Đề tài Lắp ráp, cài đặt và sử lý xự cố máy tính

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy ,cô Trường Cao Đẳng Công Thương – khoa công nghệ thông tin, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là thầy . Đã cho em rất nhiều kiến thức và niềm đam mê ngành công nghệ thông tin mà em đã chọn. cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, giải đáp những thắc mắc trong quá trình làm báo cáo. nhờ đó, em mới có thể hoàn thành được bài báo cáo này. Trong quá trình làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo này chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý thầy để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai.

docx97 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lắp ráp, cài đặt và sử lý xự cố máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Lắp ráp,cài đặt và sử lý xự cố máy tính Lời Cảm Ơn Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy ,cô Trường Cao Đẳng Công Thương – khoa công nghệ thông tin, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là thầy …. Đã cho em rất nhiều kiến thức và niềm đam mê ngành công nghệ thông tin mà em đã chọn. cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, giải đáp những thắc mắc trong quá trình làm báo cáo. nhờ đó, em mới có thể hoàn thành được bài báo cáo này. Trong quá trình làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo này chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý thầy để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai. Kính chúc thầy luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn ! NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LỜI GIỚI THIỆU - Trong vài năm trở lại đây, máy tính còn rất xa lạ với chúng ta vì khi đó nghành Công Nghệ Thông Tin vẫn chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta. - Công nghệ thông tin là một thuật ngữ rộng bao quát gồm phương pháp, phương tiện, kĩ thuật máy tinhsvaf viễn thông, kĩ thuật lập trình … để khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và đa dạng phục cụ lợi ích con người. - Công Nghệ Thông Tin ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển không ngừng của nước ta. Nó nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế, xã hội. - Ngày nay, Công Nghệ Thông Tin đang dần được phổ cập rộng rãi cà phát triển trong hầu hết các ngành nghề và cả trong môi trường đào tạo. - Như chúng ta biết, để một máy tính có thể chạy được, cần phải lắp ráp các phần cứng và cài đặt những chương trình cần thiết. nhận thấy được tầm quan trọng của việc này, vì vậy em đã chọn đề tài lắp ráp,cài đặt và sử lý xự cố máy tính với mong muốn đóng góp một ít kiến thức cơ bản mà mình biết về phần mềm và phần cứng máy tính nhằm giúp các bạn mới bắt đầu làm quen với máy tính có điều kiện hiểu biết hơn về máy tính . CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Lý do chọn đề tài: - Đề tài lắp rap,cài đặt và sử lí xự cố máy tính Giúp sinh viên có thêm có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ, hệ thống lại kiến thức. - Tạo điều kiện để sinh viên thực hành, nhằm nâng cao khả năng làm việc , tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng thuyết trình. 2. Mục đích nghiên cứu : - Nắm vững các kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính. - Có đủ kiến thức về kỹ thuật làm nền tảng cho việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính. - Có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong hệ thống máy vi tính. 3. Dự kiến kết quả đạt được Lắp rắp và cài đặt một hệ thống máy tính hoàn chỉnh khai thác các trình tiện ích hệ thống như: quản lý đĩa cứng, tạo đĩa CD, cài đặt nhiều hệ điều hành trên một máy, sao lưu và phục hồi dữ liệu, xử lý sự cố ... CHƯƠNG II: TỔNG QUAN, CẤU TRÚC MÁY TÍNH Giới thiệu tổng quát về máy tính 1.1 Giới thiệu về máy tính - Máy vi tính là công cụ cho phép xử lý thông tin một cách tự động theo những chương trình đã được lập sẵn từ trước. Mục đích làm việc của máy tính là xử lý thông tin, trong đó chương trình đã được lập sẵn quy định máy tính sẽ tiến hành xử lý thông tin như thế nào. Chương trình là một dãy các lệnh theo một trình tự nhất định để thực hiện một công việc nào đó từng bước một theo ý muốn của người lập trình. Như vậy chương trình là một tập các chỉ thị để ra lệnh cho máy tính thực hiện công việc nhằm đạt đến mục tiêu hay kết quả của việc thực hiện chương trình. Muồn máy tính thực hiện chương trình tự động thì máy tính phải có chức năng "nhớ" tập lệnh của chương trình. - Cơ chế làm việc của máy tính Máy tính làm việc theo hai nguyên tắc : - Máy tính thực hiện công việc theo các chương trình đã được lưu trữ trong bộ nhớ. - Để thực hiện chương trình máy tính tuần tự đọc các lệnh, giải mã lệnh, thực thi lệnh(thi hành lệnh). Chẳng hạn ta có một chương trình yêu cầu máy tính thực hiện , theo nguyên tắc thì chương trình phải được nạp hay được lưu trữ trong bộ nhớ. Để thực hiện chương trình đó, theo nguyên tắc làm việc thì máy tính lần lượt đọc các lệnh của chương trình đó, giải mã lệnh và thực thi lệnh. Chỉ khi máy tính thực hiện xong một lệnh thì lệnh kế tiếp mới được đọc vào, giải mã và thực hiện. Nếu một lệnh không thực hiện được thì máy tính sẽ bị ngưng làm việc(treo máy) hay máy báo lỗi nếu có cơ chế báo lỗi. 1.2 Lịch sử phát triển - Nhiều thế hệ trôi qua con người đã thực hiện các phép toán với các con số chủ yếu bằng tay hay bằng các công cụ tính thô sơ (bảng tính, thước tính ...). - Năm 1943,John Mauchley và các học trò của ông đã chế tạo ra chiếc máy tính điện tử đầu tiên ở Mĩ - chiếc máy tính được đặt tên là ENIAC (Electronic Numerial Itergrator And Calculator).Nó gồm 18.000 đèn điện tử, 1500 rơ le, nặng 30 tấn, tiêu thụ công suất điện 140KW.Chiếc máy này mục đích phục vụ quân đội trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhưng đến năm 1946 nó mới hoàn thành. Cho đến ngày nay máy tính đã có những sự phát triển vượt bậc, ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội với rất nhiều chủng loại thế hệ tuỳ theo công việc. Tuy nhiên kể từ đó đến nay có thể phân máy tính ra thành các thế hệ sau: Thế hệ 1: (1950-1959): - Về kỹ thuật: linh kiện dùng đèn điện tử, độ tin cậy thấp, tổn hao năng lượng. Tốc độ tính toán từ vài nghìn đến vài trăm nghìn phép tính/giây. - Về phần mềm:chủ yếu dùng ngôn ngữ máy để lập trình. - Về ứng dụng: mục đích nghiên cứu khoa học kỹ thuât. Thế hệ 2: (1959-1964): - Về kỹ thuật:linh kiện bán dẫn chủ yếu là transistor. Bộ nhớ có dung lượng khá lớn. - Về phần mềm: đã bắt đầu sử dụng một số ngôn ngữ lập trình bậc cao:Fortran,Algol, Cobol,... - Về ứng dụng: tham gia giải các bài toán kinh tế xã hội. Thế hệ 3 (1964-1974) : - Về kỹ thuật: linh kiện chủ yếu sử dụng các mạch tích hợp (IC),các thiết bị ngoại vi được cải tiến, đĩa từ được sử dụng rộng rãi.Tốc độ tính toán đạt vài triệu phép toán trên giây;dung lượng bộ nhớ đạt vài MB (Megabytes). - Về phần mềm: Xuất hiện nhiều hệ điều hành khác nhau.Xử lí song song. Phần mềm đa dạng, chất lượng cao, cho phép khai thác máy tính theo nhiều chế độ khác nhau. - Về ứng dụng: tham gia trong nhiều lĩnh vưc của xã hội. Thế hệ thứ 4 (1974-199?): - Về kỹ thuật: Xử dụng mạch tích hợp cỡ lớn (Very large scale integration) VLSI, thiết kế các cấu trúc đa xử lí. Tốc độ đạt tới hàng chục triệu phép tính /giây. Ở đây chúng ta chủ yếu nói về cấu trúc máy vi tính tương thích IBM nên lịch sử của chiếc máy PC gắn liền với sự phát triển của IBM-PC.chiếc máy tính cá nhân đã phát triển cùng với sự phát triển của các bộ vi xử lý . Máy IBM_PC coi như được khởi đầu từ một công trình của phòng thí nghiệm tại Atlanta của IBM. + Từ năm 1979-1980 IBM hoàn thành chiếc máy Datamaster. Máy này dùng vi xử lý 16 bit của Intel + Năm 1980 kế hoạch sản xuất máy PC bắt đầu được thực hiện. Chiếc máy IBM_PCđầu tiên dùng một bộ vi xử lý 8 bits của Intel, bộ VXL 8085. + Năm 1981-1982 IBM sản xuất máy tính PC sử dụng bộ vi xử lý 8086,8088. o Năm 1984 máy tính xử dụng chíp 80286. + Năm 1987 máy tính xử dụng bộ VXL 32bits 80386. + Năm 1990 bộ VXL 80486 ra đời với nhiều tính năng hơn. + Năm 1993 Bộ VXL Pentium ra đời mở ra một thế hệ vi tính cá nhân mới với 64 bits dữ liệu, 32 bit địa chỉ. + 1995-1999 các thế hệ VXL mới như MMX,Pentium II,III với khả năng biểu diễn không gian 3 chiều, nhận dạng tiếng nói... + Từ năm 2000 cùng với Merced một thế hệ VXL 64 bit với cấu trúc hoàn toàn mới ra đời đã tạo ra một thế hệ máy vi tính mới. - Về ứng dụng : Máy tính đã được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội. Thế hệ thứ 5: Theo đề án của người Nhật chiếc máy tính điện tử thế hệ thứ 5 có cấu trúc hoàn toàn mới, bao gồm 4 khối cơ bản.Một trong các khối cơ bản là máy tính điện tử có cấu trúc như hiện nay và liên hệ trực tiếp với người sử dụng thông qua khối giao tiếp trí thức gồm 3 khối con: bộ xử lý giao tiếp, cơ sở tri thức và khối lập trình. Cấu trúc máy tính Thiết bị xử lý Thiết bị lưu chữ Thiết bị nhập Thiết bị xuất 2.1 Thiết bị nhập (Input Devices) Là những thiết bị nhập dữ liệu vào máy tính như bàn phím, chuột, máy quét, máy scan... 2.2 Thiết bị xử lý (Processing Devies) Là những thiết bị xử lý dữ liệu bao gồm bộ vi xử lý, bo mạch chủ. 2.3 Thiết bị lưu trữ (Stogare Devices) Là những thiết bị lưu trữ dữ liệu bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.  Bộ nhớ trong bao gồm bộ nhớ chì đọc ROM, bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên RAM. Bộ nhớ ngoài bao gồm ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD, DVD, ổ cứng USB, thẻ nhớ và các thiết bị lưu trữ khác. 2.4 Thiết bị xuất (Output Devices) Là những thiết bị hiển thị và xuất dữ liệu từ máy tính. Thiết bị xuất bao gồm màn hình, đèn chiếu, máy in... CHƯƠNG III: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH PC Thiết bị nội vi 1.1 CPU 1.1.1 - giới thiệu :CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là ơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử ốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transistor 1.1.2 Cấu tạo CPU có 3 khối chính là : + Khối 1 Bộ điều khiển ( Control Unit ):Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí,được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây-Mhz. Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với chúng. + Khối 2 Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi,đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học (+,-,*,/ ) hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…). + Khối 3 Thanh ghi ( Register ): Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý. 1.1.3 Các thông số kỹ thuật : Khi nhắc đến bộ vi xử lý trung tâm của máy tính CPU (Central Processing Unit) thì hầu hết mọi người thường chỉ quan tâm đến xung nhịp của nó (core speed). Ví dụ như: 3.0GHz, 2.8GHz... Theo quan niệm phổ thông, chip nào có xung nhịp càng cao thì sẽ càng... mạnh. Tuy nhiên, khả năng xử lý của một con chip CPU còn phụ thuộc vào rất nhiều thứ như bộ nhớ đệm (Cache) hay số nhân. Những thông số này góp phần giúp chúng ta có thể chọn một bộ vi xử lý chạy ổn định, trơn tru và mát mẻ. Hãy cùng phân tích con chip Intel® Pentium® Dual-Core E5200 (2M Cache, 2.50 GHz, 800 MHz FSB) để làm ví dụ. - Name: Intel® Pentium® Dual-Core E5200  Đây là dòng CPU dành cho máy tính để bàn với bộ xử lý lõi kép, số hiệu là E5200 (số hiệu này do intel đặt để phân biệt các dòng vi xử lý cùng một thế hệ). Mỗi số hiệu sẽ chỉ về con chip với tốc độ xử lý và sức mạnh khác nhau. Còn cái tên Dual Core là để phân biệt với các dòng khác như Core 2 Duo, dòng i hoặc Pentium cũ. - L2 Cache: 2MB Là dung lượng của vùng nhớ đệm cấp 2 (L2-cache). Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của chip. Chỉ số này càng cao sẽ giúp cho CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn. - Clock speed: 2.50 GHz Đây là xung nhịp của bộ vi xử lý được tính bằng số phép tính mà bộ vi xử lý tính được trong 1 giây. Vậy con số 2.5GHz cho ta biết E5200 có thể tính được 2,5 triệu phép tính trong 1 giây trên mỗi nhân, vì E5200 là bộ vi xử lý lõi kép với 2 nhân hoạt động độc lập.  - FSB: 800 MHz  - FSB (Front Side Bus) là chỉ số đo tốc độ "lõi" của đường giao tiếp giữa CPU và mainboard. Một chip vi xử lý được đánh giá nhanh hay chậm tuỳ thuộc khá lớn vào giá trị này. Vi xử lý chạy được bus 800MHz thì đương nhiên hơn hẳn so với vi xử lý chỉ chạy được bus 400 Mhz 1.1.4 Phân loại CPU:CPU được chia thành 2 loại (Dạng khe cắm Slot,Dạng chân cắm Socket). - Dạng khe cắm (Slot) : Slot1: dùng cho những CPU PII, PIII có 242 chân dạng khe cắm của hãng Intel. Slot A Athlon: dùng cho những CPU 242 chân dạng khe cắm của hãng AMD. - Dạng chân cắm (Socket) : Socket 370: Pentium II, Celeron, Pentitum III Socket 478: Celeron, Pentium IV Socket 775: Pentium D. Lưu ý!: Socket đi kèm với 1 số là số chân của CPU, và phải xác định mainboard có socket bao nhiêu để dùng đúng loại CPU tương ứng Socket 370 Socket 478 Socket 775 1.1.5 các loại CPU phổ biến hiện nay: - Core 2 Duo : CPU core 2 duo + Model Number - G630 + Frequency - 2.7 GHz + L3 Cache - 3 MB + TDP - 65W + GPU 850/1100MHz + Socket – 775 + Manufacturing Technology : 32nm - Core i3 : CPU core i3 + Model Number - Core i3-2120 + Frequency - 3.3GHz + L3 Cache - 3MB + TDP - 65W + 2 cores, 4 threads + GPU 850/1100MHz + Socket - LGA 1155 - Core i5 CPU core i5 + Model Number - Core i5-3330 Ivy Bridge + Frequency - 3.0GHz + L2 Cache - 6MB + TDP - 77W + 4 cores, 4 threads + GPU : Intel HD 2500 (650Mhz upto 1050Mhz in turbo mode) + Socket - LGA 1155 + Lithography : 22nm - Core i7 CPU core i7 - Model Number - Core i7-3770K Ivy Bridge - Frequency - 3.5GHz - Smart Cache - 8MB - TDP - 77W - 4 cores, 8 threads - GPU : Intel HD 4000 (650Mhz upto 1150Mhz) - Socket - LGA 1155 Mainboard 1.2.1- Giới thiệu : Mainboard hay Motherboard có tên tiếng Việt là bo mạch chủ. Đây là một bản mạch in đóng vai trò trung gian giao tiếp giữa các thiết bị được gắn lên nó, ví dụ CPU, card màn hình rời, Ram, ổ cứng, ổ đĩa quang, các card mở rộng...Các thiết bị này có thể được gắn trực tiếp lên Mainboard hoặc được kết nối qua các loại dây cáp (cable) chuyên dụng. Trước đây, việc kết nối và điều khiển các thiết bị trên được thực hiện qua các chipsets trên Mainboard (chipset cầu Bắc và chipset cầu Nam). Hiện nay, công việc này được đảm nhận chủ yếu bởi một chipset duy nhất và CPU. 1.2.2- cấu tạo : Chipset - Công dụng: Là thiết bị điều hành mọi hoạt động của mainboard. - Nhân dạng: Là con chíp lớn nhấn trên main và thừơng có 1 gạch vàng ở một góc, mặt trên có ghi tên nhà sản xuất. - Nhà sản xuất: Intel, SIS, ATA, VIA... Giao tiếp với CPU(socket). - Công dụng: Giúp bộ vi xử lý gắn kết với mainboard. - Nhân dạng: Giao tiếp với CPU có 2 dạng khe cắm (slot) và chân cắm (socket). + Dạng khe cắm là một rãnh dài nằm ở khu vực giữa mainboard dùng cho PII, PIII đời cũ. Hiện nay hầu như người ta không sử dụng dạng khe cắm. + Dạng chân cắm (socket) là một khối hình vuông gồm nhiều chân. Hiên nay đang sử dụng socket 370, 478, 775 tương ứng với số chân của CPU. AGP Slot Khe cắm card màn hình AGP viết tắt từ Array Graphic Adapter. - Công dụng: Dùng để cắm card đồ họa. - Nhận dạng: Là khe cắm màu nâu hoặc màu đen nằm giữa socket và khe PCI màu trắng sữa trên mainboard. - Lưu ý: Đối với những mainboard có card màn hình tích hợp thì có thể có hoặc không có khe AGP. Khi đó khe AGP chỉ có tác để nâng cấp card màn hình bằng card rời nếu cần thiết để thay thế card tích hợp trên mainboard. RAM slot - Công dụng: Dùng để cắm RAM và main. - Nhận dạng: Khe cắm RAM luôn có cần gạt ở 2 đầu. Lưu ý: Tùy vào loại RAM (SDRAM, DDRAM, RDRAM) mà giao diện khe cắm khác nhau. PCI Slot PCI - Peripheral Component Interconnect - khe cắm mở rộng - Công dụng: Dùng để cắm các loại card như card mạng, card âm thanh, ... - Nhận dạng: khe màu trắng sử nằm ở phía rìa mainboard. ISA Slot Khe cắm mở rộng ISA - Viết t ắt Industry Standard Architecture. - Công dụng: Dùng để cắm các loại card mở rộng như card mạng, card âm thanh... - Nhận dạng: khe màu đen dài hơn PCI nằm ở rìa mainboard (nếu có). Lưu ý: Vì tốc độ truyền dữ liệu chậm, chiếm không gian trong mainboard nên hầu hết các mainboard hiện nay không sử dụng khe ISA IDE Header Viết tắt Intergrated Drive Electronics - là đầu cắm 40 chân, có đinh trên mainboard để cắm các loại ổ cứng, CD Mỗi mainboard thường có 2 IDE trên mainboard: IDE1: chân cắm chính, để cắm dây cáp nối với ổ cứng chính IDE2: chân cắm phụ, để cắm dây cáp nối với ổ cứng thứ 2 hoặc các ổ CD, DVD... - Lưu ý: Dây cắp cắm ổ cứng dùng được cho cả ổ CD, DVD vì 2 IDE hoàn toàn giống nhau. ROM BIOS Là bộ nhớ sơ cấp của máy tính. ROM chứa hệ thống lệnh nhập xuất cơ bản (BIOS - Basic Input Output System) để kiểm tra phần cứng, nạp hệ điều hành nên còn gọi là ROM BIOS. PIN CMOS Là viên pin 3V nuôi những thiết lập riêng của người dùng như ngày giờ hệ thống, mật khẩu bảo vệ ... Cổng giao tiếp với các thiêt bị ngoại vi 1.2.3 - Thông số kỹ thuật - VGA and HDMI display interface: là các cổng suất tín hiệu ra màn hình từ main - 2* dual-channel DDR3 1600/1333MHz, up to 16GB :cho biết main hỗ trợ 2 khe cắm ram bus 1333 , Ram tối đa được gắn lên main là 16 G - 4*SATAII, Gigabit Lan :cho biết main hỗ trợ 4 cổng kết nối sata II và card lan - 8*USB2.0 connectors :cho biết main có 8 cổng USB 2.0 1.2.4 các loai main phổ biến hiện nay - Main intel: - Main gigabyte - Main foxconn - Main asus 1.3 HDD – Harđisk: - Là thiết bị lưu trữ thông tin chính của máy tính, với dung lượng lớn. thường được gắn cố định trong case. 1.3.1 cấu tạo: - Đĩa cứng được kết hợp từ nhiều đĩa từ nhỏ tròn (nhiều tầng) bao kín trong lớp vỏ kim loại chắc chắn. - Đầu từ(Head): có thể di chuyển trên mặt đĩa để đọc và ghi gọi là đầu đọc ghi. đầu đọc ghi của đĩa cứng được đánh dấu từ 0 đến n-1(n là tổng số đầu đọc ghi = tổng số tầng) - Rãnh(Track): là những vòng tròn đồng tâm được chia đều trên 2 mặt đĩa. Vòng tròn đầu tine được đánh số 0 và cho đến hết đĩa). - Cylinder: là một ống hình trụ di xuyên qua mỗi đĩa nhỏ ở một track đặt biệt ta thấy số track và số cylinder bằng nhau. - Sector: là những cung bằng nhau, được chia đều trên một track. mỗi sector chứa 512byte. - Cluster: là tập hợp nhiều secter, số sector trên một clister biến đổi tuỳ theo version của BIOS, DÓ,Windows hay loại đĩa. 1.3.2 Tổ chức logic của đĩa cứng : - Partition: là một ngăn logic của đĩa cứng, được chia bởi người sử dụng. - Volume: là một ổ đĩa logic mà DOS gán một mẫu ký tự cho 1 partition. - Master Boot: là vùng đặc biệt nằm trên đĩa cứng, gọi là vùng khởi động hay vùng boot, chiếm ngụ ở secter thứ 2 của head 0,track 0 . - Bảng FAT (File Allocation Table): là danh mục các cluster đã được phân bố trong đĩa. bảng FAT dùng để chia không gian cho các tập tin. Dos ghi nhận 2 bảng FAT giống nhau để phòng hờ việc kiểm tra thừa và sự thiệt hại bảng FAT chính. Root Directory: là vùng chứa tên, kích thước, ngày giờ, thuộc tính và địa chỉ đầu tiên của các thư mục con và tập tin trong đĩa, các tập tin trên đĩa càng nhiều thì Root Directory càng lớn. - Data : là vùng thực sự chứa dữ liệu được lưu chữ trên đĩa. 1.3.3 Phân loại: - Có rất nhiều hãng sản xuất đĩa cứng máy tính như:Quantium, Seagate, IBM … Đĩa cứng thông thường có 2 dạng chuẩn đó là: - Chuẩn IDE(intergrated Driver Electronics): đây là chuẩn phổ biến nhất của đĩa cứng, các mainboard hiện nay đều có chức năng hỗ trợ IDE. - Chuẩn SCSI(Small Computer System Interface): đây là chuẩn ít phổ biến, đối với dạng chuẩn này phải có thêm 1 card điều khiển riêng cho nó gọi là card SCSI và ta phải tốn thêm 1 slot trên mainboard. RAM(Random Access Memory ): - Là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc