Đề tài Luật pháp và hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người trên thế giới và ở Việt Nam

Khi việc ghép mô, bộphận cơthể(BPCT) trởthành một công cụ điều trị được sử dụng hiệu quảtừnhững năm 70, vấn đềthiếu mô, BPCT đã nổi lên nhưmột thách thức đối với sức khỏe cộng đồng. Cùng với việc phát triển kỹthuật ghép mô, BPCT người, hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến khía cạnh pháp lý của vấn đềnày. Từng quốc gia đã ban hành các quy định dựa trên đặc điểm cụthểcủa từng vùng, lãnh thổ, tạo cơsở pháp lý ban đầu đểthúc đẩy công nghệghép mô, BPCT phát triển đáp ứng nhu cầu ghép mô, BPCT ngày càng tăng. Đa sốcác Luật đều nêu rõ việc hiến mô, bộphận cơthểngười đểghép là một hành động nhân đạo cao cả, không mang tính thương mại và nghiêm cấm việc mua bán bộphận cơthểngười. Luật ghép mô, bộphận cơthểngười của các quốc gia cũng quy định cụthểvềkỹthuật nhưquy trình ghép, điều kiện, chỉtiêu, chuẩn bịtrước và sau khi ghép; qui trình tổchức, quản lý việc thu gom mô, BPCT; bảo quản và phân phối mô, BPCT Các qui định pháp lý vềnguồn cung cấp các mô, BPCT lấy từngười chết não trong các bộluật của các nước đã ban hành đều nằm ởmột trong hai hệthống: hệthống suy đoán đồng ý (presumed consent system hay opting-out system)và hệthống chủ động đồng ý (express consent system hay opting-in system). Ởnhững nước qui định theo hệ thống suy đoán đồng ý, luật pháp coi những người không thểhiện quan điểm đối lập với việc hiến mô, BPCT khi họcòn sống có nghĩa là họsẵn sàng hiến mô, BPCT của họkhi chết. Hệthống này dựa vào giả định rằng các cá nhân sẵn sàng hiến mô, BPCT của họ. Còn ởnhững nước qui định theo hệthống chủ động đồng ý, trái lại chỉnhững bệnh nhân trước khi chết thểhiện nguyện vọng muốn hiến thì mới được coi là người hiến.[7] Có sự đồng thuận quốc tế(the International Consensus on Consent) vềcác yêu cầu đạo đức cơbản mà các hệthống qui định việc hiến mô, BPCT người chết phải thực hiện. Các hệthống thu thập và phân phối các mô, BPCT người chết không được tổchức theo các nguyên tắc của thịtrường mà nó cần đạt được các sự đồng ý trước khi tiến hành qui trình lấy mô, BPCT. Cảhai mô hình của đồng ý, suy đoán và chủ động đều dựa trên nguyên lý "sựmong muốn của người chết là cơsởquyết định và nó phải được tôn trọng".[6] Cảhai hệthống đều được chấp nhận. Tổchức Y tếThếgiới năm 1991 đã có qui định các mô, BPCT có thểlấy khỏi cơthểngười chết vì mục đích cấy, ghép nếu: 1 Phó Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách y tế (a) có sự đồng ý theo quy định của luật pháp (b) không có lý do nào chứng tỏngười chết chống lại việc lấy này.[8] Các nước nhưAnh, Mỹ, Ái NhĩLan, Đức, Hà Lan theo hệthống chủ động đồng ý; trong khi đó những quốc gia nhưPháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Bồ Đào Nha, Áo hoặc Bỉ dựa vào luật của họtheo mô hình thứhai. Xu hướng các nước chấp nhận hệthống suy đoán đồng ý dường nhưngày càng tăng. Ví dụHội Y học Anh trong những năm gần đây đã kêu gọi sự điều chỉnh lụât pháp từLuật chủ động đồng ý của Anh chuyển sang hệ thống suy đoán đống ý (British Medical Asociation, 2003). Thậm chí ởnhững nước có hệ thống y tếkém phát triển cũng có sự ủng hộ đáng quan tâm cho sựlựa chọn này như Mexico, một bản dựthảo Luật đã được trình vào năm 2000 với mục đích chấp nhận hệ thống suy đoán đồng ý[15]và các nhà lập pháp Achentina bỏphiếu cho việc ủng hộhệ thống này vào năm 2004[14]. Từkhi ra đời cho đến nay đã hơn 30 năm nhưng việc hệthống nào mang lại nhiều hơn nguồn mô, BPCT cho việc cấy ghép hiện vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Người ta thường cho rằng hệthống suy đoán đồng ý là hiệu quảhơn hệthống chủ động đồng ý. Điều này có vẻlogic khi 16,7% bệnh nhân trong danh sách chờghép tim đã chết hàng năm ởHà Lan, trong khi tỉlệnày ởTây Ban Nha chỉcó 8%[11] tương ứng với việc Hà Lan theo hệthống chủ động đồng ý còn Tây Ban Nha theo hệthống suy đoán đồng ý. Nếu chỉcăn cứvào sốliệu ởphần lớn các tài liệu sẵn có thì dễcó thểsuy luận rằng các nước có hệthống suy đoán đồng ý là hiệu quảhơn hệthống chủ động đồng ý trong việc tăng nguồn mô, BPCT người cho việc ghép. Biểu đồ1 chỉra các tỉlệthu gom năm 2002 ởcác nước có hệthống chủ động đồng ý (màu đậm) và ởcác nước có hệthống suy đoán đồng ý (màu nhạt). Năm trường hợp thành công nhất đều là những nước có hệthống suy đoán đồng ý. Đứng đầu là Tây Ban Nha, một trường hợp điển hình là bằng chứng giả thuyết hệthống suy đoán đồng ý hiệu quảhơn với mục đích tăng tỉlệthu gom mô, BPCT cho việc ghép. Hiện nay "mô hình Tây Ban Nha" đã trởthành một từthông dụng khi nói vềviệc này. Nhưng cũng có những hoài nghi khi những nước có tỉlệhiến thấp nhất cũng nằm trong hệthống suy đoán đồng ý. Theo bài báo đăng trên tạp chí Lancet của một nhóm tác giảcó uy tín thuộc nhiều chuyên ngành[5] có một hệthống các biến không liên quan đến pháp lý mà dường nhưyếu tố ảnh hưởng đến tỉlệhiến mô, BPCT là các khía cạnh tổchức thu gom mô, BPCT, các chính sách giáo dục và truyền thông.

pdf6 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Luật pháp và hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người trên thế giới và ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan