Đề tài Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì nhất thiết các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp bỏ vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải đem lại lợi nhuận, thu nhập từ các họat động sản xuất kinh doanh phải lớn hơn tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có lợi nhuận doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên và khuyến khích tăng năng suất lao động, đồng thời lợi nhuận lớn sẽ góp phần vào việc tăng Ngân sách Nhà nước thông qua việc doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kỳ Anhem đã chọn đề tài:“Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc dù trong bài viết em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn để em hiểu vấn đề hơn. Bài luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương: Chương1.Tổng quan về lợi nhuận doanh nghiệp và vai trò của lợi nhuận đối với sự phát triển của doanh nghiệp; Chương2. Thực trạng lợi nhuận tạiCông ty TNHH Kỳ Anh giai đoạn 2012 – 2014; Chương 3. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh.

docx37 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 9503 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC KẾT LUẬN. 35 MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì nhất thiết các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp bỏ vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải đem lại lợi nhuận, thu nhập từ các họat động sản xuất kinh doanh phải lớn hơn tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Có lợi nhuận doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên và khuyến khích tăng năng suất lao động, đồng thời lợi nhuận lớn sẽ góp phần vào việc tăng Ngân sách Nhà nước thông qua việc doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kỳ Anhem đã chọn đề tài:“Lợi nhuận và một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc dù trong bài viết em đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự góp ý của các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn để em hiểu vấn đề hơn. Bài luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương: Chương1.Tổng quan về lợi nhuận doanh nghiệp và vai trò của lợi nhuận đối với sự phát triển của doanh nghiệp; Chương2. Thực trạng lợi nhuận tạiCông ty TNHH Kỳ Anh giai đoạn 2012 – 2014; Chương 3. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TNHH Kỳ Anh. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Dù là loại hình doanh nghiệp nào, thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt động trong lĩnh vực nào, trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì hoạt động sản xuất kinh doanhphải mang lại hiệu quả có nghĩa là kinh doanh phải có lãi. Các doanh nghiệp phải độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Để tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, hoạt động sản xuất diễn ra liên tục. Tiến hành tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và có lợi nhuận dể tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ kéo dài thì doanh nghiệp đó sẽ lâm vào tình trạng suy thoái mất dần khả năng thanh toán và có thể đi đến phá sản. Như vậy nhìn vào góc độ doanh nghiệp theo em thì : “Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”. Về mặt nguồn gốc: Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra bằng cách sử dụng hợp lý các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh, tận dụng các điều kiện của môi trường kinh doanh. Về mặt lượng: Lợi nhuận của DN chính là số tiền chênh lệch lớn hơn giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận cũng là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán (thường là 1 năm) lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - Doanh thu; là bao gồm toàn bộ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác. - Chi phí: Là bao gồm tất cả chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất và các chi phí khác. 1.1.2. Kết cấu lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, để tăng cường khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác nhau bao gồm: hoạt động kinh doanh hoạt động khác. (Lợi nhuận được đề cập ở đây là lợi nhuận trước thuế). - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kì. Hơn nữa, Lợi nhuận hoạt động SXKD còn bao gồm cả lợi nhuận hoạt động tài chính. Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính và thuế gián thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ. - Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động kinh tế khác và chi phí khác của hoạt động kinh tế khác và thuế gián thu theo qui định của pháp luật trong kỳ. 1.1.3. Vai trò của lợi nhuận đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp a. Đối với doanh nghiệp và người lao động: Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh hường trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại. Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị,... mở rộng qui mô hoạt động là cơ sở doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng. Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động hưng phấn kích thích trí sang tạo, phát huy khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triền tiếp theo. Mặt khác, lợi nhuận cũng góp phần khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có lợi nhuận chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, bộ phận quản lý có tài lãnh đạo, lực lượng cán bộ công nhân viên có trình độ, có thực lực. Nhờ vậy mà uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng, được khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng, nhà nước. b. Đối với Nhà nước và xã hội: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất của nển kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa. Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tích lũy cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước có được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Qua việc phân tích trên, ta thấy lợi nhuận không chỉ có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bởi lợi ích của mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng gắn liền với lợi ích của Nhà nước, của toàn bộ nền kinh tế. Lợi nhuận làm cho Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động có quan hệ gắn bó và cùng phát triển. 1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 1.2.1. Phương pháp trực tiếp a. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận thuần về HĐKD = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + Doanh thu HĐTC - Chi phí HĐTC - CPBH - Chi phí QLDN Doanh thu thuần = Doanh thu BH&CCDV – Các khoản giảm trừ DT Trong đó: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được trong kỳ do hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung ứng dịch vụ; kể cả số tiền chưa nhận được trong kỳ nhưng bên mua đã chấp nhận thanh toán, kể cả giá trị hàng hóa tiêu thụ nội bộ và giá trị hàng hóa đem biếu, tặng để gới thiệu sản phẩm. - Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán và một số loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng,... - Doanh thu thuần: là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó chính là khoản thu thực tế mà doanh nghiệp có được khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cung ứng dịch vụ cho khách hàng. - Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán...; - Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị, bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu tiêu dùng để đóng gói, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác như chi phí quảng cáo, bảo hành - Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý điều hành trong doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí khác như đồ dùng văn phòng, b. Lợi nhuận khác Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác và khoản thuế gián thu nếu có Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác Trong đó: - Thu nhập khác là những khoản thu không thể dự tính được trước, các khoản thu không mang tính chất thường xuyên như thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do các bên vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp, các khoản nợ khó đòi đã xử lý nay lại thu lại được - Chi phí khác là các khoản chi cho các hoạt động nói trên Như vậy tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như sau: Lợi nhuận trước thuế TNDN = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác Và Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ được xác định: Lợi nhuận sau thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN trong kỳ Phương pháp xác định lợi nhuận này là đơn giản, dễ tính, do đó được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. 1.2.2.Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian Ngoài ra ta còn có thể tính dần lợi nhuận của DN qua từng khâu hoạt động, trên cơ sở đó giúp cho nhà quản lý thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động hoặc từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng. Sơ đồ 1.1: Cách tính lợi nhuận qua các bước trung gian Doanh thu hoạt động SXKD DT hoạt động khác Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Doanh thu HĐTC Chi phí hoạt động khác Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí hoạt động TC Chi phí BH, QLDN LN thuần SXKD LN hoạt động khác Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế Phương pháp xác định lợi nhuận như vậy được gọi là phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà ta có thể thiết lập các mô hình khác nhau trong việc xác định lợi nhuận qua các bước trung gian. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 1.3.1. Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI) Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính đến ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x 100 Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, sức sinh lời của vốn kinh doanh cao, là nhân tố hấp dẫn DN đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh bình quân = Giá trị tổng tài sản đầu kì + Giá trị tổng tài sản cuối kì 2 1.3.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Là chỉ tiêu cho biết trong kì doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế x 100 Giá trị tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, sức sinh lời của tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xây nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. 1.3.3. Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp chú ý nhất. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x 100 Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp. 1.3.4. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là nhân tố giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tăng doanh thu. Tỷ suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế x 100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí càng hiệu quả, càng tiết kiệm chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ các chi phí trong doanh nghiệp sử dụng càng lãng phí, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí tại các bộ phận. 1.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán = Lợi nhuận sau thuế x 100 Giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra 100 đồng giá vốn hàng bán thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đồng thời nó cũng phản ánh hiệu quả của chi phí bỏ ra trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả, càng tiết kiệm chi phí và ngược lại. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 1.4.1. Nhân tố khách quan a,Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế như: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, có ảnh hưởng không ít tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và do đó nó không thể không ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong chu kỳ suy thoái lạm phát tăng cao hay giai đoạn khủng hoảng tài chính tỷ giá và lãi suất bất ổn thì DN gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình và do đó LN không thể được nâng cao và có thể còn bị lỗ. b,Thị trường và sự cạnh tranh Mọi hoạt động của DN từ việc mua sắm yếu tố đầu vào cho tới tiêu thụ sản phẩm đều được thông qua thị trường, hoạt động theo quy luật của thị trường. Trước hết, lợi nhuận của DN phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hoá bán ra và giá cả của sản phẩm.Tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp còn chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh xảy ra giữa các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề. Với quy luật này đòi hỏi các doanh nghiệp bằng nỗ lực chủ quan của mình luôn tìm cách để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm của mình, áp dụng các giải pháp Marketing hữu hiệu trước các đối thủ cạnh tranh. c, Môi trường pháp lý Tuỳ vào chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ, từng ngành, từng vùng mà nhà nước đưa ra chính sách và biện pháp về tỷ giá và lãi suất, chính sách xuất nhập khẩu, luật chống độc quyền Và nhà nước kiểm soát giá với một số mặt hàng nhất định nên đã ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp, có khi thuận lợi như giảm, miễn thuế, khuyến khích xuất nhập khẩu, Và ngược lại là bất lợi cho doanh nghiệp như mức thuế cao, không được nâng giá lên cao hơn. 1.4.2. Nhân tố chủ quan a, Nhân tố con người Có thể nói con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động có lãi hay thua lỗ đều phụ thuộc trước hết vào con người. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn về khoa học công nghệ, tay nghề và quản lý kinh doanh cao, có ý thức trách nhiệm trong lao động với một người lãnh đạo giỏi luôn thích ứng với nhu cầu của thị trường, lợi ích của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là điều kiện để nâng cao hiệu suất lao động, từ đó hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. b, Nhân tố về vốn và quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp DN có khả năng vốn dồi dào thì sẽ giành được những thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng thị trường để tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình.Vì thế, mọi doanh nghiệp phải tự biết cách huy động vốn, bảo toàn và quan trọng hơn hết là biết cách sử dụng vốn hợp lý, khoa học vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và xu hướng biến động của hầu hết các chi phí sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm cũng như quy mô và xu hướng biến động của lợi nhuận DN. c, Nhân tố về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những chi phí gắn liền với giá thành sản phẩm; quy luật chung là giá thành đơn vị sản phẩm trực tiếp tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động của doanh nghiệp. Do đó trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính, sắp đặt dây chuyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trình độ tay nghề công nhân là những yếu tố cơ bản quyết định giá thành của sản phẩm và do đó nó là yếu tố cơ bản nhất quyết định lợi nhuận của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi vậy, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí lưu thông là những nhân tố thường xuyên tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh và phát triển lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những chi phí trực tiếp liên quan tới việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nó là yếu tố đầu vào và đầu ra mà doanh nghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm một cách tối đa các loại chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Các chi phí đó bao gồm : - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí nguyên vật liệu: là những khoản chi phí liên quan đến việc thu mua, sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. - Chi phí về quản lý sản xuất kinh doanh: là các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh ở các phân xưởng hay bộ phận kinh doanh và chi phí quản lý DN là các chi phí có liên quan đến hoạt động chung về quản lý doanh nghiệp. d, Nhân tố về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng không chỉ là công việc phục vụ khách hàng mà quan trọng hơn là phải biết khai thác, sản xuất, đầu tư, thiết kế, chế tạo các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng như: sản phẩm với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng và đặc biệt là phải có thời gian sử dụng lâu dài. Xong mặt khác, doanh nghiệp phải có một chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao cho hợp lý để nhằm làm tăng số lượng sản phẩm và tốc độ bán ra, đó cũng là một cách chủ yếu để làm tăng chu chuyển đồng vốn, giảm lãi suất vay vốn và làm tăng lợi nhuận một cách bền vững cho doanh nghiệp. e, Nhân tố về tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế vi mô của doanh nghiệp Tổ chức các hoạt động kinh tế vi mô là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó bao gồm các khâu từ việc tuyển dụng đào tạo đội ngũ công nhân viên chức đến việc định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch và phương án kinh doanh, tổ chức
Luận văn liên quan