Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế càng phát triển bao nhiêu, mức sống xã hội càng tăng lên bao nhiêu thì lối sống của tuổi “teen” càng “thời đại” bấy nhiêu. Cái “thời đại” ở đây không chỉ là sự hiểu biết, tri thức và thông minh mà còn cả sự xa xỉ, sự đua đòi và sành điệu Đặc biệt hơn, những thói xấu đó đang dần “nhiễm” mạnh vào tầng lớp sinh viên – tầng lớp tri thức của đất nước, của xã hội.
Ông bà ta từng dạy con cháu rằng: “tiên học lễ, hậu học văn”; “học ăn, học nói, học gói, học mở” nghĩa là trước khi đi ra xã hội điều trước tiên phải học là nghi thức giao tiếp, là cách ứng xử có “văn hóa” với người khác. Vậy mà, một bộ phận sinh viên hiện nay đã và đang làm “biến dạng”đi lời dạy của người xưa. Sự ứng xử, cách thức giao tiếp của họ đã không còn thể hiện được nét “đẹp” phù hợp với vị thế - “con người có học” của họ nữa. Đặc trưng cho lối ứng xử thiếu văn minh đó chính là hiện tượng “chửi thề trong giao tiếp” – một hiện tượng lệch lạc về ngôn ngữ giao tiếp của sinh viên hiện nay. Thực tế đã cho chúng ta thấy, quả thực ngôn ngữ mà một bộ phận không ít sinh viên đó dùng để giao tiếp với nhau và với mọi người đang bị ô tục đi rất nhiều. “Chửi thề” không chỉ dùng để chửi đơn thuần nữa mà nó đã ăn sâu thật sự và trở thành câu cửa miệng của các bạn. Phải chăng, họ nghĩ chửi thề là để thêm “một thứ gia vị” cho câu chuyện được “ngon” hơn??! Đây quả là một vấn đề đáng lo ngại, và là một báo động cho xu hướng đi xuống của văn minh con người, của văn minh xã hội.
Vậy thì, là những sinh viên thời đại mới, những người trẻ tri thức, ngoài những hành trang tri thức để hòa nhập vào thế giới, sao không tô đẹp cho mình, cho xã hội bằng những ngôn từ giao tiếp thật sự “đẹp” đúng nghĩa. Và làm thế nào để trong quá trình trao đổi thông tin, giao tiếp với nhau hàng ngày, chúng ta – những sinh viên đương đại có thể được thoải mái, thân thiện, dễ hiểu mà vẫn văn minh, lịch sự và không bị “ô nhiễm”??.
Chính từ những suy nghĩ và những băn khoăn đó mà nhóm chúng tôi đã đi tới việc nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu về sự “lệch lạc ngôn ngữ từ việc chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay” (điển cứu sinh viên tại Ký túc xá Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh). Với mục đích nhằm làm rõ thực trạng chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay nói chung và sinh viên trong Ký túc xá Đại học Quốc Gia nói riêng. Đồng thời đi tìm hiểu mức độ quan tâm và thái độ của họ tới vấn đề này. Hơn nữa, qua việc nghiên cứu này, chúng tôi một lần nữa nhìn lại chính tác phong, cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của chính bản thân mình sao cho xứng là những sinh viên Việt trẻ thanh lịch.
54 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 9136 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lệch lạc xã hội từ việc sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC – K14
d***oOo***c
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
MÔN XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM
LỆCH LẠC XÃ HỘI TỪ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CHỬI THỀ TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
(ĐIỂN CỨU SINH VIÊN TẠI KTX ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM)
GVHD: ThS. Trương Văn Vỹ
SV thực hiện:
Nguyễn Thị Thùy Linh 0856090085
Trần Thị Lương 0856090092
Nguyễn Thị Yến 0856090225
Tp.HCM, ngày 18 tháng 6 năm 2010
MỤC LỤC
Phần I: Phần mở đầu 5
Lý do chọn đề tài 5
Đối tượng – khách thể - phạm vi nghiên cứu 6
Đối tượng nghiên cứu 6
Khách thể nghiên cứu 6
Phạm vi nghiên cứu 6
Mục tiêu nghiên cứu 6
Mục tiêu chung 6
Mục tiêu cụ thể 7
Nhiệm vụ nghiên cứu 7
Phương pháp nghiên cứu 7
Ý nghĩa nghiên cứu 7
Ý nghĩa lý luận 7
Ý nghĩa thực tiễn 8
Lịch sử nghiên cứu đề tài 8
Phần II: Nội dung nghiên cứu 10
Chương I: Cơ sở lý luận 10
Các Lý thuyết áp dụng 10
Lý thuyết về hành vi lệch lạc xã hội 10
Lý thuyết về hành vi lựa chọn hợp lí của Homans 10
Lý thuyết về hành động xã hội của Max Weber 11
Lý thuyết xã hội hóa cá nhân 12
Các khái niệm có liên quan 13
Tiếng Việt 13
Ngôn ngữ 13
Giao tiếp 14
Ngôn ngữ giao tiếp 15
Văn hóa 15
Lệch lạc 15
chửi thề 16
Lối sống 16
Giá trị 17
Chuẩn mực xã hội 17
Thái độ 18
Nhận thức 19
Giả thuyết nghiên cứu 19
Khung lý thuyết 20
Chương II: Tổng quan đề tài 21
Nét truyền thống trong văn hóa giao tiếp của người Việt 21
Mô tả địa bàn nghiên cứu 23
Tổng quan thực trạng “sinh viên chửi thề trong giao tiếp”
hiện nay 24
Chương III: Kết quả nghiên cứu đề tài 28
Khái niệm “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên 28
Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu 29
Tầm quan trọng 29
ý nghĩa 30
Thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên
hiện nay 32
Nguyên nhân dẫn tới thực trạng sinh viên chửi thề trong
giao tiếp 35
Mức độ quan tâm của SV trong KTX ĐHQG Tp.HCM
về vấn đề này 37
Ý thức và thái độ của SV trong KTX ĐHQG Tp.HCM
về vấn đề này 38
Những ảnh hưởng của việc “chửi thề trong giao tiếp”
tới tính văn minh, lịch sự trong giao tiếp 44
Chương III: Khuyến nghị 46
Đối với sinh viên 46
Đối với gia đình 47
Đối với xã hội 47
Phần III: Kết luận 48
Tài liệu tham khảo 49
Phần phụ lục 50
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế càng phát triển bao nhiêu, mức sống xã hội càng tăng lên bao nhiêu thì lối sống của tuổi “teen” càng “thời đại” bấy nhiêu. Cái “thời đại” ở đây không chỉ là sự hiểu biết, tri thức và thông minh mà còn cả sự xa xỉ, sự đua đòi và sành điệu… Đặc biệt hơn, những thói xấu đó đang dần “nhiễm” mạnh vào tầng lớp sinh viên – tầng lớp tri thức của đất nước, của xã hội.
Ông bà ta từng dạy con cháu rằng: “tiên học lễ, hậu học văn”; “học ăn, học nói, học gói, học mở”… nghĩa là trước khi đi ra xã hội điều trước tiên phải học là nghi thức giao tiếp, là cách ứng xử có “văn hóa” với người khác. Vậy mà, một bộ phận sinh viên hiện nay đã và đang làm “biến dạng”đi lời dạy của người xưa. Sự ứng xử, cách thức giao tiếp của họ đã không còn thể hiện được nét “đẹp” phù hợp với vị thế - “con người có học” của họ nữa. Đặc trưng cho lối ứng xử thiếu văn minh đó chính là hiện tượng “chửi thề trong giao tiếp” – một hiện tượng lệch lạc về ngôn ngữ giao tiếp của sinh viên hiện nay. Thực tế đã cho chúng ta thấy, quả thực ngôn ngữ mà một bộ phận không ít sinh viên đó dùng để giao tiếp với nhau và với mọi người đang bị ô tục đi rất nhiều. “Chửi thề” không chỉ dùng để chửi đơn thuần nữa mà nó đã ăn sâu thật sự và trở thành câu cửa miệng của các bạn. Phải chăng, họ nghĩ chửi thề là để thêm “một thứ gia vị” cho câu chuyện được “ngon” hơn??! Đây quả là một vấn đề đáng lo ngại, và là một báo động cho xu hướng đi xuống của văn minh con người, của văn minh xã hội.
Vậy thì, là những sinh viên thời đại mới, những người trẻ tri thức, ngoài những hành trang tri thức để hòa nhập vào thế giới, sao không tô đẹp cho mình, cho xã hội bằng những ngôn từ giao tiếp thật sự “đẹp” đúng nghĩa. Và làm thế nào để trong quá trình trao đổi thông tin, giao tiếp với nhau hàng ngày, chúng ta – những sinh viên đương đại có thể được thoải mái, thân thiện, dễ hiểu mà vẫn văn minh, lịch sự và không bị “ô nhiễm”??.
Chính từ những suy nghĩ và những băn khoăn đó mà nhóm chúng tôi đã đi tới việc nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu về sự “lệch lạc ngôn ngữ từ việc chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay” (điển cứu sinh viên tại Ký túc xá Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh). Với mục đích nhằm làm rõ thực trạng chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay nói chung và sinh viên trong Ký túc xá Đại học Quốc Gia nói riêng. Đồng thời đi tìm hiểu mức độ quan tâm và thái độ của họ tới vấn đề này. Hơn nữa, qua việc nghiên cứu này, chúng tôi một lần nữa nhìn lại chính tác phong, cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của chính bản thân mình sao cho xứng là những sinh viên Việt trẻ thanh lịch.
Đối tượng – khách thể - phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Lệch lạc ngôn ngữ từ việc chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay (Điển cứu: Sinh viên trong KTX ĐHQG Tp.HCM).
Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trong KTX ĐHQG Tp.HCM.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: KTX ĐHQG Tp.HCM.
Thời gian nghiên cứu: từ 10/05/2010 đến 18/06/2010.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đưa ra cái nhìn chung khái quát, cụ thể về hiện trạng lệch lạc ngôn ngữ từ việc “chửi thề” trong giao tiếp của sinh viên hiện nay cũng như về mức độ quan tâm, thái độ đánh giá của các bạn sinh viên trong KTX ĐHQG về vấn đề này.
Mục tiêu cụ thể
Làm rõ được thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên hiện nay nói chung và sinh viên trong KTX ĐHQG TP.HCM nói riêng. Cũng như mức độ quan tâm, thái độ đánh giá của họ.
Làm rõ được nguyên nhân dẫn tới thực trạng “chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên.
Đưa ra được những ý kiến, những nhận định nhằm góp phần gìn giữ nét đẹp truyền thống trong ngôn ngữ giao tiếp cũng như tính văn minh, lịch sự trong quá trình giao tiếp.
Đóng góp những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng sinh viên “chửi thề” trong giao tiếp.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng “lệch lạc ngôn ngữ từ việc chửi thề trong giao tiếp” của sinh viên hiện nay nói chung và của sinh viên trong KTX ĐHQG nói riêng.
Tìm hiểu mức độ quan tâm và thái độ đánh giá của các bạn sinh viên trong KTX về hiện trạng này.
Phân tích tài liệu và các tư liệu đã thu thập được.
Nghiên cứu một số lý thuyết liên quan trực tiếp tới đề tài.
Đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện thực trạng trên.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin sẵn có.
Phương pháp quan sát tham dự.
Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
Phương pháp xử lý thông tin.
+ Mã hóa thông tin định lượng.
+ Phân tích thông tin định tính.
Ý nghĩa
Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, nhóm chúng tôi có cơ hội đi sâu hơn vào những lý thuyết xã hội học.
Ý nghĩa thực tiễn
Chúng tôi hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ nào đó vào nguồn tài liệu khoa học có chung đối tượng với đề tài của chúng tôi.
Lịch sử nghiên cứu
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, kinh tế đi lên và đời sống con người ngày càng được nâng cao thì quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin giữa con người với con người cũng đi vào vòng xoáy của sự biến đổi ấy. Bên cạnh những sự tiếp thu cái hay, cái mới từ văn hóa giao tiếp khắp mọi miền thì những hiện tượng lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp cũng không kém phần tăng theo.
Giao tiếp và việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp là mối quan tâm lớn của không chỉ con người Việt Nam thôi mà còn cả của nhân loại, không chỉ người xưa mà còn cả thời nay và thậm chí là cả những đời sau nữa. Khi đi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, nhóm cũng đã tìm hiểu những đề tài, sách, báo, tạp chí... có liên quan tới, hoặc thậm chí là có cùng đối tượng với đề tài nghiên cứu của nhóm.
Đầu tiên, xin đề cập tới một cuốn sách khá nổi tiếng và rất có ý nghĩa đó là cuốn “văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt” xuất bản năm 2000 của tác giả Hữu Đạt. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên được những ảnh hưởng của ngôn ngữ tới nền văn hóa dân tộc cũng như tầm quan trong của nó trong hoạt động giao tiếp của người Việt.
Luận văn tiến sỹ “một số vấn đề về ngôn ngữ trong thời kỳ toàn cầu hoá” của Nguyễn Thị Quỳnh Như, bên cạnh việc nêu lên tầm quan trọng của ngôn ngữ giao tiếp, luận văn còn nói về sự lưu giữ và phát triển ngôn ngữ trong thời kỳ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội toàn cầu như hiện nay.
Nghiên cứu về tính văn minh lịch sự và văn hóa ứng xử trong giao tiếp thì có các bài viết: “lịch sự ngôn ngữ trong một số nghi thức giao tiếp trong tiếng việt” - luận văn của Tạ Thị Thanh Tâm; “việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp” bài viết trong tạp chí ngôn ngữ (số 1) của Nguyễn Văn Độ; “vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp” của Như ý...
Về sự lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, có đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “lệch lạc ngôn ngữ giao tiếp của sinh viên hiện nay (điển cứu tại ĐHQG Tp.HCM)” do Trần Thị Thủy – sv khoa xã hội học chủ nhiệm đề tài. Đề tài này đã nêu lên được thực trạng sinh viên sử dụng ngôn ngữ lệch lạc, tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Đồng thời cũng tìm hiểu được mức độ quan tâm của sinh viên và ý thức của họ đối với vấn đề. Và một số đề tài khác có liên quan nữa.
Ngoài những đề tài, bài viết trên nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu trên một số tờ báo, tạp chí khác cũng như một số trang web, internet như: báo tuổi trẻ, báo thanh niên, báo hoa học trò, báo mực tím, các trang ; ; ....
Song, tất cả những nghiên cứu trên chỉ mang tính chất chung chung, chưa thực sự đi rã vào một đối tượng cụ thể hay khách thể nghiên cứu cụ thể. Đề tài của mà nhóm nghiên cứu không những đã chỉ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể, không chỉ nêu ra được thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng, không chỉ tìm hiểu được mức độ quan tâm của sinh viên về vấn đề mà còn tìm hiểu rõ về nhận thức, thái độ đánh giá cũng như nhận xét của chính các bạn về hành vi lệch lạc ngôn ngữ - chửi thề trong giao tiếp của sinh viên hiện nay.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Các lý thuyết áp dụng
Lý thuyết về hành vi lệch lạc xã hội
Các nhà xã hội học, tâm lý học, luật học có khá nhiều những quan niêm khác nhau về lệch lạc xã hội. Nhưng họ lại thống nhất với nhau khi cho rằng môi trường xã hội là một tác nhân đóng vai trò quan trọng đưa đến các hành vi lệch lạc.
Lệch lạc xã hội là hiện tượng phổ biến ở cả nông thôn, thành thị nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận được là tỉ lệ phạm pháp, bị lệch lạc ở đô thị bao giờ cũng cao hơn nông thôn. Đây là một vấn đề dễ hiểu, vì trên thực tế thì đô thị chính là nơi tập trung kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Là một nơi đông đúc dân cư sẽ dẫn đến nhiều mối quan hệ, có quan hệ tốt và quan hệ xấu. Một mối quan hệ xấu sẽ có nguy cơ đi đến hành vi lệch lạc là rất cao.
Sinh viên cũng vậy, sinh viên được sinh sống học tập và làm việc tại các đô thị lớn, chính điều này đã có rất nhiều tác động đến sinh viên: tác động của kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường xung quanh đã dễ dàng làm cho sinh viên rơi vào tình trạng lệch lạc. Muốn thể hiện cho sự lệch lạc của sinh viên chính là việc sinh viên đang sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong hoạt động giao tiếp thường ngày của mình.
Lý thuyết về hành vi lựa chọn hợp lí của Homans
Lý thuyết này được các nhà xã hội học Mỹ xây dựng và áp dụng khá rộng rãi. Người đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là Homans. Điểm xuất phát để đi vào xã hội rộng lớn của lý thuyết là từ các cá nhân. Các cá nhân ở đây được xem xét chủ yếu trên phương diện hành vi. Theo quan điểm này thì muốn giải thích một hiện tượng xã hội nào thì điều trước tiên là phải quy về những hành vi cá nhân và coi đó là một sự kiện.
Các nhà lý thuyết hành vi cho rằng phần lớn hay tất cả các hành động của con người đều có thể giải thích bằng công thức: từ kích thích đến phản ứng. Điều đó có nghĩa là: Con người sẽ có những phản ứng nhất định khi có sự kích thích.
Lý thuyết này là sự biến thái từ lý thuyết hành vi của Coleman khởi xướng. Lý thuyết này cũng dựa trên nguyên tắc hộp đen nhưng Homans lại không quan tâm lắm đến đầu vào và đầu ra mà ông lại đi tìm hiểu cơ chế bên trong điều khiển các quá trình diễn ra bên trong hộp đen. Cơ chế đó chính là sự lựa chọn hợp lý. Và cơ chế này thì đều giống nhau ở mọi người. Khi một cá nhân nhận được một loạt các kích thích từ bên ngoài thì không phải cá nhân ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả mà tiến hành lựa chọn những kích thích nào phù hợp với bản thân, còn những kích thích nào cảm thấy không phù hợp, không mang lại lợi ích thì sẽ bị khước từ, loại bỏ.
Trên thực tế thì lý thuyết này được áp dụng khá rộng rãi và trường hợp nghiên cứu về sự lệch lạc ngôn ngữ giao tiếp từ việc chửi thề của sinh viên cũng vậy. Từ sự phát triển của kinh tế, biến đổi văn hóa, xã hội, môi trường sống xung quanh thực sự là những kích thích rất mạnh đối với sinh viên chúng ta. Rõ ràng, trong những kích thích đó sẽ có những kích thích tích cực nhưng cũng có những kích thích tiêu cực.
Với những kích thích đó thì sinh viên đã phản ứng như thế nào? Với những kích thích đó cũng có những sinh viên phản ứng lại theo chiều hướng tích cực đó thực sự là sự lựa chọn hợp lý. Thế nhưng, cũng có một bộ phân không nhỏ sinh viên đang lâm vào tình trang lựa chọn phản ứng lại kích thích đó nhưng không hợp lý chút nào cả. Đó là hiện tượng sinh viên sử dụng ngôn ngữ chửi thề trong hoạt động giao tiếp của mình và cho đó là phù hợp với thời đại, phù hợp với lối sống trẻ. Sự lựa chọn của họ đã và đnag có những ảnh hưởng không tốt đến xã hội, văn hóa và con người….
Lý thuyết về hành động xã hội của Max Weber
Hành động xã hội là cơ sở của mối quan hệ giữa con người và xã hội, đồng thời là cơ sở nền tảng trong hoạt động của đời sống con người. Theo M.Weber, hành động xã hội là loại hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber nhấn mạnh đến động cơ bên trong của chủ thể (cá nhân) là nguyên nhân của hành động xã hội. Do vậy, chúng ta có thể nghiên cứu được yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động xã hội được thực hiện. Như vậy, hoạt động xã hội là loại hoạt động có tính đến hành vi và ảnh hưởng đến người khác trong quá trình chủ thể hành động thực hiện hành động định hướng đến người khác. Trong hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của các yếu tố bên trong chủ thể (ý thức xã hội của con người). Weber gọi đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng có mục đích.
Ông đã chia hành động xã hội làm bốn kiểu: Hành động hợp lý theo mục đích, hành động hợp lý theo giá trị, hành động theo truyền thống và hành động theo cảm xúc. Tuy nhiên, trong vấn đề của mình chúng tôi lựa chọn hành động hợp lý theo giá trị và hành động theo truyền thống làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Hành động theo truyền thống: con người hành động theo thói quen, xuất phát từ những gì được xã hội hóa (học) ngay từ thưở còn thơ. Tức là việc con người có xu hướng tuân theo giá trị chuẩn mực của cộng đồng, lặp đi lặp lại thành thói quen hàng ngày. Các truyền thống này rất khác nhau trong các nên văn hóa khác nhau.
Hành động hợp lý theo giá trị: là hành động có tính định hướng giá trị (ngược với hành động theo truyền thống) hành động theo truyền thống không phải suy nghĩ nhiều, còn hành động theo giá trị còn phải tìm hiểu xem nó có giá trị hay không?
Lý thuyết xã hội hóa
Các nhà xã hội học đã nhận định: Quá trình xã hội hóa là quá trình làm cho con người từ một thực thể sinh học trở thành một thực thể xã hội.
Quá trình quá độ mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội nơi chúng ta được sinh ra – một quá trình chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ, cách ứng xử thích hợp với xã hội của chúng ta được gọi là quá trình xã hội hóa.
Xã hội hóa là một trong những phạm trù cơ bản của xã hội học. Nhờ quá trình xã hội hóc mà xã hội có thể tồn tại là luân chuuyển nền văn hóa của mình từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Các nhà xã hội học đã thống nhất, phân chia quá trình xã hội hóa của một cá nhân thành ba giai đoạn:
Giai đoạn xã hội hóa tròng gia đình.
Giai đoạn xã hội hóa trong nhà trường.
Giai đoạn xã hội hóa môi trường xã hội.
Ngay từ trong gia đình, vấn đề giao tiếp đã được quan tâm khi cá nhân còn bé thông qua những lời dạy dỗ, khuyên răn… Tuy nhiên, những kiến thức về văn hóa giao tiếp lại được củng cố và được hình thành một cách có hệ thống khi tiếp thu ở trường học và môi trường xã hội. Thời đại hiện nay với sự bùng nổ thông tin thì những vấn đề về nhu cầu giao tiếp ngày càng cần thiết. Song, cũng chính vì vậy mà những hiện tượng lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp ngày càng phổ biến và lan rộng. Sự lệch lạc đó không chỉ là nói tiếng lóng, ngôn ngữ bị biến tướng mà còn là những lời văng tục, chửi thề trong quá trình giao tiếp với đối phương dẫn tới sự sai lệch trong nhận thức và hành vi.
Các khái niệm liên quan
Tiếng việt
Tiếng việt là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, họ ngôn ngữ Nam Á. Trước đây có ý kiến cho rằng Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Thái. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ giao tiếp của các dân tộc của nước Việt Nam. Tiếng Việt còn được sử dụng trong cộng đồng người Việt Nam ở tất cả các nước trên thế giới, có lẽ là trên 70 triệu người sử dụng (theo từ điển Bách khoa Hà Nội – 2005).
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu quan trọng và độc đáo nhất trong giao tiếp của loài người; là phương tiện biểu hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao có hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử - văn hóa của một dân tộc.
Ngôn ngữ là vốn tri thức, hiểu biết về tiếng mẹ đẻ và sự am hiểu văn hóa của một cá nhân thể hiện qua cách dúng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày và trong các tác phẩm văn học.
Ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp trong các tình huống, môi trường sống. (theo từ điển Bách khoa, Hà Nội – 2005).
Ngôn ngữ được tổ chức UNESCO đánh giá là “văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng và là tài nguyên của mỗi quốc gia”.
Trong mối quan hệ với văn hóa, ngôn ngữ vừa có vai trò lưu giữ và bảo tồn văn hóa, lại vừa có vai trò sáng tạo và phát triển văn hóa.
Giao tiếp
Giao tiếp là sự trao đổi, truyền đạt giữa con người với con người các nội dung tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm và các tri thức, thông tin nhờ ngôn ngữ và các quy tắc, quy ước hay một hệ thống tín hiệu nào đó.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau: đó là sự giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa các nhóm với nhau và với cộng đồng.
Có nhiều cách để phân loại giao tiếp, theo phương diện giao tiếp có thể chia giao tiếp thành 3 loại:
Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ như giao tiếp bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
Giao tiếp bằng ngôn ngữ (nói, viết): đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cho con người, xác lập và vận hành mối quan hệ người – người trong xã hội. dựa vào sự phân loại này, nhóm chúng tôi xác định trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu ngôn ngữ nói – thứ ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày của con người.
Ngôn ngữ giao tiếp
Về một phương diện nào đó, có thể xem giao tiếp là một quá trình phát và nhận thông tin giữa những người giao tiếp với nhau. Và ngôn ngữ giao tiếp chính là một công cụ trong hoạt động giao tiếp (trích theo “giao tiếp tình huống trong các tình huống giao tiếp xã hội của Đặng Quang Hoàng, tạp chí văn hóa xã hội số 04 – 2007).
Văn hóa
Là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tích lũy và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp sống, suy nghĩ và sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Văn hóa có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hóa bao gồm chuẩn mực, giá trị truyền thống, phong tục tập quán… (trích văn hóa ứng xử của người Việt Nam – Gs.Ts. Lê Văn Quán).
Theo các nhà xã hội học: “văn hóa