Đề tài Lập chiến lược marketing hỗn hợp cho chi nhánh xăng dầu Hậu Giang (Petrolimex Hậu Giang)

- Chức năng: Petrolimex Hậu Giang là một công ty thương mại chỉ đạo trực tiếp của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Có trụ sở chính đặt tại TX Vị Thanh Tỉnh Hậu Giang. Mặt hàng kinh doanh chủ lực là các loại dầu sáng, bên cạnh đó còn kinh doanh thêm một số sản phẩm dầu mỡ nhờn và các loại bảo hiểm xe máy, xe oto. - Nhiệm vụ: cung cấp xăng dầu trong khu vực miền tây nam bộ và chủ yếu là địa bàn Hậu Giang. Nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh hiệu quả mở rộng thị phần bằng cách kinh doanh thêm các loại hình dịch vụ khác để khai thác một cách có hiệu quả tài sản và ngồn vốn của Nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát nhằm mang lại lợi ích không những cho công ty mà còn cho xã hội. - Mục tiêu chung: Trong công tác kinh doanh công ty đã tạo được lợi thế lớn là đã có hệ thống mạng lưới phân bổ rộng khắp, thị trường bán buôn và bán lẻ đã ổn định. Mục tiêu của công ty là phấn đấu trở thành trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong vùng. Kinh doanh có hiệu quả tăng thu nhập, giải quyết đời sống cho tập thể cán bộ công nhân viên, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước đồng thời góp phần đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương. - Mục tiêu Tổng quát của Kế hoạch Marketing: Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của mặt hàng dầu sáng trên thị trường , đồng thời từng bước chiễm lĩnh thị trường Hậu Giang Giai đoạn 2010 – 2015. - Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh mặt hàng dầu sáng, đánh giá hiệu quả của hệ thống bán lẻ hiện nay. Đánh giá sự phát triển và tiềm năng của thị trường xăng dầu Hậu Giang. Sử dụng các công cụ markting phân tích và triển khai cụ thể kế hoạch tăng cường sản lượng tiêu thụ trên thị trường mục tiêu. Cuối cùng, là đề xuất các phương án Marketing và kiến nghị có nên ra quyết định đầu tư vào các phương án đã đề cập hay không.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập chiến lược marketing hỗn hợp cho chi nhánh xăng dầu Hậu Giang (Petrolimex Hậu Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH MARKETING Tên Kế hoạch: Lập chiến lược marketing hỗn hợp cho Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang (Petrolimex Hậu Giang). Sản phẩm: Dầu sáng (Dầu Diesel cao cấp, xăng Mogas 92, xăng Mogas 95, dầu hỏa). Công ty: Petrolimex Hậu Giang (Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang) Người chịu trách nhiệm lập kế hoạch: Lê Trương Thanh Triết Ngày hoàn thành: 31/12/2010. Các nội dung chính: 1. Tổng quan về kế hoạch: - Chức năng: Petrolimex Hậu Giang là một công ty thương mại chỉ đạo trực tiếp của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Có trụ sở chính đặt tại TX Vị Thanh Tỉnh Hậu Giang. Mặt hàng kinh doanh chủ lực là các loại dầu sáng, bên cạnh đó còn kinh doanh thêm một số sản phẩm dầu mỡ nhờn và các loại bảo hiểm xe máy, xe oto. - Nhiệm vụ: cung cấp xăng dầu trong khu vực miền tây nam bộ và chủ yếu là địa bàn Hậu Giang. Nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh hiệu quả mở rộng thị phần bằng cách kinh doanh thêm các loại hình dịch vụ khác để khai thác một cách có hiệu quả tài sản và ngồn vốn của Nhà nước cấp, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát nhằm mang lại lợi ích không những cho công ty mà còn cho xã hội. - Mục tiêu chung: Trong công tác kinh doanh công ty đã tạo được lợi thế lớn là đã có hệ thống mạng lưới phân bổ rộng khắp, thị trường bán buôn và bán lẻ đã ổn định. Mục tiêu của công ty là phấn đấu trở thành trung tâm phân phối nguồn hàng chính cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong vùng. Kinh doanh có hiệu quả tăng thu nhập, giải quyết đời sống cho tập thể cán bộ công nhân viên, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước đồng thời góp phần đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương. - Mục tiêu Tổng quát của Kế hoạch Marketing: Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ của mặt hàng dầu sáng trên thị trường , đồng thời từng bước chiễm lĩnh thị trường Hậu Giang Giai đoạn 2010 – 2015. - Mục tiêu cụ thể: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh mặt hàng dầu sáng, đánh giá hiệu quả của hệ thống bán lẻ hiện nay. Đánh giá sự phát triển và tiềm năng của thị trường xăng dầu Hậu Giang. Sử dụng các công cụ markting phân tích và triển khai cụ thể kế hoạch tăng cường sản lượng tiêu thụ trên thị trường mục tiêu. Cuối cùng, là đề xuất các phương án Marketing và kiến nghị có nên ra quyết định đầu tư vào các phương án đã đề cập hay không. 2. Phân tích tình hình bên trong công ty: 2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: Mục tiêu chung và xuyên suốt của kế hoạch marketing là: Đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ các mặt hàng dầu sáng của Petrolimex Hậu Giang tại địa bàn Hậu Giang, từng bước thực hiện việc chiếm lĩnh thị trường xăng dầu tại địa bàn tỉnh Hậu Giang. 2.2 Thông tin về nhân sự của công ty: Hiện nay Chi nhánh xăng dầu Hậu giang có tổng cộng 60 người chia làm hai khối: Văn phòng cửa hàng xăng dầu. Khối văn phòng: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 trưởng phòng Kế toán, 5 chuyên viên văn phòng, 1 thủ quỹ, 1 tạp vụ và 1 tài xế xe con. Khối cửa hàng: 14 cửa hàng trưởng và 45 công nhân bán hàng tại 14 cửa hàng. 2.3 Danh mục sản phẩm của công ty: Mặt hàng kinh doanh chính bao gồm: Dầu Diesel 0.25%S, Diesel 0.05%S, Xăng M92, xăng M95, dầu hỏa. Mặt hàng kinh doanh phụ thêm: Các loại dầu nhờn bôi trơn động cơ (Petrolimex Hậu Giang là Tổng đại lý của công ty hóa dầu CN Cần thơ PLC), ngoài ta chi nhánh còn đảm nhiệm việc bán bảo hiểm cho Bảo hiểm PJICO về bảo hiểm xe máy. 2.4 Vị thế về thị trường: Theo số liệu của cục thuế Hậu Giang về tình hình thu nộp thuế và các loại cước vận chuyển xăng dầu so với các đơn vị khác kinh doanh cùng mặt hàng và nộp thuế trên địa bàn tỉnh thì hiện nay doanh nghiệp chiếm khoảng 37.67 % thị phần trên địa bàn toàn tỉnh Hậu Giang (Số liệu theo quyết toán thuế đến 31/12/2009). 2.5 Uy tín, ấn tượng đối với khách hàng: Công ty đã có mặt trên thị trường xăng dầu Việt Nam trên năm mươi năm nổi tiếng với thương hiệu chữ P và slogan : “Xăng dầu Petrolimex uy tín, chất lượng” và được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng, bằng chứng là tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã đạt được nhiều bằng khen cấp Bộ cũng như Chính phủ. Bên cạnh đó việc Petrolimex chiếm hơn 60% thị phần trên toàn quốc cũng minh chứng về chất lượng cũng như uy tín của Tổng công ty và Petrolimex hậu Giang cũng không ngoại lệ. 2.6 Hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay Chi nhánh xăng dầu Hậu Giang có 14 cửa hàng nằm ở hầu khắp huyện thị trên toàn địa bàn tỉnh Hậu Giang (Vị thanh, Ngã bảy, Phụng hiệp, Long Mỹ, Vị thủy, Châu Thành, Châu thành A…), ngoài ra Chi nhánh còn sở hữu hệ thống gồm 39 Đại lý bán lẻ xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng vươn địa bàn ra một số huyện vùng ven tỉnh Hậu Giang bao gồm Huyện Gò Quau Tỉnh Kiên Giang, TT Ngan dừa Huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu. 2.7 Hoạt động nghiên cứu phát triển: Hiện nay do đặc điểm phòng chiến lược của chi nhánh trực thuộc phòng kinh doanh nên chủ yếu hoạt động nghiên cứu này gắn liền với việc tìm các phương án, chiến lược tiếp cận địa bàn cũng như chiếm lĩnh thị phần trong địa bàn Hậu Giang. 2.8 Tình hình sản xuất: Do đặc điểm của mặt hàng xăng dầu là hoạt động thương mại không phải sản xuất nên chỉ xác được sản lượng kinh doanh của công ty qua lượng Tổng lượng hàng hóa xuất. Tổng xuất bán của 2009 mặt hàng dầu sáng là: 2.4 triệu lít/tháng khoảng 28.8 triệu lít/ năm. 2.9 Tình hình tài chính: Tổng doanh thu mặt hàng dầu sáng trên 432 tỷ đồng/năm. Tổng doanh thu các mặt hàng dầu nhờn khoảng 3.5 tỷ đồng/năm Tổng doanh thu bảo hiểm khoảng 500 triệu đồng/năm 2.10 Tình hình tổ chức quản lý trong công ty: Được minh họa bằng sơ đồ sau: 2.11 Các kỹ năng Marketing: Thu thập số liệu từ các nguồn Cục thuế, thống kê và các cơ quan hành chính khác. Thu thập số liệu từ thị trường Hậu giang, cũng như TT ĐBSCL. Phân tích thu thập số liệu đã thu thập cũng như đề ra các biện pháp, phương án kinh doanh phù hợp. 2.12 Mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài: Do Chi nhánh xăng là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nên mối liên hệ với Chính quyền địa phương rất được chú trọng, đặc biệt với các Sở, ban ngành có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với Chi nhánh như: Sở Công thương, Cục Thuế, Sở TNMT, Sở xây dựng, Chi cục đo lường chất lượng sản phẩm, Chi cục Quản lý thị trường, Công an an ninh kinh tế, Công an PCCC và các phong ban ở các Huyện trực thuộc tỉnh Hậu Giang… 3 Phân tích tình hình bên ngoài công ty: 3.1 Thông tin chung về thị trường (hiện tại, tiềm năng) Căn cứ vào sản lượng 2009, thị trường tiêu thụ có thể đạt sản lượng trên 28.8 triệu lít/năm. (Phòng Kế toán CN Xăng dầu Hậu Giang) Ngoài ra còn xét một số yếu tố khác như: đặc điểm địa lý, tự nhiên, dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế, số lượng xe máy, oto các loại, các loại ghe tàu… (Căn cứ vào niên giám thống kê hoặc tổng hợp số liệu từ phòng CSGT công an tỉnh Hậu Giang) 3.2 Tình hình cạnh tranh: Hiện nay Petrolimex Hậu giang đang cạnh tranh trực tiếp với các đầu mối kinh doanh kinh xăng dầu tại địa bàn Hậu Giang: PV oil, Petro MeKong, Petimex, Saigon Petro… và có cả các Đại lý của các đơn vị này cũng như đại lý của cả hệ thống Petrolimex Hậu Giang. Ngoài ra Petrolimex Hậu giang còn cạnh tranh gián tiếp với các công ty cung cấp các sản phẩm thay thế xăng như: Dầu Bio Diesel, Các loại xe sử dụng các nguồn năng lượng khác ngoài xăng dầu… 3.3 Năng lực cạnh tranh: Ngoài hệ thống 14 cửa hàng xăng dầu chuyên kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thì Petrolimex Hậu Giang còn được hỗ trợ từ công ty xăng dầu Tây Nam Bộ về mặt kỹ thuật cũng như hoạt động kinh doanh. Ngoài ra tỷ lệ thị phần 37.67% cũng đã minh chứng cho việc củng cố thị phần và thể hiện năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của Petrolimex HG trên địa bản HG. 3.4 Thị trường mục tiêu: Hiện nay Petrolimex HG đang đẩy mạnh mở rộng mạng lưới bản lẻ của mình đồng thời tập trung đánh vào trọng điểm là các đại lý thuộc tuyến QL 1A chạy qua địa bàn tỉnh HG. 3.5 Nguồn nguyên liệu đầu vào: Hiện nay, Tổng kho xăng dầu Miền tây có sức chứa khoảng 105 triệu lít cộng với hệ thống kho vệ tinh như Cần thơ, Sóc Trăng, Bạc liêu cùng là lợi thế cho nguyên liệu đầu vào của Petrolimex hậu Giang. Hệ thống kho bãi hoàn chỉnh đảm bảo năng lực cung ứng sản phẩm dầu sáng tới thị trường một cách nhanh chóng. 3.6 Tác động của các định chế pháp lý của Nhà nước: Ngoài điều lệ của công ty thì căn cứ vào tài liệu Pháp luật có liên qua ta có các mặt Pháp lý sau: Nghị đinh 84 về kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, văn bản Pháp luật về phát triển hệ thống kho bãi xăng dầu trên toàn quốc, các văn bản liên quan đến các tiêu chuẩn PCCC, an toàn VSMT, an toàn xây dựng, tiêu chuẩn về đo lường chất lượng… và các văn bản pháp lý khác. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu thì Petrolimex còn đảm nhiệm một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khác do Đảng và Nhà nước giao cho đó là lưu trữ lượng hàng dự trữ Quốc Gia về xăng dầu đây là nhiệm vụ chính trị quân sự hàng đầu của Quốc gia mà không phải đầu mối xăng dầu nào cũng được đảm nhiệm. 3.7 Xu thế phát triển, đổi mới: Hiện nay, xăng dầu và các mặt hàng phụ phẩm của xăng dầu vẫn đang là xu thế chính trên lĩnh vực năng lượng của các quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển cũng như nghèo nàn về công nghệ như Việt Nam. Do KHKT Chưa phát triển đến trình độ cao nên hiện có thể khẳng định rằng xăng dầu là một trong những mặt hàng năng lượng trọng tâm, trọng điểm chưa thể được thay thế một sớm một chiều bằng một loại năng lượng sạch hơn. 4. Phân tích SWOT: 4.1 Cơ hội (Occasion) 1. Thị trường xăng dầu Hậu Giang là một thị trường lớn và đầy tiềm năng, nhưng chưa được khai thác đúng mức. 2. Nhận được chủ trương khuyến khích đầu tư của địa phương và qui hoạch các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, Chính Phủ cũng đã có qui định rõ và chi tiết qui cách xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu. 3. Mức sống người dân ngày càng được nâng cao, có nhiều nhu cầu đi lại nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ngày càng gia tăng. 4. Lực lượng lao động tại Hậu Giang dồi dào, giá rẻ. 4.2 Đe dọa (Threat) 1. Giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp, khó dự đoán. Nhiều đối thủ tiềm ẩn khi hội nhập WTO và mở của thị trường xăng dầu. 2. Xu hướng thay đổi nguồn năng lượng, năng lượng mới sạch và rẻ hơn. 3. Các định chế Pháp luật về các tiêu chí an toàn vệ sinh môi trường, PCCC … ngày một chặt chẽ và khắc nghiệt hơn. 4. Môi trường kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. 4.3 Điểm mạnh: (Strong) 1. Cơ sở vật chất hiện đại trang bị đầy đủ, có nguồn hàng dồi dào đảm bảo không thiếu hụt hàng hóa trong những thời điểm nhạy cảm biến động giá xăng dầu. 2. Có hệ thống cửa hàng phân phối rộng khắp. 3. Có nguồn nhân lực tay nghề cao, giỏi chuyên môn được đào tạo bài bản, chính quy. 4. Công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và ổn định. Có nguồn tài lực dồi dào, có mối quan hệ rộng khắp. 4.4 Điểm yếu: (Weak) 1. Chiêu thị chưa được chú trọng đúng mức. 2. Ít có cải tiến kỹ thuật, sáng tạo trong các bộ phận kỹ thuật đa phần chỉ là sửa chữa các linh kiện, trụ bơm. 3. Phương tiện vận chuyển chưa được đầu tư nên chi phí vận chuyển cao. 4. Thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng trực tiếp chưa nhiệt tình, thiếu lịch thiệp. 5. Cán bộ công nhân viên phần lớn không phải dân địa phương. 4.5 Tranh thủ điểm mạnh khai thác cơ hội (Kết hợp S -O) S1, S2 kết hợp với O1: Tận dụng thế mạnh về hệ thống phân phối sản phẩn rộng khắp chiếm lĩnh thị trường tiềm năng. S2, S3 kết hợp O2: Từ cơ cấu nhân sự ổn định và mối quan hệ rộng khắp kết hợp với sự ủng hộ khuyến khích phát triển kinh doanh tại địa phương có thể mở rộng thêm mạng lưới phân phối xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh Hậu Giang. S4 kết hợp O3: Có những chính sách hợp lý dựa vào các quy định Chính sách của Chính phủ nhằm mở rộng hệ thống bán lẻ, tăng cường thị phần. 4.6 Tận dụng điểm mạnh né tránh nguy cơ (Kết hợp S – T) S1, S3 Kết hợp T3 Dựa vào thế mạnh về kỹ thuật, đội ngũ nhân viên lành nghề cũng như trang thiết bị hiện đại để đạt được những tiêu chí Pháp luật về ATVSMT, PCCC… từ đó củng cố niềm tin khách hàng về chất lượng cũng như uy tín của công ty. S1 kết hợp T2 từ trang thiết bị hiện đại, nghiên cứu các sản phẩm xăng mới ngày càng sạch và thân thiện môi trường hơn. S4 kết hợp T1 trên nền tảng cơ cấu tổ chức ổn định, lực lượng nhân sự giỏi nhắm đến việc gia nhập WTO chuyển từ đe dọa sang một vận hội mới có thể vươn ra tầm thế giới khẳng định thương hiệu chữ P trong nước cũng như khu vực. 4.7 Hạn chế điểm yếu khai thác cơ hội (Kết hợp W – O) W2 kết hợp O2, O3 Tuy đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều hơn nhưng ta tận dụng cơ hội khuyến khích của Chính Phủ, địa phương có thể đầu tư vào hệ thống kho bãi mới nhằm bổ sung vào hệ thống kho vệ tinh của Tổng kho xăng dầu Miền Tây. W3 kết hợp O1 có chính sách đào tạo nhân sự một cách khoa học giúp CBCNV có thêm kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề. Khuyến khích những sáng tạo trong mọi mặt từ Phòng KD, Kế toán, Kỹ thuật cũng như các cửa hàng. Ứng dụng thành tựu KHKT mới trong kinh doanh. W1 kết hợp O1 tăng cường công tác cổ động bán hàng nhằm khuyến khích sử dụng sản phẩm của công ty đảm bảo lợi nhuận đồng thời giúp thị trường có những sản phẩm đảm bảo chất lượng. (Ví dụ: Giới thiệu sản phẩm Flexicard gián tiếp khuyễn mãi giảm giá xăng dầu trên chiết khấu mua hàng). 4.8 Tối thiểu hóa điểm yếu né trành nguy cơ ( Kết hợp W – T) W2 kết hợp với T2 do đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như tiềm ẩn xuất hiện ngày một nhiều nên phải có chính sách ưu đãi giữ lấy thị trường truyền thống, các Đại lý lâu năm của chi nhánh, bên cạnh đó khẳng định thương hiệu và chất lượng so với các đối thủ khác từ đó có chiến lược giành giật thêm thị phần mới. W1 kết hợp T1 Công tác chiêu thị cần được coi trọng đúng mức nhằm củng cố và phát triển thêm thị trường. W3 kết hợp T3 Tăng cường đổi mới công nghệ hiện đại, khuyến khích sáng tạo kỹ thuật sáng tạo trong phương án bán hàng từ đó vừa đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia vừa đảm bảo tăng cường hạm lượng chất xám trong từng sản phẩm được bán ra. ( Các chiến lược khác: - Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có những chính sách định giá xăng dầu chính xác hơn, dự báo chính xác hơn diễn biến của giá xăng dầu thế giới giúp thị trường trong nước ổn định và góp phần giảm lạm phát do giá xăng dầu biến động. - Công ty tăng cường thăm dò giá thù lao của các đại lý cộng với phân tích, tính toán giá thù lao của công ty hợp lý nhằm tạo ra mức thù lao vừa có tính cạnh tranh vừa có thể đảm bảo tài chính sinh lợi cho công ty. - Có những chính sách tăng cường hợp tác với khách hàng thuân thuộc, tăng cường tìm kiếm các đối tác tiềm năng. - Tận dụng cơ hội từ khuyến khích đầu tư của địa phương cũng như chủ trương của Chính phủ để đẩy mạnh xây dựng thêm hệ thống kho, cửa hàng nhằm tăng thêm khả năng tích trữ xăng dầu cũng như cung cấp ổn định mặt hàng xăng dầu trên địa bàn HG, vừa đảm bảo ổn định hàng hóa tại địa phương cũng như vừa thực hiện được nhiệm vụ Quốc gia mà nhà nước giao cho đó là nhiệm vụ “Chiến lược hàng dự trữ Quốc Gia”. - Có chính sách đào tạo nhân sự khoa học và kích thích sáng tạo trong công việc. - Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bán hàng, kỹ thuật. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý Văn phòng cũng như hệ thống cửa hàng, tăng cường thông tin liên lạc xuyên xuốt giữa công ty với hệ thống toàn bộ các cửa hàng của công ty qua mạng nội bộ. Ma trận SWOT cho chiến lược Marketing mặt hàng dầu sáng nhằm chiếm lĩnh thị trường xăng dầu Hậu Giang của Petrolimex Hậu giang MA TRẬN SWOT  CƠ HỘI (O) 1. Thị trường lớn và đầy tiềm năng, nhưng chưa được khai thác đúng mức. 2. Chủ trương khuyến khích đầu tư. 3. Mức sống tăng cao, nhu cầu đi lại tăng 4. Có lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ tại Hậu Giang.  ĐE DỌA (T) 1. Thị trường biến động phức tạp. 2. Xu hướng thay đổi nguồn năng lượng. 3. Định chế pháp luật chặt chẽ hơn về lĩnh vực xăng dầu. 4. Môi trường kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh   ĐIỂM MẠNH (S) 1. Cơ sở vật chất hiện đại, có nguồn hàng dồi dào 2. Hệ thống cửa hàng phân phối rộng khắp. 3. Nguồn nhân lực tay nghề cao. 4. Tổ chức chặt chẽ, tài chính mạnh  KẾT HỢP S – O - S1, S2, S3, S4 + O1, O2, O3, O4 : Mở rộng hệ thống phân phối chiếm lĩnh thị trường tiềm năng.  KẾT HỢP S – T - S1, S3 + T3 đạt được những chỉ tiêu về an toàn vệ sinh môi trường, PCCC. - S3, S4 + T1, T2 nghiên cứu sản phẩm mới ngày càng sạch, thân thiện môi trường hơn, tạo cơ hội mới   ĐIỂM YẾU (W) 1. Chiêu thị chưa được chú trọng đúng mức. 2. Ít có cải tiến kỹ thuật, sáng tạo trong các bộ phận kỹ thuật. 3 Chưa có phương tiện vận chuyển. 4. Thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng trực tiếp chưa nhiệt tình, thiếu lịch thiệp 5 CBCNV phần lớn không phải là dân tại Hậu Giang  KẾT HỢP W – O - W1, W3, W4 + O1, O3: Đầu tư phương tiện vận chuyển, đào tạo kỹ năng giao tiếp cho nhân viên bán hàng, đáp ứng tốt các nhu cầu ngày càng cao của thị trường - W2 + O2 : Tập trung cải tiến kỹ thuật để tận dụng các chủ trương khuyến khích đầu tư. W5 + O4 thu hút lao động tại địa phương nhằm giảm chi phí trong kinh doanh.  KẾT HỢP W – T - W1, W4 + T1, T2, T4 có chính sách ưu đãi và chiêu thị để giữ lấy thị phần - W2, W3 + T3 Đổi mới công nghệ hiện đại, khuyến khích sáng tạo kỹ thuật.   HÌNH 4.1 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HẬU GIANG . 5. Các chọn lựa (Phương án) * Phương án giảm chi phí trong bán hàng Trong các phương án giảm chi phí tôi xin đưa ra các phương án sau: - Tăng cường tuyển dụng và đào tạo nhân sự người địa phương Hậu Giang. Lý do, hiện nay có trên 50/60 CB Công nhân viên chi nhánh xăng dầu Hậu Giang có hộ khẩu thường trú tại TP Cần Thơ. Nên hiện nay chỉ tính riêng phụ cấp riêng cho CBCNV ở Cần Thơ cho mỗi CBCNV cố định mỗi tháng là 350.000 đ/người/tháng thì mỗi tháng phải tốn 17.500.000 đồng và mỗi năm tốn tới 210.000.000 đồng vào chi phí cố định. Các yếu tố thuận lợi thực hiện  Xếp hạng mức độ thuận lợi theo thang điểm 10   Lực lượng sinh viên ĐHCT hộ khẩu tại Hậu Giang tôt nghiệp khoảng 500 sv/năm  8   Lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương đông đảo.  9   Nhu cầu về làm việc gần nhà của CBCNV hộ khẩu tại Cần thơ  7   Trung bình  8   - Mặc dù trang thiết bị của hệ thống cửa hàng Chi nhánh là hiện đại nhưng vẫn còn một số cửa hàng Chi nhánh mua lại của một số doanh nghiệp tư nhân thì trang thiết bị vẫn còn lạc hậu lỗi thời (Do chủ doanh nghiệp trước đây sợ tốn thêm chi phí) Do đó, các thiết bị lạc hậu này có sai số lớn trong quá trình xuất nhập xăng dầu dễ gây thất thoát lãng phí, tăng chi phí đáng kể cho CNXD Hậu Giang. Đề nghị phòng kỹ thuật công ty xăng dầu Tây Nam Bộ có phương án hỗ trợ kỹ thuật để lên đời một số cột bơm, thay thế một số đường ống công nghệ của các cửa hàng loại này để tránh lãng phí và tiết kiệm chi phí mua mới cho CNXD Hậu Giang. (lên đời cột bơm chi phí khoảng 20 triệu đồng, mua mới giá khoảng 50 triệu nếu cột bơm) Các yếu tố thuận lợi thực hiện  Xếp hạng mức độ thuận lợi theo thang điểm 10   Đội ngũ cán bộ phòng kỹ thuật nghiệp vụ giỏi, tay nghề cao  9   Giá thành mua thiết bị bổ trợ rẻ hơn so với mua nguyên gốc  8   Do sang nhượng lại các cửa hàng xăng dầu, tận dụng trang thiết bị của các doanh nghiệp trước để lại  6   Trung bình  7,67   * Phương án đầu tư - Phương án đầu tư xây dựng kho trung chuyển xăng dầu tại Vị Thanh, Thị xã ngã bảy nhằm giảm chi phí hao hụt vận chuyển từ Tổng Kho xăng dầu Miền Tây đến địa bàn Hậu Giang. Ngoài ra PHG còn có chiến lược mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ tại những vùng trọng điểm (QL 1A, QL 61B, kinh xáng xà no). Bên cạnh đó đáp ứng nhu cầu cung cấp nhanh chóng hàng hóa cho các Đại lý khi có biến động giá xảy ra đảm bảo nguồn hàng cung ứng kịp thời. Các yếu tố thuận lợi thực hiện  Xếp hạng mức độ thuận lợi theo thang điểm 10   Được địa phương khuyến khích đâu tư  8 
Luận văn liên quan