Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nước ta đã và đang từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội và chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời với đó là quá trình đô thị hóa cũng diễn ra một cách hết sức nhanh chóng và rộng khắp đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể nói đô thị hóa là một sản phẩm tất yếu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là xu hướng phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay nó đang được diễn ra trong quá trình quốc tế hóa đời sống xã hội và đã có những tác động rất mạnh đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống dân cư.
Đô thị hóa là quá trình kéo theo những biến đổi lớn về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tâm lý con người. Về thực chất, đây là quá trình chuyển biến từ tổ chức xã hội nông thôn thành tổ chức xã hội đô thị, trong đó quá trình chuyển biến về kinh tế là cơ bản. Nó không chỉ làm thay đổi các yếu tố vật chất, cơ cấu kinh tế của xã hội mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội. Nó có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của cư dân các vùng nông thôn, trước hết là các vùng ven thành phố HCM. Có thể nói khu vực ven thành phố là vùng đệm cho bước chuyển từ nông thôn sang thành thị, nơi phản ánh rõ nét nhất những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với nông thôn. Những biến đổi có thể khác nhau đối với các nhóm xã hội và diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lòng tin trong các quan hệ xã hội của người dân (nghiên cứu trường hợp xã Phước Tân - Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
e & f
BÁO CÁO KHOA HỌC
Đề tài:
“LÒNG TIN TRONG CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN”
(Nghiên cứu trường hợp Xã Phước Tân - Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
GVGD: Giảng viên khoa xã hội học
SVTH: Nguyễn Thị Sáng
MSSV: 0856090144
TP.Hồ Chí Minh tháng 02 năm 2012
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU: 1
Lý do chọn đề tài: 1
Mục tiêu bài báo cáo: 2
Cơ sở lý luận….. 2
Sơ lược tình hình nghiên cứu: 2
Phương pháp nghiên cứu: 9
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 10
1.Khái quát về địa bàn khảo sát: 10
2.Thông tin chung về mẫu nghiên cứu: 12
Biểu đồ 1: Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu: 12
Biểu đồ 2: Cơ cấu học vấn của mẫu nghiên cứu: 13
Biểu đồ 3: Cơ cấu tôn giáo của mẫu nghiên cứu: 14
Biểu đồ 4: Cơ cấu hôn nhân của mẫu nghiên cứu: 14
Biểu đồ 5: Cơ cấu độ tuổi của mẫu nghiên cứu: 15
Biểu đồ 6: Cơ cấu dân tộc của mẫu nghiên cứu: 16
Biểu đồ 7: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu: 16
3. Lòng tin trong các mối quan hệ xã hội của người dân (trong gia đình) 17
a. Mối liên hệ giữa giới tính với mức độ tin tưởng vào gia đình: 17
Bảng 1: Mức độ tin tưởng giữa giới tính với vợ chồng: 17
b. Mối liên hệ giữa nghề nghiệp với mức độ tin tưởng vào gia đình: 19
Bảng 2: Mức độ tin tưởng giữa nghề nghiệp với vợ, chồng:…… 20
c. Mối liên hệ giữa trình độ học vấn với mức độ tin tưởng vào gia đình: 20
d. Mối liên hệ giữa độ tuổi với mức độ tin tưởng vào gia đình:... 22
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:……………………………………….. 23
Tài liệu tham khảo:……………………………………………. 25
Phần mở đầu.
Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nước ta đã và đang từng bước làm thay đổi bộ mặt xã hội và chất lượng cuộc sống của con người. Đồng thời với đó là quá trình đô thị hóa cũng diễn ra một cách hết sức nhanh chóng và rộng khắp đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có thể nói đô thị hóa là một sản phẩm tất yếu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, là xu hướng phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Đặc biệt, hiện nay nó đang được diễn ra trong quá trình quốc tế hóa đời sống xã hội và đã có những tác động rất mạnh đến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống dân cư.
Đô thị hóa là quá trình kéo theo những biến đổi lớn về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tâm lý con người. Về thực chất, đây là quá trình chuyển biến từ tổ chức xã hội nông thôn thành tổ chức xã hội đô thị, trong đó quá trình chuyển biến về kinh tế là cơ bản. Nó không chỉ làm thay đổi các yếu tố vật chất, cơ cấu kinh tế của xã hội mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và chuyển hóa những khuôn mẫu của đời sống xã hội. Nó có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của cư dân các vùng nông thôn, trước hết là các vùng ven thành phố HCM. Có thể nói khu vực ven thành phố là vùng đệm cho bước chuyển từ nông thôn sang thành thị, nơi phản ánh rõ nét nhất những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với nông thôn. Những biến đổi có thể khác nhau đối với các nhóm xã hội và diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.
Có thể nói vấn đề vốn xã hội cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ quá trình đô thị hóa. Chính vì vậy hiện nay vấn đề về vốn xã hội đang được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Các vấn đề về vốn xã hội luôn được thể hiện dưới những khía cạnh và những góc nhìn khác nhau như quan trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc: Nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân với cộng đồng, nơi làm …. Trong những năm trở lại đây, vấn đề về vốn xã hội đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu cho chiến lược phát triển của các quốc gia. Vốn xã hội được hiểu là “: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực, và sự tin cậy trong xã hội – là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung –“James Coleman” vốn xã hội không chỉ được chú trọng ở thành phố, các tỉnh lân cận mà hiện nay tại nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng đã có sự quan tâm, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Do hạn chế về nhận thức và phạm vi của bài báo cáo nên tôi không đề cập đến tất cả các vấn đề của đề tài lớn mà chỉ tập trung đi làm rõ một vấn đề của đề tài trên đó là “Lòng tin trong các quan hệ xã hội của người dân” (Xã Phước Tân– Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Mục tiêu của bài báo cáo đó là:
Tìm hiểu về lòng tin của người dân trong các quan hệ xã hội ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nơi có tiềm năng về du lịch và là nơi của ngõ của sự giao lưu văn hóa, bằng cách so sánh về quan điểm, cách sống, nơi làm việc cũng như nghề nghiệp để thấy được sự tin tưởng của mình nơi mà họ đang sống.
Từ đó có thể hiểu rõ hơn về vấn đề về lòng tin của bà con trong tỉnh, đồng thời thấy được sự khác biệt về lòng tin của người dân trong những gia đình khá giả và nghèo, nam và nữ họ có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau. Qua đó đưa ra một số khuyến nghị.
Cơ sở lý luận của bài báo cáo
Lý thuyết sử dụng
Lý thuyết cấu trúc cho rằng: “Sẽ không thể ký giải được sự tin tưởng của người dân với nhau trong xã hội nếu không đặt niềm tin này trong bối cảnh(…) của cơ cấu xã hội”. Mặt khác, trong cơ cấu xã hội, người ta thường chia ra ba phân hệ chính là: Cơ cấu giai cấp – xã hội, Cơ cấu nhân khẩu – xã hội, Cơ cấu nghề nghiệp - xã hội.
Như vậy, áp dựng lý thuyết cấu trúc trong đề tài này, chúng ta có thể giả định các yếu tố như: địa vị giai cấp: Đặc điểm nhân khẩu xã hội (lứa tuổi, giới tính, địa bàn cư trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, …); và nghề nghiệp, mức sống có ảnh hưởng lớn đến lòng tin với nhau của cá nhân trong cộng đồng người dân Xã Phước Tân.
Sơ lược tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về tiểu đề tài, cho thấy có nhiều đề tài, bài viết đã có những phân tích rất sâu sắc về vấn đề này.
Bài viết “ Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội” - Tác giả Trần Hữu Quang trên trang www.vanhoahoc.edu số 07/10/2009 Bài viết đi sâu phân tích về lòng tin, một nội dung quan trọng trong vốn xã hội. Ông đưa ra khái niệm và định nghĩa lòng tin trong vốn xã hội "Trong nhãn giới xã hội học, lòng tin (hay sự tin cậy) vào người khác là một hiện tượng xã hội-tâm lý-văn hóa tổng hợp, và tâm thế này được coi là một trong những điều kiện căn bản để có thể duy trì đời sống tập thể. Người ta không thể sống được với nhau nếu không tin nhau.." và Gia đình và cộng đồng là những tập thể mà người ta thường coi là điển hình cho mối quan hệ tin cậy giữa con người với nhau và biểu hiện của lòng tin trong xã hội cổ truyền khác với lòng tin trong xã hội hiên đại. Và từ đề tài đó ông triển khai theo những luận điểm là:
Gia đình và cộng đồng là những tập thể mà người ta thường coi là điển hình cho mối quan hệ tin cậy giữa con người với nhau.
Sự tin cậy trong giao thông
Chữ “tín” trong kinh doanh
Xu hướng nhà nước hóa
Xu hướng chính trị hóa
Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội
Hệ quả xã hội
Cũng giống như bài "tim hiểu khái niệm về vốn xã hội '' pgs.ts Trần Hữu Quang muốn khẳng định lại rằng đi nghiên cứu về lòng tin trong vốn xã hội phải đi đôi với việc khảo sát diện mạo và đặc điểm của các định chế trong xã hội.
Trong bài viết ““Vốn xã hội Việt Nam, nguy cơ phá sản và triển vọng phát huy” - tác giả Thái Thị Kim Lan đã đưa ra các ví dụ cụ thể về niềm tin. Đồng thời nêu lên thực trạng về niềm tin trong vốn xã hội ở Việt Nam. Tác giả lấy ví dụ về nước Đức với “hòa bình xã hội”, chính yếu tố tinh thần nền tảng “tin tưởng lẫn nhau” và sự tình nguyện hợp tác là điều kiện bảo đảm cho xã hội có khả năng phát triển về kinh tế, mà người Đức đã gọi là “hoà bình xã hội”. “Hoà bình xã hội” của một tập thể con người siêng năng, thông minh, có tinh thần khoa học và nhất là trung kiên và sẵn sàng hi sinh; bao gồm những biện pháp đem lại tin tưởng cho người dân: đó là quyền tự quyết và bảo đảm xã hội. Ở Việt Nam, với vụ PMU 18 vấn đề tham nhũng đã trở nên một vấn đề quốc tế. Những cơ quan đầu tư giúp vốn phát triển nghi ngờ khả năng đáng tin cậy của những người thực hiện dự án, và đàng sau đó là cái “VXH”, điểm tựa của người làm dự án. Không những người thực hiện dự án chịu trách nhiệm, mà toàn thể xã hội đều bị vạ lây. Ngoài ra, các vấn đề như tình trạng “cô dâu” Việt Nam, tình trạng gái điếm gia tăng, tảo hôn, con số nhiễm HIV, tỉ số phạm pháp gia tăng, con số tai nạn giao thông không giảm mà tăng, tham nhũng hối lộ trở nên chuẩn tắc tương quan xã hội, đang làm đen vốn xã hội tại Việt Nam, nếu không nói làm kiệt quệ.
Qua các bài viết có liên quan đến mảng niền tin trong vốn xã hội đã phân tích tình hình niềm tin ở Việt Nam thông qua lí luận cũng như một số ví dụ thực tế. Tuy nhiên, các bài viết chỉ nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô, giới thiệu trên diện rộng mà chưa đi sâu nghiên cứu trường hợp cũng như nguyên nhân cụ thể của từng vấn đề.
Bài viết “ Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình: so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc, PGS-TS Nguyễn Quý Thanh, Tạp chí Xã hội học số 2 (90), 2005.
” của PGS.TS Nguyễn Quý Thanh.
Vốn xã hội ngày càng được quan tâm nhiều hơn thông qua các nghiên cứu khoa học của các chuyện gia Xã hội học. Thông qua những nghiên cứu này đã khẳng định vai trò to lớn của nó trong thời đại của chúng ta mà còn mở ra nhiều cơ hội hơn cho con cái của chúng ta sau này. Vốn xã hội là chất keo gắn kết xã hội mà nếu không có nó thì không thể nói về bất kỳ sự tăng trưởng kinh tế và hạnh phúc con người nào. Hay nói một cách chung nhất đó là nếu không có vốn xã hội thì xã hội sẽ sụp đổ. Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng quan hệ trong gia đình là một mạng lưới xã hội – mạng lưới trách nhiệm, đặc biệt là ở những quốc gia chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo thì điều này lại càng đúng hơn. Gia đình giúp đỡ cho các thành viên bằng cách hỗ trợ nguồn vốn chung hoặc là bằng một sự ủy thác mà các thành viên có thể tin tưởng lẫn nhau.
Để đi đến nội dung chính của đề tài là: sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình, tác giả đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu để làm rõ cho nội dung chính đó là: tìm hiểu các giao dịch kinh tế được bao bọc, gắn kết bởi các quan hệ gia đình như thế nào; Những biểu hiện của nó trong việc vay vốn kinh doanh, chia sẻ về lao động hay trong quản lí doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ hay doanh nghiệp gia đình ra sao?
Qua bài nghiên cứu của tác giả có thể thấy được rằng, các quan hệ gia đình trong việc huy động vốn kinh doanh tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến và thường dành cho những doanh nhân kinh doanh nhỏ. Nghiên cứu của tác giả năm 1995 cho rằng, hầu hết nguồn vốn cho khởi sự doanh nghiệp ở Việt Nam là từ nguồn tự tích lũy 40,7%; từ gia đình 37,4%; từ bạn bè 10,6%; từ những người cung ứng 12,2% và từ khách hàng 4,9%. Trong các gia đình ở Việt Nam thường chỉ làm đủ ăn hoặc có dự trữ nhưng không đáng kể. Mặt khác những nguồn vốn cho vay trong nội bộ gia đình không hoặc có lãi suất rất thấp, do vậy mà tạo điều kiện cho người vay có thể vay và trả đúng theo thỏa thuận. Hơn nữa, thông thường nguồn này không bị giới hạn ngày trả cũng như những ràng buộc khác. Như vậy, nguồn vốn vay trong gia đình là một nguồn hỗ trợ tốt cho những thành viên có nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với những người làm kinh doanh nhỏ ở Hàn Quốc cũng được cho tương tư như thế: họ dựa vào nguồn vốn tự tích lũy của họ khi bắt đầu kinh doanh, khi nguồn vốn đó không đủ họ sẽ nghĩ đến việc vay nguồn vốn từ gia đình. Khi không thể có được số vốn cần thiết từ các thành viên trong gia đình hạt nhân họ sẽ nghĩ đến giải pháp các gia đình mở rộng. Như vậy, đối với cả Việt Nam và Hàn Quốc, những khoản vay từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện khởi sự kinh doanh của các thành viên.
Một kết quả nghiên cứu nữa cho thấy, yếu tố giới tính không tạo ra sự khác biệt nào trong việc tìm kiếm nguồn vốn khởi sự từ gia đình. Tuy nhiên, tuổi tác lại góp phần tạo được niềm tin từ gia đình, và những người có kinh nghiệm cùng nghề nghiệp trước đó dễ nhận được sự đồng ý từ gia đình hơn. Tại Hàn Quốc đã có những luật hỗ trợ cho những doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên ở Việt Nam thì ngược lại. Mặc dù gần đây những rào cản đã được dỡ bỏ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn cho việc vay vốn ngân hàng của các hộ gia đình. Vì vậy mà, việc tiếp cận đến các nguồn tài chính không chính thức từ gia đình, bạn bè đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kinh doanh của các thành viên trong gia đình.
Đó là trong việc huy động vốn để kinh doanh, còn trong việc vay vốn luân chuyển thì các thành viên trong gia đình thường là nguồn cung cấp chính cho vốn lưu động cho 55% doanh nghiệp được khảo sát. Các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn khởi sự cần có vốn lưu động và họ thường dựa vào các nguồn vốn từ bên ngoài để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp mình, và nguồn vốn này chính là nguồn vốn từ các thành viên khác trong gia đình của họ. Tóm lại, những người sản xuất nhỏ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc đều dựa rất nhiều vào nguồn vốn từ gia đình. Đặc biệt là ở Việt Nam vì tình hình kinh tế còn khó khăn nên gia đình cung cấp cho các doanh nghiệp một nguồn vốn không chính thức đủ để họ thành lập và duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp.
Có một đặc điểm chung ở những doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam và Hàn Quốc, đó là khó có sự phân biệt rõ ràng giữa ngừi làm chủ và người làm quản lí. Thông thường người làm chủ sẽ kiêm luôn công việc quản lí bởi vì với cơ cấu nhỏ lẻ thì việc quản lý không yêu cầu phải có trình độ cao. Trong lao động gia đình, nguy cơ vi phạm pháp luật rất cao do thực hiện các giao dịch ngầm nhằm trốn thuế và tránh những qui định khác của nhà nước. Cũng như vậy, giữa các thành viên trong gia đình với nhau_ dù là họ hàng, cũng dễ tạo niềm tin an toàn hơn là với những nhân viên được thuê lao động. Tuy nhiên, quan hệ kinh doanh gia đình cũng tồn tại một số bất lợi khi những quan hệ của họ là những quan hệ hướng nội với nguồn thông tin được cung cấp rất nhiều nhưng lại không có thông tin đặc thù.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ thường họ không có đủ nhân lực để chia nhỏ cơ cấu phòng ban. Do vậy mà họ đã dùng những mối quan hệ xã hội của các thành viên trong gia đình để có thể giải quyết những rắc rối trong quá trình kinh doanh. Có rất nhiều hợp đồng đường ký kết và khoảng vay trả chậm được chấp thuận thông qua mối quan hệ giữa họ hàng với những người có vị thế trong xã hội.
Tác giả đã nêu rất rõ vai trò quan trọng của gia đình trong công việc kinh doanh vừa và nhỏ ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Gia đình là một nguồn lực quan trọng giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc phát triển kinh doanh cả về vốn kinh doanh và nguồn lao động. Hơn nữa, những mạng lưới xã hội được các thành viên trong gia đình tạo nên cũng tạo nhiều thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp gia đình. Tuy nhiên, theo như tác giả nhận định, thì ngoài ý nghĩa tích cực ra, quan hệ gia đình cũng có cả những ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển của kinh doanh. Tác động đó có thể dẫn đến hậu quả là sự không minh bạch trong các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong giao dịch tài chính.
Bài nghiên cứu của tác giả đã có sự so sánh theo từng mốc thời gian đối với mối quan hệ lao động gia đình ở Việt Nam và Hàn Quốc. Trên nền tảng chung là quan hệ lao động gia đình, giữa hai nước dường như có rất ít sự khác biệt. Tuy nhiên, Hàn Quốc có sự chuyên nghiệp hơn đối với Việt Nam trong lao động gia đình. Các công ty lớn hiện nay bắt đầu từ mô hình lao động gia đình nhỏ như Sam Sung, Huyndai, SK…có thể là ví dụ thực tế cho điều này.
Bằng phương pháp phỏng vấn và quan sát, cùng với những số liệu cụ thể, bài viết đã nêu rõ vai trò của các quan hệ gia đình trong việc huy động vốn kinh doanh, vận hành kinh doanh hàng ngày, giải quyết những vấn đề đối nội, đối ngoại và trong việc đảm bảo lao động. Bài viết đã đưa ra được nhiều minh chứng từ những nghiên cứu khác để lập luận cho quan điểm của mình. Bài viết đưa ra nhiều số liệu cụ thể, tuy nhiên vẫn còn chưa đầy đủ khi chưa có được những con số thống kê đầy đủ ở Hàn Quốc để so sánh với Việt Nam.
Niềm tin được nhà nghiên cứu Nguyễn Quý Thanh xem như hạt nhân trong vốn xã hội. Trong phần “Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài vốn xã hội” Trích trong bản thuyết minh đề tài "Sự hình thành và phát triển vốn xã hội ở Việt Nam", CNĐT: PGS.TS Nguyễn Qúy Thanh, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
, ở mảng niềm tin, Nguyễn Quý Thanh đã phân tích các quan điểm khác nhau của các học giả nước ngoài về niềm tin. Ví dụ Woolcock (2001) cho rằng niềm tin là một kết quả của vốn xã hội, một số khác xem niềm tin là bộ phận của các giá trị được chia sẻ cấu thành vốn xã hội, trong khi Cote và Healy (2001) xem niềm tin là cả hai. Pretty và Ward (2001) đề xuất rằng niềm tin cần được tăng cường bởi các hình phạt giúp cho nó có thể áp dụng đối với những người coi thường các chuẩn mực xã hội hay lơ là các nhiệm vụ của họ. Francois và Zabojnik (2003) phân tích về mối quan hệ giữa niềm tin, vốn xã hội và sự phát triển kinh tế đã đề xuất khái niệm về “tính chất đáng tin cậy” (trustworthiness) như là một bộ phận liên quan tới kinh tế của một nền văn hóa xã hội và vì vậy bao gồm vốn xã hội của nó. P. Dasgupta (1988) đã xem niềm tin là trung tâm đối với tất cả các giao dịch và xem nó như là một hàng hóa. Coleman cũng là tác giả phân tích sâu về vấn đề niềm tin trong vốn xã hội. Ông cho rằng niềm tin chính là mấu chốt để tạo nên các giao dịch kinh tế thành công.
Đặc biệt tác giả phân tích kỹ về bài nghiên cứu của học giả Yoshihiro Francis Fukuyama. Fukuyama (1995: 25-26) cho rằng: “Năng lực của các công ty muốn di chuyển từ các thang bậc cao tới các mạng lưới phức tạp các công ty nhỏ hơn sẽ phụ thuộc vào cấp độ tin tưởng và vốn xã hội được thể hiện trong xã hội rộng lớn”. Ông cho rằng chính cấp độ niềm tin cao trong các quan hệ xã hội sẽ làm giảm đi các chi phí giao dịch, các chi phí thông tin và tạo ra quá trình giám sát hiệu quả hơn. Bàn về vai trò của niềm tin và nguồn vốn xã hội với chính sách ông đã nhận xét rất đúng rằng một trong những khó khăn lớn nhất khi nghiên cứu khái niệm vốn xã hội là biết cách “dệt” nó thành chính sách. Ông phân tích, vấn đề mà đa số các xã hội thiếu lòng tin phải đối mặt không phải là hoàn toàn không có nguồn vốn xã hội mà ở chỗ bán kính tin tưởng trung bình của các nhóm cộng tác có xu hướng rất nhỏ. Thuật ngữ “bán kính tin tưởng” (radius of trust) của ông cho ta một cách nhìn hữu ích về vốn xã hội. Mỗi người là trung tâm của một hình tròn và họ có một bán kinh tin tưởng đối với người xung quanh, bán kính đó càng rộng thì xã hội càng nối kết tốt hơn. Ông cho rằng, chỉ khi có được quyền lực luật pháp thống nhất và công minh cái đã hiện đại hóa xã hội phương Tây mới có thể làm cho bán kính tin tưởng được mở rộng và duy trì sự cộng tác giữa những người xa lạ.
Nhìn chung ở mảng niềm tin này, Nguyễn Quý Thanh chỉ giới thiệu các nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Qua đó, tác giả đã phác họa phần nào bức tranh niềm tin trên thế giới thông qua sự phân tích về mặc lý luận của các học giả nước ngoài. Thế còn các học giả Việt Nam nói gì về niềm tin trong vốn xã hội ở Việt Nam ?
Trong bài nghiên cứu “vốn xã hội và phát triển”, tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã đặt niềm tin là yếu tố đầu tiên kết tinh ra vốn xã hội. Ông phân niềm tin thành hai loại : một là tin vào những người mà mình biết rõ; hai là tin vào những người mình chưa biết rõ nhưng vì họ đứng trong một cơ cấu, một tổ chức mà mình tin tưởng nên mình cũng tin họ. Xây dựng niềm tin thì mất nhiều thời gian và công sức nhưng để mất nó thì rất dễ. Tác giả đưa ra một ví dụ là việc chơi hụi ở nước ta để chỉ ra rằng chơi hụi là một định chế xã hội, nó có tính địa phương, giúp cho người cần tiền vay mượn tiền của người khác mà không phải thế chấp tài sản và góp phần vào hoạt động kinh tế. Nhìn chung tác giả chỉ dừng lại ở các khía cạnh cơ bản của niềm tin.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu sẵn có
Thu thập các báo cáo và thông tin thống kê của xã:
Các số liệu mô tả, thống kê về tình hình phát triển ki