Có thể nói trong thời kỳ đầu tiên của chế độ thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ, một trong những công cụ được sử dụng sớm nhất là báo chí. Đầu năm 1862, khi hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) công nhận quyền thống trị của Pháp tại Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ chưa ra đời thì họ đã phát hành tờ công báo bằng tiếng Pháp đầu tiên có tên là Bulletin officiel de I’expédition de Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo: BOEC). Trang đầu của tờ báo nêu rõ: “Tờ Nam Kỳ viễn chinh công báo đăng những văn kiện chính của ông Tổng tư lệnh sẽ phát hành mỗi tuần một lần; nó bao gồm các nghị định, quyết định và thông cáo có liên quan đến các giới chức dân sự và quân sự và cư dân nước ngoài thuộc lục địa Châu Á sống tại Nam Kỳ, trong những tỉnh đặt dưới thẩm quyền của nước Pháp. Các quảng cáo và lời rao thương mại được đăng ở một trang riêng kèm theo tờ công báo ”
Cuối trang, chính quyền thực dân cũng thông báo cả việc phát hành song song một tờ Bulletin des Communes (Làng xã công báo) in bằng chữ Hoa, cũng với mục đích tương tự. Ngày 1.1.1864, Pháp cho ra đời tờ Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín). Báo ra nửa tháng một kỳ, nội dung gần gũi với báo chí đời thường hơn, vì ngoài phần công vụ, còn có các mục nghị luận, khảo cứu, quảng cáo Cũng trong năm 1864, một cơ quan quan trọng được thành lập có tên Direction de I’ Intérieur (Nha nội vụ) cũng có chức năng như tờ BOCF nhưng trong một tấm mức hạn hẹp hơn. Những điều kể trên cho thấy, chỉ trong chưa đầy 5 năm nắm quyền thống trị phân nửa lãnh thổ Nam Kỳ, sau khi cho ra đời đủ loại báo bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hoa thì việc thực dân Pháp phát hành một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ là một biện pháp tất yếu nhằm kiện toàn bộ máy cai trị của họ. Và Gia Định Báo đã góp mặt vào sinh hoạt báo chí những năm đầu Pháp thuộc trong bối cảnh như thế.
24 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử ra đời và sự phát triển của Gia Định Báo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Khái quát lịch sử ra đời và sự phát triển của Gia Định Báo
1. Lịch sử ra đời của Gia Định Báo
1.1 Nguyên nhân ra đời
Có thể nói trong thời kỳ đầu tiên của chế độ thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ, một trong những công cụ được sử dụng sớm nhất là báo chí. Đầu năm 1862, khi hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) công nhận quyền thống trị của Pháp tại Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ chưa ra đời thì họ đã phát hành tờ công báo bằng tiếng Pháp đầu tiên có tên là Bulletin officiel de I’expédition de Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo: BOEC). Trang đầu của tờ báo nêu rõ: “Tờ Nam Kỳ viễn chinh công báo đăng những văn kiện chính của ông Tổng tư lệnh sẽ phát hành mỗi tuần một lần; nó bao gồm các nghị định, quyết định và thông cáo có liên quan đến các giới chức dân sự và quân sự và cư dân nước ngoài thuộc lục địa Châu Á sống tại Nam Kỳ, trong những tỉnh đặt dưới thẩm quyền của nước Pháp. Các quảng cáo và lời rao thương mại được đăng ở một trang riêng kèm theo tờ công báo…”
Cuối trang, chính quyền thực dân cũng thông báo cả việc phát hành song song một tờ Bulletin des Communes (Làng xã công báo) in bằng chữ Hoa, cũng với mục đích tương tự. Ngày 1.1.1864, Pháp cho ra đời tờ Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín). Báo ra nửa tháng một kỳ, nội dung gần gũi với báo chí đời thường hơn, vì ngoài phần công vụ, còn có các mục nghị luận, khảo cứu, quảng cáo… Cũng trong năm 1864, một cơ quan quan trọng được thành lập có tên Direction de I’ Intérieur (Nha nội vụ) cũng có chức năng như tờ BOCF nhưng trong một tấm mức hạn hẹp hơn. Những điều kể trên cho thấy, chỉ trong chưa đầy 5 năm nắm quyền thống trị phân nửa lãnh thổ Nam Kỳ, sau khi cho ra đời đủ loại báo bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hoa thì việc thực dân Pháp phát hành một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ là một biện pháp tất yếu nhằm kiện toàn bộ máy cai trị của họ. Và Gia Định Báo đã góp mặt vào sinh hoạt báo chí những năm đầu Pháp thuộc trong bối cảnh như thế.
1.2 Lịch sử ra đời Gia Định Báo
Khi Kerguda sang làm Thống Đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) đã có lời mời cụ Trương Vĩnh Ký ra làm quan, nhưng cụ từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định Báo. Lời yêu cầu của cụ được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1/4/1865, nhưng không phải ký cho cụ Trương Vĩnh Ký mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux (một viên thông ngôn làm ở Soái phủ Nam Kỳ). Và phải đến ngày 16/9/1869 mới có Nghị định của Chuẩn đô đốc Marie Gustave Hector Ohier ký giao hẳn tờ Gia Định Báo cho cụ Trương Vĩnh Ký đứng làm chủ biên (Quyết định số 189:
“Quyết định:
Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định Báo được giao phó cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư cách là chánh tổng tài của tờ này, sẽ được lãnh một khoản lương hàng năm là 3000 đồng quan Pháp. Tờ báo tiếp tục ra mỗi tuần. Nó sẽ được chia ra làm hai phần: một phần chính thức gồm các văn kiện, quyết định của ông Thống đốc và nhà cầm quyền với tài liệu bằng tiếng Pháp do Nhà Nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ; phần khác, không chính thức, sẽ gồm có những bài viết bổ ích và vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự…để có thể đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đến. Trước khi phát hành, việc trao đổi sẽ thực hiện tại Nha Nội vụ. Giám Đốc Nha Nộ vụ lãnh thi hành quyết định này: Quyết định sẽ được vào sổ và phổ biến ở những nơi xét thấy cần thiết”- Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn). Qua sự việc này thì Gia Định Báo được coi là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của nước ta.
1.3 Ngày phát hành số báo đầu tiên
Chi tiết về số báo đầu tiên của Gia Định báo được phát hành có nhiều thông tin trái ngược nhau. Có tác giả như cụ Đào Trinh Nhất (tự Quán Chi, là nhà văn, nhà báo Việt Nam của thế kỷ 20, cụ cộng tác cho các tờ báo như: Phụ nữ tân văn, Công luận, Thần chung, Tân Văn, Việt nam, Điễn tin, và làm chủ bút báo Ðuốc Nhà Nam) thì cho rằng số đầu tiên được ấn hành năm 1867, một số tác giả và nhà nghiên cứu khác lại cho rằng ngày 1/4/1865 mới là đúng, và gần đây nhất thì có người đưa ra giả thuyết, vẫn là giả thuyết thôi vì chưa có gì xác minh rõ ràng là sự thật nằm ở đâu, là ngày 15/4/1865. Tuy nhiên nếu xét cho kỹ thì giả thuyết 1867 là hoàn toàn không thích đáng, còn ngày 1/4/1865 thì cũng không hợp lý vì ít có khả năng ngày ký giấy phép lại cũng là ngày phát hành tờ báo, không thể in báo trước rồi mới xin phép; do đó, ngày phát hành số 1 của Gia Định Báo hợp lý nhất là ngày 15-4-1865. Tuy nhiên, thông tin về ngày xuất bản số báo đầu tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Chi tiết này cũng gây hoang mang cho giới nghiên cứu trong một thời gian dài. Vào thập niên 1940, học giả Đào Trinh Nhất trong bài “Thử tìm long mạch của tờ báo ta” đăng trên tờ Trung Bắc chủ nhật (1942) cho rằng số Gia Định Báo đầu tiên phát hành năm 1867. Mộ số tác giả khác cho là ngày 1.4.1865, nhưng không ai viện dẫn được một chứng cứ cụ thể nào về thời điểm có liên quan. Điều này cũng dễ hiểu, vì từ ngay thập niên 1960, tại Thư viện quốc gia Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TPHCM) chỉ còn lưu trữ các số báo từ thập niên 1880 trở đi, căn cứ vào dòng chữ in “năm thứ 16” trên trang đầu một số báo phát hành năm 1880 nhiều người trừ lùi thời gian để có con số 1865. Đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận sự ra đời số Gia Định Báo đầu tiên là vào ngày 15/4/1865, căn cứ vào chứng liệu duy nhất tìm thấy là một văn thư đề ngày 9/5/1865 do Thống đốc Nam Kỳ G.Roze gửi cho Bộ trưởng Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp, trong đó có nhắc đến việc tờ Gia Định Báo “phát hành vào ngày 15 tháng 4 vừa qua…”(theo Huỳnh Văn Tòng – Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Nhà xuất bản TPHCM, trang 59, 60). Tác giả Huỳnh Văn Tòng cũng tìm thấy tờ Gia Định Báo số 4 phát hành vào 15/7/1865 tại trường Sinh ngữ Đông phương, Paris (Pháp); điều này phủ nhận thời điểm do học giả Đào Trinh Nhất đưa ra (1867) vào năm 1942. Từ những cứ liệu trên, các nhà nghiên cứu đã thống nhất Gia Định Báo ra đời ngày 15 tháng 4 năm 1865.
1.4 Gia Định Báo tồn tại trong bao lâu?
Trong các tài liệu nghiên cứu phổ biến trước năm 1974, chi tiết này hoặc được đưa vào sự dự đoán của các học giả, hoặc không được nhắc đến. Căn cứ vào những số báo còn lưu trữ trong thư viện và năm mất của học giả Trương Vĩnh Ký, một vài tác giả trong đó có nhà báo Nguyễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Như) trên tạp chí Bách Khoa xuất bản vào tháng 1/1966, suy đoán tờ báo đình bản vào năm 1897. Tập “Mục lục báo chí Việt ngữ trong 100 năm (1865-1965)” của Lê Ngọc Trụ cũng ghi thời gian tồn tại của Gia Định Báo là 1865-1897. Đến thập niên 1970, các số Gia Định Báo phát hành vào năm 1909 do Huỳnh Văn Tòng tìm được tại Pháp đã phủ nhận chi tiết sai lạc trên. Tháng 10 năm 1974 trên giai phẩm Bách Khoa số 416 (trang 73-74) đã công bố một chi tiết tìm thấy trong một vài kiện in trên Tập san hành chánh Nam Kỳ năm 1909, trang 3464. Đó là nghị định ngày 21/9/1909 của Thống đốc Nam Kỳ Guorbeil ấn định ngày chính thức đình bản của Gia Định Báo là 1/1/1910. Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn nhắc lại một cứ liệu xác định Gia Định Báo tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm 1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910.
Như vậy có thể xác định thời gian tồn tại của Gia Định Báo là 44 năm từ 15.4.1865 đến 31.12.1909.
2. Tiến trình phát triển của Gia Định Báo
“Trong tháng này sẽ ra số thứ nhất một tờ báo in bằng tiếng An nam thông thường. Dưới hình thức thu hẹp ấn bản sẽ gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho người bản xứ. Tờ báo sẽ ra hằng tháng và sẽ phát không trong các trường học để học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc được…”
Lời rao xuất bản của Gia Định Báo được đăng ngày 5/4/1865 trong số 7 tờ Courrier de Saigon đã đánh dấu sự ra đời của nền báo chí Việt Nam. Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng một kỳ, 4 trang, khổ 32x25(cm). Trên đầu trang nhất, tên Gia Định Báo được in bằng chữ Hán, bên dưới có ghi “Tờ báo này mỗi tháng Tây cứ ngày rằm in ra một lần ai muốn mua cả năm ‘phải trả 6 góc tư’ ” Sau đó, báo ra mỗi tháng 2 kỳ và cuối cùng là phát hành hàng tuần vào thứ 3. Giá báo mỗi năm 20 quan, 6 tháng 10 quan, 3 tháng 5 quan, “ai muốn mua thì cứ đến dinh quan Thượng lại” . Đến ngày 2/6/1900 thì chữ Gia Định Báo bằng tiếng Hán không còn nữa và được thay bằng chữ Pháp “République Francaise, Liberté – Egalité – Fraternité”. Tiền mua báo được sửa lại bằng đồng bạc thay cho đồng quan Pháp: 1 năm 8 đồng.
Gia Định Báo xuất bản liên tục trong 32 năm (1865-1897) trong những năm cuối thì xuất bản rời rạc, gom thành một khối lượng thông tin cực kỳ phong phú. Gia Định Báo dàn trải khắp thời kỳ Pháp xâm chiếm nước ta: miền Đông Nam Kỳ, miền Tây Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung kỳ. Có thể đọc trongGia Định Báo tất cả những quyết định, luật lệ, thay đổi về chính trị, hành chính, tư pháp, giáo dục, văn hóa, kinh tế… cho mọi tầng lớp sĩ nông công thương ở nước ta, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc.
Từ tháng 4/1865 đến tháng 9/1869, dưới quyền điều hành của Ecnet Pốttô, Gia Định Báo nặng về tính chất công báo, đăng công văn, nghị định, những văn kiện chính thức của nhà cầm quyền Pháp và những bài nhằm phổ biến, giải thích các văn kiện chính thức của Phủ Tổng đốc Nam Kỳ. Báo được lưu hành tận các xã thôn vì các làng buộc phải xuất công quỹ ra mua báo.
Khuynh hướng của Gia Định Báo trong giai đoạn này phụ thuộc vào nhà cầm quyền chủ trương ra báo và người điều hành trực tiếp là người Pháp. Năm 1869, Trương Vĩnh Ký đảm nhiệm Giám đốc Gia Định Báo thay cho E.Pốt-tô theo nghị định của Đô đốc Ohier, chủ bút là Huỳnh Tịnh Của. Từ khi Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc, nội dung của Gia Định Báo phong phú, sinh động hẳn lên. Ông đã chuyển Gia Định Báo từ một tờ báo theo thể thức công báo thành một tờ báo thông thường và chủ trương “viết như nói thường”, chống viết theo lối cổ. Ngoài việc báo phải đăng những công văn, nghị định của nhà cầm quyền, báo còn đăng những bài nghiên cứu về lịch sử, thơ, truyện cổ…Đồng thời báo cổ động cho lối học mới, phát triển chữ quốc ngữ, khuyến khích trí thức buổi giao thời viết báo, viết văn bằng chữ quốc ngữ.
Để cho nội dung báo phong phú và sinh động, Gia Định Báo tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên ở các tỉnh để thu nhận tin tức mới, những chuyện lạ để đăng báo. Trong số báo ngày 8/4/1870, Chánh Tổng tài Trương Vĩnh Ký có viết bài gửi thông tin viên ở các tỉnh như sau:
“ Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập…đặng hay:
Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn, ở một chỗ nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong 6 tỉnh mà làm cho thiên hạ coi, nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay nửa tháng phải viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở, như:
Ăn cướp, ăn trộm
Bệnh hoạn, tai nạn
Sự rủi ro, hùm tha, sấu bắt.
Cháy chợ, cháy nhà: mùa màng thế nào.
Tại sở nghề nào thạnh hơn…
Nói tắt một lời là những chuyện mới lạ đem vô nhựt trình cho người ta biết. Viết rồi thì phải để mà gửi cho Gia Định Báo Chánh Tổng tài ở Chợ Quán.
Viết cho Gia Định Báo ngoài hai ông Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của là những người cộng tác cho báo ngay từ đầu, còn có các ông Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường, Pô-luýt Lương, Pô-luýt Tôi…, người Pháp thì có Ec-nét Pốt-tô, Cút-tơ Pan-da (Cutte panjas), Xê-ghin (Séguin). Hầu hết những người viết cho Gia Định Báo đều là công chức trong bộ máy chính quyền của thực dân Pháp, độc giả thời kỳ đầu cũng chủ yếu là công chức, vì lúc bấy giờ ít người biết chữ quốc ngữ.
Năm 1872, Thống đốc Nam Kỳ ký quyết định cho ông Trương Vĩnh Ký thôi giữ chức Giám đốc Gia Định Báo, cử J.Bonet thay. Ít lâu sau, E.Pốt-tô trở lại thay Bonet. Từ đó phương hướng biên tập của báo thay đổi, trở lại tính chất công báo như ban đầu. Sau đó đến Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Giàu, Diệp Văn Cương đảm nhiệm cương vị quản lý Gia Định Báo. Sang đầu thế kỷ 20, năm 1909, Gia Định Báo không còn tác dụng gì mấy trong việc thực hiện chính sách của thực dân Pháp nên báo đình bản sau 44 năm tồn tại.
Phần II: Cơ cấu tổ chức của Gia Định Báo
1. Bộ máy quản lý của Gia Định Báo
Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm về người quản lý Gia Định Báo:
Tác giả Đoàn Thị Đỗ trong “Le Journal au Vietnam et les périodiques Vietnamiens de 1865 à 1944” (Paris - 1958) xác định người kế nhiệm Trương Vĩnh Ký chính là Huỳnh Tịnh Của (Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, trang 60). Tác giả Nguyễn Q. Thắng trong “ Tiến trình văn nghệ miền Nam” (Nxb Văn Học -1988) cũng khẳng định “…đến khi Trương Vĩnh Ký mất, Huỳnh Tịnh Của được cử làm chủ bút” (trang 264).
Theo tác giả Huỳnh Ái Tông, từ năm 1872, một người Pháp tên là J.Bonet được cử làm Chánh tổng tài Gia Định Báo. Chi tiết này phù hợp với hai trong những tư liệu do tác giả Phạm Long Điền sưu tập được liên quan đến hành trạng của học giả Trương Vĩnh Ký. Đó là “Thư của Trương Vĩnh Ký đề ngày 25.11.1873 gửi giám đốc Nha Nội để xin cử nhiệm một chức duy nhất” và “Quyết định của thống soái Nam Kỳ đề ngày 29.11.1873 cử Trương Vĩnh Ký là giáo sư ngôn ngữ Đông phương với số lương hàng năm là 9.000 quan Pháp”
Trong “Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930” tác giả Bằng Giang cho rằng Trương Minh Ký làm chủ bút Gia Định Báo từ năm 1881 đến 1897.
Điều khó khăn là không như báo chí hiện nay, các số Gia Định Báo còn lưu trữ đều không ghi tên ban biên tập. Trong nội dung số báo phát hành vào đầu thập niên 1880, người ta nhận thấy rằng ở phần Công vụ và Ngoài công vụ, các văn kiện hành chính bằng chữ Pháp dịch ra chữ Quốc ngữ đều không có tên người dịch; chỉ riêng phần Thứ vụ ở cuối tờ báo , các bài viết của Trương Minh Ký và Emest Potteaux hay J. Bonet là có đề tên tác giả. Mặt khác, các văn kiện bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của vào thời kỳ này chỉ ghi chức danh "Thầy dạy tiếng phương Đông" (TVK) hay "Phủ hạng nhứt" (HTC) chứ không ghi chức danh nào ở Gia Định Báo như đã làm với Trương Vĩnh Ký vào năm 1869 (Nghị định số 210 ngày 27.9.1869 bổ nhiệm ông làm nghị viên Hội đồng thành phố Sài Gòn ghi rõ ông là Giám đốc tờ Gia Định Báo) Những dữ liệu này cho phép tạm gạt bỏ giả thuyết Huỳnh Tịnh Của là người kế nhiệm Trương Vĩnh Ký trong chức danh Chánh tổng tài Gia Định Báo, đồng thời có thể xác định là từ sau năm 1873, hai ông vẫn còn đảm trách phần dịch các văn kiện hành chánh trên tờ báo này, nhưng không với tư cách là Chánh tổng tài. Giả thuyết Trương Minh Ký làm Chánh tổng tài từ năm 1881 đến 1897 của học giả Bằng Giang là tương đối hợp lý hơn, vì trong thời gian này, người ta thấy ông xuất hiện hầu như trên mỗi số Gia Định Báo, bài viết của ông phong phú và vào những năm 1890, chính ông đã diễn âm và đăng trên Gia Định Báo nhiều tác phẩm văn hoc dân gian ít người được biết đến.
Điều đáng ngạc nhiên là về bộ máy quản lý của tờ Gia Định Báo không thấy tài liệu nào đề cập đến hai nhân vật có tên Nguyễn Văn Giàu và Diệp Văn Cương cả. Những đây chính là hai người phụ trách cuối cùng của tờ báo này. Cũng trên giai phẩm Bách Khoa số 416 kể trên, có trình bày một phần nghị định ngay 20/9/1908 của Thống đốc Nam Kỳ Outrey đăng trên Tập san hành chánh Nam Kỳ, trang 2864, với nội dung tạm dịch như sau: “…ông Diệp Văn Cương, thông ngôn hạng nhất ngạch châu Âu được giao trách nhiệm biên tập tờ Gia Định Báo kể từ ngày 21/5/1908, thay thế ông Nguyễn Văn Giàu được giao nhiệm vụ khác. Với cương vị này, đương sự sẽ được lãnh phụ cấp 250 đồng (piastre) dự liệu định ngày 27.12.1901”
Ông Diệp Văn Cương thì hầu như ai cũng biết tiếng, là người chủ trương tờ Phan Yên Báo những năm 1898-1899, là một thông ngôn giỏi trong chính quyền thuộc địa, đồng thời là chồng người cô ruột của vua Thành Thái. Riêng ông Nguyễn Văn Giàu thì gần như xa lạ với giới nghiên cứu.
Với những dữ liệu kể trên thì những người quản lý tờ Gia Định Báo là:
+ Ernest Potteaux từ 4.1865 đến 9.1869
+ Trương Vĩnh Ký từ 9.1869 đến 1872
+ J.Bonet từ 1872 đến 1881
+ Trương Minh Ký từ 1881 đến 1897
+ Nguyễn Văn Giàu từ 1897 đến 1908
+ Diệp Văn Cương từ 1908 đến 1909
2. Chủ bút và cộng tác của Gia Định Báo
Những cá nhân viết cho Gia Định Báo chủ yếu là những người quản lý tờ báo này như Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Giàu, Diệp Văn Cương, J.Bonet, E. Potteaux. Ngoài ra còn có các nhân vật khác như Vũ Thành Đức, Lê Văn Thể, Trần Đại Học, Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường, Pô-luýt Lương, Pô-luýt Tôi, Cutte Panjas, Séguin…
2.1 Sơ lược tiểu sử một số cá nhân tiêu biểu của Gia Định Báo
2.1.1 Trương Vĩnh Ký
Trương Vĩnh Ký (sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 – mất ngày 1 tháng 9 năm 1898) khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí Quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác. Tên ông từng được đặt tên cho trường Trung học Pétrus Ký nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Thành phố Hồ Chí Minh).
Tiểu sử
Trương Vĩnh Ký sinh tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).
Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.
Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán tại Cái Mơn. Năm 9 tuổi, ông được Linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn ông Thi (cha của Pétrus Ký) đã hết lòng che giấu ông lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao. Ông Tám mất, hai nhà truyền giáo người Pháp (thường gọi là Cố Hòa, Cố Long) thấy Pétrus Ký vừa thông minh vừa chăm học, nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ Latinh. Năm 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở Phnom Penh (Cao Miên).
Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Penang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông...
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến nửa năm thứ 6 (chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức Linh mục) thì phải vội về nước vì mẹ ông qua đời. Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt Nam (Đà Nẵng bị tấn công ngày 1 tháng 9 năm 1858). Vì thế, việc cấm đạo công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn.
Cộng tác với Pháp
Không du học nữa, và cũng không thể ở quê nhà, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860. Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang (Chợ Quán) do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Phan Thanh Giản xin Trương Vĩnh Ký đi theo làm thông ngôn. Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Hoàng đế Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại Rôma. Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.
Năm 1866, ông thay thế Linh mục Croc làm Hiệu trưởng Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được Thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội. Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm Hiệu trưởng.
Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm), được cử làm thư ký Hội đồn