Mô tả quá trình sản xuất sản phẩm
- Sơ đồ kết cấu sản phẩm.
- Quy trình công nghệ sản xuất.
- Thời gian biểu lắp ráp sản phẩm.
2. Dựa vào số liệu đã cho hãy sử dụng một số mô hình dự báo thông dụng để dự báo nhu cầu tiêu thụ cho kỳ sau để đưa ra số dự báo tốt nhất.
3. Sử dụng số liệu 6 tháng cuối năm để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau theo mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất theo các phương án.
- Thay đổi mức dự trữ sản phẩm. Công ty bố trí sản xuất ổn định theo mức nhu cầu trung bình ngày đêm, thiếu thì dùng lượng dự trữ để đáp ứng và thừa thì đưa vào kho dự trữ.
- Thay đổi nhân lực theo mức cầu sản phẩm. Khi nhu cầu tăng thì tuyển dụng thêm lao động. Khi nhu cầu giảm thì nhu cầu lao động sẽ giảm, khi đó cho lao động nghỉ ngơi.
- Duy trì lực lượng lao động hiện tại để đáp ứng. Nếu thiếu khả năng thì huy động làm thêm giờ (ngoài 8 giờ hành chính) của lực lượng lao động chính thức, nhưng không được huy động quá 4 giờ/ngày-công nhân. Sau khi huy động làm thêm giờ mà không đáp ứng đủ cầu thì thuê thêm lao động bên ngoài. Khi thừa khả năng thì để lao động nghỉ ngơi hưởng 100% lương.
4. Lập kế hoạch MRP cho sản phẩm và các cụm chi tiết cấp 3: lấy kỳ 2 tháng; lấy tháng 1 (tháng 7) và tháng 2 (tháng 8) (8 tuần lễ) để đáp ứng với điều kiện lượng sản xuất theo lô.
III. CÁC BẢN VẼ
67 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch sản xuất máy lọc nước gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN
KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP
BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
------- @&?-------
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
QUẢN LÝ SẢN XUẤT
Tên đề tài: Lập kế hoạch sản xuất máy lọc nước gia đình
Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Thái nguyên, tháng 6 năm 2013
ĐỒ ÁN MÔN HỌC QUẢN LÝ SẢN XUẤT
Đề tài số 01
Nhóm: 01
Lớp:
Ngày giao đề tài: Ngày hoàn thành đề tài:
I. ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Công ty KAROFI có các thông tin về hoạt động sản xuất máy lọc nước (RO KA50 – P-K-A) như sau:
1. Tình hình tiêu thụ máy lọc nước trong 12 tháng năm 2012:
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Số SP
(x100)
18
21
18
19,5
20
22
19,5
18,5
18,5
18,75
17,5
17,2
Số ngày SX
22
19
21
21
22
20
21
23
24
24
25
22
2. Các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất
TT
Loại chi phí
Đơn vị tính
Số lượng
1
Chi phí lưu kho
1000 đ/SP tháng
4
2
Lương CN trong giờ chính thức
1000 đ/giờ
8
3
Lương làm ngoài giờ (sau 8 giờ)
1000 đ/giờ
10
4
Chi phí thuê đào tạo CN
1000 đ/CN
550
5
Chi phí cho thôi việc
1000 đ/CN
850
6
Thuê gia công ngoài
1000 đ/SP
12
7
Số giờ trung bình sản xuất 1 SP
Giờ/SP
4
8
Chi phí tăng thêm (ngoài lương) để sản xuất 1 SP ngoài giờ
1000 đ/SP
2
9
Thiết hại do mức sản xuất thấp cho 1 SP không được sản xuất
1000 đ/SP
2
3. Thông tin về quá trình sản xuất máy lọc nước
- Sinh viên tự nghiên cứu và đề xuất các số liệu về thời gian sản xuất, loại sản xuất, dự trữ bảo hiểm của sản phẩm và cụm chi tiết.
- Lịch tiếp nhận (dự trữ ban đầu) theo tiến độ sản xuất là 100 lõi TT33.
II. YÊU CẦU
1. Mô tả quá trình sản xuất sản phẩm
- Sơ đồ kết cấu sản phẩm.
- Quy trình công nghệ sản xuất.
- Thời gian biểu lắp ráp sản phẩm.
2. Dựa vào số liệu đã cho hãy sử dụng một số mô hình dự báo thông dụng để dự báo nhu cầu tiêu thụ cho kỳ sau để đưa ra số dự báo tốt nhất.
3. Sử dụng số liệu 6 tháng cuối năm để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau theo mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sản xuất theo các phương án.
- Thay đổi mức dự trữ sản phẩm. Công ty bố trí sản xuất ổn định theo mức nhu cầu trung bình ngày đêm, thiếu thì dùng lượng dự trữ để đáp ứng và thừa thì đưa vào kho dự trữ.
- Thay đổi nhân lực theo mức cầu sản phẩm. Khi nhu cầu tăng thì tuyển dụng thêm lao động. Khi nhu cầu giảm thì nhu cầu lao động sẽ giảm, khi đó cho lao động nghỉ ngơi.
- Duy trì lực lượng lao động hiện tại để đáp ứng. Nếu thiếu khả năng thì huy động làm thêm giờ (ngoài 8 giờ hành chính) của lực lượng lao động chính thức, nhưng không được huy động quá 4 giờ/ngày-công nhân. Sau khi huy động làm thêm giờ mà không đáp ứng đủ cầu thì thuê thêm lao động bên ngoài. Khi thừa khả năng thì để lao động nghỉ ngơi hưởng 100% lương.
4. Lập kế hoạch MRP cho sản phẩm và các cụm chi tiết cấp 3: lấy kỳ 2 tháng; lấy tháng 1 (tháng 7) và tháng 2 (tháng 8) (8 tuần lễ) để đáp ứng với điều kiện lượng sản xuất theo lô.
III. CÁC BẢN VẼ
Trưởng bộ môn
Ngày 02 tháng 3 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, tính cạnh tranh ngày càng tăng buộc các doanh nghiệp phải tăng cường hoàn thiện quản trị sản xuất. Quản trị sản xuất tập trung vào phấn đấu giảm chi phí về tài chính, vật chất và thời gian, tăng chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng...
Môn học quản lý sản xuất cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tổ chức sản xuất, nghiên cứu thị trường đầu tư, thiết kế sản phẩm đáp ứng như cầu thị trường, hoạch định năng lực tổng thể doanh nghiệp, từ đó có phương án cho lập kế hoạch cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất, quản lý, điều độ sản xuất và cuối cùng là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Đề án quản lý sản xuất với mục đích củng cố và mở rộng kiến thức sau khi học môn học Quản lý sản xuất. Giúp rèn luyện kỹ năng khai thác thông tin từ các tài liệu, trích dẫn các tài liệu khoa học…đề ra, giải quyết các phương án sản xuất...Ngoài ra việc thực hiện đề án theo nhóm giúp sinh viên có điều kiện cảm nhận và hiểu một cách sâu sắc vai trò của việc làm việc theo nhóm. Hình thành kỹ năng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm thực hiện đề án làm cơ sở để thực hiên việc phân công công việc cho từng thành viên trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này.
Để nhận thấy rõ vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như phục vụ cho quá trình học tập, và để cọ xát với thực tế, trong quá trình thực hiện đề án môn học nhóm chúng em đã thực hiện đề tài ”lập quá trình sản xuất máy lọc nước gia đình”. Đề tài này giúp cho chúng em nắm bắt chắc chắn hơn về môn học Quản lý sản xuất cũng như có được sự liên hệ giữa môn học với thực tế sản xuất, nhờ đó có thể hiểu được nhiều hơn về các quá trình hoạch định năng lực sản xuất, cũng như lập kế hoạch nguyên vật liệu, điều độ sản xuất.
Do thời gian hạn chế và chưa có điều kiện để tiếp cận trực tiếp quy trình sản xuất cũng như lắp ráp sản phẩm, việc liên hệ với thực tế còn nhiều khó khăn nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Do vậy chúng em rất mong được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để chúng em hoàn thành tốt đồ án này.
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1. 1. Giới thiệu Công ty Cổ phần KAROFI:
Công ty Cổ phần KAROFI tiền thân là nhà nhập khẩu, lắp ráp và phân phối máy lọc nước cho nhiều đơn vị tại Việt Nam. Trải qua các năm tìm hiểu thị trường, cũng như nắm rõ nhu cầu cấp bách của người dân cần được sử dụng nước sạch, tinh khiết để đảm bảo sức khỏe trong điều kiện thiên nhiên nói chung và nguồn nước nói riêng đang ngày càng bị ô nhiễm. Chính vì vậy, KAROFI ra đời mang trong mình sứ mệnh cung cấp một giải pháp tối ưu nhất cho nguồn nước sinh hoạt trở nên tinh khiết đến với mọi gia đình.
Máy lọc nước tinh khiết KAROFI sử dụng duy nhất màng lọc Filmtec của Dow – một tập đoàn lớn hàng đầu tại Mỹ. Vinh dự hơn nữa, Công ty KAROFI chính thức được Dow Chemicals tài trợ trong chiến lược đẩy mạnh thương hiệu toàn cầu của hãng. Điều này giống như một dấu son minh chứng cho chất lượng vàng của sản phẩm máy lọc nước KAROFI.
KAROFI đã quy tụ được đội ngũ lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm chuyên sâu về ngành xử lý nước, có thâm niên trong lĩnh vực quản lý. Đồng thời cũng quy tụ được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết và thấu hiểu được sứ mệnh mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại. Sự hòa quyện thống nhất thành một khối giữa bộ máy lãnh đạo và nhân viên của KAROFI , cam kết sẽ cung cấp đến từng khách hàng những sản phẩm và dịch vụ ngày một tốt hơn để khách hàng ngày một yên tâm hơn, hài lòng hơn về cuộc sống.
1.2. Mô tả quá trình sản xuất bình lọc nước RO KA50 –P–K-A (hãngKAROFI)
1.2.1. Cấu tạo chung
1.2.1.1. Thông tin sản phẩm RO KA50 – P-K-A
Đây là một trong những sản phẩm gia dụng đang có xu hướng được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình hiện nay, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại khi vấn đề vệ sinh an toàn đang được đặt lên hàng đầu.
Máy lọc nước RO KA50 –P-K-A được ứng dụng sản xuất theo công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ với các lõi lọc màng thẩm thấu ngược RO.
Các chức năng cơ bản của máy:
+ Loại bỏ các ion kim loại nặng, asen, amoni, mangan, chì...
+ Loại bỏ các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu độc hại.
+ Loại bỏ các vi khuẩn, virus gây bệnh.
+ Lọc nước uống tinh khiết từ nước giếng đã qua xử lý thô, nước máy,nước nhiễm đá vôi cao.
Các thông tin cơ bản của máy:
+ Công suất lọc 10L/h
+ Điện năng tiêu thụ 7w/h
Các thông số cần thiết cơ bản để máy làm việc:
Bảng 1.1 : Các thông số cần thiết cơ bản để máy làm việc
Áp lực nước đầu vào
0.3 – 4 bar
Tổng chất rắn hòa tan
< 1000 ppm
Độ PH
6.6 – 9.0
Nhiệt độ
20 – 500C
Sắt
<0.1mg/l
Độ cứng
< 100mg/l
Điện áp
220-230V /50 Hz
Các bộ phận chính:
Bảng 1.2 : Các bộ phận chính của máy
Tên các bộ phận chính
Chức năng
Adaptor
Biến đổi dòng điện xoay chiều 220V thành điện áp một chiều 24V – 1.2A
Bơm R.O
Áp lực tối đa 125 psi.
Tạo áp lực đẩy nước qua màng RO.
Lưu lượng tối đa 1.2l/min
Màng RO
Lưu lượng từ 12-15l/h
Bình áp chứa nước
Áp lực tối đa 125 psi
Áp lực khi hoạt động 8-15 psi
Thể tích 3.2 gallon (14.5l)
Van áp thấp
Tự ngắt điện khi không cấp nước
Tự đóng khi áp lực nước cấp > 5psi
Van áp cao
Tự ngắt điện khi bình chứa đầy
Van điện từ
Ngăn không cho nước thoát theo đường thải khi máy ngừng hoạt động.
Điện áp vào 24V – 250mA
Áp lực tối đa 125 psi
Khóa cút đầu vào
Cung cấp hoặc ngắt nguồn nước cấp.
Vòi cổ ngỗng R.O
Vòi để vặn lấy nước sau khi lọc
Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc:
Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy lọc nước
Bảng 1.3 : Các chi tiết của máy lọc nước
Stt
Cụm chi tiết
Tên chi tiết
Số lượng
1
1
Giá đỡ cụm lọc và các thiết bị điện
01 cái
2
Vỏ đỡ lõi số 1
01
3
Vỏ đỡ lõi số 2
01
4
Vỏ đỡ lõi số 3
01
5
Vỏ đỡ lõi số 4 (lõi RO)
01
6
Vỏ đỡ lõi số 5(T33)
01
7
Hệ thống ống nối trên giá giữa các lõi lọc
11
8
Van thải
01
9
2
Lõi số 1
01
10
Lõi số 2
01
11
Lõi số 3
01
12
Lõi số 4
01
13
Lõi số 5
01
14
3
Van áp thấp
01
15
Van áp cao
01
16
Van điện tử
01
17
Bơm cao áp
01
18
adaptor
01
19
Mạch điện và dây kết nối với nguồn
01
20
4
Thân vòi cổ ngỗng
01
21
Van trên vòi cổ ngỗng
01
22
Cút nối vòi cổ ngỗng
01
23
5
Van khóa đầu vào
01
24
6
ống phụ
6 mét
25
7
Bình áp
01
26
8
Cút nối, vít cố định
01 bộ
Đầu tiên nước nguồn được cung cấp vào máy sẽ đi qua cột lọc số 1. Lõi lọc này được làm từ sợi thô PP, có công dụng ngăn chặn chất bẩn, bùn đất rỉ sét.
Sau đó nước sẽ được hút từ cột lọc số 1 sang cột lọc số 2. Trong cột lọc số 2 có chứa than hoạt tính dạng hạt có tác dụng hấp thụ chất hữu cơ, chứa thành phần Cation khử độ cứng của nước bảo vệ màng R.O mang lại nguồn nước trong lành và có vị ngọt tự nhiên.
Tiếp theo nước sẽ được hút sang cột lọc số 3. Với nguyên liệu là than hoat tính thể rắn cột lọc số 3 làm nhiệm vụ hấp thụ mùi vị chất hưu cơ, thuốc trừ sâu, chất diệt côn trùng, kim loại nặng, Clorin trong nước. Ngoài ra còn có chức năng ngăn chặn bùn đất rí sét có kích thước 5 Micron.
Nước được lọc qua cột lọc số 3 sẽ tiếp tục được đẩy sang màng lọc RO. Tại đây nước được tách thành 2 phần là nước tinh khiết sẽ được đi qua màng RO còn lại sẽ được dẫn qua van thải và thải ra ngoài.
Màng lọc RO được sản xuất tại Mỹ hoạt động theo cơ chế thẩm thấu ngược, chịu được áp lực cao và có khe hở cực nhỏ(0.0001 Micron) có công dụng loại bỏ hoàn toàn các chất rắn, khí hòa tan trong nước, các ion kim loại, kim lại nặng, vi sinh vật, vi khuẩn, các chất hữu cơ làm cho nước trở lên hoàn toàn tinh khiết nhưng không làm thay đổi tính lý hóa của nước. Do đó, nó được coi là thành phần quan trọng nhất của cả hệ thống.
Cuối cùng nước sẽ được dẫn tới lõi lọc cacbon CL –T33. Trong lõi lọc này chứa thành phần Cacbon có tác dụng giệt khuẩn, hấp thụ màu, làm mềm, cân bằng độ PH cho nước tinh khiết hơn.
Như vậy qua 5 cấp lọc, máy lọc nước cho ra sản phẩm là nước hoàn toàn tinh khiết có thể uống ngay.
Máy lọc nước
Hệ thống giá đỡ
Hệ thống lõi lọc
Hệ thống điện
Vòi cổ ngỗng
Bình áp
Các hộp đỡ
Hệ thống vòi phụ
Khung
Lõi 1
Lõi 2
Lõi 3
Lõi RO
Lõi T 33
Van áp thấp
Van áp cao
Van điện tử
Bơm cao áp
Cuộn dây ống phụ
Các chi tiết ghép nối
Thân vòi
Van khóa
Cút đầu nối
Khóa cút đầu vào
Adaptor
Mạch điện
& Dây nguồng
Hộp Lõi
(X 3)
HộpLõi RO
HộpLõi T 33
Van thải
Sơ đồ:Cây thời gian sản xuất
s1.3. Quy trình công nghệ sản xuất máy lọc nước RO KA50 –P-K-A
1.3.1 Sơ đồ quy trình công đoạn sản xuất máy lọc nước
Kho nguyên liệu
PX Phủ vật liệu lọc
PX Sản xuất các loại lõi lọc
PX Đúc
PX Hàn
Kho Thành phẩm
PX Dập
PX Lắp ráp, kiểm tra
PX Sơn mạ
Hình 1.3 Sơ đồ bố trí quá trình sản xuất máy lọc nước.
1.3.2 Kho nguyên liệu
Kho nguyên liệu là nơi cất giữ những ngyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất của công ty. Kho nguyên vật liệu chứa vật liệu hạt nhựa, các tấm màng để sản xuất lõi lọc, các hóa chất để phủ lên lớp vật liệu màng, phôi kim loại để sản xuất bình áp…vv.
1.3.3 Phân xưởng phủ vật liệu lọc
Vật liệu lọc được sản xuất theo công nghệ vật liệu Nano, có phủ nhiều lớp hóa chất và vật liệu màng mỏng khác nhau.
1.3.4 Phân xưởng sản xuất lõi lọc
Các lớp màng sẽ được xắp xếp và cuộn lại với nhau thành dạng thỏi trụ tròn. Có rất nhiều loại lõi lọc khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3.5 Phân xưởng đúc&hàn
Phân xưởng đúc nhựa dùng để chế tạo các ống nhựa.
Phân xưởng còn chế tạo các chi tiết kim loại như bình áp.
1.3.6 Phân xưởng dập
Phân xưởng dập dùng để chế tạo các khung và dập các hộp đỡ ống lọc.
1.3.7 Phân xưởng sơn mạ
Các chi tiết kim loại và nhựa sẽ được xử lí bề mặt và sơn mạ để bảo vệ bề mặt.
1.3.8 Phân xưởng lắp ráp
Các chi tiết sẽ được lắp ráp và đóng gói theo bộ sản phẩm đầy đủ tại phân xưởng lắp ráp. Đồng thời quá trình kiểm tra chất lượng của lô hàng sẽ được thực hiện tại phân xưởng này.
1.3.9 Kho thành phẩm
Sau khi được đóng gói thành các kiện hàng, lô hàng đảm bào chất lượng theo tiêu chuẩn đã được đạt ra, các lô hàng sẽ được nhập kho trước khi đem đi tiêu thụ.
1.4. Thời gian biểu lắp ráp các chi tiết
Bảng 1.4 : Thời gian biểu lắp ráp các chi tiết
STT
Cụm chi tiết
Tên chi tiết
Kí hiệu
Thời gian sản xuất (tuần)
1
1
Giá đỡ cụm lọc và các thiết bị điện
GĐ
1
2
Vỏ đỡ lõi số 1
VL1
1
3
Vỏ đỡ lõi số 2
VL2
1
4
Vỏ đỡ lõi số 3
VL3
1
5
Vỏ đỡ lõi số 4 (lõi RO)
VL4
1
6
Vỏ đỡ lõi số 5(TE 33)
VL5
1
7
Hệ thống ống nối trên giá giữa các lõi lọc
CUT2
1
8
Van thải
VAN 2
1
9
2
Lõi số 1
L1
2
10
Lõi số 2
L2
2
11
Lõi số 3
L3
2
12
Lõi số 4
L4
2
13
Lõi số 5
L5
2
14
3
Van áp thấp
VAT
Mua ngoài
15
Van áp cao
VAC
Mua ngoài
16
Van điện tử
VĐT
Mua ngoài
17
Bơm cao áp
BCA
Mua ngoài
18
adaptor
AD
Mua ngoài
19
Mạch điện và dây kết nối với nguồn
M
Mua ngoài
20
4
Thân vòi cổ ngỗng
VOI CN
1
21
Van trên vòi cổ ngỗng
VAN CN
1
22
Cút nối vòi cổ ngỗng
CUT 1
1
23
6
ống phụ
OP
1
24
8
Bình áp
BA
2
25
9
Cút nối, vít cố định
CUT3
1
CHƯƠNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU
2.1. Lý thuyết về dự báo
2.1.1. Khái niệm
Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng). Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo.
Dù định nghĩa có sự khác biệt nào đó, nhưng đều thống nhất về cơ bản là dự báo bàn về tương lai, nói về tương lai. Dự báo trước hết là một thuộc tính không thể thiếu của tư duy của con người, con người luôn luôn nghĩ đến ngày mai, hướng về tương lai. Trong thời đại công nghệ thông tin và toàn cầu hóa, dự báo lại đóng vai trò quan trọng hơn khi nhu cầu về thông tin thị trường, tình hình phát triển tại thời điểm nào đó trong tương lai càng cao. Dự báo được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực có một yêu cầu về dự báo riêng nên phương pháp dự báo được sử dụng cũng khác nhau.
2.1.2. Đặc điểm của dự báo
- Không có cách nào để xác định tương lai là gì một cách chắc chắn (tính không chính xác của dự báo). Dù phương pháp chúng ta sử dụng là gì thì luôn tồn tại yếu tố không chắc chắn cho đến khi thực tế diễn ra.
- Luôn có điểm mù trong các dự báo. Chúng ta không thể dự báo một cách chính xác hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra trong tương tương lai. Hay nói cách khác, không phải cái gì cũng có thể dự báo được nếu chúng ta thiếu hiểu biết về vấn đề cần dự báo.
- Dự báo cung cấp kết quả đầu vào cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đề xuất các chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Chính sách mới sẽ ảnh hưởng đến tương lai, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của dự báo.
2.1.3. Tầm dự báo
Để phục vụ cho công tác kế hoach tác nghiệp sản xuất và quản lý sản xuất người ta phải tiến hành dự báo nhiều tầm khác nhau:
- Dự báo dài hạn: Dự báo có tầm nhiều năm (thường trên năm năm) và được sử dụng để xây dựng chiến lược sản xuất lâu dài của doanh nghiệp, thay đổi năng lực sản xuất, cải tạo mở rộng xí nghiệp, đổi mới dây chuyền công nghệ gia công sản phẩm. Dự báo dài hạn thường dùng khi quyết định đầu tư lớn, khi đưa sản xuất sản phẩm mới.
- Dự báo trung hạn: Dự báo trung hạn là dự báo có tầm dự báo trong khoảng 6 tháng đến một năm hoặc hai năm. Dự báo trung hạn được sử dụng để xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất hoặc dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm.
- Dự báo ngắn hạn: Dự báo ngắn hạn có tầm dự báo ngắn (tuần, tháng, quý) dưới một năm. Dự báo ngắn hạn là yêu cầu bức thiết của công tác chỉ đạo tác nghiệp sản xuất.
2.2. Các phương pháp dự báo
2.2.1. Phương pháp dự báo định tính
Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tương lai. Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiện tương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tưởng hưởng lợi (chịu tác động) nào đó.
2.2.1.1. Lấy ý kiến ban lãnh đạo, người đi trước
Nội dung: Dự báo về nhu cầu sản phẩm dựa trên ý kiến dự báo của cán bộ quản lý các phòng ban chức năng của doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Sử dụng tối đa trí tuệ của cán bộ trực tiếp hoạt động.
+ Kinh nghiệm của cán bộ phận trực tiếp hoạt động.
- Nhược điểm:
+ Ảnh hưởng quan điểm của người có thế lực.
+ Kém mang tính khách quan.
+ Giới hạn trách nhiệm trong một nhóm người dễ nảy sinh tư tưởng ỷ lai, trì trệ.
2.2.1.2. Lấy ý kiến nhà phân phối, bộ phận quản lý
Nội dung: Nhân viên bán hàng sẽ đưa ra dự tính về số lượng hàng bán trong tương lai ở lĩnh vực mình phụ trách. Nhà quản lý có nhiệm vụ thẩm định, phân tích, tổng hợp để đưa ra dự báo chính thức.
- Ưu điểm: Phát huy được ưu thế của nhân viên bán hàng.
- Nhược điểm: Kết quả phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của nhân viên bán hàng, thường hay nhầm lẫn trong xác định.
2.2.1.3. Lấy ý kiến khách hàng
Nội dung: Điều tra ý kiến khách hàng để dự báo về nhu cầu sản phẩm bằng cách làm phiếu điều tra, phỏng vấn ...
- Ưu điểm: Khách quan hơn.
- Nhược điểm: Tốn thời gian và chi phí.
2.2.1.4. Dựa vào ý kiến chuyên gia trong ngành
Nội dung: Dự báo được xây dựng dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp.
- Ưu điểm:
+ Khách quan hơn.
+ Tránh được mối quan hệ trực tiếp giữa các cá nhân.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi trình độ tổng hợp cao.
+ Nội dung câu hỏi trong phiếu có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nên nội dung trả lời sẽ kém tập trung.
+ Việc ẩn danh người trả lời làm giảm độ tin cậy và trách nhiệm của người đưa ra ý kiến.
2.2.2. Phương pháp dự báo định lượng
Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi .
Tính chính xác của dự báo đề cập đến độ chênh lệch của dự báo với số liệu thực tế. Vì dự báo được hình thành trước khi có số liệu thực tế nên tính chính xác của dự báo chỉ có thể được đánh giá sau khi có số liệu thực tế. Dự báo càng gần với số liệu thực tế thì dự báo có độ chính xác cao và lỗi trong dự báo càng thấp.
Người ta thường dùng độ sai lệch tuyệt đối bình quân (MAD) và (MSE) để tính toán:
+ MAD là độ lệch tuyệt đối bình quân, càng nhỏ thì càng tốt
Trong đó:
n: Số giai đoạn khảo sát
Fi: Mức dự báo kỳ i
Di : Yêu cầu thực kì i
So sánh MAD của các phương pháp với nhau ta chọn phương án có MAD nhỏ nhất để làm căn cứ dự báo nhu cầu cho kì sau.
+ MSE
n: Số giai đoạn khảo sát
Fi: Mức dự báo kỳ i
Di : Yêu cầu thực kì i
2.2.2.1. Phương pháp dự báo giản đơn
Phương pháp dự báo giản đơn: là dự báo mà giá trị dự báo th