Đề tài Lập dự án xây dựng điểm trung truyển ga Hà Nội

1. Sự cần thiểt nghiên cứu. Trên các trục đường đô thị Việt Nam đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên với thời gian dài đã làm thiệt hại cho nền kinh tế cũng như ảnh hưởng tới môi trường. Các nguyên nhân có thể kể đến đó là tình trạng cơ sở vật chất yếu kém, cơ cấu phương tiện của dòng giao thông phức tạp, ý thức tham gia giao thông của người dân và việc tổ chức giao thông của cơ quan quản lý. Việc tổ chức giao thông được thể hiện qua các công việc cụ thế như bố trí hệ thống biến báo, biến chỉ dẫn đường, cấm đường, bố trí các khu vực đỗ xe, điểm dừng đỗ và điểm trung chuyển. Trên địa bàn Hà Nội tình trạng bố trí không hợp lý các điểm dừng đỗ bắt gặp nhiều, điều này dẫn đến việc vào bến không hiệu quả (không có người lên và không có người xuống) của xe buýt xảy ra thường xuyên. Một số điểm trung chuyển mới được xây dựng nâng cao khả năng phục vụ như điểm trung chuyển Long Biên, điểm trung chuyển Cầu Giấy. Cũng có những khu vực cần xây dựng điểm trung chuyển nhưng chưa có dự án xây dựng, cần xem xét và thực hiện đầu tư, khu vực ga Hà Nội là một ví dụ. Ga Hà Nội là khu vực có luồng hành khách tham gia giao thông đông đúc (có tới 5125 PCU giờ cao điểm sáng và 8536 PCU giờ cao điểm chiều).Ga Hà Nội đang được cải thiện về các dịch vụ và cơ sở hạ tần nên lượng hành khách phục vụ luôn tăng hàng năm (tính đến năm 2008 lượng phục vụ của ga Hà Nội là 2801125 hành khách với mức tăng hàng năm là 5.3%). Khách đến ga không chỉ là khách sử dụng vận tải đường sắt mà có cá lượng hành khách phát sinh như người đưa đón. Hiên đang có dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội dự kiến hoàn thành năm 2020 sẽ tạo nên một lượng thu hút lớn đối với vận tải hành khách công cộng. Trong khi đó điểm dừng xe buýt tại khu vực ga Hà Nội lại bố trí cách khá xa (cách 200m từ 2 phía trên trục đường Lê Duẩn) làm giảm khả năng tiếp cận đối với phương tiện buýt của hành khách, diện tích không gian điểm dừng hẹp, không xây dựng nhà chờ. Khảo sát tại 2 điểm dừng này cho thấy hoạt động của phương tiện buýt tại đây ảnh hưởng rất nhiều đến dòng giao thông cụ thế như sau: Vận tốc dòng giao thông giảm khi có phương tiện buýt vào bến đón trả khách, hiện tượng phương tiện buýt của các tuyến tới điểm dừng cùng lúc đã gây nên tắc ghẽn làm xáo trộn dòng giao thông (tại điểm dừng 124 Lê Duẩn vào giờ cao điểm chiều 52 xe buýt của 9 tuyến buýt đi qua thì có tới 7 lần phương tiện các tuyến đến cùng lúc). Cần nghiên cứu xây dựng và tổ chức giao thông điểm trung chuyển tại khu vực ga Hà Nội để năng cao khả năng thông qua của phương tiện và tăng sự liên kết giữa vận tải buýt với vận tải sắt đồng thời giảm mức tối đa tác động của xe buýt tới dòng giao thông. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp lập và phân tích hiệu quả một dự án xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lập và phân tích tính khả thi dự án xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng tại khu vực ga Hà Nội, địa phận Quận Đống Đa. - Thời gian nghiên cứu và đánh giá từ năm 2000 - 2008, chiến lược phát triển phục vụ nhu cầu đến năm 2015 định hướng 2020. 4. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Lập dự án xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng tại khu vực ga Hà Nội đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai (tính đến năm 2015). - Đánh giá tính hiệu quả khi lập dự án, xác định lưu lượng thu hút phát sinh khi hoàn thiện dự án. - Đề ra các giải pháp kèm theo nhằm nâng cao khả năng phục vụ của vận tải hành khách công cộng. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu về tiêu chuẩn thiết kế, các tài liệu về dự án và một số dự án đã được xây dựng. - Điều tra khảo sát thu thập số liệu thực tế: • Đếm lưu lượng thông qua tại mặt cắt, lượng hành khách lên xuống tại các điểm dừng khu vực ga Hà Nội: Đếm trực tiếp tại hiện trường vào 2 giờ cao điểm, sử dụng mấu đếm lưu lượng của Trung tâm tư vấn và phát triền giao thông vận tải Hà Nội (phụ lục 1.1). • Đo vận tốc dòng giao thông tại các thời điểm trong ngày, sử dụng phương pháp đi cùng dòng giao thông và đo thời gian chạy xe trên 1 đoạn đường. • Kháo sát mặt bằng diện tích và các công trình quanh ga Hà Nội. - Thu thập thông tin, sử dụng các hàm thống kê và công cụ tin học Excel, project, phần mền dự toán G8 để xử lý số liệu.

doc87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập dự án xây dựng điểm trung truyển ga Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Chương 1. Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông: 7 1.1. Cơ sở lý luận. 7 1.1.1. Tổng quan về dự án đầu tư. 7 1.1.1.1. Khái niệm. 7 1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản và phân loại dự án đầu tư. 8 Bảng (1.1): Phân loại dự án đầu tư. 9 1.1.1.3. Vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tư. 9 1.1.1.4. Các giai đoạn của một dự án đầu tư. 11 1.1.1.5. Trình tự, nội dung của quá trình lập dự án đầu tư. 13 1.1.2. Dự toán xây dựng công trình. 27 1.1.2.1. Khái niệm dự toán xây dựng công trình. 27 1.1.2.2. Các thành phần chi phí của dự toán công trình. 27 1.1.2.3. Phương pháp xác định dự toán công trình. 28 1.1.3. Sơ lược về điểm trung chuyển. 32 1.1.3.1. Khái niệm điểm trung chuyển: 32 1.1.3.2. Cơ cấu điểm trung chuyển. 32 1.1.3.3. Phân loại điểm trung chuyển. 33 1.2. Các tiêu chỉ đánh giá tính hiệu quả dự án xây dựng công trình. 34 1.2.1. Khái niệm hiệu quả, các nguyên tắc xác định và sự cần thiết đánh giá tính hiệu quả của dự án : 34 1.2.1.1. Khái niệm hiệu quả: 34 1.2.1.2. Sự cần thiết đánh giá hiệu quả KT – XH của dự án đầu tư: 35 1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả KT - XH của dự án. 35 1.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu số thu chi. 35 1.2.2.2. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR. 36 1.2.2.3. Chỉ tiêu tỷ số thu chi. 37 1.2.2.4. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn tính bằng phương pháp hiện giá. 37 Chương 2. Phân tích cơ hội đầu tư. 39 2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội. 39 2.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hà Nội. 39 2.1.1.1. Vị trí. 39 2.1.1.2. Địa hình. 39 2.1.1.3. Khí Hậu. 40 2.1.1.4. Sông ngòi. 40 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội thành phố Hà Nội. 41 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế. 41 2.1.2.2. Dân số, y tế, giao dục. 41 2.2. Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội và khu vực nghiên cứu. 42 2.2.1. Hiện trạng giao thông thành phố Hà Nội. 42 2.2.1.1. Hiện trạng giao thông nói chung. 42 2.2.1.2. Hiện trạng giao điểm trung chuyển. 47 2.2.1.3. Định hướng quy hoạch giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2020. 48 2.2.2. Hiện trạng giao thông khu vực Ga Hà Nội. 49 2.2.2.1. Mặt bằng khu vực nghiên cứu. 49 2.2.2.2. Lưu lượng giao thông 50 2.2.3. Điều tra nhu cầu đối với vận tải buýt khu vực ga Hà Nội dự báo cho năm tương lai. 55 2.2.3.1. Phương thức điều tra, dự báo. 55 2.2.3.2. Kết quả điều tra. 56 2.2.3.3. Kết quả dự báo. 58 2.3. Các dự án quy hoạch có liên quan. 59 2.4. Kết luận và đưa ra quyết định. 59 2.4.1. Những bất cập cần được giải quyết. 59 2.4.2. Những điều kiện thuận lợi. 59 2.4.3. Đưa ra quyết định. 60 Chương 3. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo. 61 3.1. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (báo cáo đầu tư). 61 3.1.1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. 61 3.1.1.1. Căn cứ pháp lý. 61 3.1.1.2. Căn cứ kinh tế kỹ thuật. 61 3.1.2. Lựa chọn quy mô đầu tư, hình thức đầu tư. 62 3.1.3. Các phương án vị trí, địa điểm xây dựng công trình. 64 3.1.3.1. Đề xuất phương án vị trí xây dựng: 64 3.1.3.2. Lựa chọn phương án: 65 3.1.4. Phân tích phương án thiết kế các hạng mục công trình. 67 3.1.4.1. Các hạng mục thuộc công trình điểm trung chuyển ga Hà Nội. 67 3.1.4.2. Phương án thiết kế các hạng mục công trình phần xây dựng. 67 3.1.5. Phân tích kế hoạch thực hiện xây dựng dự án. 73 3.1.6. Tính toán tổng mức đầu tư và phân tích kế hoạch đầu tư. 75 3.2. Phân tích lợi ích. 75 3.2.1. Lợi ích của chủ đầu tư. 75 3.2.1.1. Lợi ích do giảm chi phí khai thác vận hành. 75 3.2.1.2. Lợi ích do gia tăng hành khách. 75 3.2.1.3. Lợi ích tăng thêm do các dịch vụ kèm theo (quảng cáo, bán hàng..) 77 3.2.2. Lợi ích xã hội. 77 3.2.2.1. Lợi ích do tiết kiệm thời gian đi lại của hành khách. 78 3.2.2.2. Lợi ích do giảm chi phí đi lại. 79 3.2.2.3. Lợi ích do bảo vệ môi trường. 80 3.2.2.4. Lợi ích giảm tai nạn và ùn tắc giao thông. 81 3.2.2.5. Các lợi ích khác. 82 3.3. Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng điểm trung chuyển ga Hà Nội. 82 3.3.1. Phân tích các khoản thu, khoản chi đầu tư xây dựng và khai thác dự án. 82 3.3.1.1. Các khoản thu: 82 3.3.1.2. Các khoản chi: 83 3.3.1.3. Tổng hợp dòng thu chi. 83 3.3.2. Đánh giá hiệu quả của dự án bằng các chỉ tiêu. 83 3.3.2.1. Chỉ tiêu hiệu số thu chi. 83 3.3.2.2. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. 84 3.3.2.3. Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại. 85 3.3.2.4. Chỉ tiêu tỷ số thu chi. 85 3.4. Đề xuất giải pháp kèm theo. 86 Phần mở đầu. Sự cần thiểt nghiên cứu. Trên các trục đường đô thị Việt Nam đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên với thời gian dài đã làm thiệt hại cho nền kinh tế cũng như ảnh hưởng tới môi trường. Các nguyên nhân có thể kể đến đó là tình trạng cơ sở vật chất yếu kém, cơ cấu phương tiện của dòng giao thông phức tạp, ý thức tham gia giao thông của người dân và việc tổ chức giao thông của cơ quan quản lý. Việc tổ chức giao thông được thể hiện qua các công việc cụ thế như bố trí hệ thống biến báo, biến chỉ dẫn đường, cấm đường, bố trí các khu vực đỗ xe, điểm dừng đỗ và điểm trung chuyển. Trên địa bàn Hà Nội tình trạng bố trí không hợp lý các điểm dừng đỗ bắt gặp nhiều, điều này dẫn đến việc vào bến không hiệu quả (không có người lên và không có người xuống) của xe buýt xảy ra thường xuyên. Một số điểm trung chuyển mới được xây dựng nâng cao khả năng phục vụ như điểm trung chuyển Long Biên, điểm trung chuyển Cầu Giấy. Cũng có những khu vực cần xây dựng điểm trung chuyển nhưng chưa có dự án xây dựng, cần xem xét và thực hiện đầu tư, khu vực ga Hà Nội là một ví dụ. Ga Hà Nội là khu vực có luồng hành khách tham gia giao thông đông đúc (có tới 5125 PCU giờ cao điểm sáng và 8536 PCU giờ cao điểm chiều).Ga Hà Nội đang được cải thiện về các dịch vụ và cơ sở hạ tần nên lượng hành khách phục vụ luôn tăng hàng năm (tính đến năm 2008 lượng phục vụ của ga Hà Nội là 2801125 hành khách với mức tăng hàng năm là 5.3%). Khách đến ga không chỉ là khách sử dụng vận tải đường sắt mà có cá lượng hành khách phát sinh như người đưa đón. Hiên đang có dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội dự kiến hoàn thành năm 2020 sẽ tạo nên một lượng thu hút lớn đối với vận tải hành khách công cộng. Trong khi đó điểm dừng xe buýt tại khu vực ga Hà Nội lại bố trí cách khá xa (cách 200m từ 2 phía trên trục đường Lê Duẩn) làm giảm khả năng tiếp cận đối với phương tiện buýt của hành khách, diện tích không gian điểm dừng hẹp, không xây dựng nhà chờ. Khảo sát tại 2 điểm dừng này cho thấy hoạt động của phương tiện buýt tại đây ảnh hưởng rất nhiều đến dòng giao thông cụ thế như sau: Vận tốc dòng giao thông giảm khi có phương tiện buýt vào bến đón trả khách, hiện tượng phương tiện buýt của các tuyến tới điểm dừng cùng lúc đã gây nên tắc ghẽn làm xáo trộn dòng giao thông (tại điểm dừng 124 Lê Duẩn vào giờ cao điểm chiều 52 xe buýt của 9 tuyến buýt đi qua thì có tới 7 lần phương tiện các tuyến đến cùng lúc). Cần nghiên cứu xây dựng và tổ chức giao thông điểm trung chuyển tại khu vực ga Hà Nội để năng cao khả năng thông qua của phương tiện và tăng sự liên kết giữa vận tải buýt với vận tải sắt đồng thời giảm mức tối đa tác động của xe buýt tới dòng giao thông. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp lập và phân tích hiệu quả một dự án xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lập và phân tích tính khả thi dự án xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng tại khu vực ga Hà Nội, địa phận Quận Đống Đa. - Thời gian nghiên cứu và đánh giá từ năm 2000 - 2008, chiến lược phát triển phục vụ nhu cầu đến năm 2015 định hướng 2020. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Lập dự án xây dựng điểm trung chuyển vận tải hành khách công cộng tại khu vực ga Hà Nội đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai (tính đến năm 2015). - Đánh giá tính hiệu quả khi lập dự án, xác định lưu lượng thu hút phát sinh khi hoàn thiện dự án. - Đề ra các giải pháp kèm theo nhằm nâng cao khả năng phục vụ của vận tải hành khách công cộng. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu về tiêu chuẩn thiết kế, các tài liệu về dự án và một số dự án đã được xây dựng. - Điều tra khảo sát thu thập số liệu thực tế: Đếm lưu lượng thông qua tại mặt cắt, lượng hành khách lên xuống tại các điểm dừng khu vực ga Hà Nội: Đếm trực tiếp tại hiện trường vào 2 giờ cao điểm, sử dụng mấu đếm lưu lượng của Trung tâm tư vấn và phát triền giao thông vận tải Hà Nội (phụ lục 1.1). Đo vận tốc dòng giao thông tại các thời điểm trong ngày, sử dụng phương pháp đi cùng dòng giao thông và đo thời gian chạy xe trên 1 đoạn đường. Kháo sát mặt bằng diện tích và các công trình quanh ga Hà Nội. - Thu thập thông tin, sử dụng các hàm thống kê và công cụ tin học Excel, project, phần mền dự toán G8 để xử lý số liệu.  Giao diện phần mềm dự toán G8. Nội dung báo cáo: 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông. - Chương 2: Phân tích Cơ hội đầu tư. - Chương 3: Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, phân tích lợi ích, đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải pháp kèm theo. Chương 1. Cơ sở lý luận và các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng công trình giao thông: 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Tổng quan về dự án đầu tư. 1.1.1.1. Khái niệm. a, Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị thi công, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất bao gồm dưới mặt đất, trên mặt đất, dưới mặt nước, trên mặt nước được xây dựng theo thiết kế. Như vậy sản phẩm xây dựng mang các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sau: - Sản phẩm xây dựng được liên kết định vị với đất, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ. - Sản phẩm xây dựng mang tính chất độc nhất và cả biệt cao: không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, đặc biệt là về vị trí. - Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố tự nhiên (môi trường tự nhiên: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn....). - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước lớn, chi phí xây dựng lớn, kỹ thuật phức tạp, thời gian xây dựng và khai thác dài. - Sản phẩm xây dựng thường được xây dựng theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư. - Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành nghề kinh tế - kỹ thuật trong suốt quá trình từ khi hình thành ý tưởng đến khi đưa vào khai thác sử dụng. - Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế - xã hội, văn hoá, nghệ thuật, kiến trúc, quốc phòng. Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nhằm thu được lợi nhuận và là các hoạt động cho tương lai. Hoạt động đầu tư xây dựng công trình là hoạt động bỏ vốn để thực hiện xây dựng mới hay cải tạo công trình nhằm phục vụ những mục đích của con người trong khoảng thời gian xác định. Do tính chất của công trình xây dựng đã nêu trên nên hoạt động đầu tư xây dựng công trình có tính chất ổn định tam thời, mang tính chất lưu động cao, chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường đâu tư (gồm: môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội...). Dẫn đến những rủi ro bất ngờ không lường trước được do đó cần phải lập kế hoạch thực hiện đầu tư dựa trên những phân tích các yếu tố có thế xã ra bằng việc thu thập các thông tin liên quan nhằm giảm thiếu những rủi ro và đạt hiệu quả đầu tư cao nhất. Kế hoạch này được tạm gọi là dự án. Do đặc thù đa dạng và cá biệt của công trình xây dựng nên không thể áp đặt những kế hoạch của công trình này vào công trình khác. Vì vậy nhất thiết phải đầu tư theo dự án. Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 và theo tiêu chuẩn Việt Nam (tiêu chuẩn Việt Nam ISO 900:2000) thì dự án được định nghĩa như sau: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. b, Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình (theo luật xây dựng) Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn nhất định. 1.1.1.2. Các đặc trưng cơ bản và phân loại dự án đầu tư. a, Đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư : - Dự án có mục đích mục tiêu rõ ràng: Mỗi dự án là một hoặc một tập hợp nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt được một kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó. Dự án đến lượt mình cũng là một hệ thống phức tạp nên có thể được chia thành nhiều bộ phận khác nhau để quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời gian, chi phí và chất lượng. - Dự án co chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là dự án cũng trãi qua các giai đoạn hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc. - Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quán lý dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hưu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, nhà thầu, các nhà tư vẫn, các cơ quan quản lý Nhà nước… Tuỳ theo tính chất dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. Ngoài ra, giữa các bộ phận quản lý chứa năng và nhóm quản lý dự án thường phát sinh các công việc yêu cầu sự phối hợp thực hiện nhưng mức độ tham gia của các bộ phận là không giống nhau. Vị mục tiêu của dựn án, các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ với các bọ phận quản lý khác. - Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo. Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hang loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào đó. Kể cả một quả trình sản xuất liên tục cũng có thể được thực hiện theo dự án…. Sản phẩm của những dự án này dù được sản xuất hàng loạt nhưng vẫn có điểm khác biệt ( về đơn đặt hàng, về chất lượng sản phẩm…). Có thế nói, sản phẩm hoặc dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn với những nhiêum vụ không lặp lại. - Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực. Giữa các dự án luôn luôn có quan hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một doanh nghiệp, một quôc gia…) mà chúng phục vụ. Các nguồn lực đó có thể là tiền vốn, nhân lực, thiết bị…. - Dự án luôn có tính bất định và rủi ro. Một dự án bất kỳ nào cũng có thời điểm bắt đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời gian. Mặt khác, việc thực hiện dự án luôn luôn đòi hỏi việc tiêu tốn các nguồn lực. Hai vẫn đề trên là nguyên nhân của những bất định và rủi ro của dự án. b, Phân loại dự án: Dự án có thể phân lại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là bảng phân loại dự án Bảng (1.1): Phân loại dự án đầu tư. TT  Chỉ tiêu phân loại  Các loại dự án   1  Theo cấp độ dự án  Dự án thông thường, chương trình, hệ thống   2  Theo quy mô dụ án  Nhóm A, nhóm B, nhóm C   3  Theo lĩnh vực  Xã hội, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hỗn hợp   4  Theo loại hình  Giáo dục đào tạo, nghiên cứu và phát triển, đổi mới, đầu tư, tổng hợp   5  Theo thời hạn  Ngắn hạn (1-2 năm), trung hạn (3-5 năm), dài hạn (trên 5 năm)   6  Theo khu vực  Quốc tế, quôc gia, vùng, miền, liên ngành, địa phương   7  Theo chủ đầu tư  Là Nhà nước, là doanh nghiệp, là cả thể riêng lẻ   8  Theo đối tượng đầu tư  Dự án đầu tư tài chính, dự án đầu tư đối tượng vật chất cụ thể   9  Theo nguồn vốn  Vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng, vốn tự huy động của doanh nghiệp Nhà nước, vốn liên doanh với nước ngoài, vón góp của dân, vốn của các tổ chức ngoài quốc doanh, vốn FDI…..   1.1.1.3. Vai trò và yêu cầu đối với dự án đầu tư. a, Vai trò của dự án đầu tư. Dự án đầu tư có vai trò quan trọng sau: - Là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư. - Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn. - Cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án. - Văn kện cơ bản để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư. - Căn cứ quan trọng nhất để theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng và vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình. - Dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) có tác dụng tích cực để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án. - Dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) là căn cứ để xem xét, xử lý hài hoà mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt Nam. Và đây là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh. - Dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) còn là căn cứ quan trọng để xấy dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều luật của doanh nghiệp liên doanh. Với vai trò quan trọng như vậy không thể coi việc xây dựng một dự án đầu tư là việc làm chiếu lệ để tìm đối tác, xin cấp vốn, vay vốn, xin giấy phép mà phải coi đây là một công việc nghiên cứu nghiêm túc bởi nó xác định rõ ràng quyền lợi, nghĩa vụ của chính bản thân đơn vị lập dự án trước Nhà nước và nhân dân. b, Yêu cầu đối với dự án đầu tư. Một dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi cần đáp ứng được các yêu cầu sau: - Tính khoa học và hệ thống: Đòi hỏi những người soạn thảo phải có một quá trình nghiên cứu thật tỉ mỉ và kỹ càng, tính toán cẩn thận chính xác từng nội dung cụ thể của dự án. Đặc biệt có những nộii dung rất phức tạp như phân tích tài chính, phân tích kỹ thuật…đồng thời rất cần sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư giúp đỡ. - Tính pháp lý: Các dự án đầu tư có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Do đó, trong quá trình soạn thảo các văn bản dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước và các văn bản quy chế liên quan đến hoạt động đầu tư. - Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án quốc tế còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế. - Tính hiện thực (tính thực tiễn): Để đảm bảo tính thực tiễn các dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Việc chuẩn bị kỹ càng, có khoa học sẽ giúp thực hiện dự án có hiệu quả cao nhất và giảm tới mức tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đầu tư. 1.1.1.4. Các giai đoạn của một dự án đầu tư. a, Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư Chu kỳ của một dự án đầu tư bao gồm các giai đoạn, các bước mà một dự án phải trải qua. Các giai đoạng mà một dự án đầu tư phải trải qua được tính từ khi chủ đầu tư có ý đồ về dự án đầu tư đến khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư khai thác vận hành dự án cho đến khi dự án chấm dứt hoạt động. Có thể mô tả chu kỳ dự án dạng sơ đồ sau:  Hình (1.1): Sơ đồ chu kỳ dự án đầu tư Như Vậy sau khi có ý đồ đầu tư, chủ đầu tư tiến hành chuẩn bị đầu tư để đến quyết định đầu tư, sau khi có quyết định đầu tư, tiến hành giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành khai thác kết quả đầu tư. Đến khi dự án đầu tư kết thúc thời hạn hoạt động hoặc không còn khả năng khai thác thì quá trình lặp lại từ đầu nếu chủ đầu tư còn muốn đầu tư. Tuỳ theo quy mô và tình chất của dự án mà các giai đoạn xảy ra dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp. Song quá trình này xảy ra đối với tất cả các dự án. Nội dung các giai đoạn này không giống nhau nhưng bổ sung cho nhau. b, Nội dung các giai đoạn của dự án