Đề tài Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng thực nghiệm từ Trung Quốc

Từ cuối những năm 1970, Trung Quốc đã thông qua một loạt các cải cách kinh tế, điều đã dẫn đến sự thành công toàn diện của nền kinh tế. Việc cải cách Hệ Thống Phân Phối Thuế (TSS), như một phần của chính sách phân cấp tài khóa dần dần, được đề xuất vào năm 1994. Lý thuy ết thông thường cho rằng sự phân cấp tài khóa có thể dẫn đến những lợi ích tiềm năng khác nhau, bao gồm việc tăng đáp ứng của chính quy ền địa phương trong việc cung cấp hàng hóa công. Tuy nhiên, rất ít nghiên c ứu thực nghiệm kiểm tra tác động của phân cấp tài khóa đ ến kết qu ả sức khỏe ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR) là một chỉ số về kết qu ả chăm sóc sức khỏe và cung cấp một phép đo định lượng về tác động của phân cấp tài khóa lên tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở cấp chính quyền địa phương. Chúng tôi ước lượng phân cấp tài khóa theo cả 2 cách: Như một biến giả và như một tỷ lệ, và ước lượng hàm sản xuất tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh sử dụng cả cách tiếp cận bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi dạng bảng (FGLS). Chúng tôi thấy rằng, trái ngược với dự đoán của các lý thuy ết thông thường, phân cấp tài khóa đã tạo ra một tác động bất lợi toàn diện đến IMR ở Trung Quốc.

pdf39 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng thực nghiệm từ Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------ Môn: Tài chính công Đề tài: LIỆU PHÂN CẤP TÀI KHÓA CÓ CẢI THIỆN KẾT QUẢ CHĂM SÓC Y TẾ? BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC TPHCM, tháng 08 năm 2013. GVHD : PGS. TS SỬ ĐÌNH THÀNH NTH : Nhóm 6 LỚP : Ngân hàng Đêm 1 – Khóa 22 Danh sách nhóm 1. Cao Nữ Nguyệt Anh 2. Hồ Hữu Nghĩa 3. Lê Thị Phương Thảo 4. Mai Nguyễn Huyền Trang MỤC LỤC Tóm tắt (Abstract) ............................................................................................ 1 I. Giới thiệu: ..................................................................................................... 2 1.1 Nội dung chính của paper: ...................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................. 3 1.3 Tại sao phải thực hiện bài nghiên cứu này: .............................................. 3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................ 4 1.5 Giả thuyết nghiên cứu: ............................................................................ 4 1.6 Hệ thống chăm sóc y tế ở Trung Quốc: ................................................... 5 II. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây (Literature review): .............. 10 III. Phương pháp nghiên cứu (Methodology and data): ................................... 15 3.1 Phương pháp nghiên cứu:...................................................................... 15 3.2 Thu thập và xử lý số liệu: ...................................................................... 15 3.3 Mô hình nghiên cứu: ............................................................................. 16 IV. Kết quả nghiên cứu: .................................................................................. 20 4.1 Tóm tắt số liệu thống kê: ....................................................................... 20 4.2 Kết quả hồi quy (FD là biến giả): .......................................................... 22 4.3 Kết quả hồi quy (FD là tỷ lệ):................................................................ 27 V. Kết luận: .................................................................................................... 30 5.1 Kết luận chung: ..................................................................................... 30 5.2 Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai: ............................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 32 Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 1 Tóm tắt (Abstract) Từ cuối những năm 1970, Trung Quốc đã thông qua một loạt các cải cách kinh tế, điều đã dẫn đến sự thành công toàn diện của nền kinh tế. Việc cải cách Hệ Thống Phân Phối Thuế (TSS), như một phần của chính sách phân cấp tài khóa dần dần, được đề xuất vào năm 1994. Lý thuyết thông thường cho rằng sự phân cấp tài khóa có thể dẫn đến những lợi ích tiềm năng khác nhau, bao gồm việc tăng đáp ứng của chính quyền địa phương trong việc cung cấp hàng hóa công. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu thực nghiệm kiểm tra tác động của phân cấp tài khóa đến kết quả sức khỏe ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR) là một chỉ số về kết quả chăm sóc sức khỏe và cung cấp một phép đo định lượng về tác động của phân cấp tài khóa lên tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở cấp chính quyền địa phương. Chúng tôi ước lượng phân cấp tài khóa theo cả 2 cách: Như một biến giả và như một tỷ lệ, và ước lượng hàm sản xuất tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh sử dụng cả cách tiếp cận bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi dạng bảng (FGLS). Chúng tôi thấy rằng, trái ngược với dự đoán của các lý thuyết thông thường, phân cấp tài khóa đã tạo ra một tác động bất lợi toàn diện đến IMR ở Trung Quốc. Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 2 I. Giới thiệu: Sống một cuộc sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn đã trở thành lựa chọn hàng đầu và là mục đích của phát triển con người (Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, 1990-2008). Trong số các biện pháp đo lường sức khỏe con người khác nhau, tuổi thọ của trẻ sơ sinh được coi là “thử nghiệm nhạy cảm nhất về những điều kiện sức khỏe” (Liu, Hsiao, và Eggleston, 1999). Vì ở giai đoạn bắt đầu của cuộc sống, một trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương nhất. Như vậy, tình trạng sức khỏe được cải thiện có thể có tác động tích cực sâu rộng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Blaxter (1981) và Sen (1998) lập luận rằng chất lượng cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào chăm sóc sức khỏe, kiến thức y tế, và bảo hiểm y tế. Họ cũng thấy rằng số liệu thống kê về tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh phản ánh tất cả những vấn đề chính sách. Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR) được định nghĩa là số ca tử vong trẻ sơ sinh trên 1.000 trẻ sinh sống dưới một năm tuổi trong cùng một năm (UNDP, 1990-2008). Chỉ số này đã được sử dụng rộng rãi để so sánh giữa các quốc gia và phân tích xu hướng các kết quả chăm sóc sức khỏe. Do đó, chỉ số này cũng được sử dụng trong mô hình của bài nghiên cứu này để nghiên cứu tác động của phân cấp tài chính đối với chăm sóc sức khỏe. 1.1 Nội dung chính của paper: Tập trung vào các mối liên hệ giữa tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và phân cấp tài khóa ở Trung Quốc. Điều này là do: Trước hết, Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm IMR từ năm 1949 đến năm 1978, đó là khoảng thời gian kinh tế kế hoạch với một mức thu nhập cá nhân thấp. Với những cải cách năm 1978, nền kinh tế của Trung Quốc bắt đầu bùng nổ trong những năm 1980 và duy trì tốc độ tăng trưởng cao - trung bình khoảng 9% tăng trưởng trong Tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP) trong suốt những năm 1990 và thế kỷ 211. Theo những quan điểm thông thường, phát triển kinh tế cao hơn sẽ kết hợp với việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (Ngân hàng Thế giới, 1993). Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh 1 Tại chinability.com/GDP.htm Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 3 ở vào khoảng 29 trẻ sơ sinh tử vong trên 1.000 trẻ sinh sống từ cuối những năm 1980 cho đến nay, và không thấy tiếp tục cắt giảm quy mô lớn mặc dù tăng trưởng kinh tế cao trong suốt khoảng thời gian đó (Liên Hiệp Quốc, 2005). Thứ hai, cải cách TSS năm 1994 tại Trung Quốc tái tập trung thu ngân sách chính phủ trong khi vẫn giữ phần lớn trách nhiệm chi tiêu y tế trên vai của chính quyền địa phương mà không có sự cung cấp hỗ trợ kinh phí đầy đủ từ chính quyền trung ương. Lý thuyết thông thường của phân cấp tài khóa dự đoán rằng chính quyền địa phương sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của địa phương bao gồm chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Oates, 1993). Không giống như các chỉ tiêu y tế khác như tuổi thọ và tỷ lệ bà mẹ tử vong, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh có thể nhạy cảm hơn với các khoản đầu tư y tế công cộng trong chi tiêu y tế của chính phủ. Theo Barker (1997), Wagstaff (2001), và Case, le Roux, và Menendez (2004), chăm sóc sức khỏe trước khi sinh, đội ngũ và trang thiết bị y tế đỡ đẻ, dinh dưỡng trẻ sơ sinh và vệ sinh công cộng là tất cả các kênh mà thông qua đó sức khỏe trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng. Những yếu tố này cũng là kết quả trực tiếp của chi tiêu chăm sóc sức khỏe của chính phủ. Trách nhiệm gia tăng cùng với sự tài trợ không đầy đủ ở cấp địa phương có thể góp phần vào sự trì trệ trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh kể từ cuối những năm 1980 ở Trung Quốc. Vì vậy, nghiên cứu này cố gắng để định lượng liệu tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm 1990 và đầu thế kỷ 21, cũng như việc phân cấp tài khóa đại diện bởi các cải cách TSS năm 1994 có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Trung Quốc. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Cung cấp một phép đo định lượng về tác động của phân cấp tài khóa lên IMR ở Trung Quốc sử dụng dữ liệu của chính quyền địa phương. 1.3 Tại sao phải thực hiện bài nghiên cứu này: Trước đây, một số nghiên cứu đã cố gắng để kết hợp chăm sóc y tế với phân cấp tài khóa (Asfaw, Frohberg, James, và Jutting, 2007; Cantarero & Pascual, 2008; Duret, 1999; Uchimura & Jutting, 2007). Trong lĩnh vực y tế, phân cấp tài khóa đặc biệt đề cập đến việc phân cấp nguồn lực tài chính và Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 4 trách nhiệm chi tiêu cho y tế từ trung ương đến chính quyền địa phương (Mills, Vaughan, Smith & Tabibzadeh, 1990). Lĩnh vực phân cấp này sẽ trở thành một thành phần quan trọng của cải cách chính sách ở nhiều nước bao gồm Trung Quốc, Ghana, Indonesia, Philippines, Uganda và Zambia. Sử dụng các phương pháp khác nhau của việc phân cấp, các học giả thường thấy rằng phân cấp tài khóa cao hơn dẫn đến một IMR thấp hơn (Asfaw, Frohberg, James, và Jutting, 2007; Cantarero & Pascual, 2008; Duret năm 1999; Uchimura & Jutting, 2007). Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu tìm hiểu tác động của phân cấp tài khóa lên IMR ở Trung Quốc. Thêm vào đó, nghiên cứu này dự kiến cải thiện các nghiên cứu hiện có theo nhiều cách. Đầu tiên, chúng tôi sử dụng một bộ dữ liệu toàn tỉnh dạng bảng cho phép xem xét các tác động của các biến không quan sát biến thiên theo thời gian. Thứ hai, chúng tôi đo lường chi phí y tế trong tổng số tiền chi tiêu, là % của tổng số chi tiêu chính phủ và tỷ lệ cho tổng sản phẩm khu vực danh nghĩa (GRP). Thứ ba, chúng tôi thêm vào một số các biến kiểm soát như một biến giả khu vực, nguồn nhân lực y tế, cơ sở vật chất y tế, đô thị hóa, và khả năng sinh sản. Cuối cùng, ngoài phương pháp biến giả truyền thống, chúng tôi cũng đo mức độ phân cấp quản lý tài chính bằng cách sử dụng tỷ lệ chi ngân sách tỉnh bình quân đầu người với tổng chi ngân sách trung ương bình quân đầu người và chi ngân sách tỉnh. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu: - Tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm 1990 và đầu thế kỷ 21 có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Trung Quốc không? - Phân cấp tài khoá đại diện bởi các cải cách TSS năm 1994 có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Trung Quốc không? 1.5 Giả thuyết nghiên cứu: Ho: Phân cấp tài khóa làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở TQ. H1: Phân cấp tài khóa không làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở TQ. Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 5 1.6 Hệ thống chăm sóc y tế ở Trung Quốc: Trung Quốc có hình thức chính phủ nhất thể với năm cấp độ phân cấp bố trí theo kiểu kim tự tháp với chính quyền trung ương ở trên cùng, phía trên các cấp địa phương bao gồm chính quyền cấp tỉnh, cấp địa khu (bao gồm cả các thành phố cấp địa khu), cấp quận (bao gồm thành phố cấp quận), và cấp hương (tương đương xã, phường). Chính quyền cấp tỉnh bao gồm 22 tỉnh, năm khu vực dân tộc thiểu số tự trị, và bốn thành phố trực thuộc quản lý bởi Hội đồng Quốc gia. Như là một phần của phúc lợi công cộng trong giai đoạn kinh tế kế hoạch từ năm 1949 đến 1978, chăm sóc sức khỏe sinh sản được thiết kế một cách sáng tạo bởi chính quyền trung ương và được thực hiện thành công bởi chính quyền địa phương. Các cấp thấp hơn cung cấp một hệ thống y tế công trong các khu đô thị và chủ yếu dựa vào các bác sĩ nông dân bán thời gian (hoặc “bác sĩ chân trần”) trong các vùng nông thôn. Việc đào tạo và cung cấp dịch vụ bác sĩ chân trần được sự trợ cấp của chính quyền địa phương. Sidel và Sidel (1975) tóm tắt hệ thống y tế kiểu này như một sự kết hợp của y học cổ truyền Trung Quốc và y học phương Tây hiện đại: Cách phòng bệnh, lao động chuyên sâu, hợp tác theo định hướng, chủ nghĩa quần chúng tập thể, và chủ nghĩa quân bình. Hệ thống này đã được chứng minh có hiệu quả trong việc nhanh chóng giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh từ hơn 200 trên 1.000 ca sinh sống vào năm 1950 xuống còn khoảng 50 trong năm 1978, giảm khoảng ba phần tư về lượng (xem Hình 1). Tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc đã tăng từ 35 năm 1949 lên khoảng 70 trong những năm 1980. Các điều kiện y tế toàn diện ở Trung Quốc được cải thiện đáng kể và nhiều bệnh truyền nhiễm bị tiệt trừ trong vòng chưa đầy 30 năm. Do những thành tựu đáng kể, hệ thống này được công nhận là một mô hình y tế cơ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hội nghị Alma Ata năm 1978 (WHO, 2008). Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 6 Hình 1: Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Trung Quốc, 1950-2006 Tuy nhiên, hệ thống y tế tập trung tương đối thành công này đã không tồn tại trong cải cách kinh tế năm 1978, với việc thúc đẩy tìm kiếm lợi nhuận, tư nhân hóa, thương mại hóa, và thị trường hóa trong lĩnh vực y tế. Tất cả các cơ sở y tế như Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC) bây giờ phải chịu trách nhiệm về lợi nhuận của họ và thiệt hại theo cải cách kinh tế mà không được hỗ trợ tài chính công hoặc bất kỳ loại trợ cấp khác nào của chính phủ cho riêng họ. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe bao gồm chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và tiêm chủng được tính theo giá thị trường. Kết quả là, phòng bệnh và hệ thống y học chi phí thấp theo định hướng hợp tác xã trước đó đã bị giải thể và được thay thế bằng một hệ thống y học theo định hướng thị trường với giá cả tăng cao. Dưới một phần mười dân số Trung Quốc, phần lớn trong số đó là công chức, nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có bảo hiểm y tế (Bertelsmann Stiftung, 2010). Cùng với việc thị trường hóa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ và các tổ chức, chi phí y tế của chính phủ đã bị thu hẹp gần một nửa. Như thể hiện trong Hình 2, tổng chi tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe bao gồm chi ngân sách chính phủ, chi tiêu ngoài ngân sách nhà nước và chi tiêu cá nhân. Trong số đó, tỷ lệ chi ngân sách của chính phủ đã giảm từ khoảng 39% năm 1982 xuống Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 7 còn khoảng 18% năm 2006, và chi tiêu ngoài ngân sách nhà nước cũng đã giảm từ hơn 47% vào cuối năm 1970 xuống còn 32% trong năm 20062. Ngược lại, chi tiêu cá nhân về y tế đã tăng gấp đôi trong vòng ba thập kỷ qua, từ khoảng 20% năm 1978 lên gần 50% trong năm 2006. Hình 2: Thành phần của tổng chi tiêu chăm sóc y tế, 1978-2006 Sau cải cách TSS 1994, chi tiêu chăm sóc y tế được chuyển từ chính quyền trung ương sang chính quyền địa phương. Các quan chức của chính quyền địa phương đang theo đuổi tăng trưởng kinh tế lấy GDP làm trung tâm với mục đích được đề xướng, là chi phí đầu tư chăm sóc y tế công cộng. Căn cứ vào các quy định của chính phủ có liên quan, trách nhiệm chi tiêu y tế được cùng đảm nhận bởi chính quyền cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp quận, và cấp hương3. Trong thực tế, chi tiêu của chính quyền trung ương về y tế đã được giảm thiểu. Đó là 2 Tài khoản cho tài chính công ở Trung Quốc theo dõi hai tài khoản: tài khoản ngân sách và tài khoản ngoài ngân sách. Bao gồm cả doanh thu và các khoản chi tiêu. Chi ngân sách liên quan đến việc phân phối và sử dụng các quỹ mà chính phủ đã đưa ra dựa trên Luật Ngân sách, để đáp ứng nhu cầu xây dựng kinh tế và các mục đích khác nhau. Chi tiêu ngoài ngân sách đề cập đến các chi phí liên quan được sắp xếp phù hợp với kế hoạch bổ sung ngân sách và trích lập từ các tài khoản đặc biệt ở cấp hành chính tương tự. Xem Ngân hàng Thế giới (2000, 2001) cho vai trò của các quỹ ngoài ngân sách ở Trung Quốc.) 3 Ví dụ, Văn bản số 3 của Hội Đồng Quốc Gia, “Quyết định về cải cách và phát triển y tế công cộng”, ban hành trong tháng 1 năm 1997, yêu cầu chi tiêu công cho y tế ở cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tăng ở một tỷ lệ cao hơn so với tăng trưởng chi ngân sách chung. Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 8 do chính quyền cấp tỉnh và dưới tỉnh gánh vác nhiệm vụ. Cụ thể, chính quyền địa phương đã đảm nhận 97% chi phí chăm sóc y tế trong những năm gần đây trong khi chính quyền trung ương chia sẻ chỉ có 3%. Tuy nhiên, phần lớn doanh thu của chính quyền địa phương đã được sử dụng để bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn và các dự án đầu tư ngoài việc tài trợ cho chi phí hành chính. Công quỹ còn lại dành cho chăm sóc sức khỏe là tối thiểu. Ngược lại với tỷ lệ tăng GDP danh nghĩa hàng năm trung bình 9%, tổng chi tiêu cho chăm sóc y tế như một tỷ lệ phần trăm của GDP danh nghĩa giảm, từ khoảng hơn 1% vào năm 1981 xuống còn dưới 1% trong 20064. Hơn nữa, phần chi tiêu cho chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu chính phủ cũng giảm từ hơn 5% vào năm 1981 xuống dưới 5% vào năm 2006 (xem Hình 3). Hình 3: Tỷ trọng Chi tiêu chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu Chính phủ và GDP danh nghĩa, 1981-2006 Do sự sụt giảm trong chi tiêu chính phủ cho y tế và sự gia tăng thị trường hóa dịch vụ y tế, nên không có gì đáng ngạc nhiên là kết quả tổng thể cho chăm sóc y tế đang xấu đi. Chi tiêu của chính phủ cho y tế sụt giảm sẽ trực tiếp làm hạn chế nguồn tích lũy vốn cho y tế, điều này có thể dẫn đến kết quả y tế xấu đi giống như tình trạng trì trệ trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh IMR 4 Xem tại Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 9 trong những thập niên 1990 và 2000. Một đánh giá công bằng về sức khỏe được thực hiện bởi WHO năm 2002, Trung Quốc được xếp hạng 144 trong tổng 191 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh kểt quả tổng thế yếu kém, thì sự chênh lệch trong chi tiêu y tế cũng được mở rộng. Chi tiêu y tế của Chính Phủ dịch chuyển từ khu vực nông thôn sang khu vực đô thị để đào tạo cán bộ y tế chuyên nghiệp, mua sắm thiết bị y tế chuyên khoa, và tài trợ cho nghiên cứu cải tiến trong y tế. Khoảng cách của chi phí y tế bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn thì ngày càng gia tăng (xem hình 4). Hillier và Shen (1996) ước tính là khoảng cách y tế bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn đã tăng 4 lần trong năm 1991 và 6 lần trong thập niên 1990. Hình 4: Tổng chi tiêu y tế bình quân đầu người theo khu vực thành thị và nông thôn Trong suốt những thử nghiệm nhiều năm, Trung Quốc hiện đã cố gắng để tìm ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện. Ở khu vực thành thị, đó là sự kết hợp từ những quỹ tích lũy xã hội và những tài khoản cá nhân với bảo hiểm y tế tối thiểu bắt buộc, bảo hiểm y tế của người thuê mướn lao động và khoản bảo hiểm y tế của cá nhân người lao động. Ở khu vực nông thôn, một hệ thống y tế hợp tác nông thôn mới đã được thực hiện với sự tham gia chung của cư dân Liệu phân cấp tài khóa có cải thiện kết quả chăm sóc y tế? Bằng chứng thực nghiệm từ Trung Quốc Nhóm 06 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 10 nông thôn, chính quyền địa phương, và chính quyền trung ương. Mặc dù những cải cách kinh tế năm 1978 đã mang lại sự phát triển kinh tế đáng chú ý cho Trung Quốc, nhưng chăm sóc sức khỏe thì dường như không được cải thiện nhiều. Việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã trì trệ sau năm 1980, thể hiện trong Hình 1. Trong khi đó, tuổi thọ thì vẫn gần như nhau từ 68 năm 1982 lên 69 năm 1993 (Hsiao & Liu, 1996). Thêm vào đó, như Bloom và Gu (1997) và Liu và các cộng sự (1999) đã báo cáo thì hầu hết mỗi chỉ tiêu đơn về c
Luận văn liên quan