Đề tài Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (luật ly hôn)

Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, quan hệ giữa con người với con người trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình cũng bị tác động mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Toà án các cấp, trong cả nước hàng năm số lượng các vụ án kiện về hôn nhân và gia đình mà Toà án phải thụ lý giải quyết khoảng trên 50.000 vụ việc, chủ yếu là ly hôn và tranh chấp tài sản. Về mặt xã hội, ly hôn là hiện tượng bất bình thường. Nếu kết hôn là mặt phải của xã hội thì ly hôn là mặt trái của xã hội, là cái chết của một tổ ấm gia đình. Hậu quả của việc ly hôn là làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Ly hôn là một biện pháp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa vợ và chồng, vợ chồng chia tay bằng một phán quyết của Toà án, và nó không chỉ gây hậu quả đối với các thành viên trong gia đình mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho xã hội. Do vậy, ly hôn không chỉ là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà là vấn đề của cả xã hội quan tâm. Ngày nay ly hôn đã được nhìn nhận đúng với bản chất tích cực và tiến bộ của nó. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn được ghi nhận là một chế định độc lập của Luật Hôn nhân và gia đình, nó là cơ sở cho Toà án và các bên đương sự giải quyết vấn đề ly hôn một cách thấu tình đạt lý, góp phần giải quyết con người ra khỏi sự ràng buộc không cần thiết khi tình cảm vợ chồng không còn. Ta thấy rằng, một gia đình tốt thì xã hội mới tốt và ngược lại, xã hội tốt là điều kiện thúc đẩy gia đình tiến bộ. Mặc dù vậy, khi gia đình lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tồn tại một cách ổn định, hạnh phúc, quan hệ hôn nhân trên thực tế đã tan vỡ, sự ly hôn là cần thiết. Nhà nước đặt ra chế độ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, bền vững ngay cả khi gia đình đó tan vỡ thì sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo. Đó là sự tiến bộ thể hiện quyền tự do ly hôn của hai vợ chồng. Từ khi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, nhà nước đã tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để mọi người dân hiểu biết trong việc bảo vệ quyền lợi của mọi thành viên và xây dựng hạnh phúc gia đình XHCN. Các cấp, các ngành mà đặc biệt là ngành Toà án đã góp phần không nhỏ vào việc tổ chức và hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử các vụ án ly hôn cho thấy, còn tồn tại một số vướng mắc như vấn đề xác định căn cứ ly hôn, hậu quả pháp lý của ly hôn. Nhiều vụ đã phải qua nhiều cấp xét xử do có sự kháng cáo của đương sự và kháng nghị của người có thẩm quyền. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ, năng lực của một số cán bộ xét xử chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công việc. Bên cạnh đó, cần phải nói tới sự chưa hoàn thiện của pháp luật đã dẫn đến tình trạng các nhà áp dụng pháp luật có cách hiểu không thống nhất nên đã vận dụng pháp luật một cách tuỳ tiện.

doc63 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (luật ly hôn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan