Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ ( không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ), thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu. Khoản 1 Điều 302 BLDS 2005 quy định: “bên có nghĩa vụ làm thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên vi phạm nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho bên kia.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lỗi trong trách nhiệm dân sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Lỗi trong trách nhiệm dân sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Bài làm:
Từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự.
A) Một số vấn đề về lý luận.
1) Về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự ( trách nhiệm dân sự)
a) Khái niệm:
Khi một nghĩa vụ dân sự được xác lập, các bên phải thực hiện nội dung của nghĩa vụ đó. Nếu một bên vi phạm nghĩa vụ ( không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ), thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp luật đã dự liệu. Khoản 1 Điều 302 BLDS 2005 quy định: “bên có nghĩa vụ làm thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên vi phạm nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho bên kia.
b) Phân loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự:
=.= Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Với trách nhiệm này, bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ do bên bị vi phạm yêu cầu, trường hợp đá có yêu cầu mà bên vi phạm vẫn không thực hiện thì bên kia có thể yêu cầu nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế thực hiện đối với bên vi phạm nhĩa vụ.
=.= Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại. Mặt khác một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Vì vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:
/ Có hành vi trái pháp luật.
/ Có thiệt hại xảy ra trong thực tế.
/ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt ahij xảy ra
/ Lỗi của người vi phạm nghĩa vụ.
Điều quan trọng nhất được đặt ra trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là lỗi của người vi phạm nghĩa vụ.
2) Về lỗi
Cơ sở phát sinh trách nhiệm pháp luật dân sự là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật dân sự. Một trong những yếu tố cấu thành đó là lỗi của người vi phạm. Theo nguyên tắc chung thì lỗi là điều kiện cần thiết để áp dụng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự (mặc dù pháp luật dân sự coi lỗi là điều kiện tiên quyết để áp dụng trách nhiệm dân sự nhưng lại không đưa ra định nghĩa rõ ràng về lỗi. Điều này đã gây ra một số bất cập trong việc xác định trách nhiệm khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, đặc biệt là trong trách nhiệm dân sự liên đới). Chính vì vậy mà quy phạm về trách nhiệm do có lỗi được đưa vào Bộ Luật dân sự. Khoản 1 Điều 308 Bộ Luật dân sự (BLDS) quy định rằng, người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 604 BLDS cũng quy định: “ người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý…mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”
Như vậy, nếu không có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định khác, thì chỉ khi nào người vi phạm nghĩa vụ dân sự có lỗi mới phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, về nguyên tắc, người đã được xác định là có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì đương nhiên bị coi là có lỗi. Vì vậy người thực hiện nghĩa vụ chỉ không phải bồi thường thiệt hại nếu họ chứng minh được thiệt hại là do bất khả kháng hoặc hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền.
Về bản chất, lỗi được xác định là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật.
Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho phù hợp với pháp luật, tránh gây thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh thái độ nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Căn cứ vào nhận thức của người gây thiệt hại đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện, lỗi được chia thành các hình thức sau:
/ Lỗi cố ý: một người bị coi là có lỗi có ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu người này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp.
/ Lỗi vô ý: người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có thể gây thiệt hại mặc dù họ có thể phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó. Nếu người này xác định thiệt hại không xẩy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vô ý cẩu thả. Nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vô ý vì quá tự tin.
Khác với các ngành luật khác, luật dân sự đã quy định người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện bởi lỗi cố ý hay vô ý ( Điều 308 BLHS). Như vậy về nguyên tắc chung khi áp dụng trách nhiệm dân sự không cần xác định hình thức lỗi của người gây thiệt hại, đặc biệt, không bao giờ phải xác định trạng thái lỗi của người đó.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, việc làm này lại có ý nghĩa quan trọng khi xem xét người gây thiệt hại có được giảm mức bồi thường thiệt hại hay không. Ví dụ như trường hợp người gây thiệt hại có thể giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hạ quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài.
B) Một số vấn đề thực tiễn về lỗi trong trách nhiệm dân sự.
1) Lỗi trong trách nhiệm dân sự ở nước ngoài.
Theo Luật La Mã, lỗi (Culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp luật yêu cầu: “Không có lỗi nếu như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu”. Trong Luật La Mã, lỗi cũng được phân chia thành lỗi cố ý (dolus) và lỗi vô ý (culpa) và nói chung giống quy định của khoản 2 Điều 308 BLDS Việt Nam. Tuy nhiên trong Luật La Mã có một điều khác biệt đó là trong trường hợp lỗi cố ý thì thỏa thuận của các bên về miễn trừ trách nhiệm không có hiệu lực. Trong Luật La Mã lỗi vô ý được nói đến nhiều hơn bởi rằng lỗi cố ý đã quá rõ ràng để áp dụng trách nhiệm. Được coi là lỗi vô ý nếu như không nhìn thấy trước được những gì mà mọi người chu đáo, cẩn thận có thể nhìn thấy. Lỗi vô ý cũng được chia thành hai loại. Lỗi vô ý không đáng kể tức là người có lỗi không thể hiện mức độ quan tâm chu đáo mà một người chủ nhân hậu hay một người đứng đầu chu đáo phải có. Lỗi vô ý nghiêm trọng tức là khi người có lỗi không thể hiện được mức độ quan tâm cần phải có ở tất cả mọi người trong hoàn cảnh tương tự, mà trong hành động (không hành động) của họ không thể hiện được sự hiểu biết tất cả những gì mà những người bình thường khác đều biết được.
Các Luật gia La Mã xây dựng kiểu người chu đáo và cần mẫn để làm tiêu chuẩn khi xác định mức độ quan tâm, chu đáo của người vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như mức độ trách nhiệm của họ. Vì lỗi vô ý không đáng kể là sự không tuân thủ những tiêu chuẩn do các luật gia La Mã quy định nên loại lỗi này được gọi là lỗi theo tiêu chuẩn trừu tượng.
Các nhà làm luật La Mã còn nói đến một loại lỗi vô ý nữa tức là lỗi được xác định theo tiêu chuẩn cụ thể. Khi người vi phạm không thực hiện sự quan tâm phải có như khi thể hiện nó trong công việc của mình.
Như vậy Luật La Mã không đả động gì đến trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra khi xác định lỗi. Chúng ta thấy rằng các luật gia La Mã trên cơ sở các điều kiện thực tế thời bấy giờ đã đưa ra khái niệm lỗi hợp lý trong trách nhiệm dân sự.
Khái niệm lỗi trong Luật dân sự cũng như trong khoa học pháp luật dân sự của các nước Châu Âu lục địa cơ bản giống với khái niệm lỗi được định nghĩa trong luật dân sự La Mã. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi rằng các hệ thống pháp luật nói trên được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật La Mã. Mặc dù pháp luật của các nước nói trên không định nghĩa khái niệm lỗi, nhưng có quy định các hình thức lỗi khác nhau: Cố ý và vô ý. Để phân biệt các hình thức lỗi, người ta sử dụng tiêu chí là mức độ quan tâm chu đáo mà người có nghĩa vụ cần phải thể hiện khi thực hiện nghĩa vụ. Ở đây các nhà làm luật không nói đến khả năng của một người có nghĩa vụ cụ thể mà chỉ nói đến những tiêu chuẩn trừu tượng: Đó là sự thể hiện sự quan tâm lo lắng phù hợp với tập quán lưu thông dân sự hoặc đặc trưng của người chủ cần mẫn. Trong luật dân sự của Đức tiêu chuẩn quan tâm đúng đắn của thương gia lương thiện được sử dụng để xác định lỗi của người vi phạm nghĩa vụ (Điều 346 BLDS Đức). Trong một số nghĩa vụ riêng biệt mang tính chất không hoàn lại người ta sử dụng tiêu chí ít khắt khe hơn trong việc đánh giá hành vi của người vi phạm nghĩa vụ, cụ thể là: Mức độ quan tâm mà người có nghĩa vụ thể hiện trong công việc của chính mình để thay thế cho tiêu chuẩn trừu tượng là sự quan tâm đặc trưng của người chủ tốt hoặc phù hợp với tập quán của lưu thông dân sự kinh tế. Quan điểm này được thể hiện trong các quy phạm điều chỉnh trách nhiệm dân sự theo hợp đồng gửi giữ, ủy quyền và một số loại khác.
Tóm lại, Luật La Mã và các nước Châu Âu lục địa coi lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự, tuy nhiên họ không định nghĩa lỗi trên cơ sở trạng thái tâm lý của chủ thể mà khi xem xét lỗi họ dựa trên tiêu chuẩn mức độ quan tâm của chủ thể đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
2) Lỗi trong trách nhiệm dân sự ở Việt nam
Trong khoa học pháp lý của Việt Nam, khái niệm lỗi có cơ sở là trạng thái tâm lý được xây dựng trên hai phương pháp nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, việc đưa vào khoa học Luật dân sự một cách gượng ép những qui định và phương pháp nghiên cứu các môn khoa học khác: như tâm lý học, khoa học Luật hình sự… thúc đẩy sự xuất hiện quan điểm về lỗi được nói ở trên. Các luật gia cho rằng, mặc dù lỗi là một khái niệm pháp lý nhưng chỉ với sự giúp đỡ của các thủ pháp pháp lý thì không thể làm rõ bản chất của nó, bởi vì những nguyên tắc cơ bản của triết học về tự do ý chí và sự cần thiết về sự hoạt động tích cực của con người trong sự tác động thay đổi thế giới khách quan là tiền đề tâm lý chung của khái niệm lỗi.
Thứ hai, việc xuất hiện quan điểm về trạng thái tâm lý của lỗi trong trách nhiệm dân sự được xác định bởi hệ tư tưởng trong xã hội chủ nghĩa. Việc lý giải về mặt tâm lý khái niệm lỗi khẳng định một cách có thuyết phục rằng, lỗi là một khái niệm có tính lịch sử, giai cấp. Mỗi giai cấp có quan niệm của mình về luật pháp, về luân lý được sinh ra bởi những quan hệ sản xuất nhất định. Mỗi giai cấp có một quan niệm riêng của mình về lỗi như căn cứ của trách nhiệm.
Với khái niệm lỗi trong trong Luật dân sự Việt Nam, liệu có nên coi lỗi là trạng thái tâm lý, là nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra hay là định nghĩa lỗi trên cơ sở trạng thái tâm lý của chủ thể mà khi xem xét lỗi họ dựa trên tiêu chuẩn mức độ quan tâm của chủ thể đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ví dụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa thì người mua phải trả tiền khi nhận hàng. Nếu người mua không trả tiền tức là có lỗi và phải chịu trách nhiệm dân sự do luật định. Không thể dùng trạng thái tâm lý để định giá lỗi của người mua như quan niệm truyền thống về lỗi. Để xác định lỗi của người mua chúng ta sử dụng tiêu chí khác, tiêu chí đó là đối với người bình thường khi mua hàng thì phải thanh toán, thế nhưng người này đã không thanh toán tiền mua hàng, vì vậy bị coi là có lỗi, lỗi này được coi là lỗi cố ý. Một ví dụ khác, một người cho người khác (không có bằng lái) mượn xe máy nhưng không hỏi người này có bằng lái hay chưa, và người này khi lưu thông gây tai nạn. Đương nhiên theo luật thì người cho mượn xe này phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cùng người mượn xe. Chúng ta hãy xem xét lỗi của từng người. Lỗi của người cho mượn xe là không xử sự như những người bình thường khác tức là đã không quan tâm đến việc người mượn xe có bằng lái hay không, rõ ràng lỗi ở đây được thể hiện bằng mức độ quan tâm chứ không phải sự nhận thức đối với hành vi. Giả sử người cho mượn xe biết người mượn xe không có bằng lái nhưng vẫn cho mượn thì theo quan niệm lỗi là trạng thái tâm lý thì người cho mượn nhận thức được hành vi cho mượn của mình và nhận thức được hậu quả có thể xảy ra khi người điều khiển xe máy không có bằng lái. Sự nhận thức ở đây mang tính trừu tượng và không dựa trên một tiêu chí cụ thể nào. Còn nếu xem xét lỗi là mức độ quan tâm của chủ thể thì sẽ đơn giản hơn nhiều và có tiêu chí cụ thể để đánh giá sự quan tâm đó. Tiêu chí đó được thể hiện là không một người bình thường nào lại cho người không có bằng lái mượn xe máy khi mà theo quy định của pháp luật người điều khiển xe máy phải có bằng lái. Như vậy người cho mượn xe đã không hành động như những người bình thường khác, vì vậy bị coi là có lỗi. Đối với người mượn xe xác định theo mức độ quan tâm cẩn thận của chủ thể thì tiêu chí để xác định lỗi của người này là: Tất cả những người bình thường khác không điều khiển xe máy phân khối lớn khi không có bằng, không có bằng lái vẫn điều khiển xe máy, vì vậy bị coi là có lỗi.
Trong Luật dân sự, nhiều trường hợp hành vi vi phạm nghĩa vụ diễn ra trong một quá trình và có thể nói là không liên quan gì đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của người vi phạm.
Ví dụ theo hợp đồng gửi giữ tài sản, người giữ tài sản phải chịu trách nhiệm khi tài sản bị hư hỏng hay mất mát. Việc tài sản bị hỏng hay mất mát rõ ràng do lỗi của người giữ tài sản. Ở đây tiêu chí để xác định lỗi của người giữ tài sản không phải là trạng thái tâm lý hay sự nhận thức mà là mức độ quan tâm của người giữ tài sản đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Nói một cách khác trong trường hợp này người giữ tài sản bị coi là có lỗi vì đã không thể hiện được sự quan tâm chu đáo mà bất kỳ một người bình thường nào trong hoàn cảnh tương tự cần phải có để thực hiện nghĩa vụ của mình.
Khác với nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự trong nhiều trường hợp được áp dụng do hành vi của người khác gây ra. Điều 625 BLDS quy định rằng: “trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý thì phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác quản lý những người đó, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường”. Theo điều luật này, việc xác định lỗi của trường học, bệnh viện hay các tổ chức khác rõ ràng không thể dựa trên cơ sở trạng thái tâm lý hay sự nhận thức của các tổ chức đó đối với hành vi của người dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự và hậu quả do hành vi đó gây ra, mà lỗi của các tổ chức nói trên phải được xác định dựa trên cơ sở mức độ quan tâm mà các tổ chức đó biểu hiện khi thực hiện nghĩa vụ quản lý người dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
Mặt khác, cách xác định lỗi của pháp nhân dựa trên cơ sở trạng thái tâm lý tức là nhận thức của chủ thể, trong trường hợp này nhận thức của pháp nhân là một việc hết sức khó khăn trong luật dân sự. Bộ Luật dân sự, khoản 2 Điều 308 chỉ quy định chung chung hai hình thức lỗi. Trong khoa học pháp lý vấn đề lỗi của pháp nhân trong việc vi phạm nghĩa vụ dân sự chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Theo quan điểm của một số luật gia thì không thể coi lỗi của các nhân viên riêng biệt là lỗi của pháp nhân, mà lỗi của pháp nhân là lỗi của cả tập thể như là một thể thống nhất. Một số khác lại cho rằng lỗi của pháp nhân chỉ có thể được biểu hiện qua hành vi có lỗi của các thành viên pháp nhân khi thực hiện nghĩa vụ lao động nghề nghiệp của mình. Ví dụ: lỗi của Công ty kinh doanh trong việc chậm giao hàng do thiếu nhân công hay máy móc bị hỏng được thể hiện trong hành vi có lỗi của người lãnh đạo, người này đã không áp dụng kịp thời những biện pháp để khắc phục những thiếu sót sai lầm trong hoạt động của công ty mình. Lỗi của pháp nhân cũng có thể được thể hiện trong hành vi có lỗi của công nhân khi gia công những sản phẩm không phù hợp.
Khi phân tích các quan điểm trên chúng ta thấy rằng chúng đều có một điểm chung đó là lỗi của pháp nhân được xây dựng trên cơ sở trạng thái tâm lý sự nhận thức hoặc là của một cá nhân riêng biệt hoặc là của tập thể thống nhất, đối với hành vi của mình và hậu quả của nó. Sở dĩ có các quan điểm nói trên là vì tất cả các tác giả đó đều quan niệm lỗi là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi trái luật.
Một người khi thực hiện công việc của mình theo hợp đồng lao động với pháp nhân đã gây thiệt hại cho người thứ ba thì rõ ràng người này phải chịu trách nhiệm trước pháp nhân bởi đã thực hiện không đúng nghĩa vụ lao động được quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp này người vi phạm có thể chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi trái luật đó có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm và hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm dân sự trước người thứ ba mà pháp nhân hay tổ chức quản lý người đó phải chịu trách nhiệm. Như vậy chúng ta thấy rằng lỗi của pháp nhân trong trường hợp này không phải là trạng thái tâm lý hay là sự nhận thức mà là pháp nhân không quan tâm một cách đúng mức đến hành động của nhân viên mình.
Xây dựng khái niệm lỗi dựa trên sự quan tâm, chu đáo của chủ thể đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình thi người ta sẽ xét đến vấn đề một cá nhân hay pháp nhân, được coi là không có lỗi nếu khi áp dụng tất cả mọi biện pháp để thực hiện đúng nghĩa vụ đã biểu hiện sự quan tâm chu đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu thông dân sự yêu cầu đối với họ.
Tuy nhiên, nếu theo góc độ của các nhà làm luật nước ta thì lỗi được xác định là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho phù hợp với pháp luật, tránh gây thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh thái độ nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Đó là một quan điểm không sai. Nó đề cao sự tự ý thức của mỗi người về hành vi của mình. Nhưng nó lại gây sự băn khoăn trong nhưng trường hợp cụ thể nêu trên, sự băn khoăn xuất phát từ việc nên xác định khái niệm lỗi như thế nào để xác định trách nhiệm bồi nếu có thiệt hại xảy ra.
KẾT LUẬN
Tùy theo quan điểm của mỗi người mà khái niệm lỗi được xác định, có thể là lỗi xác định theo thái độ tâm lý, cũng có thể lỗi xác định dựa trên tiêu chí thái độ chu đáo quan tâm đến nghĩa vụ phải thực hiện. Điều này chỉ rõ ra một điều là cần có những khái niệm cụ thể hơn về lỗi. bài viết còn nhiều thiếu sot, mong thầy cô chỉ bảo thêm.
Tài liệu tham khảo
/ Giáo trình luật dân sự Viêt Nam tập 2 – ĐH Luật Hà Nội
/ Bộ luật dân sự 2005
/ Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự - THS. PHẠM KIM ANH, Khoa luật Dân sự trường ĐH luật TP.HCM
/ trang web
/ Trang web
/ Giáo trình Luật La Mã – khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nôi