Đề tài Lý giải tại sao phải chấp nhận và chung sống với các mâu thuẫn thay vì tìm cách lựa chọn một trong các mặt đối lập của mâu thuẫn

Điều khiển cuộc sống của mình theo ý muốn là việc mà tất cả mọi người chúng ta đều mong muốn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều này cho dù đó là nhưng người thật sự thành đạt hay là những nhà chính trị tài ba Lý giải điều này thật đơn giản khi cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng và chứa đựng trong nó là vô vàn các mâu thuẫn. Các mâu thuẫn này làm cho cuộc sống của chúng ta không ngừng vận động và phát triển theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mâu thuẫn lại được tạo nên từ các mặt đối lập mà đôi khi chúng ta lại lầm tưởng đó là cách giải quyết mâu thuẫn. Thế nhưng, muốn sống và làm việc thì chúng ta phải nhận thức được sự tồn tai của mâu thuẫn và học cách để chung sống với nó, thay vì lựa chọn một trong các mặt đối lập của nó. Từ góc độ triết học, tôi xin trình bày chi tiết hơn về vấn đề này đồng thời chứng minh nó bằn thực tiễn quan hệ giữa bố mẹ và con cái, giưa vợ và chồng trong cuộc sống hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn nhận thức được rõ hơn những mâu thuẫn trong cuộc sống và có cách giải quyết thích hợp cho những mâu thuẫn đó.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2978 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý giải tại sao phải chấp nhận và chung sống với các mâu thuẫn thay vì tìm cách lựa chọn một trong các mặt đối lập của mâu thuẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Tính khách quan của mâu thuẫn Sự biểu hiện mâu thuẫn trong cuộc sống và cách nhìn nhận mâu thuẫn trong cuộc sống Lý giải tại sao phải chấp nhận và chung sống với các mâu thuẫn thay vì tìm cách lựa chọn một trong các mặt đối lập của mâu thuẫn Chứng minh sự đúng đắn của nhận định trên trong thực tế quan hệ xã hội Kết luận Lời mở đầu Điều khiển cuộc sống của mình theo ý muốn là việc mà tất cả mọi người chúng ta đều mong muốn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều này cho dù đó là nhưng người thật sự thành đạt hay là những nhà chính trị tài ba…Lý giải điều này thật đơn giản khi cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng và chứa đựng trong nó là vô vàn các mâu thuẫn. Các mâu thuẫn này làm cho cuộc sống của chúng ta không ngừng vận động và phát triển theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mâu thuẫn lại được tạo nên từ các mặt đối lập mà đôi khi chúng ta lại lầm tưởng đó là cách giải quyết mâu thuẫn. Thế nhưng, muốn sống và làm việc thì chúng ta phải nhận thức được sự tồn tai của mâu thuẫn và học cách để chung sống với nó, thay vì lựa chọn một trong các mặt đối lập của nó. Từ góc độ triết học, tôi xin trình bày chi tiết hơn về vấn đề này đồng thời chứng minh nó bằn thực tiễn quan hệ giữa bố mẹ và con cái, giưa vợ và chồng trong cuộc sống hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn nhận thức được rõ hơn những mâu thuẫn trong cuộc sống và có cách giải quyết thích hợp cho những mâu thuẫn đó. Tính khách quan của mâu thuẫn Các mặt đối lập và mâu thuẫn khách quan Trong cuộc sống cũng như trong học tập chúng ta bắt gặp rất nhiều sự vật, hiện tượng… có tính đối lập với nhau. Ví dụ: trong sinh vật có đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, trong nguyên tử có điện âm và điện dương…vậy mặt đối lập là gì? Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách quan. Trong mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại các mặt đối lập, chúng vừa thống nhất và đấu tranh với nhau tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn biện chứng là sự thông nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Trong đó, thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Mâu thuẫn biến chứng tồn tại khách quan, phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng: có mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, có mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng… Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới khách quan cũng đều chứa đựng những mâu thuẫn trong bản thân nó, trong đó luôn diễn ra quá trình vừa thống nhất vừa đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng. Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Chúng có vị trí, vai trò nhất định đối với sự tồn tại và biến đổi của sự vật hiện tượng. Sự thông nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự vật. Khi nào các mặt đối lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn tồn tại. Nhưng khi các mặt đối lập thông nhất với nhau, quá trình đấu tranh giữa chúng không ngừng diễn ra. Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập đều biến đổi, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển. Khi sự đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm, các mặt đối lập xung đột gay gắt, chúng sẽ chuyển hoá cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thông nhất cũ bị phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Đấu tranh của các mặt đối lập, do đó, gắn liền với sự vận động, phát triển của sự vật, mang tính tuyệt đối. Như vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc, đông lực của sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn cũng có quá trình vận động và phát triển: Lúc mới đầu xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của các mặt đối lập nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển đi đến chỗ đối lập, rồi sau đó xung đột gay gắt. Khi hội đủ những điều kiện thích hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết làm cho sự vật vận động và phát triển. Trong tự nhiên và trong xã hội quá trình giải quyết mâu thuẫn khác nhau. Chúng ta có thể thấy trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đã có 5 hình thái kinh tế-xã hội lần lượt ra đời. Chính sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong mỗi xã hội đã thúc đẩy sự ra đời của một hình thái xã hội mới tốt đẹp hơn và văn minh hơn. Có thể thấy lực lượng sản xuất trong quá trình lao động đã phát triển nhanh chóng về số lượng, trình độ lao động cũng như tư liệu sản xuất. Trong khi đó các quan hệ sản xuất vẫn chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu của lực lượng sản xuất. Từ đó hình thành nên sự mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất đang phát triển nhanh chóng và một bên là quan hệ sản xuất đã nỗi thời lạc hậu. Tuy nhiên sự mâu thuẫn này vẫn tồn tại trong một thể thống nhất và nó đặc trưng cho hình thái kinh tế-xã hội đang tồn tại. Nhưng khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm thì đòi hỏi phải có sự giải quyết mâu thuẫn, và sự ra đời của quan hệ sản xuất mới thay thế cho quan hệ sản xuất cũ chính là sự giải quyết của tự nhiên. Quan hệ sản xuất mới ra đời sẽ kéo theo sự ra đời của một hình thái kinh tế-xã hội mới. Quá trình mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn xảy ra trong mỗi hình thái xã hội làm cho xã hội luôn phát triển. Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn mâu thuẫn với nhau và tồn tại thông nhất trong mỗi hình thái hinh tế xã hội mà nó đang tồn tại. Sự biểu hiện mâu thuẫn trong cuộc sống và cách nhìn nhận mâu thuẫn trong cuộc sống Cuộc sống của chúng ta được bao quanh bởi các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển bởi trong chúng luôn tồn tại những mâu thuẫn cho nên cuộc sống của chúng ta là đầy rẫy những mâu thuẫn bao quanh. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiêu hiên tượng, sự việc mang tính tự nhiên diễn ra, tuy nhiên ta không thấy ở nó những gì mà gọi là mâu thuẫn hay mặt đối lập mà chỉ thấy nó như một điều hiển nhiên và ta không hề quan tâm. Nhưng thực ra bên trong những hiên tượng đó là vô vàn các mâu thuẫn, được hình thành nên từ các mặt đối lập. Chúng tồn thống nhất với nhau và luôn đấu tranh với nhau. Ví dụ như khi cây xanh quang hợp, cây sẽ hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2 mang lại sự sống cho các sinh vật trên trấi đất hay như hiện tượng sấm sét, là quá trình tích tụ điện tích và phóng điện luôn biến đổi trái ngược nhau tuy nhiên lại thống nhất với nhau trong một thể tự nhiên. Tương tự như vậy, trong quá trình phát triển của sinh vật, quá trình đồng hoá và dị hoá luôn diễn ra bên trong các sinh vật và đối lập với nhau… Nếu như sự mâu thuẫn trong tự nhiên khó nhận ra thì sự mâu thuẫn trong các quan hệ xã hội lại rất dễ nhận ra và xảy ra phổ biến trong cuộc sống. Điều này có thể thấy rõ qua mối quan hệ giữa bố mẹ với các con, thầy cô với học sinh, đồng nghiệp trong công ty vơi nhau…Trong mỗi quan hệ xã hội đó chúng ta luôn có những cách ứng xử thích hợp khi trải qua nó, tuy nhiên cách thức để thực hiện cũng như suy nghĩ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau mà qua đó tạo nên những mâu thuẫn. Ví như trong quan hệ giữa bố mẹ với các con, khi đó bố mẹ có thể yêu mến người con này nhưng lại không yêu mến người con khác và ngược lại ở những người con. Có thể thấy rõ, trong tình cảm của cha mẹ hay con cái cũng có những suy nghĩ trái ngược nhau giữa yêu và ghét. Cũng tương tự với mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh, luôn có sự yêu và ghét trong suy nghĩ của thầy cô với học sinh của mình, có thể là thích học sinh này và ghét học sinh nọ hay như sự tôn trọng và yêu mến của học sinh dành cho thầy cô này nhưng lại không thích thầy cô nọ. Hay như trong mối quan hệ của các đồng nghiệp trong cùng một công ty, luôn có những mâu thuẫn xảy ra bởi sự ganh đua hay sự hiểu lầm một vấn đề gì đó về nhau. Những điều này luôn được thể hiện rõ nét và trực tiếp trong cuộc sống. Thế nhưng mâu thuẫn thì vẫn cứ là mâu thuẫn nếu chúng ta không biết chấp nhập nhận và chung sống với nó. Chúng ta chấp nhận và chung sống với mâu thuẫn là cách để chúng ta điều khiển cuộc sống của mình. Có thể thấy rõ điều này qua các ví dụ trên, đúng rằng mâu thuẫn là luôn tồn tại trong quan hệ của các đông nghiệp trong cùng một công ty thế nhưng họ vẫn chấp nhận và chung sống với nó. Nếu mâu thuẫn đo xuất phát từ sự ganh đua trong công việc thì mâu thuẫn sẽ giúp cho người đó nâng cao năng lực cũng như năng suất lao động của mình để sáng bằng với người khác. Nếu mâu thuẫn đó suất phát từ sự hiểu lầm nào đó thì nó sẽ giúp cho họ hiểu nhau hơn khi mâu thuẫn được giải quyết. Như vậy, mâu thuẫn đã giúp ta điều khiển được cuộc sống néu chúng ta biết học cách để chung song với nó. Hay như trong xã hội hiện nay, một mâu thuân rất lớn đang ngày càng phát triển và phổ biến là sự phân hoá giàu nghèo. Trong cùng một xã hội phát triển, có những người rất giàu có nhưng lại có nhưng người rất nghèo khổ. Điều này hoàn toàn trái ngược nhau, mâu thuẫn với nhau tuy nhiên nó lại tồn tại rất thống nhất với nhau. Điều này không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển mà nó còn xảy ra ở các nước phát triển hiện nay. Cho dù là mâu thuẫn nhưng mọi người vãn phải chấp nhận với thực tế là phân hoá giàu nghèo đang càng gia tăng và hoc cách để chung sống với nó. Sẽ có những người rất giàu và có nhưng người rất nghèo thế nhưng họ vẫn phải gắn bó và chung sống với nhau trong một cái được gọi là xã hội. Và mỗi ngưòi họ vẫn phải chung sống với nhau thay vì lựa chon người giàu sống với người giàu, người nghèo song vơi người nghèo như điều mà một số người sẽ lự chọn nếu có thể. Không những thế, trong tư duy của mỗi người cũng có những mâu thuẫn. Chúng ta có thể tư duy một vấn đề theo những hướng tích cực và tiêu cực tuỳ theo cách suy nghĩ và hiểu biết của chúng ta. Giả sử trong cùng một hành vi được gọi là trả thù nhưng cách thức thực hiện của họ là khác nhau và điều đó là phụ thuộc vào tư duy của mỗi người. Có người thì chỉ đánh lại người khác để thoả mãn hành vi trả thù của mình, có người thì thực hiện hành vi giết người. Qua đó cũng thấy đự mâu thuẫn trong hanh vi thực hiện của mỗi người trong cùng một hành động. Xã hội luôn vận động, mọi vật luôn luôn phát triển chính vì vậy những mâu thuẫn đựoc hình thành trong cuộc sống là một hệ quả của tự nhiên bởi mâu thuẫn chính là động lực và nguồn gốc của sự phát triển. Chính bởi vậy muốn chung sống và điều khiển được cuộc sống chúng ta phải chấp nhận những mâu thuẫn và hiểu biết được chúng. Quay trở lại với những ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng tuy rằng bố mẹ yêu ghét đối với những người con của mình nhưng họ vẫn phải chấp nhận điều đó. Bố mẹ không thể chỉ quan tâm đến những người con mà mình yêu được mà vẫn phải quan tâm đến những người con khác nữa mặc dù họ không thích những người con đó lắm. Cũng có thể thấy rõ rằng bố mẹ hiểu được vì sao mà mình dành tình cảm nhiều với người con này của mình và ít dành những tình cảm đó với những người còn lại. Hay như trong sự phân hoá giàu nghèo, vẫn biết rằng điều đó ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, làm cho xã hội phân cấp quan hệ, gia tăng tệ nạn nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận. Có thể lý giải được nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo đó nhưng chúng ta vẫn phải chung sống với điều đó. Qua đó thấy rằng mâu thuẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống, chúng ta có thể nhận biết nó nhưng chúng ta phải chung sống với nó. Lý giải tại sao phải chấp nhận và chung sống với các mâu thuẫn thay vì tìm cách lựa chọn một trong các mặt đối lập của mâu thuẫn Chúng ta có thể thấy bản chất của mâu thuẫn chính là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Bởi cuộc sống là muôn hình vạn trang cho nên sẽ luôn phát sinh các mặt đối lập. Không những thế trong quá trình phát triển của xã hội sẽ làm nảy sinh các quan hệ trái ngược từ đó hình thành nên các mặt đối lập với nhau. Chúng ta không thể lựa chọn một trong các mặt đối lập của mâu thuẫn bởi vì nếu ta chọn một mặt đối lập của nó sẽ làm cho sự đấu tranh của chúng không đi theo một tiến trình tự nhiên. Bên cạnh đó, các mặt đối lập luôn vận động và phát triển trong mâu thuẫn đến khi mâu thuẫn được giải quyết thì lại nảy sinh các mặt đối lập mới, cứ như thế mâu thuẫn luôn tồn tại cho nên nếu ta chọn một mặt đối lập thì mâu thuẫn sẽ rất khó được giải quyết. Có thể thấy rõ điều này trong sự phân hoá giàu nghèo của xã hội hiện nay, nếu ai ai cũng chỉ hướng theo người giàu, những người giàu chỉ quan hệ với những người giàu và ngược lại thì khi đó sự mâu thuẫn sẽ càng sâu sắc nhưng lại không thể giải quyết được. Bởi nhưng người giàu họ có điều kiện vật chất cho nên những người nghèo sẽ không thể đuổi kịp được họ. Qua đó có thể thấy không thể chỉ chọn một mặt đối lập mà phải chấp nhận và chung sống với nó. Chúng ta chấp nhận và chung sống với mâu thuẫn không phải là để mâu thuẫn đó tồn tại mãi mãi mà là để mẫu thuẫn diễn ra một cách cân bằng. Khi mâu thuẫn lên đỉnh điểm thì sẽ chuyễn hoá cho nhau làm cho mâu thuẫn được giải quyết. Trong sự phân hoá giàu nghèo hiện nay, chúng ta vẫn phải chấp nhận và chung sống với nó nhưng chúng ta nhận thức được sự mâu thuẫn trong nó. Khi mâu thuẫn là gay gắt thì nhà nước sẽ có những chính sách thích hợp nhằm xoá bớt về khoảng cách này trong xã hội. Cuộc sống là luôn vận động và muốn cho nó vận động được thì phải cần có mâu thuẫn. Chính vì thế, mâu thuân luôn tồn tại trong cuộc sống, bởi vậy chúng ta cần phải nhận thức được những mâu thuẫn đó. Tuy nhiên, nếu lựa chọn một trong các mặt đối lập của nó là một sự sai lầm, chúng ta cần phải chấp nhận và chung sống với nó. Chứng minh sự đúng đắn của nhận định trên trong thực tế quan hệ xã hội Trong quan hệ xã hội hiện nay, có rất nhiều các mâu thuẫn tồn tại xung quanh các mối quan hệ đó như quan hệ giữa bố mẹ với các con, giữa chồng với vợ…Xét trên phương diện đạo đức thì các mối quan hệ này luôn thiêng liêng và có thể nói là không tồn tại mâu thuẫn. Nhưng thưc tế bất kì mối quan hệ nào đều chứa đựng mâu thuẫn của riêng nó. Chúng ta thấy rằng, bố mẹ luôn yêu thương con cái của mình và các con thì luôn kinh yêu bố mẹ mình. Điều đó có lẽ là một sự thất hiển nhiên mà ai cũng biết. Nhưng trên thực tế, tình cảm của bố mẹ dành cho các con cũng như tình cảm của con dành cho bố mẹ cũng chứa đựng những mâu thuẫn bên trong nó. Bố mẹ có thể yêu thương người con này vì những lí do đặc biệt và trái lại là ghét bỏ hay phân biệt đối xử với người con khác vì những lí do trai ngược. Xét trên một bình diện chung thì điều này có thể chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, nhưng qua đó cũng thấy rằng tình cảm của bố mẹ cũng có mâu thuẫn bên trong nó. Tương tự với những người con, họ có thể chỉ yêu bố hoặc chỉ yêu mẹ, có thể yêu cả 2 hoặt ghét cả 2. Vì những lí do khác nhau mà những mâu thuẫn đó nảy sinh trong tình cảm của họ. Qua đó, ta có thể thấy rằng cuộc sống luôn đầy rẫy những mâu thuẫn và nó tồn tại trong bất kì sự vật hiện tượng nào. Quay trở lại với mối quan hệ của bố mẹ và những người con của mình, nếu không có sự mâu thuẫn trong tình cảm của bố mẹ với các con và ngược lại là các con với bố mẹ thì họ sẽ chẳng thể nào hiểu hết về nhau. Khi đó bố mẹ sẽ chẳng thể hiểu hết về các con của mình và các con sẽ không thể hiểu hết được bố mẹ. Khi mâu thuẫn được giải quyết, sẽ còn lại đó là những tình yêu thiêng liêng và sâu đậm của cả hai bên dành cho nhau. Nếu bố mẹ chỉ chọn một mặt đối lập của mâu thuẫn tức là chỉ quan tâm đến những người con mà mình yêu mến cũng như những người con chỉ dành tình cảm cho người mà mình thích thì khi đó mâu thuẫn trong tình cảm cảu họ sẽ không bao giờ được giải quyết mà nó sẽ chỉ tăng thêm sự gay gắt trong mối quan hệ đó. Chấp nhận và sống chung với mâu thuẫn tức là chấp nhận và sống chung với sự mâu thuẫn trong tình cảm của mình là cách chọn lựa của cha mẹ cũng như con cái và điều này trên thực tế đã làm cho sự mâu thuẫn này được giải quyết. Chúng ta chấp nhận mâu thuẫn trong tình cảm đó là để hiểu được bản chất là nguyên nhân của sự mâu thuẫn tình cảm đó. Qua đó điều chỉnh cuộc sống của mình đi theo một hướng thích hợp. Hay nhưng trong quan hệ vợ chồng, cũng luôn tồn tại những mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng được phát sinh trong tình cảm của mỗi bên dành cho đối phương. Đôi khi là sự ghen tuông dành cho nhau, hay sự hiểu lầm của mỗi người và trong nhiều trường hợp là sự vô cảm đối với nhau. Quả thật, là vợ chồng thì không thể tránh khỏi ghen tuông và hiểu nhầm dành cho nhau trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Có thể là vợ ghen chồng do thân thiết với cô đồng nghiệp trong công ty, hay chồng ghen vợ do tình cờ thấy vợ than thiết với người đàn ông khác…Tất cả đều tạo nên mâu thuẫn trong tình cảm của họ dành cho người kia của mình. Hay như sự vô cảm không thấu hiểu hoàn cảnh công việc của đối phương mà gây ra sự hiểu lầm cũng gây ra mâu thuẫn không đáng có. Tuy nhiên, cho dù là chồng hay vợ đang có mâu thuẫn thì họ vẫn phải chấp nhận và chung sống với những mâu thuẫn đó. Khi mâu thuẫn được giải quyết tức là đã hiểu được bản chất của sự ghen tuông hay hiểu lầm đó thì tình cảm vợ chồng sẽ lại mặn mà đằm thắm. Kết luận Cuộc sống là đầy rẫy các mâu thuẫn vây quanh chúng ta. Muốn sống, làm việc và điều khiển cuộc sống thì chúng ta cần phải biết chấp nhận và chung sống với những mâu thuẫn đó và hiểu được chúng, thay vì lựa chọn một trong các mặt đối lập của nó. Trên đây là những phân tích và quan điểm của em về vấn đề trên trong cuộc sống. Dù không phải là lần đầu tiên làm tiểu luận nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, mong cô thông cảm và chỉ dẫn nhiều.
Luận văn liên quan