Đề tài Lịch sử đô thị Đại lộ Champs Elysées và quảng trường Concorde - Niềm tự hào Paris

Du khách tới Paris thường coi tản bộ từ Khải hoàn môn xuống Quảng trường Concorde là điểm nổi bật nhất trong hành trình, đặc biệt là vào thời điểm Giáng sinh và năm mới, khi cả Champs Elysées đang lung linh trong biển ánh sáng. Người Pháp luôn tự hào con đường dài 2km này là ''Đại lộ đẹp nhất thế giới''. Và người dân Pháp hy vọng nó vẫn giữ được vẻ đẹp bấy lâu cho dù Champs Elysées đã qua 300 năm tuổi, với khởi đầu là con đường đi bộ dọc hàng cây tới đường phố nhiều cửa hàng với 10 làn đường ôtô.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lịch sử đô thị Đại lộ Champs Elysées và quảng trường Concorde - Niềm tự hào Paris, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI: Đại lộ Champs Elysées và quảng trường Concorde - Niềm tự hào Paris Champs Elysées đêm giao thừa với đu quay và cột trên quảng trường đá Obélisque Concorde Du khách tới Paris thường coi tản bộ từ Khải hoàn môn xuống Quảng trường Concorde là điểm nổi bật nhất trong hành trình, đặc biệt là vào thời điểm Giáng sinh và năm mới, khi cả Champs Elysées đang lung linh trong biển ánh sáng. Người Pháp luôn tự hào con đường dài 2km này là ''Đại lộ đẹp nhất thế giới''. Và người dân Pháp hy vọng nó vẫn giữ được vẻ đẹp bấy lâu cho dù Champs Elysées đã qua 300 năm tuổi, với khởi đầu là con đường đi bộ dọc hàng cây tới đường phố nhiều cửa hàng với 10 làn đường ôtô. 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Vào thế kỷ XVIII, Champs Elysées chỉ là một con đường dạo mát ở giữa một khu vực chưa được đô thị hóa. Năm 1640, Le Nôtre, một họa sĩ vẽ phong cảnh của cung điện Versailles, đã cho trồng một hàng cây từ bảo tàng Louvre và vườn Tuileries. Tuyến đường hiện nay được hoàn thành năm 1724, kéo dài quang cảnh từ vườn Tuileries tới Étoile de Chaillot (quảng trường Charles de Gaulle ngày nay). Một nửa thế kỷ sau đó, con đường lại được kéo dài về phía tây tới tận sông Seine bằng con đường bây giờ là đại lộ Grande Armée (trong Paris) và Charles de Gaulle (ở Neuilly). Từ năm 1928, đại lộ này được qui hoạch vào Paris và được xây vỉa hè hai bên đường. Năm 1938, Champs Élysées được kiến trúc sư Jacques Hittorff và sau đó Jean-Charles Alphand quy hoạch dưới thời Napoleon III. Năm 1994 với sự can thiệp của các kiến trúc sư Bernard Huet, Jean-Michel Wilmotte và Norman Foster, Champs Elysées được qui hoạch lại một lần nữa với chi phí 250 triệu franc.  Năm 1748, thành phố Paris quyết định xây dựng một quảng trường có đặt bức tượng vua Louis XV cưỡi ngựa để chào mừng sự hồi phục của nhà vua sau cơn bạo bệnh mắc phai tại Metz. Thời đó, quảng trường có tên là Quảng trường Louis XV. (Đồ án quảng trường Louis XV của Ange-Jacques Gabriel) Sau vài năm nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về sở hữu đất, năm 1753, một cuộc thi dành cho các thành viên của Học viện Kiến trúc Hoàng gia đã được mở ra để tìm phương án quy hoạch cho quảng trường này. Ange-Jacques Gabriel - với tư cách là kiến trúc sư trưởng của nhà vua - đã đưa ra phương án cuối cùng có sử dụng những ý tưởng hay nhất và đồ án đã được chấp thuận vào năm 1755. Sau đó 3 năm, năm 1758, bản thỏa thuận giữa nhà vua, chính quyền thành phố Paris và những người có sở hữu đất thuộc quảng trường đã được ký kết. Theo đồ án của Gabriel, quảng trường có hình dạng bát giác được bao quanh, trang trí bởi hào nước có lan can. Chính giữa quảng trường là bức tượng vua Louis XV cưỡi ngựa do 2 nhà điêu khắc Edme Bouchardon và Jean-Baptiste Pigalle thực hiện. Ngày 20 tháng 6 năm 1763, quảng trường được khánh thành và được chính thức đặt tên là Quảng trường Louis XV. Ngày 30 tháng năm 1770, một thảm kịch đã diễn ra tại quảng trường: trong lễ bắn pháo hoa chào mừng đám cưới của hoàng tử Pháp Louis XVI và công chúa nước Áo Marie Antoinette, 133 người đã chết do ngạt thở và do bị giẫm đạp khi một quả pháo hoa rơi xuống và gây nên hoảng loạn. Mãi tới năm 1772, quảng trường mới được hoàn thành toàn bộ với vài thay đổi so với đồ án. Năm 1776, khoảng không gian bên trong được chia ra làm 4 ô trồng cỏ. Trải qua một thời kỳ đẫm máu trong cuộc cách mạng và cùng với việc hành hình cả gia đình hoàng gia, quảng trường này lại trở thành một vấn đề chính trị trong của chính phủ suốt thế kỷ 19. Tượng đài Tự do bị kéo đổ dưới thời Đốc chính, dự án xây tượng đài Charlemagne, đài phun nước ở quảng trường bị lãng quên. Mãi sau đó, vua Louis XVIII dự định xây dựng giữa trung tâm quảng trường một tượng đài để tưởng nhớ đến anh trai của ông - vua Louis XVI: tượng đài một vì vua đã hy sinh vì lý tưởng cao cả... Charles X - vua nước Pháp từ 1824 đến 1830 sau Louis XVIII - đã cho khởi công dự án này tháng 3 năm 1826 và tên của quảng trường đã được đổi thành Quảng trường Louis XVI. Song bức tượng này đã không bao giờ có thể hoàn thành do xảy ra cuộc Cách mạng Tháng Bảy vào Ba ngày vinh quang (Trois glorieuses) 27, 28, 29 tháng 7 năm 1830 và một lần nữa quảng trường có tên mới: Quảng trường Concorde. (Quảng trường Concorde) Năm 1831, vị phó vương Ai Cập - Muhammad Ali - đã biếu tặng cho nước Pháp hai chiếc cột đá Obélisque dưới thời vua Ramesses II của đền Luxortại Thebes, Ai Cập. Sau 2 năm rưỡi vận chuyển ròng rã, tháng 12 năm 1833, một chiếc đã được chở về đến Paris theo lệnh của vua Louis-Philippe I và ngày 25 tháng 10 năm 1836, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư hàng hải Apollinaire Lebas, nó đã được làm lễ dựng lên giữa quảng trường trước sự chiêm ngưỡng của hơn 20.000 người. Nhà vua và hoàng thất, do chưa chắc chắn về sự thành công của việc thi công, ban đầu còn ngồi trong tòa nhà Garde - meuble. Chỉ cho đến khi chiếc cột đá đã hoàn toàn đứng thẳng, nhà vua mới xuất hiện trên ban công trong tiếng reo mừng của đám đông dân chúng. Từ năm 1833 đến 1846, kiến trúc sư Jacques Ignace Hittorff đã tiếp tục trang trí, sửa đổi quảng trường nhưng vẫn giữ nguyên theo ý tưởng chính của Gabriel. Ông đã cho xây thêm hai đài phun nước tuyệt đẹp ở hai phía bên cạnh chiếc cột đá cùng những cột đèn trang trí hình các mũi tàu chiến xung quanh quảng trường. (Đài phun nước tại quảng trường Concorde) Hai đài phun nước được khánh thành ngày 1 tháng 5 năm 1840 và được lấy tên là "Đài phun nước của đại dương và các dòng sông" (La fontaine des Mers và La fontaine des Fleuves) để tôn vinh thành tựu đạt được trong việc phát triển của giao thông đường thủy. Để tạo nên những bức tượng của hai đài phun nước này, nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã tham gia quá trình xây dựng: Jean-François-Théodore Gechter, Honoré-Jean-Aristide Husson, François Lanno, Auguste-Hyacinthe Debay, Antoine Desboeufs, Jean-Jacques Feuchère, Antonin-Marie Moine, Jean-Jacques Elshoecht, Louis-Parfait Merlieux... Jacques Hittorff cũng giữ nguyên hào nước của quảng trường, hào nước này tạo thành một hình bát giác, tại mỗi góc có đặt một bức tượng tượng trưng cho một thành phố lớn của nước Pháp. Tám thành phố này bao gồm Brest, Bordeaux, Lille, Nantes, Marseille, Lyon, Strasbourg và Rouen. Song, đến năm 1854, hào chứa nước này đã bị lấp đi để phục vụ cho việc giao thông của quảng trường. 2. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC VÀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG CỦA QUẢNG TRƯỜNG CONCORDE 2.1. KIẾN TRÚC (Cột đá Obélisque tại trung tâm Quảng trường Concorde) (Cột đèn được trang trí hình các mũi tàu chiến) Là một trong hai chiếc cột đá Ai Cập của đền Luxor đã được vị phó vương ai cập Muhammad Ali tặng cho nước Pháp vào năm 1831. Chiếc cột hơn 3.300 năm tuổi này (từ thế kỷ XIII trước Công nguyên) có chiều cao 22,86 mét, nặng 227 tấn, được tạc nguyên khối từ đá syenite hồng, bốn mặt được tạc chìm các chữ tượng hình Ai cập cổ thể hiện các vinh quang của pharaon Ramesses II. Nó được đặt chính giữa quảng trường trên một bệ đỡ cao 9 mét, và riêng chóp nhọn mạ vàng trên đỉnh cũng có chiều cao lên tới 3,5 mét. Chóp nhọn này đã được mạ vàng vào đợt trùng tu năm 1998 dưới sự tài trợ của Pierre Bergé và Yves Saint-Laurent 2.1.1. Các công trình khách sạn Ở phía bắc, hai tòa nhà lớn được xây bằng đá trắng giống hệt nhau, được ngăn cách bởi phố Royale là điểm kết của không gian quảng trường. Hai công trình này tiêu biểu cho kiến trúc thế kỷ 18. Mặt tiền của công trình được Gabriel thiết kế và xây dựng trong khoảng từ năm 1766 đến 1775 với hàng cột được phỏng theo những nét chính của hàng cột bảo tàng Louvre với các đế và mũ cột to, chắc chắn, các chi tiết vòng hoa trang trí hình oval... Trán tường được trang trí những hoạ tiết của các điển tích văn học, họa tiết thuộc nông nghiệp, thương mại hay họa tiết thể hiện sự phồn vinh, hạnh phúc... Tòa nhà phía Đông trước đây thuộc quyền sở hữu của Hoàng gia, là tòa nhà bảo quản và trưng bày các đồ đạc của hoàng gia, được mở cửa vào tham quan mỗi thứ ba đầu tiên của tháng từ 9 giờ đến 13h. Từ năm 1789, nó trở thành văn phòng của Bộ hàng hải dưới sự lãnh đạo của Đô đốc Decrès. Tòa nhà được gọi là Trụ sở bộ hàng hải này đã được xây dựng theo kế hoạch của Gabriel dưới sự chủ trì của Jacques-Germain Soufflot. Nội thất lộng lấy của công trình này là một tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ phát triển phong cách kiến trúc thế kỷ 18 - một tác phẩm kiến trúc của Jacques Gondouin. Tòa nhà phía Tây trước đây theo dự án tiến hành năm 1768 sẽ được xây dựng để làm trụ sở đúc tiền mới song đã bị dừng lại với lý do ở đây quá xa trung tâm giao dịch - kinh doanh và được chuyển sang địa điểm xây dựng mới ở Quai de Conti. Mảnh đất phía sau mặt tiền với hàng cột theo ý tưởng của Gabriel đã được chia ra làm bốn lô đất, phục vụ để xây những khách sạn riêng biệt: Khách sạn Coislin, nằm phía đường Royale, nay đã thay đổi hầu hết so với các trang trí ban đầu chỉ còn giữ lại được các tấm ốp gỗ sồi trên các phòng khách các tầng. Hai khách sạn do kiến trúc sư Pierre-Louis Moreau-Desproux xây dựng dành cho chính ông và cho một người bạn của ông - Rouillé de l'Estang. Hai khách sạn này thỉnh thoảng còn được gọi là khách sạn Plessis-Bellière và khách sạn Cartier. Song đến năm 1901, chúng đã hợp nhất lại dưới sở hữu của Câu lạc bộ ô tô Pháp và tiếp đó năm 1912 được chỉnh sửa lại bởi kiến trúc sư Gustave Rives. Khách sạn Aumont, nằm tại góc đường Boissy d'Anglas, được xây dựng bởi kiến trúc sư Louis-François Trouard và được Pierre-Adrien Pâris thiết kế nội thất. Năm 1778, Bá tước Crillon đã mua lại nó để rồi đến năm 1907 bán lại cho Société des Grands Magasins du Louvre (Hiệp hội các đại cửa hàng Louvre). Khách sạn được đổi tên là Khách sạn Crillon sau khi được sửa lại thành một khách sạn cao cấp dành cho khách du lịch, do kiến trúc sư Walter-André Destailleur thiết kế. Trong đợt sửa chữa này, chiếc cầu thang chính được giữ nguyên vẹn, mặt đứng ở sân trong cũng được xây lại theo phong cách của Gabriel và bỏ phần lớn các họa tiết trang trí cũ. Còn phòng khách Aigle tại tầng một có phong cách trang trí phòng cổ của kiến trúc sư Pierre-Adrien Pâris, chỉ để lại các bức phù điêu gắn trên trần nhà, làm thêm tường ốp gỗ quý cùng sáu chiếc cửa khung kính lớn. Dự định của Gabriel, theo các bức thư của ông ngày 21 tháng 6 năm 1757 và 30 tháng 10 năm 1758 (vẫn còn tồn tại đến nay) ghi rõ hướng dẫn rằng các tòa nhà góc đông bắc và tây bắc của quảng trường phải được xây dựng theo nguyên tắc tương tự: Tòa nhà góc đông bắc, phía đường Saint-Florentin, là khách sạn Talleyrand hay Saint-Florentin (nay là đại sứ quán Hoa Kỳ) là một tác phẩm của kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin. Tòa nhà góc tây bắc, phía đường Boissy d'Anglas, làm nhà kho chứa đá cẩm thạch tới năm 1775 thì bị phá dỡ. Mảnh đất sau đó được nhượng lại cho vị quan thầu thuế Laurent Grimod de La Reynière để xây một tòa nhà tương tự khách sạn Saint-Florentin, tòa nhà này được biết dưới tên khách sạn Grimod de La Reynière. Sau khi bị biến dạng bởi một loạt những sửa đổi, tòa nhà đã bị phá đi để xây lại phỏng theo phong cách cổ điển mới giữa những năm 1931 và 1933 nhằm làm trụ sở đại sứ quán Hoa Kỳ - tác giả là hai kiến trúc sư William Delano và Victor Laloux. Các công trình đài phun nước Đài phun nước của các đại dương Phần đài phun chính và các bức tượng Néréide và Triton Hai đài phun nước tại quảng trường, đã được thi công từ năm 1835 đến năm 1840 theo đồ án của Jacques Ignace Hittorff cùng sự tham gia của nhiều nghệ sĩ điêu khắc và tạo hình, là các tác phẩm được mô phỏng theo các đài phun của Quảng trường Saint-Pierre, thành phố Roma. Ngày 1 tháng 5 năm 1840, cả hai đài phun nước cùng được khánh thành bởi thị trưởng Rambuteau và được đặt tên là "Đài phun nước của đại dương và các dòng sông" - biểu tượng cho sự phát triển của sự khai thác tài nguyên và giao thông đường biển và đường sông. Đài phun nước của các dòng sông (La fontaine des Fleuves) nằm ở phía bắc tượng trưng cho hai con sông lớn Rhin và Rhône và còn là biểu tượng cho sự bội thu lúa mì và nho. Đài phun nước của các đại dương (La fontaine des Mers) tại phía nam của quảng trường tượng trưng cho biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và nghề đánh bắt cá biển. Bồn nước được làm bằng đá cẩm thạch mài bóng và đáy được trát một lớp xi măng roman. Phần đài phun, các bức tượng và họa tiết trang trí thì được làm từ gang đúc sẵn và được sơn theo phương pháp sơn mạ đồng mới. Lớp da của các bức tượng có màu nâu sẫm, quần áo màu xanh lá cây sẫm còn các vật dụng cũng như các họa tiết thì được mạ vàng. Tất cả các phần bằng kim loại này đều được chế tác tại nhà máy của ông Muet ở Fusey thuộc vùng Meuse. Những nghệ nhân tham gia vào việc xây dựng có: Jean-François-Théodore Gechter, Honoré-Jean-Aristide Husson, François Gaspard Aimé Lanno và Isidore-Hippolyte Brion hoàn thành phần đài chính giữa của Đài phun nước các dòng sông và Auguste-Hyacinthe Debay, Antoine Desboeufs, Jean-Jacques Feuchère hoàn thành phần này của Đài phun nước của các đại dương. Antonin-Marie Moine, Louis-Parfait Merlieux và Jean-Jacques Elshoecht hoàn thành các bức tượng Néréide và Triton phía xung quanh của cả hai đài phun. Trong quá trình tồn tại, hai đài phun nước đã trải qua rất nhiều cuộc bảo dưỡng, tu bổ. Lớp sơn bị hỏng năm 1884 đã được sơn lại song lớp mạ vàng ở phần loe chính giữa của đài đã không còn giữ được. Sự phá hủy bởi quá trình ăn mòn kim loại đã đã khiến cho thành phố phải quyết định tháo dỡ đài phun nước xuống để bảo dưỡng bằng phương pháp điện hóa học năm 1861. Thời gian sau đó, do hư hỏng quá nặng, đài phun nước đại dương đã được tháo dỡ xuống một lần nữa để trùng tu, những phần bị vỡ hỏng đã được đúc làm lại năm 1871 và 1872. Lần này, cả hai đài phun được bảo quản theo phương pháp điện phân. Song sau đó, do vấn đề tài chính cùng sự thiếu hụt những nhân công lành nghề, sự bảo dưỡng hàng năm đã bị ngừng lại năm 1914. Sự hư hỏng đã được ngụy trang bởi các lớp sơn. Ngày 23 tháng 8 năm 1937, hai đài phun này cùng với quảng trường đã được chính phủ xếp hạng di tích lịch sử. Trước đó, năm 1932, Các bức tượng Néréide và Triton bằng gang đã được thay thế bằng đồng và trong khoảng năm 1951 và 1955, phần phun nước giữa của cả hai đài cũng được trùng tu lại. Sau đó, phải đến năm 1998, Etienne Poncelet - kiến trúc sư trưởng về bảo tồn các công trình kiến trúc lịch sử - đã đưa ra dự án trùng tu toàn bộ hai đài phun nước và đã được thành phố phê chuẩn. Tổng chi phí cho quá trình trùng tu lên tới khoảng 3,35 triệu € và bắt đầu thi công năm 2000, hoàn thành năm 2002. 2.1.3. Các công trình tượng đài Năm 1794, hai nhóm tượng điêu khắc hình vị thần sao Thủy Mercurius cưỡi trên lưng con ngựa có cánh Pegasus do Antoine Coysevox thực hiện được chuyển vào đặt tại vườn Tuileries. Thế vào chỗ của những này là những bức tượng đàn ngựa nổi tiếng của điêu khắc gia Guillaume Coustou, nhưng sau đó nó lại được chuyển đến đặt tại đầu đại lộ Champs-Elysées. Ngày nay, bốn nhóm tượng được đặt tại quảng trường (hai tác phẩm của Coysevox tại phía Tuileries và của Coustou phía Champs-Elysees) đều là những bản sao, còn những bản chính hiện đang được bảo quản, giữ gìn tại bảo tàng Louvre. Ngoài các nhóm tượng trên, trong khoảng thời gian từ 1835 đến 1838, tại tám góc của hình bát giác của quảng trường còn có đặt tám tượng đài để tượng trưng cho các thành phố lớn của Pháp, dưới chỉ đạo của Hittorf và được hoàn thành bởi các nghệ sĩ điêu khắc: Tượng đài Brest và Rouen bởi Jean-Pierre Cortot Tượng đài Bordeaux và Nantes bởi Louis-Denis Caillouette Tượng đài Lyon và Marseille bởi Pierre Petitot Tượng đài Lille và Strasbourg bởi James Pradier 2.2. QUY HOẠCH GIAO THÔNG Quảng trường Concorde nhìn từ không trung Được giới hạn bởi sông Seine, vườn Tuileries, hai tòa nhà khách sạn và đầu đại lộ Champs-Elysées, Concorde là một quảng trường có không gian mở lớn gần như tối đa với nhiều khoảng không xanh xung quanh đối lập hẳn với kiểu không gian khép kín của các quảng trường cổ hơn. Ngoài ra, quảng trường còn la giao điểm của hai trục chính rất quan trọng: trục Axe historique theo hướng Đông-Tây, với góc nhìn hoàn hảo từ Louvre qua vườn Tuileries, dọc theo Champs-Elysées tới Khải Hoàn Môn và xa nữa là tòa Grande Arche của khu La Défense. Trục thứ hai là trục Bắc-Nam, từ tòa nhà Palais Bourbon, băng qua sông Seine bằng cầu Concorde, dọc theo phố Royale xuyên qua giữa hai tòa nhà của quảng trường và tới nhà thờ Madeleine. Về mặt giao thông, quảng trường là nơi có mật độ giao thông khá cao do đặc điểm là điểm tiếp nối giữa những trục đường chính như đại lộ Champs-Elysées, phố Rivoli, phố Royale, kè Geogres-Pompidou, Tuileries... Các phương tiện giao thông công cộng đi qua quảng trường bao gồm có xe buýt và tàu điện ngầm. 3. TẤM QUAN TRỌNG CỦA QUẢNG TRƯỜNG CONDORDE TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PARIS NGÀY NAY Nước Pháp và đặc biệt là thủ đô Paris nổi tiếng với rất nhiều công trình kiến trúc như lâu đài Vesaiiles, nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Louver,… Nhưng công trình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của Paris, tạo nên bộ mặt của Paris thì ta phải nói tới đại lộ ánh sáng Champs-Elýees và quảng trường Concorde. Đại lộ Champs-Elýees và quảng trường Concorde đã tạo cho thủ đô Paris một diện mạo mới ngay từ khi nó xuất hiện. Nó gắn liền với các sự kiện quan trọng của nước Pháp, tạo cho Paris một không gian mở khác hẳn với những quảng trường thới kỳ trung cổ ở các nước châu âu khác. Đến đây ta có cảm giác đứng ở bât ký đâu tại quảng trường này ta cũng có thể ngắm nhìn Paris. Trải qua nhiều lần cải tạo nhưng vẫn không làm mất đi kiến trúc của Ange-Jacques Gabriel. phần đường dành cho xe hơi được bố trí lại, bãi đậu xe được chuyển xuống xây dưới lòng đất, nền được lát bằng đá granit xám,... Đại lộ cũng lấy lại dáng vẻ của còn đường đi bạo bằng một hàng cây thứ hai. Những quy định về bảng hiệu, cửa hàng được áp dụng. Cùng với đó một số đèn, ky ốt... không cần thiết bị loại bỏ.( Những người thực hiện cải tạo này là kiến trúc sư quy hoạch đô thị Bernard Huet cùng hai cộng tác Jean-Michel Wilmotte và Norman Foster ).Gạt bỏ những hạn chế giớ đây nó thực sự xưng với tầm vóc của kinh đô ánh sang,là bộ xương sống của Paris.
Luận văn liên quan