a) Anh Minh có thể gửi đơn đến những cơ quan tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp lao động phát sinh giữa anh trần Châu Minh và công ty TNHH C, Tức là một vụ tranh chấp lao động cá nhân. Nên theo điều 165 luật lao động sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2006 thì:
“ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;
2. Toà án nhân dân”.
Cho nên Anh Nguyễn Châu Minh có thể gửi đơn lên các cơ quan tổ chức trên để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
- Với Hội đồng hoà giải lao động cơ sở : đây là tổ chức do người sử dụng lao đông ra quyết định thành lập tại các doanh nghiệp có công đoàn, có trách nhiệm hoà giải các tranh chấp lao đông xẩy ra tại doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp.
- Hoà giải viên lao động: là những người đủ điều kiện luật định được phòng lao đông và thương binh xã hội, liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp giới thiệu, hoặc cá nhân đủ điều kiện tự đăng ký theo
5 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Luật lao động và tranh chấp lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 2:
a) Anh Minh có thể gửi đơn đến những cơ quan tổ chức nào để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp lao động phát sinh giữa anh trần Châu Minh và công ty TNHH C, Tức là một vụ tranh chấp lao động cá nhân. Nên theo điều 165 luật lao động sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2006 thì:
“ cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động;
2. Toà án nhân dân”.
Cho nên Anh Nguyễn Châu Minh có thể gửi đơn lên các cơ quan tổ chức trên để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
- Với Hội đồng hoà giải lao động cơ sở : đây là tổ chức do người sử dụng lao đông ra quyết định thành lập tại các doanh nghiệp có công đoàn, có trách nhiệm hoà giải các tranh chấp lao đông xẩy ra tại doanh nghiệp khi có đơn yêu cầu của các bên tranh chấp.
- Hoà giải viên lao động: là những người đủ điều kiện luật định được phòng lao đông và thương binh xã hội, liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn khu công nghiệp giới thiệu, hoặc cá nhân đủ điều kiện tự đăng ký theo
(1) Đỗ Ngân Bình, “ thủ tục và cách thức tiến hành đình công “, tạp chí nghiên cứ lập pháp số 7(55) năm 2005
thủ tục luật định và được chủ tịch UBND cấp huyện quyết định công nhận. hoà giải viên lao động có trách nhiệm hoà giải các tranh chấp lao động cá nhân, tập thể xẩy ra ở đơn vị sử dụng lao động không phải là doanh nghiệp, doanh nghiệp không có hoặc chưa thành lập hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Ngoài ra hoà giải viên lao động còn giải quyết những vụ tranh chấp lao động cá nhân về kỷ luật sa thải, bị đơn phương chấm đưt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Toà án nhân dân: việc giải quyết vụ án lao động theo thủ tục sơ thẩm được tiến hành bởi các thẩm phán chuyên trách về lao động của toà án nhân dân cấp huyện và toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án nhân dân có quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân xẩy ra trên địa bàn quận, huyện sau khi hoà giải tại hội đồng hoà giải cấp cơ sở và hoà giải viên lao động không thành, hoặc đã hết ba ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn yêu cầu mà hội đồng hoà giải, hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải theo khoản 1 điều 165a luật sửa đổi, bổ sung năm 2006.
Như vậy anh Nguyễn Châu Minh có thể gửi đơn đến:
- Hội đồng hoà giải cơ sở. Nếu nơi anh làm việc tức là công ty TNHH C chưa có hội đồng hoà giải cơ sở thì anh có thể gửi đơn đến hoà giải viên lao động ở địa bàn nơi anh làm việc
- Trong trường hợp hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải không thành hoặc quá thời gian ba ngày mà không tiến hành hoà giải thì anh Nguyễn Châu Minh có quyền gửi đơn lên toà án nhân đân cấp huyện nơi anh Minh hoặc công ty TNHH C cư trú, làm việc, đặt trụ sở. Tuy nhiên toà án nhân dân có thể trực tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động của anh Nguyễn Minh Châu và giải quyết mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở được quy định tại khoản 2 điều 166 luật sửa đổi bổ sung năm 2006 và trường hợp của anh Minh tuộc điểm a khoản 2 là bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
b) Anh (chị) hãy xác định các vấn đề có tranh chấp trong vụ kiện trên.
Theo điều 157 luật sử đổi bố sung một số điều năm 2006 thì tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Nên khi anh Minh gửi đơn khiếu kiện thì ta có thể xác định được vấn đề đưa ra tranh chấp là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty TNHH C với anh Minh có hợp pháp hay không? rồi từ đó làm phát sinh hàng loạt các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của hai bên. Cụ thể:
- Về quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của CTTNHH C ngày 5/2/2007 với anh Nguyễn Châu Minh từ ngày 8/2/2007. Anh Nguyễn Minh Châu sẽ yêu cầu công ty TNHH C rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với mình. Còn công ty TNHH C thì sẽ khẳng định lý do ra quyết định của mình là đúng pháp luật và không rút lại quyết định đó vì mục đích cuối cùng là cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất.
- Nhận trở lại làm việc với người bị mất việc: anh Nguyễn Châu Minh sẽ yêu cầu công ty TNHH C nhận anh trở lại làm việc với vị trí và điều kiện như cũ đó là làm bảo vệ công ty với mức lương như hai bên đã thoả thuận. Còn công ty TNHH C thì khi họ đã không rút lại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động thì đương nhiên họ sẽ không nhận anh Minh trở lại làm việc.
- Các khoản bồi thường: Anh Nguyễn Minh Châu sẽ yêu cầu công ty TNHH C trả tiền lương trong những ngày anh không làm việc vì quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty từ ngày 8/2/2007 đến ngày anh được nhận lại làm việc. Còn công ty TNHH C sẽ không đồng ý với yêu cầu trên mà họ chỉ phải trả cho anh trợ cấp mất việc làm và các chí phí khác theo quy định của pháp luật(điều 17 BBLĐ).
c) Theo anh (chị) công ty có căn cứ để chấm dứt hợp đồng với anh Minh không? tại sao? Công ty sẽ phải tiến hành những thủ tục gì để việc chấm dứt lao động đối với những người lao động này là hợp pháp.
-Theo hoàn cảnh của công ty TNHH C và theo quy định của bộ luật lao động thì công ty TNHH C có căn cứ hợp pháp để chấm dứt hợp đồng lao động với anh Nguyễn Minh Châu. Vì:
+ căn cứ pháp lý: theo điều 17 Bộ luật lao động và điều 11 Nghị định số 30/ 2003/NĐ-CP ngày 18/1/2003của chính phủ quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về việc làm. Theo đó bên phía sử dụng lao động có thể cho người lao động thôi việc vì lý do “thay đổi cơ cấu, công nghệ”. Điều 11 Nghị Định 39 quy định;
“Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 điều 17 của BLLĐ:
1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn
2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm đẫn đến sử dụng lao động ít hơn
3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị”.
+ Căn cứ thực tế: cuối năm 2006 để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh, cắt giảm chi phí nên ngày 12/12/2006 tổng giám đốc công ty ra quyết định số 06/QĐ-VL giải thể đội bảo vệ và cho 22 nhân viên bảo vệ nghỉ việc trong đó có anh Nguyễn Châu Minh. Trong thời buổi kinh tế thị trường thì sự canh tranh là rất khốc liệt, do đó sự khó khăn là không tránh khỏi đối với một công ty. Đồng thời việc giải thể một bộ phận là quyền của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Kể từ ngày 12/12/2006 trong cơ cấu của công ty không còn bộ phận bảo vệ. Như vậy việc giải thể bộ phận bảo vệ của công ty TNHH C được coi là trường hợp thay đổi cơ cấu theo điều 17 BLLĐ
- Tuy công ty TNHH C có căn cứ hợp pháp để chấm dứt hợp đồng lao động với 22 nhân viên trong đội bảo vệ nhưng không nghĩa là chỉ dựa vào căn cứ mà việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty được coi là hợp pháp. Mà việc chấm dứt của công ty chỉ được coi là hợp pháp khi công ty thực hiện đầy đủ những thủ tục mà pháp luật yêu cầu. Khoản 1 và 2 điều 17 BLLĐ quy định gồm những bước sau đây:
+ Thủ tục đào tạo lại nghề cho người lao động: khoản 1 điều 17 BLLĐ và điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP quy định: trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên bị mất việclàm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Nên công ty cần lên kế hoạch đào tạo lại người lao động, lên kế hoạch sản xuất, phương án sử dụng lao động mà cũng không thể giải quyết được việc làm cho người lao động thì mới đựơc phép chấm dứt hợp đồng lao đồng với người lao động.
+ Thủ tục trao đổi, nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở:“ Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan lao đông biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp không nhất trí với người sử dụng lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự luật định” (khoản 2 điều 38 BLLĐ). Nếu người lao động là ủy viên hay chủ tịch ban chấp hành công đoàn thì mọi trường hợp người sử dụng lao động đều phải có sự thỏa thuận với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoăc tổ chức công đoàn cấp trên trưc tiếp theo quy định tại khoản 4 điều 155 BLLĐ.
+ Thảo luận xem xét và công bố danh sách: công ty TNHHC căn cứ vào nhu cầu của công ty mình, thâm niên làm việc tại công ty cũng như tay nghề, hoàn cảnh gia đình, trình độ… của từng người lao động, sau đó công ty TNHH C mới đưa ra danh sách cuối cùng có tên những người lao đọng bị mất việc làm.
+ Báo cho cơ quan lao động địa phương biết: sau khi có danh sách cuối cùng thì công ty TNHH C phải báo cho sở Lao động và thương binh xã hội nơi công ty đặt trụ sở biết về việc làm của mình.
+ Ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với những người có tên trong danh sách đã công bố. sau 45 ngày báo cho sở Lao động và thương binh xã hội biết thì công ty mới được ra quyết định.
Thực hiện đầy đủ các bước trên và đúng thời gian quy định thì hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đông của công ty TNHH C với 22 người lao động trong đội bảo vệ mới được coi là hợp pháp.
d) giả sử việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với anh Minh là hợp pháp thì anh Minh sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
-Thứ nhất: Người lao đông được hưởng trợ cấp mất viêc làm. trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ môt năm trở lên bị mất viêc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại để sử dụng vào những chỗ làm viêc mới; nếu không giải quyết được viêc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất viêc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
Vấn đề này không phải do ý muốn của người lao động hay do nguyên nhân bất khả kháng mà là do ý chí chủ quan của người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu công nghệ khiến một số lao đông bị mất việc làm, phải nghỉ việc dở dang mặc dù vẫn chưa hết hạn hợp đồng lao động (1)
Mức trợ cấp mất việc làm được tính: cứ mỗi năm làm việc được tính một tháng lương theo mức bình quân của 6 tháng liền kề trước khi mất viêc làm và ít nhất cũng được hưởng bằng hai tháng lương
Thời gian anh Minh làm việc tại công ty TNHH C được tính như sau: thời gian làm việc khi có tháng lẻ đối với người lao làm việc trên 12 tháng được làm tròn: “từ đủ 1 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc; từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng 01 năm làm việc”. Ở đây anh Nguyễn Châu Minh đã làm việc cho công ty TNHH C từ ngày ký hợp đồng là 19/9/1996 đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động là mồng 8/2/2007, tức thời gian anh Minh làm việc là 10 năm 04 tháng 18 ngày, nên được tính làm tròn là 10 năm 6 tháng. Tức anh Minh sẽ được hưởng số tiền trợ cấp mất việc làm là: 10.5 tháng tiền lương ( tiền lương được tính để nhân chính là số tiền lương trung bình 6 tháng trước khi anh Minh mất viêc làm).Vì ở đây số liệu đề bài ra không cho biết con số chi tiết số tiền lương sáu tháng liền kề trước khi anh Minh nghỉ việc nền ta có thể tính tiền trợ cấp mất việc làm mà anh Minh được hưởng theo công thức:
Số tiền trợ cấp= số tiền lương trung bình 6 tháng liền kề x 10.5
Việc trả trợ cấp mất việc làm cho anh Minh phải được trả trực tiếp một lần tại nơi làm việc hoặc nơi thuận tiện nhất cho người lao động. Thời
gian tính để trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động là tổng thời gian
(1) Ngiêm Xuân Đức, luận văn tốt nghiệp: tình hình thực hiện các quy định về hợp đồng lao động và các đơn vị sử dung lao động có yếu tố nước ngoài.
người lao động đã làm theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết, kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng mà người lao động đã thực tế làm việc tại
doanh nghiệp (điểm a khoản 3 điều 14 Nghị định số 44/ NĐ-CP ngày 9/5/2003).
-Thứ hai: Hưởng chế độ đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Trong trường hợp này thì trước khi bị thôi viêc anh Minh được hưởng quyền lợi của mình bằng nghĩa vụ của doanh nghiệp: người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ môt năm trở lên bị mất viêc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại để sử dụng vào những chỗ làm viêc mới; nếu không giải quyết được viêc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất viêc làm. Người lao đông có quyền ưu tiên được đào tạo nghề và giải quyết việc làm khi bị chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu công nghệ.(1)
- Thứ ba: anh Minh có quyền nhận lại sổ bảo hiểm đã đóng từ khi vào làm viêc cho doanh nghiệp từ doanh nghiệp.
- thứ tư: trả tiền làm thêm giờ cho anh Minh (nếu có);
- Thứ năm: trả tiền nghỉ phép chưa được nghỉ cho anh Minh ( nếu có);
- thứ sáu: trả tiền thưởng đến thời gian nghỉ việc.
- Thứ bảy: người sử dụng lao động phải ghi nhận xét tốt, có lợi cho anh Minh.
Qua trên thì người lao đồng dù bị mất viêc làm thì họ cũng được hưởng những quyền lợi cơ bản của mình.
(1)Nguyễn Thị Hiền, Luận văn tốt nghiệp: chấm dứt hợp đồng lao động và các chế độ áp dụng đối với người lao động.