Để thực hiện được điều này, các doanh nhân thành công phải là những nhà lãnh đạo hiệu quả, phải tham gia liên tục vào quá trình tạo nên nét văn hóa cho công ty, biết xác định một tầm nhìn tương lai và thu hút nhân viên chuyển hóa tầm nhìn này thành hiện thực. Qua quá trình phân tích 28 nhân tố hành vi của Giám đốc điều hành có tác động đến các nhân viên được trích ra từ cuộc nghiên cứu Globe I, với việc sử dụng các thang đo lường phù hợp và kết quả xử lý thống kê đã tổng hợp lại thành 5 nhóm nhân tố có sức ảnh hưởng đến mối liên kết giữa các nhân viên: các nhân tố liên quan đến thực hành quản trị, nhân tố liên quan đến tầm nhìn, nhân tố liên quan đến quản lý bản thân và cân bằng bên trong, các nhân tố tiêu cực, nhân tố “quan liêu”. Đây là những nhóm nhân tố thể hiện mối quan hệ hay tác động từ các hành vi của nhà lãnh đạo đến hành vi, thái độ và các mối liên hệ giữa các nhân viên dưới quyền. Bài nghiên cứu cũng giới thiệu một số thuyết về phương cách quản lý của các nhà nghiên cứu khoa học vào thời gian đầu của khoa học kinh doanh mà hiện nay đã không còn được sử dụng rộng rãi. Hiện tại có một số lý thuyết có thể áp dụng hiệu quả trong lãnh đạo, bao gồm thuyết của những lãnh đạo lôi cuốn, lãnh đạo chuyển đổi, có tầm nhìn lãnh đạo, lãnh đạo đích thực và lãnh đạo chia sẻ. Các nhà lãnh đạo đặc biệt có khả năng lôi cuốn, biết cách chuyển đổi các giá trị, nhu cầu, sở thích và nguyện vọng của cấp dưới từ lợi ích cá nhân đến lợi ích tập thể song song với quá trình giao phó nhiệm vụ cho cấp dưới sẽ mang lại mối liên kết cao giữa các nhân viên để đạt được mục tiêu và sự hoàn thành một cách xuất sắc, vượt trội hơn cả những nhiệm vụ được giao. Một xu hướng mới của lý thuyết lãnh đạo là chia sẻ lãnh đạo, so với lãnh đạo được thực hiện bởi người đội trưởng thì lãnh đạo chia sẻ mang tính quan trọng hơn cho hiệu quả hoạt động của đội. Một thuật ngữ đã được hình thành trong giai đoạn I của dự án Globe, là “lãnh đạo kinh doanh”, đã đưa ra một cấu trúc cho các nhà lãnh đạo kinh doanh. Theo đó, cấu trúc này đưa ra 2 chức năng chính cho một nhà lãnh đạo, một là vẽ nên một viễn tưởng trong tương lai (tầm nhìn, khả năng nằm bắt và làm rõ định hướng cho các cộng sự), và hai là đưa ra cách sắp đặt, bố trí (xây dựng các cam kết và xác định các giới hạn hành vi của cộng sự). Xét về mức độ ảnh hưởng đến hiệu năng của tổ chức của lãnh đạo CEO, có thể được xem như là kết quả của lãnh đạo không thân mật, hay là một kết quả của tính hiệu quả cao hơn của đội ngũ quản lý cấp cao xung quanh các giám đốc điều hành (mục tiêu chính của cuộc nghiên cứu). Các lý thuyết về phương cách lãnh đạo trên đã được bài nghiên cứu phân tích và cụ thể hóa bằng các nhân tố hành vi của nhà lãnh đạo, tổng hợp từ 28 nhân tố thành 5 nhóm nhân tố chính, qua đó phân tích mối tương quan giữa các yếu tố này với nhau và sự tác động của nó đến mối liên hệ giữa các nhân viên. Bằng phương pháp phân tích và tính toán tương quan Pearson, bài nghiên cứu đã khám phá được mối quan hệ giữa những điểm số đo lường những phương hướng chính của lãnh đạo với sự tận tâm, hiệu quả, động lực và sự thỏa mãn của cấp dưới. Qua đó ta thấy được xu hướng lãnh đạo của Giám đốc điều hành của một công ty tư nhân và công ty không phải là tư nhân hầu như có mối quan hệ khác biệt tới sự tận tâm, tính hiệu quả, động lực và sự thỏa mãn của cấp dưới. Như vậy, dựa vào những lý thuyết căn bản được đưa ra trong Lý thuyết nền, căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài mà bài nghiên cứu đã đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và sử dụng số liệu thống kê phân tích và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các yếu tố hành vi của nhà lãnh đạo và mối liên kết giữa các nhân viên dưới quyền. Điều này thể hiện tính chặt chẽ trong cách đưa vấn đề, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề cho một đề tài. Theo phương pháp diễn dịch, bài báo đi từ các giả thuyết mang tính lý thuyết đã được phân tích trong dự án Globe I đưa vào thực tiễn để chứng minh cho giả thuyết. Qua nghiên cứu, bài báo không những đưa ra được kết luận về lý thuyết đặt ra ban đầu, nhận định về sự tương đồng và khác biệt về tác động của Giám đốc điều hành chuyên nghiệp và Chủ doanh nghiệp đến sự tham gia và hiệu quả hoạt động của nhân viên; bài báo còn khám phá ra một lý thuyết mới về sự khác biệt trong kỳ vọng của nhân viên đối với các phong cách và típ lãnh đạo khác nhau. Theo như nghiên cứu phát hiện thì những nhân viên dưới quyền sẽ có sự gắn bó và ràng buộc cao hơn do sự kỳ vọng cao hơn vào những nhà lãnh đạo là người chủ doanh nghiệp hơn là các Giám đốc điều hành chuyên nghiệp, vì những người nhân viên này nhận thấy sự kém gắn bó hơn với vận mệnh của tổ chức do Giám đốc điều hành chuyên nghiệp lãnh đạo so với người chủ doanh nghiệp. Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu và phân tích dựa trên các lý thuyết nền và sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp, bài báo đã đưa ra được tiền đề đúng với thực tế, và đã đưa ra được kết luận chứng minh cho tiền đề đó, ngoài ra còn tiến thêm một bước là phát hiện ra được lý thuyết mới. Tất cả những lý thuyết đưa ra và phương pháp nghiên cứu được sử dụng đều nhằm mục đích kiểm định vấn đề “Lãnh đạo tác động đến sự tham gia của nhân viên”. Điều này chứng minh cho tính chặt chẽ và phù hợp trong quá trình kết hợp lý thuyết vào mô hình nghiên cứu của tác giả. Câu 5: Cách đặt các câu hỏi hoặc giả thuyết nghiên cứu có chặt chẽ hay không? Trả lời: Qua tựa bài báo, tác giả cho thấy vấn đề nghiên cứu mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPPNCKH_Nhom 3_15_03_11.doc
  • pdfNhom3_PPNCKH_K20_DEM1.pdf
  • docTrang bia lot.doc
  • docTrang bia.doc
Luận văn liên quan