Tầm nhìn: Trở thành công ty chế biến và sản xuất tinh bột sắn hàng đầu Việt Nam sau 10 năm.
Sứ mệnh: Đưa nông phẩm Việt Nam thành mặt hàng có giá trị cao trên thị trường thế giới.
Tại sao Nông Gia sẽ thành công
Có ba lý do chính lý giải cho sự thành công trong tương lai của Nông Gia:
Thứ nhất, sản phẩm của công ty có nhu cầu rất lớn và theo dự báo của FAO thì nhu cầu này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Thứ hai, Nông Gia có quy trình sản xuất hiện đại bậc nhất hiện nay, vì vậy sản phẩm của công ty đáp ứng được mọi tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nhất.
Thứ ba, Nông Gia có chính sách kinh doanh gắn liền với nông dân; lĩnh vực kinh doanh của công ty nhận được sự ưu đãi về thuế và tiền thêu đất; và công ty có vùng nguyên liệu rộng lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất.
75 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8622 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH sản xuất chế biến NÔNG GIA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
--~~oo00oo~~--
Đề tài:
GVHD: Ts. Võ Thị Quý
SVTH: Nhóm 04 – QT02
Thành phố Hố Chí Minh, tháng 01 năm 2010
Danh sách nhóm 4 lớp QT02:
Họ và tên
Chức danh
Vũ khánh Dư
CEO
Nguyễn Đình Hiệp
CPO
Trần Như Hải Anh
CFO
Trần Văn Hiển
CSO
Đặng Văn Đà
COO
Mục lục
Giới thiệu chung kế hoạch kinh doanh: Công ty TNHH SX-CB NÔNG GIA 6
1. Mô tả pháp lý: 6
2. Tổng vốn đầu tư: 6
3.Sản phẩm. 6
4.Thị trường 6
5.Mục tiêu 6
6.Tầm nhìn và sứ mệnh 7
A.Phân tích doanh số bán hàng 7
I.Phân tích doanh số bán hàng theo nhóm sản phẩm (đvt: trVNĐ) 7
II.Phân tích doanh số theo khu vực địa lý 10
III.Phân tích doanh số theo khách hàng: 12
IV.Phân tích sự biến động doanh số theo mùa 12
B. Phân tích thị trường 12
I. Sơ lược về thị trường 12
1.Thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. 12
2.Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới: 13
3.Sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam: 16
II. Chu kỳ sống của sản phẩm 17
III. Khuynh hướng thị trường tổng thể. 18
IV.Phân tích đối thủ cạnh tranh 18
V.Phân tích SWOT 19
1.Điểm mạnh của doanh nghiệp. 19
2. Điểm yếu của doanh nghiệp. 20
3. Những cơ hội trên thị trường. 21
4.Những đe dọa trên thị trường. 21
VI.Phân tích lợi ích sản phẩm 22
VII. Mục tiêu Marketing 23
C. Kế hoạch marketing. 24
I.khái quát 24
1.Sứ mạng kinh doanh: 24
2.Định vị thị trường theo tùng sản phẩm theo từng phân khúc. 25
3.Những chiến lược marketing chung. 26
3.1Chiến lược nghiên cứu. 26
3.2 Các hoạt động xúc tiến. 27
4.Xây dựng độ ngũ nhân viên bán hàng cho công ty. 29
5.Xây dựng chiến lược gía chung (đvt: TrVNĐ/tấn) 31
6.Mức chiết khấu theo khối lượng sản phẩm. 31
7.Chiến lược phân phối. 32
7.1 Kênh phân phối truyền thống: 32
7.2 Xây dựng những đại lý cung cấp sản phẩm độc quyền cho công ty: 32
8. Sản phẩm. 32
8.1 Nhãn hiệu sản phẩm. 32
8.2 Đóng gói bao bì sản phẩm. 33
8.3 Bảo hành. 33
9. Những mục tiêu sản xuất: 33
D.Kế hoạch tổ chức và quản lý 34
I.Mục tiêu quản lý và tổ chức: 34
II. Xây dựng tổ chức và quản lý: 35
1.Sơ đồ tổ chức: 35
2.Văn hóa công ty. 36
3.Quản lý và đánh giá nhân viên. 36
4.Chính sách duy trì – động viên 37
5.Chính sách đào tạo và phát triển 37
6.Những quy định của công ty 37
7.Bảng mô tả công việc 38
E. Kế hoạch sản xuất 54
I.Công nghệ thiết bị và môi trường: 54
1.Công nghệ 54
2.Thiết bị: 55
3.Môi trường 55
3.1. Chất thải rắn: 56
3.2. Chất thải lỏng: 56
3.3. Chất thải khí: 56
3.4. Tiếng ồn: 56
II.Tổ chức sản xuất tại nhà máy: 57
1. Tổ chức và quản lý sản xuất 57
1.1. Quản lý 57
1.2. Quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm 60
III. Xây dựng vùng nguyên liệu 64
1.Quy hoạch vùng nguyên liệu 64
1.1. Xác định bán kính vùng nguyên liệu tối ưu: 64
1.2. Quy hoạch vùng nguyên liệu trọng điểm để tập trung đầu tư: 65
G. Kế hoạch tài chính 66
I. Những mục tiêu tài chính tổng quát: 66
II. Kế hoạch và các chỉ số tài chính. 66
Giới thiệu chung kế hoạch kinh doanh: Công ty TNHH SX-CB NÔNG GIA
Tên công ty: Công ty TNHH SX-CB NÔNG GIA
1. Mô tả pháp lý:
Dự án hoạt động trong 22 năm:
Giai đoạn đầu tư và xây dựng: từ 01/01/2010 đến 01/01/2012.
Giai đoạn hoạt động khai thác: từ 01/2012 đến năm 2032
NONG GIA có trụ sở hoạt động tại ấp 6, xã Suối Nho, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
Lĩnh vực hoạt động: chế biến sắn.
Điện thoại:
Fax:
Email:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Mã số thếu:
Diện tích xây dựng: 11ha
2. Tổng vốn đầu tư: 500.444.375.000 VNĐ
3.Sản phẩm.
Tinh bột
Bột biến tính
Thức ăn chăn nuôi
4.Thị trường
Là các ngành công nghiệp: sản xuất bột ngọt, sản xuất thực phẩm, sản xuất dược liệu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất mực in, thuốc nhuộm,… trong và ngoài nước.
5.Mục tiêu
Sau 3 năm kể từ năm 2010:
Xây dựng được vùng nguyên liệu đảm bảo cho 50% công suất.
Công suất nhà máy đạt 80%.
6.Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: Trở thành công ty chế biến và sản xuất tinh bột sắn hàng đầu Việt Nam sau 10 năm.
Sứ mệnh: Đưa nông phẩm Việt Nam thành mặt hàng có giá trị cao trên thị trường thế giới.
Tại sao Nông Gia sẽ thành công
Có ba lý do chính lý giải cho sự thành công trong tương lai của Nông Gia:
Thứ nhất, sản phẩm của công ty có nhu cầu rất lớn và theo dự báo của FAO thì nhu cầu này vẫn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Thứ hai, Nông Gia có quy trình sản xuất hiện đại bậc nhất hiện nay, vì vậy sản phẩm của công ty đáp ứng được mọi tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe nhất.
Thứ ba, Nông Gia có chính sách kinh doanh gắn liền với nông dân; lĩnh vực kinh doanh của công ty nhận được sự ưu đãi về thuế và tiền thêu đất; và công ty có vùng nguyên liệu rộng lớn đảm bảo cho hoạt động sản xuất.
Ban quản lý
Ban giám đốc của nông gia là những tài năng trẻ có nhiều nhiệt huyết làm việc, có tham vọng, sự sáng tạo, năng động, đã được đào tạo tốt hứa hẹn sẽ đưa Nông Gia phát triển nhanh chóng.
A.Phân tích doanh số bán hàng
I.Phân tích doanh số bán hàng theo nhóm sản phẩm (đvt: trVNĐ)
Sản phẩm
Doanh số dự kiến năm 2012
Sản lượng dự kiến (Đvt: Tấn)
Giá bán
% tổng doanh số
Khuynh hướng
Nguyên nhân
Tinh
bột sắn
81,000
16200
5
23.31%
Đang
tăng
Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hồi phục, do đó nhu cầu về tinh bột của các công ty trong nước cũng như nước ngoài đang tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất của họ về chế biến lương thực, thực phẩm. đặc biệt là thị trường xuất khẩu ngày càng khả quan vào những tháng cuối năm báo hiêụ năm tới thị trường sẽ rất khả quan.
Bột biến tính
51,030
7290
7
14.70%
Đang tăng
Sản xuất ra để phục vụ cho những lĩnh vực cao cấp hơn như sản xuất thuốc chữa bệnh,thuốc nhuộm, mực in…và đây là một lĩnh vực đang còn rất phát triển ở Việt Nam, do đó nhu cầu trong tương lai sẽ rất phát triển.
Thức ăn chăn nuôi loại 1
84,240
16200
5,2
24.24%
Đang tăng
Phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chân nuôi trong nước, thời gian vừa qua trong lĩnh vực chân nuôi xảy ra rất nhiều biến đọng, tuy nhiên ngành chăn nuôi đang phục hồi rất khả quan cho thấy được triển vọng tạo doanh thu cho công ty ở tương lai là rất lớn.
Thức ăn chăn nuôi loại 2
131,220
29160
4,5
37.76%
Đang tăng
Tổng
347,490
100%
Trong 4 mặt hàng sản phẩm chính ở trên mà công ty đang theo đuổi, do tính đặc thù của sản phẩm như tinh bột sắn và bột biến tính nên công ty theo đuổi là những sản phẩm nay là hướng theo xuất khẩu, do đó ban đầu vì công ty mới thành lập nên khách hàng xuất khẩu có thể năm đầu không nhiều nên doanh thu có thể không đáp ứng như mong muốn vì vậy công ty sẽ nổ lực tối đa để có thể tăng doanh thu của các sản phẩm như thức an gia súc, vì sản phẩm này chủ yếu là trong nước nên có thể là gần gũi và dễ tính hơn các sản phẩm trên.
Chúng tôi đưa ra bảng dự kiến sản lượng và doanh thu trong ba năm dưới đây:
Năm
Tổng doanh thu (ĐVT: triệu VNĐ)
Tinh bột
Bột biến tính
Thức ăn CN I
Thức ăn CN II
Tổng
2012
81000.00
51030.00
84240.00
131220.00
347490.00
2013
87750.00
55282.50
91260.00
142155.00
376447.50
2014
94500.00
59535.00
98280.00
153090.00
405405.00
II.Phân tích doanh số theo khu vực địa lý
Vì do công ty mới thành lập nên chúng tôi sẽ đưa ra doanh thu dự kiến theo khu vực địa lý mà công ty sẽ xâm nhập và những con số này chúng tôi ước tính dựa vào độ lớn khách hàng mà chúng tôi nhắm tới của từng khu vực, theo bản phân tích này chúng tôi tập trung vào khu vực từ duyên hải miền trung trở vào cho tới vũng tàu đây là khu vực quan trọng nhất, khu vực thứ hai là khu vực các tỉnh phía bắc, kế đến la khu vực các nước Châu Á, Châu Âu chủ yếu tập trung vào những nước EU và các thành phố lớn của việt nam như Sài Gòn và Hà Nội. vì nhũng năm đầu tiên chúng tôi tập trung vào thị trường tiêu thụ sản phẩm thức an gia súc nên khu vực mà có nhu cầu về sản phẩm này công ty chúng tôi sẽ chú ý tới nhiều hơn.
Khu vực bán hàng
Doanh số ước tính
Tỷ trọng
Khuynh hướng săp tới
Giải thích
Khu vực Duyên Hải Miền Trung
40500
50%
Tăng
Đây là khu vực chúng tôi tập trung xây dụng hệ thống đại lý phân phối, đây là khu vực chúng tôi ưu tiên nhất, hơn nữa đây là vùng tập trung nhiều nhà chăn nuôi nhất.
Khu vực Miền bắc
10216
20%
Tăng
Đây là khu vực có dân số ngày càng tăng một cách nhanh chóng, đây là khu vực tập trung rất nhiều hộ chăn nuôi, vì mới thành lập nên công ty chưa tiến sâu vào thị trường này nên doanh số sẽ không nhiều.
Khu vực – Châu Á
8424
10%
Tăng
Thị trường ở đây chủ yếu tập trung vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, những thị trường này có nhu cầu ngày càng về tinh bột sắn để chế biến thực phẩm, nước giải khát…
Khu vực Châu Âu
6561
5%
Tăng
Đây là thị trường khiêm tốn và khó tuy nhiên những năm đầu chúng tôi cố gắng tìm được vài đối tác để xấu khẩu để làm bàn đạp nhâm nhập vào sau này.
Khu vực HCM – Hà Nội
52131
15%
Tăng
Tập trung vào những công ty chế biến thực phẩm, bánh kẹo…ngày càng tăng nhiều do đó cần một số lượng rất lớn về tinh bột sắn.
III.Phân tích doanh số theo khách hàng:
Nông Gia là công ty mới gia nhập thị trường nên chưa thể xác định được doanh số theo khách hàng của mình.
Nông gia xác định 20% khách hàng sẽ mang tới 80% doanh thu cho công ty chính là những người mua công nghiệp. Và đây sẽ là phân khúc mục tiêu mà Nông Gia sẽ hướng tới nhằm thúc đẩy việc bán hàng trong tương lai.
IV.Phân tích sự biến động doanh số theo mùa
Nông Gia xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo cho việc huy động công suất máy móc vào trái vụ khoảng 70% công suất. Và tránh rủi ro khi gặp phải sự tăng giá nguyên liệu vào trái vụ.
B. Phân tích thị trường
I. Sơ lược về thị trường
Các sản phẩm được làm từ củ sắn (bao gồm: tinh bột sắn, bột biến tính và thức ăn chăn nuôi) được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất,…. Vì vậy, thị trường của các sản phẩm làm từ củ sắn là rất lớn.
1.Thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm tháng đầu năm 2009 đạt khoảng 832 triệu Đô la Mỹ, giảm 27,84% so với cùng kỳ năm trước; trong đó giảm nhiều nhất quí 1 với mức 37,81% so với cùng kỳ năm 2008.
Theo nhận định của Agroinfo, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trong những năm tới tại Việt Nam vẫn sẽ tăng. Và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu cho nghành thức ăn chăn nuôi. Đây là một thị trường hết sức tiềm năng và nhều hứa hẹn trong tương lai.
2.Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới:
Sản lượng sắn thế giới năm 2006/07 đạt 226,34 triệu tấn củ tươi so với 2005/06 là 211,26 triệu tấn và 1961 là 71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Việt Nam đứng thứ mười trên thế giới về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn). Nước có năng suất sắn cao nhất hiện nay là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008).Trên thế giới, sắn được trồng bởi những hộ nông dân sản xuất nhỏ để làm lương thực- thực phẩm, thức ăn gia súc và để bán. Sắn chủ yếu trồng trên đất nghèo và dùng kỹ thuật canh tác truyền thống.
Mức tiêu thụ sắn bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm. Sản lượng sắn của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85% (lương thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11 %), còn lại 15% (gần 30 triệu tấn) được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột (CIAT, 1993). Nhu cầu sắn làm thức ăn gia súc trên toàn cầu đang giữ mức độ ổn định trong năm 2006 (FAO, 2007).
Sắn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lương thực ở châu Phi, bình quân khoảng 96 kg/người/năm. Zaire là nước sử dụng sắn nhiếu nhất với 391 kg/người/năm (hoặc 1123 calori/ngày). Nhu cầu sắn làm lương thực chủ yếu tại vùng Saharan châu Phi cả hai dạng củ tươi và sản phẩm chế biến ước tính khoảng 115 triệu tấn, tăng hơn năm 2005 khoảng 1 triệu tấn.
Buôn bán sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,8% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). Trong đó tinh bột sắn (starch) và bột sắn (flour) chiếm 3,5 triệu tấn, sắn lát (chips) và sắn viên (pellets) 3,4 triệu tấn.
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học (bio ethanol), tinh bột biến tính (modify starch), thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Địa điểm chính tại tỉnh Quảng Tây. Năm 2005, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,03 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,03 triệu tấn sắn lát, sắn viên. Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,15 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,40 triệu tấn sắn lát và sắn viên.
Thái Lan chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia và Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên (TTTA, 2006; FAO, 2007).
Năm 2006 được coi là năm có giá sắn cao đối với cả bột, tinh bột và sắn lát. Việc xuất khẩu sắn làm thức ăn gia súc sang các nước cộng đồng châu Âu hiện đã giảm sút nhưng giá sắn năm 2006 vẫn được duy trì ở mức cao do có thị trường lớn tại Trung Quốc và Nhật Bản (FAO, 2007).
Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, dự báo tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ.
Biều đồ 1
3.Sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô. Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất 15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn (FAO, 2007). Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%) kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi.
Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và hơn 1000 cơ sở chế biến sắn thủ công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 – 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ trong nước – xem biểu đồ 1. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột sắn. Thị trường chính là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc. Đầu tư nhà máy chế biến bio- etanol là một hướng lớn triển vọng.
Biều đồ 2
Sản xuất lương thực là ngành trọng tâm và có thế mạnh của Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020. Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những vùng, những vụ có điều kiện phát triển. Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh cao do có nhu cầu cao về chế biến bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Diện tích sắn của Việt Nam dự kiến ổn định khoảng 450 nghìn ha nhưng sẽ tăng năng suất và sản lượng sắn bằng cách chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền vững và thích hợp vùng sinh thái.
II. Chu kỳ sống của sản phẩm
Theo FAO dự báo, các sản phẩm từ củ sắn (Cassava) đang tăng dần trong những năm tới, đặc biệt là bột biến tính và tinh bột. Và thức ăn chăn nuôi nhận định của Agroinfo, nhu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng như thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong những năm tới.
III. Khuynh hướng thị trường tổng thể.
Như đánh giá của FAO về nhu cầu các sản phẩm được làm từ sắn trong biểu đồ 1 ta thấy thị trường có xu hướng tăng trưởng đều. Mặc dù năm 2008 chứng kiến sự sụt giảm trong nhu cầu về các sản phẩm làm từ sắn do khủng hoảng kinh tế. Nhưng hiện nay, khi kinh tế thế giới đang dần phục hồi và sự gia tăng dân số đã làm nhu cầu về các sản phẩm làm từ sắn tăng trở lại. Và trong dài hạn, nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng (thực phẩm khoảng 1.98%, thức ăn gia súc khoảng 0.95% - theo FAO).
IV.Phân tích đối thủ cạnh tranh
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
Các công ty có quy mô lớn (có công suất trên 50 tấn bột sản phẩm một ngày)
- Chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhỏ.
- Đã có những bạn hàng lâu năm và hệ thống phân phối có sẵn.
- Có hình ảnh và thương hiệu lâu đời trên thị trường.
- Có nguồn tài chính mạnh.
- Hiệu suất thu hồi sản phẩm (tinh bột) cao và tốn ít nước.
- Công ty sẽ có điều kiện huy động vốn dể dàng hơn, có thể có nguông lực tốt hơn như là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn do có điều kiện được cho đi học. bồi dưởng.
- Gặp rủi ro lớn khi thị trường biến động xấu, như khủng hoảng tài chính đã làm giá các mặt hàng làm từ sắn bị suy giảm nghiêm trọng trong năm 2008.
- Thường gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất vào những tháng trái vụ.
Các cơ sở sản xuất thủ công (công suất dưới 50 tấn sản phẩm/ngày)
- Linh hoạt trong việc tổ chức sản xuất theo mùa vụ.
- Rủi ro thấp khi giá cả sụt giảm.
- Sản phẩm chất lượng kém và giá thấp.
- Không có hệ thống phân phối sản phẩm.
- Sản phẩm chủ yếu bán cho thị trường địa phương hoặc cho các doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp.
- Quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Quy mô nhỏ - hộ và liên hộ (có công suất từ 0,5 – 10 tấn sản phẩm tinh bột/ngày)
- Sản xuất linh hoạt.
- Hiệu suất thu hồi và chất lưỡng tinh bột thấp.
- Sản xuất mang tính thời vụ.
- Quá trình sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Đáng chú ý đối với Nông Gia là công ty Vedan, hiện công ty Vedan Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất tinh bột đang hoạt động, nhà máy Phước Thái ở tỉnh Ðồng Nai, nhà máy Phước Long ở tỉnh Bình Phước và nhà máy Ve-thai ở tỉnh Gia Lai, với tổng công suất trên 180.000tấn/ năm (chiếm khoảng 4.737% công suất của tổng 60 doanh nghiệp chế biến sắn công nghiệp). Và Vedan Việt Nam đang có tham vọng mở rộng thị trường cũng như cơ sở chế biến sắn của mình. Nhưng vừa rồi Vedan Việt Nam mắc phải vụ bê bối gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải – Đồng Nai làm ảnh hưởng tới đời sống của hàng nghìn hộ dân. Điều này cũng là một cơ hội cho Nông Gia khẳng định công nghệ chế biến sạch của mình tới người tiêu dùng và đồng thời làm tăng khả cạ