Best Food là nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản của
miền Nam, chủ yếu nhắm đến đối tượng nhân viên văn
phòng tại khu vực quận 1 và quận 3 TP. HCM. Điểm đặc
biệt của Best Food là, ngoài chất lượng sản phẩm và
cung cách phục vụ chuyên nghiệp, còn cung cấp cho
khách hàng dịch vụ tư vấn dinh dưỡng với mức phí phải
chăng nhằm giúp khách hàng lựa chọn thực phẩm hợp lý
có lợi cho sức khỏe. Luận chứng bao gồm tất cả những
nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và khoa học các vấn đề có
liên quan đến sự hoạt động của Best Food trong tương
lai.
47 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Luận chứng kinh tế kỹ thuật - Dự án nhà hàng best food, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN CHỨNG KINH
TẾ KỸ THUẬT
Dự án nhà hàng Best Food
Best Food là nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản của
miền Nam, chủ yếu nhắm đến đối tượng nhân viên văn
phòng tại khu vực quận 1 và quận 3 TP. HCM. Điểm đặc
biệt của Best Food là, ngoài chất lượng sản phẩm và
cung cách phục vụ chuyên nghiệp, còn cung cấp cho
khách hàng dịch vụ tư vấn dinh dưỡng với mức phí phải
chăng nhằm giúp khách hàng lựa chọn thực phẩm hợp lý
có lợi cho sức khỏe. Luận chứng bao gồm tất cả những
nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và khoa học các vấn đề có
liên quan đến sự hoạt động của Best Food trong tương
lai.
2011
Best Food Company
20/10/2011
1
MỤC LỤC
1. Những căn cứ để nghiên cứu về sự cần thiết đầu tư ............................................ 3
1.1. Xuất xứ và căn cứ pháp lý ................................................................................ 3
1.1.1. Xuất xứ ..................................................................................................... 3
1.1.2. Căn cứ pháp lý......................................................................................... 3
1.2. Nguồn gốc tài liệu sử dụng ............................................................................... 4
1.3. Phân tích cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội.................................................. 4
1.3.1. Tự nhiên ................................................................................................... 4
1.3.2. Kinh tế-xã hội .......................................................................................... 5
1.4. Mục tiêu đầu tư .................................................................................................. 5
1.5. Phân tích thị trường ........................................................................................... 6
1.5.1. Đánh giá kết luận nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai .......... 6
1.5.2. Các căn cứ về khả năng phát triển, khả năng sản xuất ....................... 7
1.5.3. Đối thủ cạnh tranh................................................................................... 8
1.5.3.1. Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài ....................................................... 8
1.5.3.2. Các đối thủ cạnh tranh nội địa............................................................... 9
1.5.4. Sản phẩm và Dịch vụ được lựa chọn.................................................... 9
1.5.4.1. Mô tả sản phẩm và dịch vụ .................................................................... 9
1.5.4.2. Vị trí........................................................................................................ 10
1.5.5. Dự báo về số lượng và giá cả hàng bán ra, khả năng cạnh tranh với
các nhà sản xuất trong và ngoài nước, khả năng thâm nhập thị trường, hướng
lựa chọn thị trường................................................................................................. 11
2. Lựa chọn hình thức đầu tư, công suất ................................................................. 12
2.1. Phương án đầu tư ............................................................................................. 12
2.2. Hình thức đầu tư............................................................................................... 12
2.3. Lựa chọn công suất .......................................................................................... 12
3. Chương trình sản xuất và các yêu cầu đáp ứng.................................................. 13
3.1. Sản xuất ............................................................................................................. 13
3.2. Đặc điểm nguyên vật liệu ............................................................................... 14
3.3. Yêu cầu dự trù nguyên vật liệu ...................................................................... 15
4. Chương trình cung cấp nguyên vật liệu sản xuất ............................................... 15
4.1. Nguồn nguyên vật liệu .................................................................................... 15
4.2. Lịch trình cung cấp .......................................................................................... 17
4.3. Các giải pháp đảm bảo kết cấu hạ tầng và phục vụ sản xuất...................... 18
4.4. Chương trình bán hàng .................................................................................... 20
5. Các phương án về khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể .................................. 20
6. Phần công nghệ kỹ thuật ....................................................................................... 22
6.1. Công nghệ ......................................................................................................... 22
6.2. Thiết bị .............................................................................................................. 24
7. Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp ................................................................. 25
8. Ước tính nhu cầu lao động sơ bộ ......................................................................... 30
2
8.1. Phân bổ lao động.............................................................................................. 30
8.2. Thuê mướn và đào tạo ..................................................................................... 32
9. Phân tích kinh tế tài chính..................................................................................... 33
9.1. Dự toán tổng kinh phí đầu tư cho dự án bằng tiền Việt Nam..................... 33
9.2. Dự toán chi phí hoạt động cho năm đầu tiên ................................................ 34
9.3. Dự toán doanh thu............................................................................................ 35
9.4. Dự toán lợi nhuận............................................................................................. 36
9.5. Dự toán sử dụng vốn........................................................................................ 36
9.6. Dự toán doanh thu và lợi nhuận trong 5 năm đầu kinh doanh ................... 36
9.7. NPV & IRR....................................................................................................... 37
10. Phân tích kinh tế xã hội....................................................................................... 37
11. Tổ chức, thực hiện ............................................................................................... 38
PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG EXCEL PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .............................. 41
PHỤ LỤC 2: MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ........................ 41
PHỤ LỤC 3: MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT........................................................... 43
PHỤ LỤC 4: MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIÁY PHÉP XÂY DỰNG .................. 46
3
1. Những căn cứ để nghiên cứu về sự cần thiết đầu tư
1.1. Xuất xứ và căn cứ pháp lý
1.1.1. Xuất xứ
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân
liên tục được nâng cao đã dẫn đến sự ra đời của vô số trung tâm vui chơi giải trí,
ẩm thực…nhằm đáp ứng nhu cầu của từng bộ phận dân cư khác nhau.
Bên cạnh đó, cùng với dân trí ngày càng được nâng cao, đã bắt đầu xuất hiện
mối quan tâm lo lắng đến những vấn đề về sức khỏe. Trước đây, người dân chủ
yếu mang tư tưởng “có bệnh rồi mới chữa”, nhưng cùng với những tuyên truyền
thực tế của các bộ, ngành y tế cũng như hiện tượng các loại bệnh thời đại (béo phì,
gan nhiễm mỡ, tiểu đường…) ngày càng lan rộng trong xã hội, thì người ta đã dần
chuyển mối quan tâm sang “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Từ đó, dinh dưỡng trong
thực phẩm hàng ngày đã nhận được sự chú ý tích cực, đặc biệt là trong giới văn
phòng và các bà nội trợ.
Điều này chứng tỏ vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe là một nhu cầu tiềm ẩn có
thể được khai thác hiệu quả.
1.1.2. Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Nghị định của Chính Phủ số 43/2010/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 4
năm 2010;
- Nghị định của Chính Phủ số 139/2007/NĐ-CP ban hành ngày 05 tháng 9
năm 2007;
- Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ kế
hoạch Đầu tư;
- Thông tư số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA áp dụng từ ngày 13 tháng 7
năm 2009 ;
- Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 ban hành hệ thống ngành
kinh tế của Việt Nam;
- Quyết định số 337/QĐ-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 10/4/2007
Về v iệc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
- Thông tư quy định về điều kiện kinh doanh tại cơ sở lưu trú du lịch và nhà
hàng ăn uống ban hành bởi Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch;
- Các tiêu chuẩn môi trường, bao gồm cả tiêu chuẩn chất lượng môi trường,
tiêu chuẩn thải…;
- Các văn bản pháp quy khác về quản lý môi trường.
4
1.2. Nguồn gốc tài liệu sử dụng
Tài liệu sử dụng trong luận chứng kinh tế kỹ thuật này bao gồm những văn bản
pháp luật đã được phê duyệt bởi Nhà Nước, các nghiên cứu thực hiện bởi các tổ
chức kinh tế và xã hội học đáng tin cậy, kết quả nghiên cứu của nhóm đầu tư và
một số tài liệu riêng lẻ khác từ các nguồn có uy tín.
1.3. Phân tích cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.3.1. Tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'
Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành
phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách
bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông
Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả
đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một
cửa ngõ quốc tế.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố
Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu
từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tớ i tháng 4 năm sau. Trung bình,
Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình
27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13.8 °C. Hàng năm, thành phố có
330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C.
Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như
lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống
thấp vào mùa khô, 74.5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân 79.5%/năm.
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng
cấp tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi
trường chung... Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang phải đối mặt với
vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn.
Kết luận: Khí hậu tương đối thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại nhưng cũng góp phần đánh động
người dân các vấn đề về sức khỏe, nên trong chừng mực nào đó lại có lợi khi cung
cấp các dịch vụ có liên quan đến sức khỏe.
5
1.3.2. Kinh tế-xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành
phố chiếm 0.6% diện tích và 8.34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20.2%
tổng sản phẩm, 27.9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34.9% dự án nước ngoài.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ,
thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ
cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33.3%, ngoài quốc doanh
chiếm 44.6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành
kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51.1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây
dựng chiếm 47.7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1.2%.
Về dân số, tính luôn cả số lượng dân cư sinh sống không đăng ký, dự đoán dân
số Thành phố Hồ Chí Minh vượt quá 8 triệu người. Không chỉ là thành phố đông
dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn
các thủ đô ở châu Âu ngoại trừ Moscow và London.
Kết luận: Dân số đông và đa dạng là một tiền đề quan trọng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hiệu quả vì sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, vì Thành
phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, nên ở đây cũng tập trung một
lượng lớn cao ốc và văn phòng của các công ty. Ngoài ra, với mức sống người dân
cao, khả năng thành công khi kinh doanh ở thành phố Hồ Chi Minh cũng cao hơn.
1.4. Mục tiêu đầu tư
Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng và phát triển nhà hàng thành một điểm đến
quen thuộc không chỉ vì chất lượng và giá cả hợp lý, mà còn vì những giúp ích
nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe cho cộng đồng. Chúng tôi sẽ xây dựng và phát
triển thương hiệu nhà hàng ngày một vững mạnh, định vị trong lòng khách hàng
hình ảnh nhà hàng với chất lượng đảm bảo, tốt cho sức khỏe và cung cách phục vụ
chuyên nghiệp. Đây là những mục tiêu chính của chúng tôi:
Đưa nhà hàng hoạt động ổn định trong vòng 1 năm.
Lấy lại vốn đầu tư trong vòng 12 tháng.
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp phối hợp ăn ý nhằm cung cấp
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
60% khách hàng quay lại nhà hàng từ 2 lần trở lên.
50% khách hàng trở thành khách hàng thân thiết sử dụng dịch vụ tư vấn
dinh dưỡng.
6
1.5. Phân tích thị trường
1.5.1. Đánh giá kết luận nhu cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tương lai
Kết quả khảo sát thực tế từ 78 mẫu với đối tượng là giới nhân viên văn phòng
với tỉ lệ: Nam 63%, nữ 37%. Kết quả:
Vấn đề thức ăn tốt cho sức khỏe được quan tâm hàng đầu (72%).
Vấn đề dinh dưỡng trong bữa ăn được xếp thứ nhì về mức độ quan tâm
(46%).
Biểu đồ: Mối quan tâm của khách hàng khi lựa chọn nhà hàng ăn uống.
7
Biểu đồ: Những vấn đề không hài lòng khi lựa chọn nhà hàng.
Kết luận:
Điều này chứng tỏ vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe đang ngày càng được quan
tâm và là một nhu cầu tiềm ẩn có thể được khai thác hiệu quả trong phân khúc
khách hàng là nhân viên văn phòng.
Hiện nay, tuy số lượng nhà hàng và khu ẩm thực xuất hiện rất nhiều ở Thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi vẫn chưa có nhà hàng nào
chú trọng đến lượng dinh dưỡng cần thiết trong món ăn dành cho thực khách. Điều
này có nghĩa là chúng tôi sẽ đóng vai trò người tiên phong dẫn đầu thị trường với
khả năng thành công rất lớn vì nhu cầu của khách hàng đã có nhưng chưa bao giờ
được đáp ứng trước đây. Như thế, chúng tôi có thể tự chủ về mặt kinh doanh cung
cấp dịch vụ cũng như giá cả mà không phụ thuộc quá nhiều vào các đối thủ cạnh
tranh trực tiếp. Ngay cả khi chúng tôi đã thành công và xuất hiện những người
thách thức thị trường, thì với ưu thế người đi trước chúng tôi vẫn có những lợi thế
nhất định.
1.5.2. Các căn cứ về khả năng phát triển, khả năng sản xuất
Các nhà kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ
phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm 1.5%. Điều này cho thấy khả năng phát
triển kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng ẩm thực là rất lớn trong một nền kinh tế
ngày càng phát triển.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp trong cả nước tính đến
31/12/2005 là 113,352 doanh nghiệp, trong đó lĩnh vực khách sạn, nhà hàng có
8
4,735 doanh nghiệp, chiếm 4.18%. Tổng doanh thu thuần năm 2005 của các doanh
nghiệp đạt 2,223,086 tỷ đồng, trong đó khách sạn, nhà hàng chiếm: 26.26%. Tính
đến tháng 3/2007, tổng số cơ sở lưu trú trong cả nước 8,556 cơ sở, trong đó có 25
khách sạn 5 sao, 65 khách sạn 4 sao và 141 khách sạn 3 sao, nếu tính bình quân
mỗi cơ sở lưu trú có 1 nhà hàng thì số lượng nhà hàng vẫn chưa đủ để phục vụ cho
hơn 80 triệu người dân cả nước nói chung và 8 triệu người dân cư trú tại Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, du
lịch của cả nước nên phần lớn nhà hàng khách sạn tập trung ở khu vực này, có thể
nói quy mô ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn tại Thành phố Hồ Chí
Minh là rất lớn với nhiều triển vọng phát triển. Hơn nữa, văn hóa ẩm thực tại
Thành phố Hồ Chí Minh là tương đối mở, với nhiều đối tượng thành phần khách
hàng khác nhau và hầu hết sẵn sàng tiếp cận xu hướng mới. Như vậy, cơ hội phát
triển kinh doanh ẩm thực vô cùng rộng.
Hằng ngày, có khoảng 50-60 doanh nghiệp đăng ký mới tại thành phố Hồ Chí
Minh. Như vậy, mỗi tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện thêm 1500-1600
doanh nghiệp. Nếu trung bình mỗi doanh nghiệp có 50 nhân viên văn phòng, như
vậy mỗi tháng xuất hiện thêm 75,000-80,000 nhân viên văn phòng. Với số lượng
nhân viên văn phòng ngày càng nở rộ như vậy cho thấy khả năng phát triển thêm
dịch vụ ẩm thực nhắm đến đối tượng này là hoàn toàn có thể.
1.5.3. Đối thủ cạnh tranh
1.5.3.1. Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài
Trong tương lai những năm tới, khi thị trường Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn
sẽ có rất nhiều các thương hiệu nhà hàng hoặc dịch vụ ẩm thực lớn của thế giới
bao gồm các thương hiệu thức ăn nhanh như Macdonald, Subway,... tràn vào Việt
Nam. Cùng với những thương hiệu đã vào Việt Nam từ rất lâu như KFC, Lotteria,
Sushi Bar, Bangkok Express…sẽ mang đến nhiều khó khăn cho việc kinh doanh
của Best Food:
Thứ nhất, tiềm lực tài chính của đối thủ dồi dào. Họ có thể mở hàng loạt
các chi nhánh, tại mọi ngóc ngách của thành phố. Kèm theo đó là những chiến
lược quảng cáo, khuyến mãi rầm rộ.
Phong cách làm việc chuyên nghiệp kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh
lâu đời trên khắp thế giới.
Giới trẻ ngày nay có xu hướng ưa chuộng thức ăn nhanh. Phong cách bố trí
cửa hàng hiện đại, phong cách phục vụ nhanh chóng, sạch sẽ là những yếu tố
chính giúp các cửa hàng thức ăn nhanh thu hút được nhiều khách hàng.
Giải pháp: Phục vụ các món ăn đậm chất Việt Nam. Món ăn của Việt Nam ít
dầu, mỡ hơn món ăn Trung Quốc, ít cay hơn món ăn của Thái Lan và Hàn Quốc, ít
thịt hơn các món ăn của châu Âu và nhẹ nhàng, dễ tiêu hoá sau khi ăn. Trong chế
9
biến cũng như trong trang trí và kết hợp gia vị cho các món ăn đã ứng dụng
nguyên lý điều hoà Âm-Dương cho thực khách. Nhiều món ăn của Việt Nam có
tác dụng chữa một số bệnh của thời đại như: béo phì, gút, tiểu đường, mỡ trong
máu... Nguyên liệu và thực phẩm chế biến các món ăn rất phong phú, đa dạng và
đều là sản vật của thiên nhiên. Bên cạnh đó, những gia vị để tạo ra các món ăn
ngon cũng rất đa dạng, từ các loại rau (thơm, húng, tía tô, hành...), các loại củ
(gừng, riềng), các loại quả (thảo quả, me, xoài, cà chua,..v.v), đến các loại nước
chấm (tương, nước mắm,..v.v) đã tạo ra tính độc đáo của món ăn Việt Nam. Am
hiểu về khẩu vị và sở thích ẩm thực của người Việt sẽ là vũ khí chính để Best
Food chống lại sự tấn công của các thương hiệu nước ngoài. Bên cạnh phục vụ các
món ăn thuần Việt, Best Food cung cấp không gian ẩm thực hợp vệ sinh và phong
cách phục vụ chuyên nghiệp không thua kém những thương hiệu khác. Nhờ kết
hợp cả lợi thế ẩm thực nội địa với phong cách chuyên nghiệp của các thương hiệu
lớn, Best Food xây dựng lợi thế cạnh tranh vượt trội giúp tồn tại và phát triển.
1.5.3.2. Các đối thủ cạnh tranh nội địa
Hiện tại, các nhà hàng và quán ăn phục vụ nhu cầu ẩm thực khách hàng xuất
hiện ở khắp mọi nơi, vô cùng đa dạng về sản phẩm, chất lượng và cung cách phục
vụ. Rất nhiều nhà hàng, quán ăn đã xây dựng được thương hiệu riêng và được
khách hàng ưa chuộng. Nhưng chưa có một thương hiệu nào cung cấp dịch vụ tư
vấn dinh dưỡng cũng như quan tâm đến khía cạnh sức khỏe của thực khách.
Giải pháp: Bên cạnh xây dựng thương hiệu riêng cho Best Food với các món ăn
đậm chất Nam Bộ và quảng bá cho món Bánh canh bột xắt vốn được nhiều du
khách Sài Gòn ưa chuộng nhưng chưa được quảng bá rộng rãi, Best Food nhấn
mạnh vào dịch vụ tư vấn dinh dưỡng và khía cạnh tốt cho sức