Điều 101: Định nghĩa
Ngoại trừcác quy đị nh khác, các thuật ngữvà hình thức thểhiện khác của
nó được sử dụng trong Điều luật này được hiểu nhưsau:
“Tác phẩm khuyết danh” là tác phẩm mà trên các bản sao hoặc bản ghi
của nó không xác đị nh được tên của tác giả.
“Tác phẩm kiến trúc” là thiết kếcủa một công trình xây dựng được thể
hiện dưới bất kỳmột hình thái thểhiện vật chất nào bao gồm nhà, công
trình xây dựng, sơ đồ , bản vẽthiết kế. Tác phẩm loại này bao hàm cảhình
dạng tổng thểc ũ ng nhưviệc bốtrí và sắp đặ t các không gian, yếu tốtrong
thiết kếnhưng không bao hàm các đặ c đ i ểm cá biệt đ ã tiêu chuẩn hoá.
“Tác phẩm nghe nhìn” là tác phẩm bao gồm một loạt các hình ảnh liên
tiếp có mục đ ích chủyếu là đư a ra trình chiếu thông qua việc sửdụng các
máy móc, thiết bịnhưlà máy quay phim, máy chiếu phim hoặc các thiết bị
đ i ệ n tửkhác, đồ ng thời với các âm thanh, nếu có, không phân biệt bản chất
của vật liệu sửdụng nhưlà phim hoặc b ă ng mà trên đ ó tác phẩm được thể
hiện.
“Công ước Berne” là Công ước vềbảo hộtác phẩm v ă n học nghệthuật,
đượ c ký tại Berne, ThuỵS ĩ vào ngày 9/9/1886 và tất cảcác Đ i ề u khoản, các v ă n
bản giải thích, các bản sửa đổ i của Công ước đ ó.
Một tác phẩm là “Tác phẩm thuộc diện Công ước Berne” nếu:
(1). Đố i với tác phẩm chưa công bố, một hoặc nhiều tác giảlà công dân của
quốc gia tham gia Công ước Berne hoặc đố i với tác phẩm đ ã công bố, một
hoặc nhiều tác giảlà công dân của quốc gia tham gia Công ước Berne vào
ngày công bốlần đầ u;
(2). Đố i với các tác phẩm đ ã được công bốlần đầu tại một quốc gia tham gia
Công ước Berne hoặc đ ã đượ c công bố đồ ng thời lần đầ u tại một quốc gia tham
gia Công ước Berne và tại một quốc gia khác không tham gia Công ước
Berne;
(3). Đố i với tác phẩm nghe nhìn:
(A). Nếu một hoặc nhiều tác giảlà pháp nhân có trụsởchính đặ t tại một
quốc gia tham gia Công ước Berne; hoặc
(B). Nếu một hoặc nhiều tác giảlà cá nhân thường trú thường xuyên tại
quốc gia tham gia Công ước Berne;
(4). Đố i với các tác phẩm vềnghệthuật, mỹthuật, đ iêu khắc gắn liền với một
ngôi nhà hoặc một công trình xây dựng khác, những ngôi nhà hoặc công
trình xây dựng này được xây tại một quốc gia tham gia Công ước Berne;
hoặc
(5). Đố i với tác phẩm kiến trúc được thểhiện trên một công trình xây dựng
đượ c xây dựng trên một quốc gia tham gia Công ước Berne.
Trong phạm vi của Đ o ạn (1), tác giảthường trú tại hoặc có nơi ởthường trú
tại một quốc gia tham gia Công ước Berne sẽ được coi là công dân của quốc
gia đ ó. Trong phạm vi của Đ o ạ n (2), một tác phẩm đượ c coi là đ ã đượ c đồ ng thời
công bốtại hai hay nhiều quốc gia nếu các ngày công bốcủa tác phẩm là
trong vòng 30 ngày tính từngày công bốtrước đ ó.
'Phiên bản chuẩn' của tác phẩm là phiên bản được công bốtại Hợp chủng
quốc Hoa Kỳvào bất kỳthời đ i ểm nào trước ngày nộp lưu chiểu mà Thư
viện Quốc hội xét thấy là hoàn toàn phù hợp cho mục đ ích đ ó.
“Con cái” của một người là con cháu trực hệcủa họkhông phân biệt trong
giá thú hay ngoài giá thú và bất kỳngười con nhận nuôi hợp pháp nào của
người đ ó.
“Tác phẩm tuyển tập” là tác phẩm nhưcác tạp chí đị nh kỳ, các tuyển tập thơ
v ă n, các bộbách khoa từ đ i ể n trong đ ó một sốngười đ óng góp vào đ ó các `tác
phẩm độ c lập riêng biệt được kết hợp với nhau tạo thành một tuyển tập hoàn
chỉnh.
“Tác phẩm biên soạn” là tác phẩm được hình thành thông qua việc tập hợp
và sắp xếp các tài liệu và dữliệu đ ã có đượ c lựa chọn, kết hợp hoặc biên soạn
theo cách thức mà kết quảcủa công việc đ ó vềtổng thểtạo nên một tác
phẩm nguyên thuỷ độ c đ áo hoàn chỉnh của tác giả. Thuật ngữbiên soạn bao
hàm cảcác tác phẩm tuyển tập.
“Bản sao” là một dạng vật liệu (không phải là một bản ghi), trên đ ó tác
phẩm đượ c đị nh hình bằng bất kỳmột phương tiện nào đ ã được biết hoặc sẽ
phát triển trong tương lai và từdạng vật liệu đ ó tác phẩm có thể được cảm
nhận, tái bản hoặc phổbiến, hoặc là trực tiếp hoặc là với sựtrợgiúp của
máy móc, thiết bị. Thuật ngữ“bản sao” bao hàm dạng vật liệu, mà không
phải là một bản ghi, trên đ ó tác phẩm được đị nh hình lần đầ
178 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Luật Quyền tác giả của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT QUYỀN TÁC GIẢ
Điều
101. Định nghĩa
102. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: quy định chung
103. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: các tác phẩm hợp tuyển và
phái sinh
104. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: quốc gia gốc
104A. Quyền tác giả đối với tác phẩm phục hồi bảo hộ quyền tác giả
105. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả: các tác phẩm thuộc sở hữu
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
106. Các quyền độc quyền đối với tác phẩm được bảo hộ
106A. Các quyền của tác giả đối với việc nêu nguồn gốc và bảo vệ sự toàn
vẹn của tác phẩm
107. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: các sử dụng hợp lý
108. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: tái bản bởi các viện lưu trữ và thư
viện
109. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: ảnh hưởng của việc chuyển
nhượng các bản sao hoặc các bản ghi
110. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: ngoại lệ đối với một số hoạt động
trình diễn và trình bày
111. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: phát sóng thứ cấp
112. Hạn chế đối với các quyền độc quyền: các bản ghi thử
113. Đối tượng điều chỉnh của luật quyền tác giả đối với các tác phẩm về nghệ
thuật, mỹ thuật, điêu khắc
114. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm âm nhạc
115. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm nhạc kịch: giấy phép
bắt buộc đối với việc phân phối và làm bản ghi
116. Giấy phép thoả thuận đối với các hoạt động biểu diễn công cộng thông
qua hệ thống máy hát vận hành bằng tiền xu
117. Phạm vi các quyền độc quyền: sử dụng kết hợp với máy tính và hệ
thống thông tin tương tự
118. Phạm vi các quyền độc quyền: vấn đề sử dụng một số tác phẩm trong
phát sóng phi thương mại
119. Hạn chế các quyền độc quyền: phát sóng thứ cấp từ trạm phát trung tâm
hoặc trạm chủ tới các máy thu hình cá nhân đặt tại các gia đình
120. Phạm vi các quyền độc quyền đối với các tác phẩm kiến trúc
121. Giới hạn các quyền độc quyền: tái bản cho người mù hoặc những người
tàn tật khác
Điều 101: Định nghĩa
Ngoại trừ các quy định khác, các thuật ngữ và hình thức thể hiện khác của
nó được sử dụng trong Điều luật này được hiểu như sau:
“Tác phẩm khuyết danh” là tác phẩm mà trên các bản sao hoặc bản ghi
của nó không xác định được tên của tác giả.
“Tác phẩm kiến trúc” là thiết kế của một công trình xây dựng được thể
hiện dưới bất kỳ một hình thái thể hiện vật chất nào bao gồm nhà, công
trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ thiết kế. Tác phẩm loại này bao hàm cả hình
dạng tổng thể cũng như việc bố trí và sắp đặt các không gian, yếu tố trong
thiết kế nhưng không bao hàm các đặc điểm cá biệt đã tiêu chuẩn hoá.
“Tác phẩm nghe nhìn” là tác phẩm bao gồm một loạt các hình ảnh liên
tiếp có mục đích chủ yếu là đưa ra trình chiếu thông qua việc sử dụng các
máy móc, thiết bị như là máy quay phim, máy chiếu phim hoặc các thiết bị
điện tử khác, đồng thời với các âm thanh, nếu có, không phân biệt bản chất
của vật liệu sử dụng như là phim hoặc băng mà trên đó tác phẩm được thể
hiện.
“Công ước Berne” là Công ước về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật,
được ký tại Berne, Thuỵ Sĩ vào ngày 9/9/1886 và tất cả các Điều khoản, các văn
bản giải thích, các bản sửa đổi của Công ước đó.
Một tác phẩm là “Tác phẩm thuộc diện Công ước Berne” nếu:
(1). Đối với tác phẩm chưa công bố, một hoặc nhiều tác giả là công dân của
quốc gia tham gia Công ước Berne hoặc đối với tác phẩm đã công bố, một
hoặc nhiều tác giả là công dân của quốc gia tham gia Công ước Berne vào
ngày công bố lần đầu;
(2). Đối với các tác phẩm đã được công bố lần đầu tại một quốc gia tham gia
Công ước Berne hoặc đã được công bố đồng thời lần đầu tại một quốc gia tham
gia Công ước Berne và tại một quốc gia khác không tham gia Công ước
Berne;
(3). Đối với tác phẩm nghe nhìn:
(A). Nếu một hoặc nhiều tác giả là pháp nhân có trụ sở chính đặt tại một
quốc gia tham gia Công ước Berne; hoặc
(B). Nếu một hoặc nhiều tác giả là cá nhân thường trú thường xuyên tại
quốc gia tham gia Công ước Berne;
(4). Đối với các tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc gắn liền với một
ngôi nhà hoặc một công trình xây dựng khác, những ngôi nhà hoặc công
trình xây dựng này được xây tại một quốc gia tham gia Công ước Berne;
hoặc
(5). Đối với tác phẩm kiến trúc được thể hiện trên một công trình xây dựng
được xây dựng trên một quốc gia tham gia Công ước Berne.
Trong phạm vi của Đoạn (1), tác giả thường trú tại hoặc có nơi ở thường trú
tại một quốc gia tham gia Công ước Berne sẽ được coi là công dân của quốc
gia đó. Trong phạm vi của Đoạn (2), một tác phẩm được coi là đã được đồng thời
công bố tại hai hay nhiều quốc gia nếu các ngày công bố của tác phẩm là
trong vòng 30 ngày tính từ ngày công bố trước đó.
'Phiên bản chuẩn' của tác phẩm là phiên bản được công bố tại Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày nộp lưu chiểu mà Thư
viện Quốc hội xét thấy là hoàn toàn phù hợp cho mục đích đó.
“Con cái” của một người là con cháu trực hệ của họ không phân biệt trong
giá thú hay ngoài giá thú và bất kỳ người con nhận nuôi hợp pháp nào của
người đó.
“Tác phẩm tuyển tập” là tác phẩm như các tạp chí định kỳ, các tuyển tập thơ
văn, các bộ bách khoa từ điển trong đó một số người đóng góp vào đó các `tác
phẩm độc lập riêng biệt được kết hợp với nhau tạo thành một tuyển tập hoàn
chỉnh.
“Tác phẩm biên soạn” là tác phẩm được hình thành thông qua việc tập hợp
và sắp xếp các tài liệu và dữ liệu đã có được lựa chọn, kết hợp hoặc biên soạn
theo cách thức mà kết quả của công việc đó về tổng thể tạo nên một tác
phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả. Thuật ngữ biên soạn bao
hàm cả các tác phẩm tuyển tập.
“Bản sao” là một dạng vật liệu (không phải là một bản ghi), trên đó tác
phẩm được định hình bằng bất kỳ một phương tiện nào đã được biết hoặc sẽ
phát triển trong tương lai và từ dạng vật liệu đó tác phẩm có thể được cảm
nhận, tái bản hoặc phổ biến, hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của
máy móc, thiết bị. Thuật ngữ “bản sao” bao hàm dạng vật liệu, mà không
phải là một bản ghi, trên đó tác phẩm được định hình lần đầu.
“Chủ sở hữu quyền tác giả”, đối với bất kỳ một quyền độc quyền nào được
quy định trong Luật quyền tác giả, chỉ người chủ sở hữu của quyền cụ thể đó.
Trong phạm vi của Điều 441, “quốc gia gốc” của một tác phẩm thuộc diện
Công ước Berne là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ nếu:
(1). Đối với các tác phẩm đã công bố, là tác phẩm được công bố lần đầu tại:
(A). Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
(B). Đồng thời công bố tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và một hoặc nhiều quốc
gia khác tham gia Công ước Berne mà pháp luật của các quốc gia này đưa ra
thời hạn bảo hộ quyền tác giả tương tự hoặc dài hơn thời hạn bảo hộ được
quy định tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
(C). Đồng thời công bố tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và một quốc gia khác
không tham gia Công ước Berne; hoặc
(D). Tại một quốc gia khác không tham gia Công ước Berne, và tất cả các
tác giả của tác phẩm là các công dân, người thường trú hoặc có nơi ở
thường trú tại, hoặc đối với một tác phẩm nghe nhìn tác giả là một pháp
nhân có trụ sở chính đặt tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
(2). Đối với các tác phẩm chưa công bố, tất cả các tác giả của tác phẩm là
công dân, người thường trú hoặc có nơi ở thường trú tại Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ, hoặc, đối với các tác phẩm nghe nhìn chưa công bố, tất cả các tác
giả của tác phẩm là các pháp nhân có trụ sở chính đặt tại Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ; hoặc
(3). Đối với các tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc gắn liền với các
ngôi nhà, công trình xây dựng mà các ngôi nhà, công trình xây dựng này
được xây tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Trong phạm vi của Điều 411, “quốc gia gốc” của bất kỳ một tác phẩm nào
khác thuộc diện Công ước Berne không phải là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tác phẩm “đã được sáng tạo” khi mà tác phẩm đó được định hình dưới dạng
bản sao hoặc bản ghi lần đầu; đối với những tác phẩm được sáng tạo trong một
khoảng thời gian, bộ phận của tác phẩm được định hình tại bất kỳ thời điểm cụ
thể nào tạo nên tác phẩm thì thời điểm đó được xác định là thời điểm mà tác
phẩm đã được sáng tạo và đối với các tác phẩm được sáng tạo trên những phiên
bản khác nhau thì mỗi phiên bản tạo nên từng tác phẩm độc lập.
“Tác phẩm phái sinh” là tác phẩm được hình thành trên cơ sở một hoặc
nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch, các tác phẩm được phổ nhạc,
được chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được điện ảnh hoá, âm nhạc
hoá, mỹ nghệ hoá, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà
trong đó tác phẩm có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung. Một tác
phẩm bao hàm các bản thảo đã được biên tập lại, các lời bình chú, phân tích
hoặc các sửa chữa khác một về tổng thể là một tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo
hoàn chỉnh của tác giả là “tác phẩm phái sinh”.
“Thiết bị, máy móc, phương pháp” là những thứ mà hiện đã được biết hoặc
sẽ phát triển trong tương lai. “Truyền số” là việc truyền toàn bộ hoặc một
phần dưới dạng số hoặc không tương tự khác.
“Trình bày” một tác phẩm có nghĩa là trưng bày ra bản sao của tác phẩm
hoặc là trực tiếp hoặc là thông qua phim ảnh, đèn chiếu, truyền hình hoặc bất
kỳ phương tiện hoặc thiết bị nào hoặc, đối với các tác phẩm điện ảnh hoặc tác
phẩm nghe nhìn khác, là việc trưng bày các hình ảnh cá biệt không liên tục.
Tác phẩm được “định hình” trên một vật chất thể hiện hữu hình khi mà sự
thể hiện tác phẩm trên bản sao hoặc bản ghi thông qua hoặc trên cơ sở sự
cho phép của tác giả, phải hoàn toàn ổn định hoặc chắc chắn là cho phép tác
phẩm được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến khác tới công chúng một
khoảng thời gian dài hơn là một khoảng thời gian chuyển tiếp. Một tác
phẩm bao gồm các âm thanh và hình ảnh hoặc cả hai mà đang được truyền,
được “định hình” trong phạm vi của Điều này nếu sự định hình tác phẩm đó
được thực hiện đồng thời với việc truyền sóng tác phẩm đó.
Thuật ngữ “bao gồm” hoặc “như là” chỉ mang tính minh hoạ và không bị
giới hạn.
“Tác phẩm đồng tác giả” là các tác phẩm được sáng tạo bởi hai hoặc nhiều
tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không
thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh.
“Tác phẩm văn học” là các tác phẩm không phải là tác phẩm nghe nhìn
được diễn đạt bằng từ ngữ, số hoặc các hình thức chữ viết khác hoặc các biểu
tượng số hoặc ký hiệu không phân biệt bản chất của vật liệu sử dụng như là
sách, tạp chí, sổ tay, bản ghi âm, phim, băng, đĩa, thẻ ghi mà trong đó các tác
phẩm được biểu hiện.
“Tác phẩm điện ảnh” là các tác phẩm nghe nhìn bao gồm một loạt các
hình ảnh liên quan, khi được chiếu một cách liên tục, chúng gây ấn tượng về
sự chuyển động, cùng với các âm thanh, nếu có.
“Trình diễn” một tác phẩm có nghĩa là ngâm, thể hiện, diễn tả, trình bày,
chơi, khiêu vũ, nhập vai, hoặc là trực tiếp hoặc là thông qua các phương
pháp là bất kỳ thiết bị hoặc máy móc nào hoặc, đối với các tác phẩm điện ảnh
hoặc tác phẩm nghe nhìn khác là chiếu các hình ảnh liên tiếp hoặc các âm
thanh kèm theo với các hình ảnh của tác phẩm.
”Bản ghi” là các vật liệu trong đó các âm thanh (không phải là các âm thanh
kèm theo các tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác) được ghi bởi
bất kỳ biện pháp nào hiện đã biết hoặc sẽ phát triển trong tương lai, và từ các
bản ghi này các âm thanh có thể được cảm nhận, tái bản hoặc phổ biến khác
tới công chúng hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc
thiết bị. Thuật ngữ “bản ghi” bao hàm cả các vật liệu mà trên đó các âm
thanh được ghi lần đầu.
“Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc” bao hàm các tác phẩm hai
và ba chiều về mỹ nghệ, mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng, ảnh, bản in, bản
phục chế nghệ thuật, bản đồ, địa đồ, biểu đồ, đồ thị, mẫu và bản vẽ kỹ thuật, bao
gồm cả sơ đồ kiến trúc. Các tác phẩm đó chỉ bao gồm các tác phẩm thủ công
mỹ nghệ trong phạm vi hình thức của nó nhưng không đề cập đến khía cạnh
sản xuất máy móc hoặc khuôn mẫu; kiểu dáng của các sản phẩm hữu dụng
như được định nghĩa trong Điều này được coi như là một tác phẩm về nghệ thuật,
mỹ thuật, điêu khắc chỉ khi nếu và chỉ trong phạm vi là những kiểu dáng đó
mang đường nét về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc mà có thể phân biệt rõ
ràng với, và có khả năng tồn tại một cách độc lập với khía cạnh hữu dụng của
sản phẩm đó.
“Tác phẩm ký danh” là các tác phẩm mà trên phiên bản hoặc trên bản ghi
của tác phẩm tác giả được xác định theo một bút danh.
“Công bố” là việc phân phối các bản sao hoặc bản ghi của tác phẩm tới
công chúng thông qua việc bán hoặc các hình thức chuyển nhượng quyền
sở hữu khác, hoặc thông qua việc cho thuê, cho mướn, cho mượn. Việc
chào phân phối các phiên bản hoặc bản ghi của tác phẩm trước một nhóm
người nhằm mục đích phân phối tiếp theo việc trình diễn hoặc trình bầy
công cộng tác phẩm là đã cấu thành hành vi công bố. Nhưng bản thân việc
trình diễn hoặc trình bày trước công chúng không cấu thành hành vi công
bố.
Trình diễn hoặc trình bày tác phẩm “công cộng” có nghĩa là:
(1). Trình diễn hoặc trình bày tác phẩm tại nơi công khai cho công chúng
hoặc bất kỳ nơi nào mà tại nơi đó một số lượng người lớn đáng kể ngoài
phạm vi gia đình hoặc một nhóm quan hệ xã hội tham dự; hoặc
(2). Phát sóng hoặc các hình thức phổ biến khác cuộc trình diễn hoặc trưng
bày tác phẩm tới nơi được quy định tại Khoản 1 hoặc tới công chúng thông
qua phương thức sử dụng bất kỳ thiết bị phương pháp nào không phụ thuộc
vào việc công chúng có khả năng thu được buổi trình diễn hoặc trình bày đó ở
cùng một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau, vào cùng một thời điểm hay
các thời điểm khác nhau.
“Đăng ký” trong phạm vi của Điều 205(c)(2), 405, 406, 410(d), 411, 412 và
506(e) có nghĩa là việc đăng ký yêu cầu về thời hạn bảo hộ quyền tác giả cơ
bản, tái hiệu lực thời hạn bảo hộ và mở rộng thời hạn bảo hộ.
“Bản ghi âm” là các tác phẩm có được nhờ việc ghi âm một loạt các âm
thanh âm nhạc, lời hát, và các âm thanh khác nhưng không bao gồm các âm
thanh được ghi kèm theo các tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn
khác không phân biệt bản chất của vật liệu như là đĩa, băng hoặc các dạng bản
ghi khác mà trên đó chúng được thể hiện.
“Bang” bao hàm quận Columbia và khối Liên hiệp Puerto Rico, và bất kỳ
vùng lãnh thổ nào mà Điều luật này được đưa ra áp dụng theo Luật của Quốc
hội.
“Chuyển nhượng quyền tác giả” là sự chuyển giao, cầm cố, cấp giấy phép
sử dụng độc quyền hoặc bất kỳ một hình thức chuyển quyền sở hữu, sang
tên, bán quyền tác giả nào khác hoặc về bất kỳ một quyền độc quyền nào
khác bao hàm trong bản quyền tác phẩm không phụ thuộc vào việc các
quyền này có bị hạn chế về mặt thời gian hoặc địa điểm hay không nhưng
không bao gồm các giấy phép sử dụng không độc quyền.
“Chương trình truyền thông” là một khối thông tin kết hợp được tạo ra
nhằm mục đích duy nhất là truyền tới công chúng theo chuỗi kế tiếp hoặc
từng đoạn.
“Truyền” buổi trình diễn hoặc trình bày là việc phổ biến buổi trình diễn
hoặc trìng bày đó thông qua bất kỳ phương tiện hoặc biện pháp nào miễn là
các hình ảnh và âm thanh của nó được nhận tại một nơi khác ở phía bên kia
từ nơi mà nó đã được truyền đi.
"Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ" khi được sử dụng trong câu mang ý nghĩa địa lý
bao hàm các Bang, Quận Columbia và khối liên hiệp Puerto Rico và các
vùng lãnh thổ dưới quyền tài phán của Chính phủ Hợp Chủng Quốc Hoa
Kỳ.
“Sản phẩm hữu dụng” là một đồ vật có chức năng hữu dụng vốn có không
chỉ đơn thuần là miêu tả dáng vẻ bên ngoài của sản phẩm hoặc để chuyển tải
thông tin. Một đồ vật mà thông thường là một phần của sản phẩm hữu dụng
thì cũng được coi là một “sản phẩm hữu dụng”.
“Người vợ goá” hoặc “người chồng goá” của tác giả là vợ hoặc chồng của
tác giả còn sống theo luật nơi thường trú của tác giả vào thời điểm tác giả
chết, không phụ thuộc vào việc những người vợ hoặc chồng goá này đã tái
kết hôn hay chưa.
“Tác phẩm nghệ thuật tạo hình” là:
(1). Các bức hoạ, vẽ, bản in, điêu khắc tồn tại dưới dạng đơn bản, trong giới
hạn phát hành là 200 bản hoặc ít hơn được ký và đánh số liên tiếp bởi tác giả
hoặc đối với các tác phẩm điêu khắc, với nhiều phiên bản, các tác phẩm điêu
khắc được chạm khắc hoặc được sao chép tới 200 bản hoặc ít hơn được đánh số
liên tiếp bởi tác giả và có chữ ký hoặc ký hiệu nhận biết nào khác của tác
giả; hoặc
(2). Hình ảnh chụp tĩnh vật được tạo ra chỉ nhằm mục đích triển lãm, tồn tại
dưới dạng đơn bản được ký bởi tác giả hoặc trong giới hạn phát hành là 200
bản hoặc ít hơn được ký và đánh số liên tiếp bởi tác giả.
“Tác phẩm nghệ thuật tạo hình” không bao hàm:
(A).
(i). Bất kỳ một áp phích quảng cáo, bản đồ, địa cầu, đồ thị, bản vẽ kỹ thuật,
biểu đồ, mẫu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn
khác, sách, tạp chí, báo, tập san, cơ sở dữ liệu, dịch vụ thông tin điện tử, xuất
bản điện tử hoặc các hình thức xuất bản tương tự;
(ii). Bất kỳ thiết bị máy móc, quảng cáo, khuyến mại, chỉ dẫn, vật liệu làm
bao bì, bao gói hoặc thùng vận chuyển;
(iii).Bất kỳ một phần hoặc bộ phận nào của các thứ nêu tại Điểm (i) hoặc (ii)
trên.
(B). Bất kỳ tác phẩm nào được tạo ra trên cơ sở hợp đồng hoặc làm công;
hoặc
(C). Bất kỳ tác phẩm nào không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của Điều
luật này.
“Tác phẩm thuộc Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” là các tác phẩm
được tạo ra bởi các viên chức hoặc cán bộ của Chính phủ Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ như một phần trong nghĩa vụ của người đó.
“Tác phẩm được sáng tạo do thuê mướn” là:
(1). Những tác phẩm được sáng tạo bởi người làm công trong phạm vi nhiệm
vụ của người đó; hoặc
(2). Những tác phẩm được đặt hàng hoặc được thanh toán tiền cho việc sử
dụng như là một phần của tác phẩm tuyển tập, như một phần của tác phẩm
điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác, như là bản dịch, như là tác phẩm bổ
sung, biên soạn, các tài liệu hướng dẫn, bài kiểm tra, các đáp án kiểm tra, tập
bản đồ, nếu như các bên đồng ý rõ ràng bằng văn bản được ký bởi họ là tác
phẩm đó được coi là tác phẩm được đặt hàng. Trong phạm vi của câu trên, “tác
phẩm bổ sung” là một tác phẩm được tạo ra phục vụ cho việc xuất bản như
là phần phụ thêm bổ sung vào tác phẩm được thực hiện bởi một tác giả nhằm
mục đích giới thiệu, kết luận, minh hoạ, diễn giải, sửa đổi, bình luận về hoặc
trợ giúp việc sử dụng các tác phẩm khác, như là lời nói đầu, lời bạt, các hình
ảnh minh hoạ, bản đồ, đồ thị, bảng biểu, dòng lưu ý độc giả, phổ nhạc, đáp án
kiểm tra, tiểu sử, phụ lục và phụ chương, lời chỉ dẫn, là một tác phẩm văn
học, hội hoạ, tạo hình được tạo ra cho mục đích xuất bản và với mục đích sử
dụng các bước chỉ dẫn có hệ thống.
“Chương trình máy tính” là một tập hợp các hướng dẫn hoặc các mệnh
lệnh được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trên máy tính nhằm mục đích
mang lại một kết quả cụ thể.
Điều 102: Đối tượng điều chỉnh của Luật Quyền tác giả: quy định
chung
(a). Theo quy định của Điều luật này, Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm
nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một
dạng vật chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển
trong tương lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có
thể được cảm nhận, tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với
sự trợ giúp của các máy móc thiết bị. Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác
giả bao gồm các thể loại sau:
(1) Tác phẩm văn học;
(2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào;
(3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh
nào;
(4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê;
(5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc;
(6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác;
(7) Bản ghi âm, và
(8) Tác phẩm kiến trúc
(b). Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả