Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Toà án các cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án kiện về hôn nhân và gia đình mà Toà án phải thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh chấp tài sản.
Về mặt xã hội, ly hôn là hiện tượng bất bình thường. Nếu kết hôn là mặt phải của xã hội thì ly hôn là mặt trái của xã hội, là cái chết của một tổ ấm gia đình. Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tay bằng một phán quyết của Toà án, và nó không chỉ gây hậu quả đối với các thành viên trong gia đình mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề của cả xã hội quan tâm.
Ngày nay ly hôn đã được nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến bộ của nó. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Toà án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội tốt là điều kiện thúc đẩy gia đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng.
Từ khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình XHCN. Các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại một số vướng mắc như vấn đề xác định căn cứ ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn. Nhiều vụ đã phải qua nhiều cấp xét xử do có sự kháng cáo của đương sự và kháng nghị của người có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ, năng lực của một số cán bộ xét xử chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công việc. Bên cạnh đó, cần phải nói tới sự chưa hoàn thiện của pháp luật đã dẫn đến tình trạng các nhà áp dụng pháp luật có cách hiểu không thống nhất nên đã vận dụng pháp luật một cách tuỳ tiện.
65 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 14215 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu…………………………………………………………..
1
Chương 1. khái quát chung về ly hôn…………………..
4
1.1 Khái niệm về ly hôn………………………………………………...
4
1.2 Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển………………………………………………...
5
1.2.1 Căn cứ ly hôn trong cổ luật Việt Nam…………………………..
5
1.2.2 Thời kì Pháp thuộc………………………………………………..
10
1.2.3 Giai đoạn từ 1945 đến nay………………………………………..
11
1.2.3.1 Từ năm 1945 – 1954……………………………………………….
11
1.2.3.2 Từ năm 1955 – 1975……………………………………………….
13
1.2.3.3 Từ năm 1976 đến nay………………………………………………
16
Chương 2. ly hôn theo luật hôn nhân
Và gia đình việt nam năm 2000
19
2.1 Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ………
20
2.1.1 Khái niệm căn cứ ly hôn…………………………………………..
20
2.1.2 Nội dung căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000………………………………………………………………………
21
2.2 Các trường hợp ly hôn do luật định………………………………..
30
2.2.1 Thuận tình ly hôn ………………………………………………...
30
2.2.1 Ly hôn theo yêu cầu của một bên…………………………………
33
2.3 Hậu quả pháp lý của ly hôn………………………………………...
36
2.3.1 Quan hệ nhân thân giữa hai vợ chồng…………………………...
36
2.3.2 Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn……………………………..
38
2.3.2.1 Đối với tài sản riêng của mỗi bên……………………………….
38
2.3.2.2 Đối với tài sản chung của vợ chồng…………………………….
40
2.3.3 Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn………………….
44
2.3.4 Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi cha mẹ ly hôn......
45
Chương 3. Thực tiễn áp dụng luật hôn nhân &
GIA ĐìNH năm 2000 về ly hôn và một số kiến nghị
Hoàn thiện pháp luật về ly hôn
49
3.1. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Luật hôn nhân & Gia đình 2000 về ly hôn …………………………………………………….
49
3.2. Vấn đề áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân & Gia đình 2000 trong quá trình xét xử và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ly hôn ………………………………………………………………………
53
Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Toà án các cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án kiện về hôn nhân và gia đình mà Toà án phải thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh chấp tài sản.
Về mặt xã hội, ly hôn là hiện tượng bất bình thường. Nếu kết hôn là mặt phải của xã hội thì ly hôn là mặt trái của xã hội, là cái chết của một tổ ấm gia đình. Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tay bằng một phán quyết của Toà án, và nó không chỉ gây hậu quả đối với các thành viên trong gia đình mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề của cả xã hội quan tâm.
Ngày nay ly hôn đã được nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến bộ của nó. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Toà án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội tốt là điều kiện thúc đẩy gia đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng.
Từ khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình XHCN. Các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại một số vướng mắc như vấn đề xác định căn cứ ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn. Nhiều vụ đã phải qua nhiều cấp xét xử do có sự kháng cáo của đương sự và kháng nghị của người có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ, năng lực của một số cán bộ xét xử chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công việc. Bên cạnh đó, cần phải nói tới sự chưa hoàn thiện của pháp luật đã dẫn đến tình trạng các nhà áp dụng pháp luật có cách hiểu không thống nhất nên đã vận dụng pháp luật một cách tuỳ tiện.
2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Trong Khóa luận này em lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 ”. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là dựa trên cơ sở các quy định của luật thực định để giải quyết việc ly hôn của vợ chồng cho hợp lý, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên. Trên cơ sở đó, tìm hiểu những quy định còn bất cập, chưa cụ thể, để từ đó có những nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Với mục đích trên, Khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn. Với nhiệm vụ này, em sẽ trình bày khái niệm ly hôn, tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ về chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn. Với nội dung này, Khóa luận đi sâu phân tích nội dung những quy định về ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới để thấy rõ những điểm thành công và hạn chế của pháp luật Việt nam trong vấn đề ly hôn.
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ly hôn thông qua hoạt động xét xử của Toà án. Qua đó, đánh giá về những thành công và hạn chế của việc áp dụng pháp luật về ly hôn để từ đó sẽ nêu lên một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về ly hôn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận sẽ sử dụng những phương pháp sau đây: Phương pháp luận; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh,….
4. Cơ cấu của Khóa luận
Về bố cục của Khoá luận, ngoài phần Mục lục, Lời nói đầu và Danh mục tài liệu tham khảo thì Khóa luận này được chia làm 3 Chương:
Chương 1. Khái quát chung về ly hôn
Chương 2. Ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Chương 3. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về ly hôn và một số kiến nghị hoàn thiện chế định về ly hôn
Chương 1
Khái quát chung về ly hôn
1.1 Khái niệm về ly hôn
Quan hệ hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau. Một số nước cấm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vì theo họ quan hệ vợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ý chúa. Một số nước thì hạn chế ly hôn bằng cách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt. Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân.
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình. 1. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, Tr.239
Theo Lê-nin “ thực ra tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm “ tan rã ” những mối liên hệ gia đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh ” 2. V.I.Lênin -Toàn tập, Tập 25, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1980, Tr 335.
. Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội.
Như vậy, ly hôn là sự chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. (Điều 8, khoản 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
1.2 Sơ lược lịch sử chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển
1.2.1 Ly hôn trong cổ luật Việt Nam
Trong cổ luật Việt Nam, các căn cứ ly hôn thường được biết dưới tên “duyên cớ ly hôn” hay “các trường hợp ly hôn”. Các duyên cớ ly hôn trong cổ luật thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Nho giáo, nghĩa là chúng được quy định dựa trên sự bất bình đẳng giữa vợ chồng và nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi gia đình, gia tộc hơn là quyền lợi cá nhân. Chính vì vậy, mà duyên cớ ly hôn trong cổ luật được chia làm 3 loại: rẫy vợ, ly hôn bắt buộc và ly hôn thuận tình.
Trường hợp rẫy vợ
Rẫy vợ là việc người chồng được đơn phương bỏ vợ ngoài tầm kiểm soát của các thiết chế xã hội. Điều 301 Bộ luật Hồng Đức quy định: nếu người vợ phạm phải một trong các điều “thất xuất” thì chồng phải bỏ vợ, nếu không bỏ vợ sẽ bị tội biếm. Tuy Bộ luật Hồng Đức không thống kê rõ các trường hợp nào được coi là “thất xuất”, nhưng trong Hồng Đức thiện chính thư (Đoạn 64) và Bộ luật Gia Long (Điều 108) đã nêu rõ, đó là bảy trường hợp sau: không có con, dâm đãng, không thờ bố mẹ chồng, lắm điều, trộm cắp, ghen tuông và bị ác tật.
Trong quan niệm của xã hội Trung Quốc cũng như xã hội Việt Nam truyền thống, việc hôn nhân không đơn thuần là việc hai cá nhân tạo lập một gia đình mà hơn thế, nó là việc của hai bên gia tộc. Đối với cộng đồng gia tộc, mục đích của hôn nhân là để duy trì dòng dõi và thờ phụng tổ tiên. Trong hoàn cảnh ấy, việc không có con được coi là bất hiếu với cha mẹ, gây thiệt hại cho lợi ích gia tộc và vì cớ ấy, người chồng được phép đơn phương rẫy bỏ vợ mình. Cũng trong lợi ích của cộng đồng gia tộc mà việc người vợ ghen tuông hay dâm đãng nếu người chồng không bỏ thì bại hoại gia đạo, người vợ trộm cắp mà không bỏ thì vạ lây đến chồng, nếu người vợ bị ác tật thì khi có việc tế tự thì sẽ không làm được cỗ, ảnh hưởng tới lợi ích gia đình, người chồng cũng phải bỏ. Ta thấy, duyên cớ để người chồng bỏ vợ chủ yếu quy vào lỗi của người vợ mà những lỗi này bắt nguồn từ địa vị thấp kém của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Năm trong số bảy duyên cớ rẫy vợ nói trên tuy có phần lỗi của người vợ (dù không hẳn nghiêm trọng), nhưng vì lợi ích gia đình, người chồng được quyền đơn phương ly hôn không cần biết đến ý kiến người vợ cũng như không cần xét đâu là nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm lỗi của người vợ. Hai duyên cớ còn lại, không có con và bị ác tật, dù người phụ nữ không có lỗi nhưng vẫn được các nhà làm luật chấp nhận như các duyên cớ ly hôn, cũng là vì mục đích để bảo vệ quyền lợi của gia đình. Sự hy sinh quyền lợi cá nhân vợ chồng để bảo vệ quyền lợi gia đình còn được các nhà lập pháp hướng Nho giáo đẩy xa đến mức mô phỏng hoàn toàn quy định của pháp luật Trung Quốc, theo đó, nếu người chồng không bỏ vợ trong trường hợp “thất xuất” thì người chồng bị xử tội biếm (Điều 310 Bộ luật Hồng Đức, Đoạn 166 Hồng Đức Thiện chính thư). Có thể nói, pháp luật can thiệp khá sâu vào cuộc sống gia đình của mỗi nhà. Việc ly hôn không là sự tự nguyện giữa hai người mà hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị kinh tế, vào sự phân tầng giai cấp xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp “thất xuất”, cổ luật Việt Nam còn quy định 3 trường hợp người chồng không được bỏ vợ (tam bất khứ) dù cho người vợ có phạm phải một trong các điều “thất xuất”, đó là: vợ đã để tang nhà chồng được 3 năm; khi vợ chồng lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu có; khi vợ chồng lấy nhau, vợ còn bà con họ hàng, khi bỏ vợ, vợ không còn nơi nương tựa. Nếu vợ nằm trong trường hợp “thất xuất” nhưng nại được ra trường hợp “tam bất khứ ” mà chồng vẫn bỏ vợ, thì chồng chồng bị phạt nhẹ hai trật và hai vợ chồng phải đoàn tụ lại. Tuy nhiên, “tam bất khứ ” không có hiệu lực nếu người vợ phạm phải tội “thông gian”.
Trường hợp ly hôn bắt buộc
Ngoài các trường hợp thất xuất, cổ luật Việt Nam còn quy định khi việc kết hôn vi phạm các điều kiện của kết hôn thì vợ chồng buộc phải ly dị. Luật không quy định bằng cách thống kê đâu là các điều kiện thiết yếu của hôn nhân (luật chỉ quy định các nghi lễ kết hôn) cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ chồng, mà luật chỉ can thiệp khi có sự vi phạm các điều kiện hoặc các nghĩa vụ này và ly hôn bắt buộc được coi như là hình phạt cho sự vi phạm ấy. Chẳng hạn, về sự vi phạm nghĩa vụ chung sống giữa hai vợ chồng, Điều 308 Bộ luật Hồng Đức quy định: “phàm người chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này”. Đây là quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người chồng. Trong gia đình dưới chế độ phong kiến, vợ chồng phải có nghĩa vụ đối với nhau, đó là nghĩa vụ đồng cư. Tức là vợ chồng phải cùng nhau chung sống, cùng ăn ở với nhau và nghĩa vụ phù trợ ràng buộc trách nhiệm đối với nhau giữa hai vợ chồng. Ngoài ra, người vợ phải thực hiện hai nghĩa vụ đối với chồng là trung thành và tòng phụ. Vì vậy, khi bước chân về nhà chồng, họ phải theo chồng nhưng họ cũng không hoàn toàn lệ thuộc vào chồng mà họ vẫn phải lo làm lo ăn để nuôi sống gia đình. Hành vi bỏ lửng vợ mà không có lý do chính đáng là vi phạm nghĩa vụ đồng cư và nghĩa vụ phù trợ của vợ chồng. Việc bỏ lửng vợ, không có trách nhiệm gia đình là không làm tròn bổn phận của người chồng trong gia đình. Hơn nữa, điều này làm cho người chồng không còn là trụ cột trong gia đình để người vợ có thể nhờ cậy. Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng phải có sự quan tâm, chăm sóc nhau cả về thể chất và tinh thần. Việc người chồng bỏ lửng vợ là coi như không còn tình nghĩa vợ chồng nữa. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, luật Hồng Đức cho phép người vợ được trình quan và thực hiện quyền ly hôn của mình. Ngoài ra, theo Điều 333 luật Hồng Đức thì “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ. Đem việc thưa quan sẽ cho ly dị”. Theo quan niệm của Nho giáo thì bất hiếu với cha mẹ là điều không thể dung thứ được. Vì vậy, việc con rể lấy chuyện thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ cũng là điều bất hiếu, xúc phạm đến danh dự gia giáo của gia đình, phá hoại tình nghĩa vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này người vợ phải thưa quan và nếu quan cho phép mới được ly dị, chứ người vợ không được tự ý bỏ chồng.
Điều 108 lệ thứ hai Luật Gia Long cũng quy định: “nếu người chồng mất tích hoặc bỏ trốn 3 năm không về thì người vợ được trình quan xin phép cải giá và nhà vợ không phải hoàn lại đồ sính lễ”.
Ly hôn bắt buộc cũng được áp dụng như kết hôn giữa những người có quan hệ thân thích, cùng họ với nhau, đang có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, các quan lại lấy đàn bà, con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ. Ví dụ : theo quy định của Điều 309, Luật Hồng Đức quy định: “ai lấy nàng hầu làm vợ thì xử tội phạt, vì quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ thì xử tội biếm ” ; Điều 317 quy định: “người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại cưới vợ hoặc lấy chồng thì bị xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa ” hoặc như Điều 323 có quy định: “các quan và thuộc lại lấy đàn bà, con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ, đều xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những phụ nữ nói trên, thì xử phạt 60 trượng và đều phải ly dị ”.
Theo quy định của Điều 108, luật Gia Long quy định: khi vợ chồng phạm phải điều “nghĩa tuyệt” thì buộc phải ly hôn. “Nghĩa tuyệt” có thể do lỗi của vợ (vợ mưu sát chồng), lỗi của chồng (chồng bán vợ) hoặc là lỗi của hai vợ chồng. Riêng trường hợp nếu vợ phạm phải “nghĩa tuyệt” mà chồng không bỏ, thì chồng cũng bị phạt 80 trượng. Nghĩa là, ở các trường hợp “ nghĩa tuyệt” dù người phụ nữ cũng được quyền ly hôn trong một số tình huống, địa vị pháp lý của họ cũng không được bình đẳng với chồng. Có thể nói, với các trường hợp ly hôn bắt buộc, cổ luật Việt Nam chưa phân biệt sự khác nhau giữa chế định ly hôn với huỷ hôn trái pháp luật.
Trường hợp thuận tình ly hôn
Pháp luật thành văn đầu tiên về việc thuận tình ly hôn có từ thời Hồng Đức, theo đọan 167 Hồng Đức Thiện chính thư, “hai vợ chồng bất hoà thuận nguyện xin ly dị, thì tờ ly hôn phải tay viết tay ký,…..Tờ hợp đồng ly hôn ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng mỗi người cầm một bản, rồi mỗi người phân chia một nơi. Dưới chữ niên hiệu và ngày, chồng ký họ tên, vợ điểm chỉ; trong họ hoặc muốn mượn người viết thay cũng được…. ”. Thuận tình ly hôn có thể do vợ chồng tính tình không hợp hoặc do nhiều nguyên nhân khác mà không phải bó buộc theo điều khoản hoặc hình thức của pháp luật, luật không có những dự liệu bắt buộc mà ly hôn được quyết định theo ý chí của hai vợ chồng và vì vậy đã góp phần thực hiện quyền bình đẳng của người vợ trong gia đình với người chồng.
Điều 108, luật Gia Long, thuận tình ly hôn được quy định như sau: “ nếu chồng vợ trẹo ý không vui nhau, cả hai đều muốn ly dị, tình thì không hợp, ân đã lìa thì không thể nào hoà lại được, cho phép họ ly dị, không bị tội ”.
Như vậy, việc nghiên cứu duyên cớ ly hôn trong cổ luật Việt Nam cho phép rút ra một số nhận xét sau: 1.Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 8 ( 208 )
Một là, khác với luật đương đại chỉ chấp nhận một căn cứ ly hôn duy nhất dựa trên thực chất sự tan vỡ của cuộc hôn nhân, trong cổ luật Việt Nam thì căn cứ ly hôn được quy định không đơn nhất mà đa dạng hoặc người chồng có thể tự ý ly hôn theo ý chí đơn phương của mình khi vợ phạm phải một trong các điều “thất xuất”, hoặc hai vợ chồng có thể thuận tình ly hôn, cũng có khi vợ hay chồng bị bắt buộc ly hôn khi bên kia vi phạm một trong các điều kiện thiết yếu của hôn nhân hay vi phạm các nghĩa vụ của vợ chồng. Điều quan trọng là, một khi những điều kiện của các căn cứ ly hôn nói trên hội đủ, các đương sự được phép đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình.
Hai là, trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ ảnh hưởng đậm nét bởi tư tưởng Nho giáo, nếu như việc kết lập hôn nhân chính là vì lợi ích gia đình, thì khi huỷ bỏ hôn nhân, cũng là do quyền lợi của gia đình chi phối hơn là do mối quan hệ giữa bản thân người vợ và người chồng. Nói cách khác, ý chí cá nhân của vợ chồng bị gạt ra ngoài lề không chỉ khi họ kết lập hôn nhân của chính họ, mà còn khi cuộc hôn nhân của họ bị huỷ bỏ, để thay vào đó là lợi ích gia dình, gia tộc. Ly hôn vì lí do “thất xuất” hay “nghĩa tuyệt” là sự phản ánh triệt để quan điểm này.
Ba là, cũng dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đề cao đức trị mà những quy định về duyên cớ ly hôn đã được thiết lập trên cơ sở đạo đức và nhân cách cá nhân để rồi bằng cách ấy chúng đã xoá nhoà ranh giới giữa đạo đức và pháp luật. 1.Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo, tập I, Gia đình, Sài Gòn, 1962, tr 561
Bốn là, duyên cớ ly hôn trong cổ luật thể hiện sự bất b