Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ , đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế, phấn đấu cho nền thương mại tự do toàn cầu là xu thế, là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, và ngoại thương đã và đang trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của bất kì nền kinh tế nào. Bắt kịp xu thế thời đại ấy, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển kinh tế đất nước nói chung và ngoại thương nói riêng trong những năm gần đây. Việt Nam đã xây dựng cho mình những thương hiệu riêng về các mặt hàng trên trường quốc tế.
Hoạt động ngoại thương hay kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, .trong đó nhập khẩu có vai trò tác động trực tiếp đến đời sống xã hội: cung cấp những mặt hang, trang thiết bị trong nước còn thiếu, còn yếu để phục vụ sản xuất và tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó xuất khẩu cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng: giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau phát triển mọi mặt của đời sống văn hoá- chính trị- xã hội, tạo vị thế trên trường quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ, Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm và thu ngoại tệ.
Đặc biệt khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ hội tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng, thúc đẩy ngoại thương phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội mới, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức và rủi ro. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, đây thực sự là vấn đề đặt ra hiện nay, giải quyết được câu hỏi đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tiến tới công nghiệp hoá hiện đại đất nước trong thời gian không xa.
Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả thì chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi vi nó là một bước quan trọng, là tiền đề, là cơ sở cho việc ra quyết định xem doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không.
Các mặt hàng như: nông sản, thuỷ sản, hải sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong đó ngành may mặc là một trong những ngành mang lại nguộn thu ngoại tệ lớn, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Công ty Cổ phần may Trường Sơn đang trên đà hoàn thiện hoá các năng lực buôn bán quốc tế đàm phán quốc tế trong các giao dịch thương mại, dưới đây là các quy trình thực hiện một giao dịch xuất khẩu hàng hoá ngoại thương của công ty.
31 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11239 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập phương án xuất khẩu quần Jeans sang Hoa Kỳ của công ty cổ phần Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬNTẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA :KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
BỘ MÔN: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
ĐỒ ÁN MÔN HỌC: KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
ĐỀ TÀI:
LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU QUẦN JEANS SANG HOA KỲ
HỌ TÊN SINH VIÊN : PHẠM THỊ THU HÀ
LỚP : KTN47-ĐH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ ĐỨC PHÚ
HẢI PHÒNG 2009
LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ…, đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế, phấn đấu cho nền thương mại tự do toàn cầu là xu thế, là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, và ngoại thương đã và đang trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của bất kì nền kinh tế nào. Bắt kịp xu thế thời đại ấy, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc phát triển kinh tế đất nước nói chung và ngoại thương nói riêng trong những năm gần đây. Việt Nam đã xây dựng cho mình những thương hiệu riêng về các mặt hàng trên trường quốc tế.
Hoạt động ngoại thương hay kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội: văn hoá, chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế,… .trong đó nhập khẩu có vai trò tác động trực tiếp đến đời sống xã hội: cung cấp những mặt hang, trang thiết bị trong nước còn thiếu, còn yếu để phục vụ sản xuất và tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân. Bên cạnh đó xuất khẩu cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng: giúp các quốc gia hội nhập và học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau phát triển mọi mặt của đời sống văn hoá- chính trị- xã hội, tạo vị thế trên trường quốc tế, tăng nguồn thu ngoại tệ,… Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm và thu ngoại tệ.
Đặc biệt khi là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO là cơ hội tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta phát triển đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng, thúc đẩy ngoại thương phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội mới, kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức và rủi ro. Vậy làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, đây thực sự là vấn đề đặt ra hiện nay, giải quyết được câu hỏi đó sẽ là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tiến tới công nghiệp hoá hiện đại đất nước trong thời gian không xa.
Để hoạt động xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả thì chúng ta phải lập được phương án kinh doanh khả thi vi nó là một bước quan trọng, là tiền đề, là cơ sở cho việc ra quyết định xem doanh nghiệp có nên xuất khẩu hay không.
Các mặt hàng như: nông sản, thuỷ sản, hải sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ… trong những năm gần đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Trong đó ngành may mặc là một trong những ngành mang lại nguộn thu ngoại tệ lớn, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Công ty Cổ phần may Trường Sơn đang trên đà hoàn thiện hoá các năng lực buôn bán quốc tế đàm phán quốc tế trong các giao dịch thương mại, dưới đây là các quy trình thực hiện một giao dịch xuất khẩu hàng hoá ngoại thương của công ty.
* Giới thiệu về công ty
Giới thiệu chung về công ty cổ phần may Trường Sơn
Tên công ty : Công ty Cổ phần may Trường Sơn
Địa chỉ văn phòng giao dịch : Hoà Nghĩa – Dương Kinh - Hải Phòng
Điện thoại : (8431) - 2830194
Fax : (8431) – 983758
Địa chỉ xưởng : Hoà Nghĩa – Dương Kinh - Hải Phòng
TKNH : 407.866.986898
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập và được mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (Viettinbank), chi nhánh Hải phòng.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may. Công ty có xưởng may hàng may mặc chất lượng cao có đủ điều kiện xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Giấy phép thành lập doanh nghiệp số : 68/QĐ TCCQ ngày 13/01/2003 do Thành phố Hải Phòng cấp.
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số : 89/QĐ BTM ngày 06/06/2003 do Bộ Thương mại cấp.
Mã số đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu số : 016 – 8968/QĐ – TTC – PTM ngày 16/08/2003 do Phòng Thương mại thành phố Hải Phòng cấp.
Quá trình hoạt động và thành lập:
Công ty cổ phần may Trường Sơn trước đây là công ty may Trường Sơn
Ngày 26/1/2005, công ty may Trường Sơn đổi thành công ty cổ phần may Trường Sơn theo quyết định 122QĐ- BCN ngày 25/12/2004
Không ngừng đầu tư mới về cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất, Công ty còn chú trọng đến các tiêu chuẩn và chính sách nghiêm ngặt như ISO 9001-2000, SA 8000, WRAP,ECO... Với nỗ lực và phấn đấu không ngừng, Công ty cổ phần may Trường Sơn đã gặt hái được thành công đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời góp phần nâng cao uy tín trên thị trường may mặc.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Công ty cổ phần may Trường Sơn chuyên cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ sau:
May gia công hàng xuất khẩu chất lượng cao cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng quốc tế.
Sản xuất hàng may mặc mang thương hiệu riêng theo đơn đặt hàng của khách hàng sỉ( như hệ thống siêu thị, bán lẻ) với yêu cầu chất lượng tốt và giá cả vừa phải.
Thiết kế, sản xuất, kinh doanh hàng thời trang may mặc với chiến lược đa thương hiệu phục vụ các phân khúc tiêu dùng khác nhau từ phổ thông đến đáng tiền, đến cao cấp.
Kinh doanh nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may mặc phục vụ sản xuất của công ty và các công ty khác trong ngành.
Cơ cấu tổ chức của công ty:
Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị: Bà Phạm Thị Thu Hà
Uỷ viên hội đồng quản trị: Ông Phạm Xuân Vinh
Uỷ viên hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Duy Hải
Uỷ viên hội đồng quản trị: Bà Đỗ Trang Nhung
Uỷ viên hội đồng quản trị: Ông Vũ Đỗ Tuấn Linh
Ban lãnh đạo:
Chủ tịch hội đồng quản trị: Bà Phạm Thị Thu Hà
Tổng giám đốc: Bà Phạm Thị Thu Hà
Phó Tổng giám đốc: Ông Phạm Xuân Vinh
Phó tổng giám đốc: Ông Nguyễn Hữu Thắng
3.3 Ban kiểm soát:
- Trưởng ban kiểm soát: Bà Lê Huyền Nga
- Uỷ viên ban kiểm soát: Ông Trần Xuân Chung
- Uỷ viên ban kiểm soát: Ông Đỗ Đức Anh
3.4. Khối phòng ban
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kinh doanh hàng xuất khẩu
- Phòng kinh doanh hàng nội địa
- Phòng kế toán thị trường
- Phòng kho vận
- Phòng xuất nhập khẩu
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng quản lý chất lượng
- Phòng kỹ thuật công nghệ
- Phòng cơ điện
- Phòng bảo vệ
3.5. Các xí nghiệp:
- Xí nghiệp Trường Sơn 1
- Xí nghiệp Trường Sơn 2
4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2009
Xây dựng và phát triển thương hiệu mạnh ngành thời trang là định hướng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của công ty, vì vậy Công ty đã hoạch định chiến lược đa thương hiệu, thể hiện trên mọi mặt như về cấu trúc quản lý sản phẩm và thương hiệu, định vị thương hiệu, hệ thống bản sắc thương hiệu, chính sách sản phẩm, nghiên cứu & phát triển (R&D), chính sách giá, hệ thống phân phối và đặc biệt phát triển nguồn lực nhân sự.
Với mong muốn từng bước dẫn đầu một số phân khúc thị trường trong nước và tiến dần ra thị trường ngoài nước, công ty May Trường Sơn tập trung ưu tiên đầu tư một số lãnh vực bao gồm:
Gia tăng số lượng và tăng cường đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang có năng lực nhằm sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới với thiết kế & kiểu dáng độc đáo.
Thuê các chuyên gia trong và ngoài nước để đào tạo & nâng cao năng lực nhân viên.
Mua quyền cấp phép kinh doanh các thương hiệu của các tập đoàn thời trang nổi tiếng để đa dạng hóa thương hiệu, nâng cao hình ảnh thương hiệu, tầm vóc và hoạt động của Công ty.
Tăng cường quảng bá thương hiệu thông qua kế hoạch tiếp thị truyền thông & thực hiện thường xuyên các chương trình & chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Mở rộng hệ thống phân phối và điểm bán lẻ trên toàn quốc.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
Kiên trì phát huy những sản phẩm phù hợp với thế mạnh của công ty, đồng thời liên tục sáng tạo những dòng sản phẩm mới đi cùng với trào lưu thời trang thế giới để đáp ứng kịp thời nhu cầu thời trang của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.
Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của người tiêu dùng để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu thời trang.
Trong năm 2009, trước tình hình nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái nhưng công ty cổ phần may Trường Sơn vẫn đặt ra kế hoạch tăng trưởng, và tăng 200% doanh thu bán hàng nội địa và 150% doanh thu bán hàng xuất khẩu.
Phần 1: Những cơ sở để lập phương án xuất khẩu
1.Mục đích và ý nghĩa của phương án xuất khẩu
a.Mục đích
Việc lập phương án xuất khẩu là khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp.Thông qua việc nghiên cứu thị trường,dựa trên các cơ sở pháp lý của Nhà nước và tình hình kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh dự kiến của mình,doanh nghiệp tiến hành lập một kế hoạch kinh doanh xuất khẩu một mặt hàng cụ thể. Đây là một căn cứ quan trọng để trình lên các cấp,ngành,các bộ phận có liên quan nghiên cứu xem xét tính khả thi,hợp lý của phương án,từ đó ra quyết định phương án có được phép thực hiện hay không.Việc lập phương án xuất khẩu cho phép doanh nghiệp có thể tính toán một cách hợp lý nhất các chỉ tiêu để nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao nhất, đây là mục tiêu của toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh
b. Ý nghĩa
Lập phương án xuất khẩu là việc lập kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh.Nếu việc lập phương án xuất khẩu không được tiến hành hay tiến hành không chặt chẽ,chính xác trong việc tính toán thì sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện xuất khẩu có thể dẫn tới thiệt hại trong công việc kinh doanh của daonh nghiệp.
Phương án xuất khẩu là cơ sở để xin phép các cơ quan ban ngành có liên quan cho phép thực hiện và cấp giấy phép kinh doanh.Không phải tất cả các mặt hàng đều được phép xuất khẩu,nó phải phù hợp với các quy định của Nhà nước,hợp lý và có khả năng thúc đẩy kinh tế phát triển thì mới được cấp giáy phép kinh doanh.
Ngoài ra phương án xuất khẩu còn là cơ sở để xin cấp vốn kinh doanh.Một dự án muốn thực hiện được thì phải có đủ vốn nhưng không pjải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu do đó hầu hết các hợp đồng đều phải vay vốn Ngân hàng để thực hiện.Chính vì vậy một phương án muốn thực hiện được tốt thì phải có đủ sức thuyết phục đối với nhà đầu tư,phải có khả năng thực hiện và tạo ra lợi nhuận,có như vậy ngân hàng mới chấp nhận cho vay vốn
Một phương án xuất khẩu tốt sẽ có lợi cho cả hai bên đối tác làm ăn nó quyết định sự tồn tại hay không của phương án và quyết định đến cả mức độ thành công,lợi ích và lợi nhuận thu về sau khi phương án được thực hiện.
Doanh nghiệp sẽ bàn giao kế hoạch này cho phòng nghiệp vụ và đây sẽ là một cơ sở nữa cho phòng nghiệp vụ nghiên cứu để lập một phương án kinh doanh.
Như vậy phương án kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng và to lớn với hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đơn vị và có ảnh hưởng to lớn đến tổng công ty
2. Cơ sở pháp lý để lập phương án xuất khẩu
Để lập phương án kinh doanh xuất khẩu quần jeans cho năm 2009 công ty chúng tôi căn cứ vào các điều kiện :
- Căn cứ vào luật thương mại của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006
- Căn cứ vào nghị định 12/CP của chính phủ được ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.
- Căn cứ vào các bản pháp quy khác của chính phủ quy định chi tiết về hoạt động XNK.
- Căn cứ vào các quy định khác của chính phủ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng may mặc nói riêng.
3. Cơ sở thực tế.
3.1. Order của khách hàng
Đơn đặt hàng của thị trường Hoa Kỳ:
Sunflower Co.,Ltd
No: 128 Wall Street
New York, USA
Tel :420212.9051988
Fax : 420212.9051988
USA, 21st May.2009
ORDER
To : Trường Sơn Joint Stock Company
No : Hoà Nghĩa – Dương Kinh
Hai Phong, Viet Nam
Tel :0084. 031.2830194
Fax: 0084.0313.983758
Dear Sir
We have decided to place a trial order you for 1500 jeans trouser
Asrequestted, we have to day informed your detail of purchase condition and price list that we could order :
Item No (LSS – E1)
Unit price, FOB-Incoterm 2000 (USD)
Quantity (unit)
Size
Total value (USD)
Black ’jeans trouser
14
5000
S, M
L, XL
XXL
70.000
Blue ’jeans trouser
14
5000
70.000
White jeans trouser
14
5000
70.000
Total
15.000
210.000
Payment : in US dollars by irrevocable L/C in to our account No : 087542589 at Industrial & commercial bank of America.
We are looking forward to your favorable reply.
Yours faithfully
3.2. Kết quả nghiên cứu thị trường
3.2.1. Thị trường trong nước
- Hàng dệt may trong nước có thể được cung cấp bở nhiều nguồn khác nhau:
+ Nhập khẩu từ nước ngoài, trong thị trường nội địa cũng có những sản phẩm may mặc của những hang thời trang nổi tiếng thế giới như: fastion, gues, Versace…những sản phẩm này có chất liệu tốt, kiểu dáng đẹp, tuy nhiên lại có giá thành rất cao. Một chiếc quần jeans nhập về giá có thể từ bảy tám trăm ngàn lên đến vài triệu/ chiếc.
+ Năm 2009 tổng cầu hàng dệt may trên thế giới có thể giảm 15%, mục tiêu xuất khẩu từ 9,2-9,5 tỷ USD đang là thách thức lớn với dệt may trong nước.Và, quay lại "sân nhà" là lựa chọn đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu. Nhiều công ty may mặc tăng cường đầu tư vào thị trường nội địa, do đó lượng cung hàng may mặc ở thị trường trong nước sẽ dồi dào và đa dạng hơn. Các công ty may mặc bắt đầu tập trung nhiều hơn để cạnh tranh trên thị trường nội địa thay vì chủ yếu hướng ra xuất khẩu. Sản phẩm nhờ đó cũng đa dạng hơn, chất liệu được cải tiến nhiều và giá thành hợp lý do có lợi thế về chi phí, lao động rẻ..Giá thành phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng. Đặc biềt khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện nay thì việc tìm mọi giải pháp hạ giá thành sản phẩm được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.
Không nằm ngoài xu hướng đó, công ty cổ phần may Trường Sơn đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Và sản phẩm của công ty đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường nội địa.
Nhiều người tiêu dùng nhận xét, quần áo nội tuy chưa phong phú về kiểu dáng, mẫu mã nhưng chất liệu, chất lượng đã tiến bộ nhiều, giá cả lại chấp nhận được.
Riêng với mặt hàng quần jeans, ngay trong thị trường nội địa cũng có rất nhiều chủng loại, mẫu mã với nhiều mức giá khác nhau, thường giao động từ 180 đến 300 ngàn đồng/ chiếc.
- Tuy nền kinh tế đang trong thời ký suy thoái nhưng nhu cầu may mặc vẫn là nhu cầu không thể thiếu trong đới sống. Việt Nam là nước có dân số đông, hơn 80 triệu dân là thị trường đầy tiềm năng cho hàng may mặc nói chung và quần Jean nói riêng. Hiện nay, người tiêu dùng hàng dệt may có thể chia làm những nhóm: một là xính hàng hiệu, thích hàng độc, và có nhóm người tiêu dùng thích những hàng hoá có mẫu mã đẹp đa dạng, chất lượng tốt, không quan trọng đến thương hiệu nhưng không thích những sản phẩm tràn lan như hàng hoá Trung Quốc. Nhu cầu của người tiêu dùng cũng rất phong phú và đa dạng.
Để tận dụng hết thị trường đầy tiềm năng này, bản thân công ty may cần phải có những cố gắng nhất địn : Đầu tư nâng cấp dây chuyền mưói, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo uy tín của thương hiệu. Đầu tư nâng cao trình độ tay nghề của công nhân nghành dệt may, tăng cường đầu tư xúc tiến thương mại, khảo sát nắm vững nhu cầu dệt may của Mỹ, tính toán cân đối hợp lý giữa giá bán và giá thành sản phẩm nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của hàng dệt may.
3.2.2. Thị trường nước ngoài
Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các năm. Năm2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD; thì sang năm 2004 đạt 4,3 tỷ USD và cho đến năm 2008 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9,5 tỷ USD. 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 6,8 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung cả năm 2008, KNXK hàng dệt may cả nước ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17% so với cả năm 2007, đạt 96% kế hoạch năm. Theo số liệu thống kê, trong tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 563 triệu USD, giảm 24% so với tháng 1 và tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 2 tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 11,3% kế hoạch xuất khẩu năm.
* một số thị trường:
Trong tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang hầu hết các thị trường chủ chốt đều giảm rất mạnh. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Mỹ giảm 23,67% so với tháng trước, đạt 300,4 triệu USD. Như vậy, hai tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ giảm 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 700,1 triệu USD. Do xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 2/2009, chỉ đạt 90,7 triệu USD, giảm 37% so với tháng trước, nên kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm của nước ta sang EU chỉ tăng 0,71% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 235 triệu USD.
Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.
Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang các thị trường chủ chốt đều giảm mạnh, thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước trong khối ASEAN vẫn tăng khá. Tháng 2/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Nhật Bản tăng 3,2% so với tháng 1 và tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang Nhật tăng 26,8% so với 2 tháng năm 2008, đạt 138 triệu USD. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may nước ta. Dự đoán, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhờ việc thực thi Hiệp định miễn thuế hàng hoá xuất nhập khẩu.
Tương tự, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang các nước trong khối ASEAN trong tháng 2/2009 cũng tăng trưởng cao, tăng 19,79% so với tháng 1 và tăng 69,58% so với cùng kỳ năm ngoái . Tính chung 2 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng 31% so với 2 tháng năm 2008, đạt 26,7 triệu USD.
Xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang Đài Loan phục hồi mạnh. 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 51,4 triệu USD, tăng 160,81% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng tăng khá. Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang Hàn Quốc đạt trị giá 26,1 triệu USD, tăng 41,79% so với 2 tháng năm 2008. Như vậy, với kết quả xuất khẩu đạt được trong hai tháng đầu năm của ngành dệt may nước ta là khá cao, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục lan rộng làm sức mua tại các thị trường chính giảm mạnh. Về lâu dài, ngoài việc cố gắng giảm thiểu tác động từ cuộc khủng hoảng xuống mức thấp nhất, các doanh nghiệp bên cạnh việc chủ động tìm kiếm phát triển thị trường mới cũng phải quan tâm tới việc phát triển thị trường nội địa.
* Thị trường Mỹ:
- Mỹ vốn là thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàng may mặc, vì Mỹ là nước có dân số đông, đây là thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng may mặc nói chung và quần jeans nói riêng.
- Nước Mỹ có nền kinh tế phát triển, do đó sẽ tăng nhu cầu về may mặc, những mặt hàng cao cấp có thể dễ được tiêu thụ hơn. Đặc biệt với những con người của 1 nền kinh tế năng động như kinh tế Mỹ thì sản phẩm quần jeans được mọi lứa tuổi,