Đề tài Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt số 53 Sơn Tây - Xuân Mai

I. Đặt vấn đề nghiên cứu Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Dân cư tập chung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số khu vực này tăng cao. Hơn nữa sau khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội thì cùng với sự phát triển của kinh tế,văn hoá xã hội nhu cầu đi lại giữa các vùng này tăng lên mạnh mẽ.Gây lên sự thiếu hụt về khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là hiện trạng VTHKCC o khu vực ngoại thành còn nhỏ.Hình thức VTCC chưa phát triển,nhiều khu vực chưa có.Vì vậy Hà Nội và các thành phồ lớn cần có các biện pháp về giao thông đô thị ngay từ bây giờ. Một trong các giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này là phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các khu vưc ngoại thành,khu vực vành đai. Nó đảm bảo được sự giao lưu bình thường hằng ngày giữa các khu vực này một cách nhanh chóng thuận lợi, tin cậy an toàn, giá cả phù hợp với người dân. Nhờ vậy có thể kiểm soát được ách tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm; giảm tai nạn giao thông đến mức thấp nhất góp phần phát triển đô thị bền vững, nâng cấp cuộc sống đô thị. Để phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở 2 khu vực Xuân Mai và Sơn Tây đa và góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên cần phải mở các tuyến buýt mới, tăng mật độ mạng lưới hành trình. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy: o Chỉ có một tuyến buýt số 201 đang hoạt động theo lộ trình : Viện 105 – Láng Hoà Lạc - Cầu Giấy – Kim Mã và tuyến HT 03 hoạt động theo lộ trình : Hà Đông - Mỹ Đình - Xuân Khanh Trong khi phương tiện của tuyến này thường quá tải vào giờ cao điểm và không đi theo hướng về Xuân Mai. o Hành khách trung chuyển từ ngã 3 Láng Hoà Lạc về Xuân Mai và ngược lại gặp nhiều khó khăn.Vì chưa có một hình thức VTHKCC cũng như tuyến bus nào qua đây. Để giải quyết vấn đề này, Em tiến hành nghiên cứu phương án mở tuyến buýt II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Sơn Tây – Xuân Mai . Bao gồm: Hiện trạng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của xe trên tuyến. Vùng thu hút của tuyến; nhu cầu đi lại bằng xe buýt dọc tuyến Sơn Tây – Xuân Mai. - Phạm vi nghiên cứu: Nhu cầu đi lại TP Sơn Tây,thị trấn Xuân Mai, nhu cầu đi lại dọc tuyến. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của Sơn Tây,Xuân Mai và dọc tuyến. III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu. - Mục đích: Nhằm lập dự án đầu tư mở tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Sơn Tây – Xuân Mai đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân dọc tuyến - Mục tiêu: + Xác định nhu cầu đi lại trên tuyến Sơn Tây – Xuân Mai + Xác định đặc điểm luồng hành khách + XĐ phương án mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt Sơn Tây – Xuân Mai + Đánh giá hiệu quả của dự án IV. Phương pháp nghiên cứu. -Nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến VTHKCC - Sử dụng các số liệu có sẵn và tự phỏng vấn - Sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Word, Exel, Autocad V. Nội dung nghiên cứu của đề tài Chương 1: Tổng quan về lập dự án đầu tư tuyến VTHKCC bằng xe buýt Chương 2: Luận cứ xác định sự cần thiết mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai Chương 3:Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai

docx108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt số 53 Sơn Tây - Xuân Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GTVT : Giao thông vận tải GTĐT : Giao thông đô thị KTXH : Kinh tế- xã hội VTHKCC : Vận tải hành khách công cộng VTHK : Vận tải hành khách UBND : Ủy ban nhân dân Sở GTCC: Sở giao thông công chính HK : Hành khách GTĐB : Giao thông đường bộ DAĐT : Dự án đầu tư MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iv LỜI MỞ ĐẦU vi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN 2 VTHKCC BẰNG XE BUÝT 2 1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư 2 1.1.1. Khái niệm về đầu tư, phân loại đầu tư 2 1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư, phân loại dự đầu tư 4 1.1.3 Đặc điểm dự án đầu tư GTVT 6 1.1.4 Nội dung và chu trình của dự án đầu tư 7 1.1.5 Các hình thức quản lý dự án đầu tư 8 1.2 Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt 8 1.2.1 Khái niệm về VTHKCC 8 1.2.2 Vai trò của VTHKCC 8 1.2.3 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt 10 1.3 Trình tự mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt. 10 1.3.1 Điều tra nhu cầu đi lại và khảo sát điều kiện cơ sở hạ tầng 10 1.3.2. Mục tiêu mở tuyến và xác định đối tượng phục vụ chủ yếu của tuyến 11 1.3.3.Các phương án lựa chọn tuyến 12 1.3.4. Xác định lộ trình tuyến & cơ sở hạ tầng trên tuyến 12 1.3.5 Lựa chọn xe và xây dựng phương án chạy xe 16 1.3.6. Xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả 21 CHƯƠNG 2: LUẬN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT MỞ TUYẾN BUÝT SƠN TÂY - XUÂN MAI 21 2.1 Hiện trạng và định hướng phát triển KT –XH TP Hà Nội 21 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên HN,Xuân Mai,Sơn Tây 21 2.1.2 Về KT – XH 23 2.1.3 Định hướng phát triển KT – XH đến năm 2020 24 2.2 Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải thành phố HN 25 2.1.1 Hiện trạng hệ thống giao thông động 25 2.1.2 Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh 28 2.3 Hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội 30 2.3.1 Mạng lưới tuyến buýt và sản lượng khai thác 30 2.3.2 Về phương tiện VTHKCC. 33 2.3.3 Điểm dừng và bến xe buýt. 34 2.3.4 Hệ thống giá vé 34 2.3.5 Hiện trạng công tác quản lý giao thông vận tải đô thị Hà Nội 35 2.3.6 Đánh giá hiện trạng hoạt động của VTHKCC 39 2.4 Định hướng phát triển hệ thống VTHKCC ở HN đến 2010 39 2.5 Hiện trạng và dự báo nhu cầu đi lại TP Hà Nội đến năm 2010 40 2.5.1 Hiện trạng nhu cầu đi lại TP HN 40 2.5.2 Dự báo nhu cầu đi lại của HN đến năm 2020 40 2.6 Sự cần thiết của việc lập dự án đầu tư tuyến buýt Sơn Tây - Xuân Mai 42 2.6.1 Khảo sát hiện trạng điều kiện giao thông trong khu vực tuyến 42 2.6.2.Điều tra khảo sát nhu cầu đi lại bằng xe buýt của các đối tượng trong khu vực 44 2.6.3. Kết luận về sự cần thiết 52 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN MỞ TUYẾN VTHKCC BẰNG 53 XE BUÝT SƠN TÂY – XUÂN MAI 53 3.1 Cơ sở pháp lý của việc mở tuyến 53 3.1.1 Căn cứ pháp lý 53 3.1.2 Căn cứ vào hiện trạng nhu cầu đi lại ở khu vực tuyến buýt đi qua 54 3.2 Phương án mở tuyến Sơn Tây – Xuân Mai và bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến 54 3.3 Lựa chọn phương tiện 57 3.3.1 Lựa chọn sơ bộ 57 3.3.2 Lựa chọn chi tiết 57 3.4 Các chỉ tiêu khai thác vận hành trên tuyến 58 3.5 Lập thời gian biểu và biểu đồ chạy xe 62 3.5.1 Lập thời gian biểu chạy xe 62 3.5.2 Lập biểu đồ chạy xe 62 3.6 Phân tích hiệu quả của dự án 63 3.6.1 Phân tích chi phí, doanh thu 63 3.6.2 Đánh giá hiệu quả KT – XH 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 Danh mục tài liệu tham khảo 75 Phụ lục 2.1. Biểu mẫu, kết quả điểu tra, sử lý số liệu phỏng vấn HK, hộ GĐ Phụ lục 3.1. Sơ họa điểm đầu, cuối Phụ lục 3.2. Thời gian biểu chạy xe Phụ lục 3.3. Biểu đồ chạy xe Phụ lục 3.4. Phương pháp tính chi phí Phụ lục 3.5. Phương án bố trí cơ sở hạ tầng DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.1. Chu trình của một dự án đầu tư 7 Bảng1.2. Quan hệ giữa cường độ luồng HK và sức chứa của xe 17 Bảng 1.3. Quan hệ giữa lượng luân chuyển HK với sức chứ 6 7 776 a của xe 17 Bảng 2.1. Tốc độ tăng GDP quý I so cùng kỳ của một số năm 23 Bảng 2.2. Tổng hợp các tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn thành phố HN 30 Bảng 2.3. Chủng loại phương tiện xe buýt đang hoạt động 33 Bảng 2.4.Tổng nhu cầu đi lại thành phố Hà Nội 40 Bảng 2.5 Dự báo số chuyến đi bình quân của một người dân Hà Nội trong 1 ngày 40 Bảng 2.6 Dự báo dân số Hà Nội theo các quận huyện đến năm 2020 41 Bảng 2.7. Kết quả dự báo số chuyến đi phát sinh và thu hút của các quận 42 Bảng 2.8. Một số ngã ba và ngã tư lớn mà tuyến đi qua 44 Bảng 2.9. Đặc tính kỹ thuật các đoạn đường tuyến đi qua 44 Bảng 2.10. Bảng tính kích thước mẫu phỏng vấn hộ gia đình 45 Bảng 2.11. Bảng tính kích thước mẫu phỏng vấn hành khách 45 Bảng 2.12. Tổng nhu cầu đi lại của người dân trong vùng thu hút trực tiếp 47 Bảng 2.13. Tổng nhu cầu đi lại bằng xe buýt của tuyến Sơn Tây – Xuân Mai 49 Bảng 2.14. Kết quả dự báo sản lượng hành khách trong 1 ngày trên tuyến 51 Bảng 2.15. Tổng hợp các tuyến trùng trên tuyến 52 Bảng 3.1 Các điểm dừng trên tuyến Sơn Tây – Xuân Mai 56 Bảng 3.2. Thông số kỹ thuật cơ bản của xe Huyndai transinco B 60 58 Bảng 3.3. Các chỉ tiêu khai thác vận hành tuyến xe buýt Sơn Tây – Xuân Mai 60 Bảng 3.4. Chi phí hoạt động 63 Bảng 3.6. Giá vé các loại 64 Bảng 3.10. Doanh thu tính cho cả năm 65 Bảng 3.11. Mức trợ giá cho các năm kế hoạch 65 Bảng 3.12. Vốn bổ sung cho cơ sở hạ tầng 66 Bảng 3.13. Chỉ tiêu của các loại xe 67 Bảng 3.14. Diện tích chiếm dụng đường của các loại xe và của 1 hành khách 68 Bảng 3.15. Chi phí cho 1 chuyến đi bằng xe buýt 69 Bảng 3.16. Chi phí tiết kiệm được khi sử dụng xe buýt 69 Bảng 3.17. Định mức về xả khí 71 Bảng 3.18. Mức khí thải khi đốt hết 1 lít xăng/dầu 71 Bảng 3.19. Mức khí thải trung bình của 1 HK.Km 72 Bảng 3.20. Lợi ích giảm chi phí xử lý khí xả/ngày 72 Bảng 3.21. Mức ồn cho phép 73 Hình 2.1. Cơ cấu bãi đỗ xe theo loại hình phương tiện hiện nay tại Hà Nội Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lý giao thông vận tải đô thị ở Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề nghiên cứu Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Dân cư tập chung về các thành phố lớn sinh sống làm cho mật độ dân số khu vực này tăng cao. Hơn nữa sau khi sát nhập Hà Tây vào Hà Nội thì cùng với sự phát triển của kinh tế,văn hoá xã hội nhu cầu đi lại giữa các vùng này tăng lên mạnh mẽ.Gây lên sự thiếu hụt về khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là hiện trạng VTHKCC o khu vực ngoại thành còn nhỏ.Hình thức VTCC chưa phát triển,nhiều khu vực chưa có.Vì vậy Hà Nội và các thành phồ lớn cần có các biện pháp về giao thông đô thị ngay từ bây giờ. Một trong các giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề này là phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các khu vưc ngoại thành,khu vực vành đai. Nó đảm bảo được sự giao lưu bình thường hằng ngày giữa các khu vực này một cách nhanh chóng thuận lợi, tin cậy an toàn, giá cả phù hợp với người dân. Nhờ vậy có thể kiểm soát được ách tắc giao thông, nhất là trong giờ cao điểm; giảm tai nạn giao thông đến mức thấp nhất góp phần phát triển đô thị bền vững, nâng cấp cuộc sống đô thị. Để phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở 2 khu vực Xuân Mai và Sơn Tây đa và góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên cần phải mở các tuyến buýt mới, tăng mật độ mạng lưới hành trình. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy: Chỉ có một tuyến buýt số 201 đang hoạt động theo lộ trình : Viện 105 – Láng Hoà Lạc - Cầu Giấy – Kim Mã và tuyến HT 03 hoạt động theo lộ trình : Hà Đông - Mỹ Đình - Xuân Khanh Trong khi phương tiện của tuyến này thường quá tải vào giờ cao điểm và không đi theo hướng về Xuân Mai. Hành khách trung chuyển từ ngã 3 Láng Hoà Lạc về Xuân Mai và ngược lại gặp nhiều khó khăn.Vì chưa có một hình thức VTHKCC cũng như tuyến bus nào qua đây. Để giả quyết vấn đề này, Em tiến hành nghiên cứu phương án mở tuyến buýt II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Sơn Tây – Xuân Mai . Bao gồm: Hiện trạng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của xe trên tuyến. Vùng thu hút của tuyến; nhu cầu đi lại bằng xe buýt dọc tuyến Sơn Tây – Xuân Mai. - Phạm vi nghiên cứu: Nhu cầu đi lại TP Sơn Tây,thị trấn Xuân Mai, nhu cầu đi lại dọc tuyến. Hiện trạng cơ sở hạ tầng của Sơn Tây,Xuân Mai và dọc tuyến. III. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu. - Mục đích: Nhằm lập dự án đầu tư mở tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Sơn Tây – Xuân Mai đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân dọc tuyến - Mục tiêu: + Xác định nhu cầu đi lại trên tuyến Sơn Tây – Xuân Mai + Xác định đặc điểm luồng hành khách + XĐ phương án mở tuyến VTHKCC bằng xe buýt Sơn Tây – Xuân Mai + Đánh giá hiệu quả của dự án IV. Phương pháp nghiên cứu. -Nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến VTHKCC - Sử dụng các số liệu có sẵn và tự phỏng vấn - Sử dụng các phần mềm hỗ trợ: Word, Exel, Autocad V. Nội dung nghiên cứu của đề tài Chương 1: Tổng quan về lập dự án đầu tư tuyến VTHKCC bằng xe buýt Chương 2: Luận cứ xác định sự cần thiết mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai Chương 3:Lập dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN VTHKCC BẰNG XE BUÝT 1.1 Tổng quan về đầu tư và dự án đầu tư 1.1.1. Khái niệm về đầu tư, phân loại đầu tư a. Khái niệm về đầu tư Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, tùy thuộc vào quan niệm về đầu tư mà có một số khái niệm như sau: - Trên quan điểm kinh tế: Đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử dụng vốn để tạo nên tài sản dưới một hình thức nào đó (nhà xưởng, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ, cổ phiếu, trái phiếu,..) và tiến hành khai thác, sử dụng tài sản đó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. - Trên quan điểm của xã hội: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn để đạt được được các hiệu quả kinh tế xã hội vì mục tiêu phát triển Quốc gia. - Trên quan điểm của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn tại thời điểm hiện tại để mong tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu trong tương lai (đạt được lợi nhuận cao nhất với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được) - Khái niệm chung: Đầu tư là hoạt động có hướng, có mục đích trên cơ sở chi tiêu nguồn hiện tại vào một đối tượng hay một lĩnh vực nào đó để thu lại lợi ích trong tương lai. b. Phân loại đầu tư Đầu tư có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu: Phân loại theo mục tiêu đầu tư: - Đầu tư mới: Là hình thức đưa toàn bộ vốn đầu tư xây dựng một đơn vị sản suất kinh doanh mới - Đầu tư mở rộng: Là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động để nâmg cao công suất của công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng, tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụ ban đầu. - Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: Đầu tư này gắn với việc trang bị lại tổ chức lại toàn bộ hay một phần doanh nghiệp đang hoạt động, không bao gồm việc xây dựng mới hay mở rộng các công trình phục vụ hay phụ trợ. Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn: - Đầu tư trực tiếp: Đây là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. Người đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước hoặc cũng có thể là tư nhân hoặc tập thể thông qua các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài thì tuân theo luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam. Theo luật này đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: + Công ty 100% vốn nước ngoài. + Xí nghiệp (Công ty liên doanh). + Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng “ Hợp tác kinh doanh”. Đầu tư trực tiếp còn có thể chia ra thành hai loại: đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. - Đầu tư gián tiếp: Đây là hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn và người sử dụng vốn không phải là một. Loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư tài chính vì đầu tư này được thực hiện bằng cách mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, ... đế hưởng lợi tức. Với phương thức đầu tư này, người bỏ vốn không tham gia trực tiếp vào quản lý quá trình SXKD. Hoạt động tín dụng của các tổ chức như: Ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ tiền tệ,… cũng là một dạng của đầu tư gián tiếp. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện, cấp thoát nước, chiếu sáng công cộng) và xã hội (trường học, bệnh viện, nhà trẻ, cơ sở văn hoá thể thao, vui chơi giải trí,…). - Đầu tư phát triển công nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm XD các công trình công nghiệp. - Đầu tư phát triển nông nghiệp: Là hoạt động đầu tư nhằm xây dựng các công trình nông nghiệp. - Đầu tư phát triển dịch vụ: Là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng các công trình dịch vụ (Thương mại, khách sạn – du lịch, dịch vụ khác,…). Phân loại theo tính chất hoạt động của đối tượng đầu tư: - Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư để toạ ra cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. - Đầu tư cho lĩnh vực phúc lợi công cộng: Đây là hình thức đầu tư để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho lợi ích công cộng, cho các nhu cầu toàn xã hội như: Trường học, bệnh viện,... - Đầu tư cho lĩnh vực bao vệ môi trường: Hệ sinh thái, môi trường. Phân loại theo cơ cấu tài sản đầu tư - Đầu tư tài sản cố định - Đầu tư tài sản lưu động - Đầu tư tài sản tài chính Phân loại theo chủ đầu tư -Đầu tư Nhà nước: Chủ đầu tư là Nhà nước, nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tự bổ sung của doanh nghiệp Nhà nước, tài sản hiện có do Nhà nước quản lý. -Đầu tư tập thể: Đây là hình thức mà chủ đầu tư tập thể, có thể là doanh nghiệp (Nhà nước & ngoài Nhà nước, độc lập & liên doanh, trong nước & ngoài nước…). Đối tượng đầu tư là sở hữu một tập thể. - Đầu tư tư nhân: Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ. Phân loại theo thời gian đầu tư và khai thác sử dụng - Đầu tư ngắn hạn: Dưới 1 năm (phần lớn cho các dịch vụ thương mại) - Đầu tư trung hạn: Trên 1 năm và dưới 5 năm - Đầu tư dại hạn: Trên 5 năm (phần lớn đầu tư cho cơ sở hạ tầng) 1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư, phân loại dự đầu tư a. Khái niệm về dự án đầu tư Dưới các góc độ khác nhau, khái niệm về dự án đầu tư rất khác nhau: - Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập tài liệu mang tính pháp lý, mà ở đó được trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định đã đề ra. - Về nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định. - Trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý mà ở đó được hoạch định về việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian nào đó. - Trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ để thể hiện kế hoạch chi tiêu của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt, chi tiết nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung. b. Phân loại dự án đầu tư Theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ) tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, dự án đầu tư trong nước được phân thành ba nhóm A,B,C. Cụ thể như sau: - Dự án nhóm A: + Các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (không phải dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. - Dự án nhóm B: + Các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư từ 75 đến 1.500 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (không phải dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư từ 50 đến 1.000 tỷ đồng. - Dự án nhóm C: + Các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng. + Các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (không phải dự án cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,đường sắt, đường quốc lộ) có vốn đầu tư dưới 50 tỷ đồng. c. Mục đích của dự án đầu tư DAĐT giúp cho chủ đầu tư, các cấp ra quyết định đầu tư, cấp giấy phép đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được mục tiêu đặt ra của dự án. -Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định sự bỏ vốn đầu tư. -Dự án đầu tư là phương tiện để tìm đối tác đầu tư liên doanh đầu tư. -DAĐT là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ tài trợ hoặc cho vay vốn . -Dự án đầu tư là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án . -Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để theo dõi đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời những tồn tại và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án -Dự án đầu tư là văn kiện cơ bản để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư. -Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xem xét xử lý hài hoà mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan . -Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều lệ của doanh nghiệp liên doanh . 1.1.3 Đặc điểm dự án đầu tư GTVT Dự án đầu tư giao thông vận tải được được chia ra làm hai loại: dự án đầu tư giao thông và dự án đầu tư vận tải. Dự án đầu tư giao thông gồm đầu tư cho công trình cầu cống và các thiết bị giao thông, mạng lưới đường bộ và bến xe, cảng biển và luồng vào cảng, cảng sông và các tuyến vận tải nội địa, sân bay và ga hàng không. Dự án đầu tư vận tải bao gồm đầu tư cho vận tải hàng hóa, vân tải hành khách liên tỉnh và vân tải hành khách công cộng trong thành phố. Dự án đầu tư giao thông vận tải thường có vốn đầu tư lớn, thời gian khai thác và thời gian thu hồi vốn dài. Mục đích của dự án giao thông vận tải không phải là lợi nhuận mà là hiệu quả kinh tế xã hội. Do vậy, các dự án về vận tải thường được trợ giá của chính phủ. 1.1.4 Nội dung và chu trình của dự án đầu tư a. Chu trình của một dự án đầu tư Chu trình dự án (Project Cycle) là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án đầu tư cần trải qua, bắt đầu từ thời điểm có ý định đầu tư cho đến thời điểm kết thúc dự án. Chu trình của một dự án đầu tư có thể phân làm 3 giai đoạn : Bảng 1.1. Chu trình của một dự án đầu tư Giai đoạn I: Chuẩn bị đầu tư   Nghiên cứu cơ hội đầu tư  Lập báo cáo dự án  Thẩm định và ra quyết định     Giai đoạn II: Thực hiện đầu tư   Đàm phán và kí kết hợp đồng  Thiết kế, lập dự toán và xây dựng công trình  Lắp đặt máy móc thiết bị  Vận hành thử và nghiệm thu     Giai đoạn III: Vận hành kết quả đầu tư   Vận hành chưa hết công suất  Vận hành chưa hết công suất  Công suất giảm và kết thúc dự án   “Nguồn: Bài giảng Đánh giá dự án đầu tư trong quy hoạch và quản lý GTĐT” b. Nội dung cơ bản của dự án đầu tư. Dự án khả thi hay còn được gọi là Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, là tài liệu cơ bản nhất để một dự án được Nhà nước xem xét, xét duyệt cấp giấy phép đầu tư. Những căn cứ để lập luận sự cần thiết phải đầu tư Lựa chọn hình thức đầu tư Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng Các phương án về lựa chọn địa điểm đầu tư Lựa chọn phưng án công nghệ và thiết bị Xây dựng và tổ chức thi công Tổ chức quản lý và bố trí lao động Phân tích hiệu quả tài chính của dự án Phân tích hiệu quả về mặt xã hội của dự án Tổ chức thực hiện dự án Kết luận và kiến nghị 1.1.5 Các hình thức quản lý dự án đầu tư Theo điều 35 của nghị định 16/2005/NĐ-CP của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có các hình thức quản lý dự án s