Đề tài Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề số 3

Ngày 25 tháng 4 năm 2011 anh T có mua một máy tính bảng hiệu Archos với giá 5,5 triệu đồng tại công ty Nguyễn Thành Telecom thành phố Hồ Chí Minh. Sauk hi sử dụng 3 ngày thì anh T phát hiện máy tính không kết nối được interner và đem đến bảo hảnh tại công ty Nguyễn Thành. Nhân viên kỹ thuật của công ty xác nhận sản phẩm bị lỗi và đổi cho anh T chiếc máy khác. Sau 7 ngày sử dụng sản phẩm mới, thiết bị của anh lại bị hỏng không sạc được pin. Anh T đem đến bảo hành tại công ty Nguyễn Thành và nhận được thông váo máy hỏng là do anh sử dụng không đúng cách, yêu cầu anh trả phí 200.000 đồng thì công ty mới bảo hành cho anh. Tuy nhiên công ty đã không chứng minh cách sử dụng của anh T làm ảnh hưởng như thế nào tới chân sạc của máy tính. Mặc dù không thỏa mãn với cách làm của công ty, anh T vẫn trả 200.000 VNĐ để sửa chữa sản phẩm. Khi sản phẩm được sửa xong anh T yêu cầu nhân viên dán tem bảo hành và cung cấp hóa đơn bảo hành cho sản phẩm của mình nhưng bị từ chối. Anh T đem sản phẩm về sử dụng được 5 ngày thì sản phẩm lại tiếp tục không sạc được. Anh T lại phải tiếp tục đi bảo hành, nhân viên tiếp nhận bảo hành tiếp nhận sản phẩm của anh T nhưng không hẹn ngày trả. Sau rất nhiều lần khiếu nại tới công ty về vệc bảo hành sản phẩm của mình, anh T vẫn không nhận lại được sản phẩm. Trong khi đó thời gian bảo hành theo hóa đơn mua hàng cũng ngắn dần đi. Hỏi 1. Hãy chỉ ra những sai phạm của công ty Nguyễn Thành telecom trong tình huống trên? Công ty Nguyễn Thành có thể phải chịu những chế tài nào cho hành vi vi phạm của mình? 2. Nếu không đồng ý với cách giải quyết của công ty Nguyễn Thành Telecom, anh T với tư cách là người tiêu dùng có thể yêu cầu những gì đối với công ty Nguyễn Thành Telecom? 3. Sau khi khiếu nại rất nhiều lần tới công ty Nguyễn Thành Telecom mà không có phản hồi. Theo anh chị, anh T có thể khiếu nại tới những đâu để đảm bảo quyền lợi của mình? Vai trò của tổ chức mà anh T có quyền khiếu nại tới? 4. Hãy chỉ ra các phương thức giải quyết tranh chấp giữa anh T và Nguyễn Thành trong trường hợp trên.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài Ngày 25 tháng 4 năm 2011 anh T có mua một máy tính bảng hiệu Archos với giá 5,5 triệu đồng tại công ty Nguyễn Thành Telecom thành phố Hồ Chí Minh. Sauk hi sử dụng 3 ngày thì anh T phát hiện máy tính không kết nối được interner và đem đến bảo hảnh tại công ty Nguyễn Thành. Nhân viên kỹ thuật của công ty xác nhận sản phẩm bị lỗi và đổi cho anh T chiếc máy khác. Sau 7 ngày sử dụng sản phẩm mới, thiết bị của anh lại bị hỏng không sạc được pin. Anh T đem đến bảo hành tại công ty Nguyễn Thành và nhận được thông váo máy hỏng là do anh sử dụng không đúng cách, yêu cầu anh trả phí 200.000 đồng thì công ty mới bảo hành cho anh. Tuy nhiên công ty đã không chứng minh cách sử dụng của anh T làm ảnh hưởng như thế nào tới chân sạc của máy tính. Mặc dù không thỏa mãn với cách làm của công ty, anh T vẫn trả 200.000 VNĐ để sửa chữa sản phẩm. Khi sản phẩm được sửa xong anh T yêu cầu nhân viên dán tem bảo hành và cung cấp hóa đơn bảo hành cho sản phẩm của mình nhưng bị từ chối. Anh T đem sản phẩm về sử dụng được 5 ngày thì sản phẩm lại tiếp tục không sạc được. Anh T lại phải tiếp tục đi bảo hành, nhân viên tiếp nhận bảo hành tiếp nhận sản phẩm của anh T nhưng không hẹn ngày trả. Sau rất nhiều lần khiếu nại tới công ty về vệc bảo hành sản phẩm của mình, anh T vẫn không nhận lại được sản phẩm. Trong khi đó thời gian bảo hành theo hóa đơn mua hàng cũng ngắn dần đi. Hỏi Hãy chỉ ra những sai phạm của công ty Nguyễn Thành telecom trong tình huống trên? Công ty Nguyễn Thành có thể phải chịu những chế tài nào cho hành vi vi phạm của mình? Nếu không đồng ý với cách giải quyết của công ty Nguyễn Thành Telecom, anh T với tư cách là người tiêu dùng có thể yêu cầu những gì đối với công ty Nguyễn Thành Telecom? Sau khi khiếu nại rất nhiều lần tới công ty Nguyễn Thành Telecom mà không có phản hồi. Theo anh chị, anh T có thể khiếu nại tới những đâu để đảm bảo quyền lợi của mình? Vai trò của tổ chức mà anh T có quyền khiếu nại tới? Hãy chỉ ra các phương thức giải quyết tranh chấp giữa anh T và Nguyễn Thành trong trường hợp trên. BÀI LÀM 1. Hãy chỉ ra những sai phạm của công ty Nguyễn Thành telecom trong tình huống trên? Công ty Nguyễn Thành có thể phải chịu những chế tài nào cho hành vi vi phạm của mình? Trước tiên, để xác định ra sai phạm của công ty Nguyễn Thành Telecom ta phải hiểu rõ về trách nhiệm bảo hành hàng hóa của công ty Nguyễn Thành telecom nói riêng và của tổ chức, kinh doanh hàng hóa nói chung. Điều 21 - Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định rõ trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa : “ Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm: 1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; 2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới; 3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành; 4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi. 5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi; 6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng; 7. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.” Sau khi đã nắm được trách nhiệm của công ty trong việc bảo hành hàng hóa ta có thể xác định: Trong tình huống trên, công ty Nguyễn Thành telecom đã có 3 sai phạm sau đây: Thứ nhất: Không chứng minh được cách sử dụng của anh T làm ảnh hưởng tới chân sạc máy tính như thế nào và yêu cầu anh phải trả 200.000 VNĐ phí mới bảo hành máy tính cho anh. Cách làm này của công ty đã vi phạm điều 446 – Bộ luật dân sự 2005 về quyền yêu cầu bảo hành “ Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”. Như vậy, khi không chứng minh được cách sử dụng của khách hàng là sai thì công ty Nguyễn Thành telecom phải có trách nhiệm sửa chữa cho anh T mà anh không phải trả 200.000 VNĐ. Thứ hai: Khi sản phẩm sửa xong, công ty từ chối yêu cầu của anh T là dán tem bảo hành và cung cấp hóa đơn bảo hành cho anh. Việc làm này vi phạm điều 20 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch “ 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng. 2. Trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu quy định tại khoản 1 điều này” Như vậy, khi sản phẩm được sửa xong, nhân viên công ty có trách nhiệm dán tem bảo hành và cung cấp hóa đơn bảo hành cho máy tính của anh T. Thứ ba:Nhân viên tiếp nhận bảo hành sản phẩm nhưng không hẹn ngày trả. Sau hai lần mang sản phẩm máy tính bảng hiệu Archos đi tới công ty Nguyễn Thành để bảo hành, lần thứ ba anh đi bảo hành thì nhân viên tiếp nhận bảo hành tiếp nhận sản phẩm của anh nhưng không hẹn ngày trả. Việc làm này vi phạm quy định tại khoản 2 điều 21 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “ Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới” Đồng thời khoản 3 điều 447- Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định về thời hạn sửa chữa trong thời gian bảo hành “ Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền” Như vậy, công ty Nguyễn Thành có trách nhiệm phải hẹn ngày trả máy tính cho anh T và có trách nhiệm cung cấp cho anh T hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác nếu anh T chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành ( Khoản 3 – Điều 21 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng). Công ty Nguyễn Thành có thể phải chịu chế tài cho hành vi vi phạm của mình. Căn cứ khoản 2 – Điều 11- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” Như vậy, theo tính chất, mức độ vi phạm công ty Nguyễn Thành sẽ phải chịu hình thức xử phạt hành chính. Trong trường hợp việc sửa chữa gây thiệt hại cho anh T thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Nếu không đồng ý với cách giải quyết của công ty Nguyễn Thành Telecom, anh T với tư cách là người tiêu dùng có thể yêu cầu những gì đối với công ty Nguyễn Thành Telecom? Anh T, với tư cách người tiêu dùng có thể yêu cầu những việc sau đây đối với công ty Nguyễn Thành. Lần thứ hai, sau 7 ngày sử dụng sản phẩm mới, thiết bị của anh bị hỏng, không sạc được pin. Anh T đem đến bảo hành tại công ty Nguyễn Thành telecom và nhận được thông báo máy hỏng là do anh sử dụng không đúng cách, yêu cầu anh trả phí 200.000 VNĐ thì công ty mới bảo hành cho anh. Nếu không đồng ý với cách giải quyết thì anh T có quyền yêu cầu công ty chứng minh cách sử dụng của anh là sai so với hướng dẫn sử dụng. Nếu công ty không chứng minh được thì anh không mất tiền bảo hành còn nếu công ty mà chứng minh được cách sử dụng của anh la sai thì anh T lúc đó mới phải mất tiền bảo hành. Sau khi sửa chữa xong sản phẩm, anh T có quyền yêu cầu Nguyễn Thành Telecom dán tem và cung cấp hóa đơn bảo hành cho sản phẩm của mình. Lần thứ ba, anh T lại phải tiếp tục đưa sản phẩm đi bảo hành, nhân viên tiếp nhận bảo hành tiếp nhận sản phẩm của anh nhưng không hẹn ngày trả. Trong trường hợp này anh T có quyền yêu cầu hẹn ngày trả và trong thời gian bảo hành thì công ty phải cung cấp sản phẩm khác để anh dùng. Sau thời gian bảo hành theo quy định mà anh T vẫn không nhận được sản phẩm thì anh có quyền yêu cầu công ty đổi sản phẩm khác hoặc trả tiền cho anh. Nếu những yêu cầu trên của anh T vẫn không được chấp nhận, theo khoản 6 và 7, Điều 8 – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng anh T có quyền: “ 6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.” 3. Sau khi khiếu nại rất nhiều lần tới công ty Nguyễn Thành Telecom mà không có phản hồi. Theo anh chị, anh T có thể khiếu nại tới những đâu để đảm bảo quyền lợi của mình? Vai trò của tổ chức mà anh T có quyền khiếu nại tới? Anh T có thể khiếu nại tới những tổ chức sau để đảm bảo quyền lợi của mình: Thứ nhất: Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, văn phòng khiếu nại người tiêu dùng ở địa phương. Thứ hai: Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp Huyện nơi thực hiện giao dịch. Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát huy hiệu lực của pháp luật bảo vệ NTD một cách có hiệu quả. Các tổ chức này có vai trò, trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hoạt động tiếp nhận và xử lý các khiếu nại của người tiêu dùng là hoạt động quan trọng nhất của các tổ chức này. Ngoài ra, các cơ quan này còn tham gia soạn thảo pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. 4. Hãy chỉ ra các phương thức giải quyết tranh chấp giữa anh T và Nguyễn Thành trong trường hợp trên. Căn cứ điều 30 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ “ 1. Tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được giải quyết thông qua: a) Thương lượng; b) Hòa giải; c) Trọng tài; d) Tòa án. 2. Không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng.” Như vậy, có bốn phương thức giải quyết tranh chấp giữa anh T và Nguyễn Thành trong trường hợp trên đó là: Thương lượng, hòa giải, trong tài hoặc tòa án. Cách thức 1: Thương lượng Thương lượng là một giao dịch mà cả hai bên đều có quyền bác bỏ kết quả cuối cùng. Nó đòi hỏi sự đồng thuận tự nguyện của cả hai bên. Đây là một quy trình cho và nhận, trong đó các mục tiêu hay điều kiện tiên quyết của một giao dịch được nhất trí trên cơ sở hai bên có thể chấp nhận được. Theo điều 31 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì anh T có quyền gửi yêu cầu công ty Nguyễn Thành để thương lượng. Trong thời gian không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, công ty Nguyễn Thành có trách nhiệm thương lượng với anh T. Theo điều 32 của luật này thì kết quả thương lượng giữa anh T và Nguyễn Thành phài được lập thành văn bản ( Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác) Cách thức 2: Hòa giải Hòa giải là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ]. Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng. Hòa giải có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó là cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được giập tắt họăc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định… Trong việc giải quyết bằng cách thức hòa giải, anh T có thể nhờ bên thứ ba đó là tổ chức hòa giải đứng ra giải quyết tranh chấp với công ty Nguyễn Thành. Trình tự, nguyên tắc và cách thực giải quyết hòa giải được quy định từ điều 33 tới điều 37 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong trường hợp công ty Nguyễn Thành không tự nguyện thực hiện thì anh Thành có thể khởi kiện ra Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật. Cách thức 3: Trọng tài Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi Hội động Trọng tài thuộc một Trung tâm Trọng tài nhất định hoặc bởi Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, tùy thuộc vào quyền lựa chọn của các bên. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận. Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra thanh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác ( điều 38 – Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) Anh T trong trường hợp này có thể thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Cách thứ tư: giải quyết tranh chấp tại tòa án. Anh T hoặc tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi của anh T có quyền khởi kiện công ty Nguyễn Thành telecom Anh T có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, công ty Nguyễn Thành telecom có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại và tòa án xác định bên có lỗi. Các quy định về hình thức giải quyết tại tòa án được quy định rõ ràng tại điều 41 tới điều 46 của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2011. 2. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. 3. Bộ luật dân sự năm 2005. 4. Một số trang web.