Trong thời đại hiện nay, sức khỏe ngày càng là một mối quan tâm lớn đối với tất cả người dân.Với khí hậu nhiệt đới ở nước ta nắng nóng quanh năm, thêm vào đó là ô nhiễm môi trường trầm trọng, bụi khói khắp trên đường đi.Chính vì vậy, khẩu trang là một vật dụng đã trở nên thiết yếu đối với phụ nữ hiện nay. Ngày 15/12/2007, theo quyết định của chính phủ, tất cả mọi người dân đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường thì khẩu trang trở nên bất lợi.Với mong muốn phụ nữ bảo vệ được làn da nhạy cảm và đẹp hơn khi đội mũ bảo hiểm mà không hề ngần ngại khi mang khẩu trang thì chúng tôi đã nảy ra ý định kinh doanh sản phẩm khẩu trang dành cho mũ bảo hiểm.
Sản phẩm của chúng tôi với chất lượng cao, bền đẹp, giá thành hợp lý vừa túi tiền, tiện dụng mọi lúc mọi nơi phù hợp với mọi lứa tuổi sẽ mang lại sự hài lòng của mọi người khi sử dụng sản phẩm khẩu trang đa năng của công ty chúng tôi.Và dưới đây là phần trình bày về chiến lược sản phẩm, kế hoạch tung sản phẩm khẩu trang KING- A01 của công ty.
29 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kinh doanh sản phẩm khẩu trang dành cho mũ bảo hiểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẨU TRANG - SẢN PHẨM TIỆN ÍCH
ĐI KÈM NÓN BẢO HIỂM
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong thời đại hiện nay, sức khỏe ngày càng là một mối quan tâm lớn đối với tất cả người dân.Với khí hậu nhiệt đới ở nước ta nắng nóng quanh năm, thêm vào đó là ô nhiễm môi trường trầm trọng, bụi khói khắp trên đường đi.Chính vì vậy, khẩu trang là một vật dụng đã trở nên thiết yếu đối với phụ nữ hiện nay. Ngày 15/12/2007, theo quyết định của chính phủ, tất cả mọi người dân đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường thì khẩu trang trở nên bất lợi.Với mong muốn phụ nữ bảo vệ được làn da nhạy cảm và đẹp hơn khi đội mũ bảo hiểm mà không hề ngần ngại khi mang khẩu trang thì chúng tôi đã nảy ra ý định kinh doanh sản phẩm khẩu trang dành cho mũ bảo hiểm.
Sản phẩm của chúng tôi với chất lượng cao, bền đẹp, giá thành hợp lý vừa túi tiền, tiện dụng mọi lúc mọi nơi phù hợp với mọi lứa tuổi sẽ mang lại sự hài lòng của mọi người khi sử dụng sản phẩm khẩu trang đa năng của công ty chúng tôi.Và dưới đây là phần trình bày về chiến lược sản phẩm, kế hoạch tung sản phẩm khẩu trang KING- A01 của công ty.
Ý TƯỞNG KINH DOANH.
Trong thời đại hiện nay, sức khỏe ngày càng là một mối quan tâm lớn đối với tất cả người dân. Với khí hậu nhiệt đới ở nước ta nắng nóng quanh năm, thêm vào đó là ô nhiễm môi trường trầm trọng, bụi khói khắp trên đường đi. Chính vì vậy, khẩu trang là một vật dụng đã trở nên thiết yếu đối với các bạn gái chúng ta. Ngày 15/12/2007, theo quyết định của chính phủ, tất cả mọi người dân đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường thì khẩu trang hiện nay trở nên bất lợi. Nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường chúng tôi đã nảy ra ý định kinh doanh sản phẩm khẩu trang dành cho mũ bảo hiểm. Dưới đây là bài nghiên cứu của chúng tôi trước khi tung ra sản phẩm này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Thị trường mục tiêu được nhắm tới: ở Quảng Ngãi
Đối tượng khách hàng chủ yếu là phụ nữ
KẾT CẤU ĐỀ TÀI.
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.
Dân số.
Tự nhiên và khí hậu.
Kinh tế.
Pháp luật.
Công nghệ.
MÔI TRƯỜNG VI MÔ.
MÔI TRƯỜNG NỘI TẠI CÔNG TY.
Quản trị cao cấp.
Tài chính.
Sản xuất.
Nhân sự.
Các bộ phận khác.
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY.
Nhà cung cấp.
Khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh.
Người trung gian.
PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY.
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM.
CHIẾN LƯỢC GIÁ CẢ.
CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI.
CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN.
NỘI DUNG.
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.
DÂN SỐ.
* Dân số: 1.271.370 người (2004). Trong đó vùng đồng bằng là 1.064.879; vùng núi là 186.689 người và vùng hải đảo 19.802 người. Dân số tỉnh đang có xu hướng hơi giảm về cơ học, theo kết quả điều tra chính thức ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn 1.217.159 người.
* Dân tộc trong tỉnh gồm: Việt (Kinh), Hrê, Co, Xơ Đăng...
CƠ CẤU DÂN SỐ CHIA THEO GIỚI TÍNH
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng
Tỷ lệ
Tổng
Tỷ lệ
1.217.159
546.075
48,63
671.084
51,37
Dân số Quảng Ngãi trong độ tuổi lao động là 694.792 người, chiếm 53,8% dân số toàn tỉnh.
TỰ NHIÊN.
Thời tiết Quảng Ngãi được chia làm 2 mùa: mưa, nắng rõ rệt.
- Mùa nắng: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch.
- Mùa mưa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch.
- Gió mùa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến tháng 8 âm lịch, gió thổi từ Đông Nam qua Tây Bắc, hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm.
Khí hậu Quảng Ngãi có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa thế phía nam, hơn nữa do thế núi địa phương tạo ra.
Quảng Ngãi có mưa đặc biệt. vũ lượng trung bình hằng năm 2.198 mm nhưng chỉ quy tụ vào 4 tháng cuối năm còn các tháng khác thì khô hạn.
Trung bình hằng năm mưa 129 ngày, nhiều nhất vào các tháng 9, 10, 11, 12. Sự phân phối vũ lượng không đều cũng như sự kéo dài mùa khô hạn rất có hại cho cây cối, đất đai và gây khó khăn cho việc dẫn thoát thuỷ. Đặc biệt ở Quảng Ngãi các trận bão chỉ thể xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch nhất là hai tháng 10 và 11.
Với điều kiện khí hậu và thời tiết hết sức phức tạp của Việt Nam nói chung và ở Quãng Ngãi nói riêng như vậy, chúng tôi đã đưa ra những cơ hội và thách thức đối với sản phẩm khẩu trang đa năng :
Cơ hội:
• Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
• Mùa nóng kéo dài, nắng gắt: tổng số giờ nắng từ 1500h đến 3000h trên năm.
• Phương tiện giao thông đi lại, khói bụi nhiều.
• Tâm lý phụ nữ: sợ nắng ảnh hưởng đến làn da của họ
• Đa số sử dụng xe gắn máy =>ô nhiễm môi trường=>sử dụng khẩu trang bảo vệ sức khỏe
Thử thách
• Khí hậu nóng ẩm=>khẩu trang khi dùng dễ bị ẩm mốc=>tích tụ nhiều lọai bụi, khí, chất độc hại
• Khi mùa mưa đến, gây sự bất tiện khi dùng khẩu trang vì dễ bị ướt, đối với những loại khẩu trang khác thì phơi rất lâu khô =>giảm lượng tiêu thụ sản phẩm trong thời điểm này.
• Có nhiều loại khẩu trang với nhiều mẫu mã và giá thành đa dạng => sức cạnh tranh cao với các công ty khác như: Vinamash, công ty TNHH TM & DV Nhân Sơn, khẩu trang Nano,….
• Sản phẩm còn mới lạ trên thị trường khẩu trang nên người tiêu dùng khó tiếp nhận, ít tin tưởng vào sản phẩm.
KINH TẾ.
Việt Nam trong năm 2009 đã liên tục tăng trưởng GDP dương. Kinh tế thế giới cũng đang phục hồi chung. Các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ năm 2009 vẫn tiếp tục được triển khai vào năm tới. Việt Nam cũng có nhiều kinh nghiệm khi đã vượt qua hai cơn bão lớn: lạm phát cao 2008 và suy giảm kinh tế 2009. Do đó, năm sau là thời điểm Việt Nam sẽ vận hành trơn tru hơn guồng máy phát triển kinh tế.
Các nguồn vốn FDI và ODA tiếp tục đổ vào Việt Nam, bên cạnh những nguồn vốn trong nước. Lợi thế này sẽ góp phần tạo ra một sức mạnh tổng thể về vốn nội lực và ngoại lực, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Đồng thời, cộng với tinh thần lạc quan của người Việt thì đặt mục tiêu chỉ số tăng trưởng kinh tế 6,5% vào năm 2010 không phải là điều quá khó.
Phần lớn giá trị của ngành may Việt Nam là đến từ hoạt động xuất khẩu nên những biến động về tỷ giá, lạm phát và sự ổn định hay suy thoái của nền kinh tế Mỹ sẽ có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành. Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tìm đến những nguồn hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn. Việc này có thể sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho đồng USD bị mất giá so với đồng tiền của các nước khác. Sự giảm giá của đồng USD khiến cho doanh thu xuất khẩu - nguồn thu chính của các doanh nghiệp may mặc giảm sút. Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngành may hiện nay phần lớn vẫn phải nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Sự tăng giá của các yếu tố đầu vào sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. Điều này cũng ảnh huởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp may. Lạm phát tăng khiến cho giá cả hàng hoá tiêu dùng trong nước tăng lên. Để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động, các doanh nghiệp may cũng sẽ phải thực hiện tăng lương để có thể giữ chân nhân viên. Hành động này sẽ góp phần làm tăng chi phí của doanh nghiệp và tất yếu làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên, khi giá thành sản phẩm tăng lên thì doanh nghiệp may lại gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu. Nguyên nhân là vì sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu may mặc là rất gay gắt. Nếu giá hàng may mặc của Việt Nam tăng lên thì các đối tác nhập khẩu sẽ ngay lập tức chuyển hướng sang các nước khác có giá thấp hơn, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sẽ bị giảm sút.
Đất nước đang trên đường phát triển=>đời sống nâng cao=>tâm lý giá cao thì sản phẩm có chất lượng tốt=>nâng cao lợi nhuận
Ngành công nghiệp dệt may phát triển, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ=>chi phí thấp
Tuy nhiên, chênh lệch giàu nghèo khá cách biệt, người có thu nhập thấp thường quan tâm giá cả =>cạnh tranh giá cả gay gắt.
PHÁP LUẬT.
Thuận lợi
15/12/2007, quyết định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường=>một số bất lợi khi mang khẩu trang
Sản phẩm vành che gắn liền với nón bảo hiểm giá khá đắt =>sản phẩm chúng tôi là sự lựa chọn đúng đắn để bảo vệ làn da và sức khỏe mà giá tương đối mềm
Khó khăn
Quy định của pháp luật, sản xuất phải đảm bảo vệ sinh môi trường =>chi phí sản xuất tăng ảnh hưởng giá thành sản phẩm.
CÔNG NGHỆ,
Khoa học kỹ thuật tiến bộ => cho ra nhiều máy móc tiên tiến =>tiết kiệm sức lao động, thời gian hao phí ít, năng suất lao động tăng cao
Tuy nhiên, thời gian đầu tốn một khoản vốn khá lớn để đầu tư công nghệ.
MÔI TRƯỜNG VI MÔ.
1. Tổng quan về ngành dệt may của Việt Nam
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã sáng tạo ra những nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc ngày càng phổ biến. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có sự phát triển vượt bậc. Quá trình phát triển của ngành dệt may trên thế giới gắn liền với sự phát triển của các nước công nghiệp. Do đó, các nước công nghiệp vẫn luôn thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước đang phát triển. Cùng với đó, dệt may cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm khi đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành mộttrong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản v.v. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006 và bằng khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007. Hơn nữa, trong năm 2007, dệt may đã vượt qua dầu thô và trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Kể từ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và đặc biệt khi Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO, thị trường và thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ngày càng phát triển. Trong đó, thị trường Mỹ đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 4,5 tỷ USD (chiếm khoảng 57,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2007); tiếp theo là EU với 1,5 tỷ USD (chiếm khoảng 19,2%) và Nhật Bản. Ngoài ra còn các thị trường khác như: Đài Loan, Canada, Hàn Quốc v.v. Đặc biệt sau khi Mỹ đã xóa bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc của Việt Nam vào đầu năm 2007 thì hàng may mặc củaViệt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng mạnh, tăng 46,7% so với năm 2006, lớn hơn nhiều so với hàng Trung Quốc (chỉ tăng 23% so với năm 2006 khi xuất sang thị trường Mỹ).
2. Công ty may Viettien
Bước sang năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng đã xuất hiện những tín hiệu lạc quan đối với ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng. Thách thức lớn nhất thị trường xuất khẩu của ngành dệt may sẽ có rất nhiều cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh ...
Tuy nhiên, Tổng công ty đã cố gắng phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch các chỉ tiêu ngay trong 06 tháng đầu năm 2010 cụ thể như sau :
STT
Chỉ tiều
ĐVT
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
So sánh
6T/ 2009
năm 2010
6T/ 2010
TH 6T/ KH
Cùng kỳ
1
Doanh thu
Tỷ đồng
912.00
2,100.00
1,007.00
48%
110%
2
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
43.00
105.00
55.00
52%
128%
3
Thu nhập BQ người LĐ
Đồng
2,655,000
4,000,000
3,399,000
85%
128%
Khả năng hoạt động của Công Ty:
Nguồn lực:
STT
ĐƠN VỊ
Lao động
MMTBỊ các loại
D.Tích nhà xưởng (m2)
Mặt hàng
Năng lực(SP/Năm)
1.
MAY 1
960
665
6.672
Shirt
3.000.000
2.
MAY 2
990
655
6.672
Shirt
3.000.000
3.
SIG-VTEC
1.010
861
5.700
Jacket, sportwear
2.000.000
4.
DUONGLONG
510
512
2.133
Dress pants
1.800.000
5.
VIỆT LONG
900
1.083
2.532
Khaki,dresspants,..
3.000.000
6.
VIMIKY
500
395
2.780
Suit
3.000.000
Năng lực sản xuất
Vốn điều lệ : 230 tỷ đồng
Nhà xưởng: 55.709.32 m2
Thiết bị: 5.668 bộ
Lao động: trên 20.000 lao động
PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY
1. Điểm mạnh
- Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó;
- Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp;
- Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các
nước nhập khẩu đánh giá cao;
- Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng;
- Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm giảm lãng phí về nguyên vật liệu.
2. Điểm yếu
Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lạc
hậu;
- Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới;
- Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp;
- Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ,
- Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của ngành chưa cao,
- Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa;
- Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.
3. Cơ hội
- Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may mặc Việt Nam;
- Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp;
- Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu;
- Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác;
- Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và khuyến khích phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.
4. Thách Thức
- Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.;
- Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập khẩu;
- Để thu được lợi nhuận cao thì Việt Nam cần phải đầu tư các sản phẩm thiết kế thời trang để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như để xuất khẩu.;
- Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công nhân có thể làm tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang những nước có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nữa, do đó sẽ làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu ;
- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới.
C. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.
*8 Xu hướng người tiêu dùng
1. Xu hướng lớn nhất và quan trọng nhất là công nghệ đã thay đổi nhiều đến thói quen giao tiếp và tiêu dùng thông qua điện thoại di động, Internet...
Hai yếu tố này đã làm thay đổi cuộc sống nhanh vô cùng. Nếu ai hay bất cứ DN nào không theo kịp sự phát triển này đồng nghĩa với tự giới hạn cuộc sống và vuột mất cơ hội. VN lại có tỉ lệ dân số trẻ, họ dùng điện thoại và Internet hằng ngày với nhiều mục đích khác nhau vì nhanh, tiện lợi và rẻ. Ở Philippines, mỗi ngày có hơn 22 triệu tin nhắn qua điện thoại được chuyển đi và điện thoại di động trở thành một ngành kinh doanh béo bở.
2. Số người sử dụng dịch vụ của các ngân hàng tăng lên là một tiềm năng rất lớn trong tương lai
Ba năm trước VN có khoảng 20 ngân hàng nhưng nay con số này sẽ là 75 vào cuối năm 2008. Thử nghĩ xem VN - nước có GDP thấp thứ ba trong ASEAN - tại sao có nhiều ngân hàng đến thế? Những năm trước muốn mua một chiếc xe máy, ngoài tiền để dành bạn phải vay mượn người thân, gia đình...
Nay nếu muốn mua nhà bạn chỉ cần chọn một trong những ngân hàng đang cho vay để mượn tiền mua nhà và trả dần theo thời gian. Số lượng người dân dùng ATM, thẻ tín dụng trong các giao dịch đã tăng lên nhanh chóng. Mười năm trước nếu bạn là người thành công, bạn sẽ giấu, nhưng nay người ta tự hào thể hiện mình là người thành đạt thông qua số lượng của những chiếc thẻ nhựa này.
3. Khát vọng sở hữu tài sản lớn gia tăng.
Ở TP.HCM, Hà Nội và nhiều TP lớn, mỗi gia đình có ít nhất một chiếc xe máy trong nhà. Giờ đây lượng người có ôtô đã tăng mà sở hữu ôtô có nghĩa là phải chi thêm một khoản tiền khá lớn cho tài xế, nhiên liệu, chỗ đậu xe... Ai cũng muốn mua nhà, chung cư. Người dân dường như bị thuyết phục rằng mình đang giàu và họ rất tự tin. Khi họ tự tin và nghĩ rằng mình giàu có họ sẽ xài nhiều tiền. Ngày trước người ta có thể để dành 80% những gì họ kiếm được, nay người ta chỉ để dành 20% số tiền kiếm được mà thôi.
4. Người tiêu dùng VN đã quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe.
Trước kia người VN ít quan tâm đến vấn đề này nhưng nay công việc đã nhiều hơn, công việc khó hơn, thời gian ngủ ít hơn, nên phần lớn người tiêu dùng VN đã xem sức khỏe là điều cần phải được quan tâm. Đặc biệt phụ nữ quan tâm nhiều đến việc liệu mình đã sử dụng đúng loại thực phẩm có đầy đủ dưỡng chất chưa, nhìn có mạnh khỏe không..., vì nếu nhìn bạn khỏe khoắn đồng nghĩa với bạn thành công. Người VN đã bận rộn hơn và ít thời gian rảnh rỗi hơn. Hãy nhìn sự tăng trưởng của các nhãn hiệu cà phê pha sẵn như G7, Vinacafe, Nestcafe... sẽ thấy lượng người muốn uống cà phê nhỏ từng giọt qua phin đã giảm dần vì họ không còn nhiều thời gian.
5. Cuộc sống của người dân ở nông thôn cũng bắt đầu thay đổi theo hướng thành thị rất nhanh.
Lượng người sở hữu tivi, điện thoại di động tăng lên nhiều. 75% dân số VN ở nông thôn, 60% GDP cũng đến từ đây và các DN cũng bắt đầu để ý nhiều đến thị trường này và cơ hội kinh doanh cũng đang tăng lên đáng kể. Khảo sát cho thấy 15% người dân