Đề tài Lý luận về lạm phát tiền tệ: Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Một nền kinh tế lạm phát là sự mất giá thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ này so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng hay thất nghiệp. Vì vậy, ổn định lạm phát là một vấn đề quan trong trọng hàng đầu của điều tiết kinh tế vĩ mô của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, cần phải động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp là mục tiêu hàng đầu. Trong lịch sử các giai đoạn phát triển của kinh tế đất nước đã có những giai đoạn lạm phát lên mức 3 con số, 2 con số. Vì thế mà nhà nước ta đã hiểu hết được tác động của lạm phát đến nền kinh tế đất nước. Từ cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế Mĩ – nền kinh tế lớn nhất thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái, giá dầu thế giới tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khó dự báo. Lạm phát tăng cao đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Do Việt Nam đã ra nhập vào WTO, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn nên việc ảnh hưởng bởi biến động của tình hình kinh tế thế giới là không tránh khỏi. Ngoài ra ở trong nước, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp(rét đậm, rét hại, dịch bệnh ở gia súc gia cầm ) trong khi nhu cầu và sức mua của nhân dân tăng . Dòng vốn ngoại tệ tiếp tục chuyển tiếp vào nước ta (vốn FDI,ODA, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối.) nhưng do khả năng hấp thụ của nền kinh tế chưa tốt nên đã góp phần tạo sức ép tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng giá VNĐ thị trường tiền tệ –tín dụng có thời điểm căng thẳng tín dụng cục bộ, đẩy lãi xuất cho vay lên cao; thị trường chứng khoán sụt giảm; thị trường bất động sản tăng nóng, nhất là ở một số thành phố lớn; giá vàng liên tục tăng cao; tiếp tục gia tăng yêu cầu thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng. Hơn nữa quy mô nền kinh tế nước ta nhỏ, trình độ phát triển, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh chưa cao. Dẫn đến tình trạng trong giai đoạn hiện nay lạm phát ở nước ta đang tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng trong quý I năm 2008 tăng 9,19% so với tháng12/2007. Như vậy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ,đối mặt với tình trạng lạm phát tiền tệ tăng cao và nguy cơ phát triển không bền vững của nền kinh tế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách. Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế ở nước ta. Để có thể hiêu rõ về tình hình kinh tế nước ta hiện nay chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì ? Do đâu mà có lạm phát ?

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý luận về lạm phát tiền tệ: Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý luận về lạm phát tiền tệ, thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Mục lục Mở đầu ………………………………………………………………..2 Nội dung ………………………………………………………………..4 I – Lý luận về lạm phát tiền tệ …………………………………………....4 1 – Khái niệm về lạm phát ……………………………………………..4 2 – Lạm phát tiền tệ …………………………………………………..4 3 – Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ………………...5 4 – Nguyên nhân gây ra lạm phát …………………………………….5 5 – Giải pháp để khắc phục tình trạng lạmphát ………………………5 II – Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay ………………………………………………………………...7 1 – tìm hiểu tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1986 đến 1997…..8 2 – Tình hình lạm phát trong giai đoạn hiện nay ………………………..9 2.1 – Tình trạng lạm phát …………………………………………………...9 2.2 – Nguyên nhân gây lạm phát …………………………………….10 2.3 – Giải pháp cho tình trạng lạm phát hiện nay ……………………….13 Kết luận ………………………………………………………………17 MỞ ĐẦU Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Một nền kinh tế lạm phát là sự mất giá thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ này so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng hay thất nghiệp. Vì vậy, ổn định lạm phát là một vấn đề quan trong trọng hàng đầu của điều tiết kinh tế vĩ mô của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta để triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng, cần phải động viên mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy tăng trưởng bền vững và ổn định lạm phát ở mức thấp là mục tiêu hàng đầu. Trong lịch sử các giai đoạn phát triển của kinh tế đất nước đã có những giai đoạn lạm phát lên mức 3 con số, 2 con số. Vì thế mà nhà nước ta đã hiểu hết được tác động của lạm phát đến nền kinh tế đất nước. Từ cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế Mĩ – nền kinh tế lớn nhất thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái, giá dầu thế giới tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khó dự báo. Lạm phát tăng cao đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Do Việt Nam đã ra nhập vào WTO, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn nên việc ảnh hưởng bởi biến động của tình hình kinh tế thế giới là không tránh khỏi. Ngoài ra ở trong nước, thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp(rét đậm, rét hại, dịch bệnh ở gia súc gia cầm …) trong khi nhu cầu và sức mua của nhân dân tăng . Dòng vốn ngoại tệ tiếp tục chuyển tiếp vào nước ta (vốn FDI,ODA, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối..) nhưng do khả năng hấp thụ của nền kinh tế chưa tốt nên đã góp phần tạo sức ép tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng giá VNĐ… thị trường tiền tệ –tín dụng có thời điểm căng thẳng tín dụng cục bộ, đẩy lãi xuất cho vay lên cao; thị trường chứng khoán sụt giảm; thị trường bất động sản tăng nóng, nhất là ở một số thành phố lớn; giá vàng liên tục tăng cao; tiếp tục gia tăng yêu cầu thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng. Hơn nữa quy mô nền kinh tế nước ta nhỏ, trình độ phát triển, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh chưa cao. Dẫn đến tình trạng trong giai đoạn hiện nay lạm phát ở nước ta đang tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng trong quý I năm 2008 tăng 9,19% so với tháng12/2007. Như vậy nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức ,đối mặt với tình trạng lạm phát tiền tệ tăng cao và nguy cơ phát triển không bền vững của nền kinh tế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi câu hỏi có sự tồn tại và bản chất của mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và trở thành trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về chính sách. Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế ở nước ta. Để có thể hiêu rõ về tình hình kinh tế nước ta hiện nay chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát là gì ? Do đâu mà có lạm phát ? NỘI DUNG I Lý luận về lạm phát tiền tệ 1- Khái nệm về lạm phát Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế. Như vậy sự tăng giá của một vài mặt hàng cá biệt nào đó trong ngắn hạn ngoài thị trường thì cùng không có nghĩa đã có lạm phát. Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tìên tệ của một loại tiền tệ này so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu lạm phát của đơn vị tiền tệ trong pham vi nền kinh tế của một quốc gia, cũng theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. 2 – Lạm phát tiền tệ. Loại lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Ví dụ : nếu tốc độ tăng lượng cung tiền là 10% trong khi đó tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế là 7% thì dẫn đến lạm phát tiền tệ là 3%. Cung tiền tăng ( chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát tìên tệ. 3- Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Dù ở quốc gia nào cũng vậy , mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường tăng trưởng lại cực kì khó khăn. Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữa vững được trong dài hạn, vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí là khủng hoảng. Nổi bật nhất là hiện tượng tăng trưởng nóng dẫn đến lạm phát tăng và không phải quốc gia nào cũng hạ nhiệt an toàn. Có thể nói là lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đánh đổi lẫn nhau. Những lỗ lực kiềm chế lạm phát gây ra tình trạng đình trệ sản xuất, và do đó bất lợi đến phát triển kinh tế. Một xã hội ưu tiên cho phát triển kinh tế thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm với nó. 4-Nguyên nhân gây ra lạm phát tiền tệ - Lạm phát do cầu kéo: khi tổng cầu cao hơn tổng cung nên cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn đến cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. - Lạm phát do cầu thay đổi : nếu lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nhưng giá cả có tính chất cứng nhắc( chỉ cóthể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm gia. Trong khi đómặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên. - Lạm phát chi phí đẩy: nếutiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợinhuận sẽ tăng giá thành sản phẩm, dẫn đến mức giá chung của nền kinh tế tăng. - Lạm phát do xuất khẩu: nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. - Lạm phát do nhập khẩu: do mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. - Lạm phát đẻ lạm phát: khi nhận thấy có lạm phát, với sự dự tính sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hoá tiếp tục tăng nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại, tổng cầu cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát . 5- Giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát Trong lịch sử kinh tế để kiềm chế lạm phát có hai cách phổ biến nhất để kiềm chế lạm phát đó là : chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khoá thắt chặt. + Chính sách tiền tệ thắt chặt: - Ngân hàng nhà nước tăng lượng dự trữ bắt buộc để làm giảm lượng tiền trong lưu thông. -Giảm dự trữ ngân hàng như: bán trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường mở. - Giảm lượng cung tiền, xu hướng làm tăng lãi suất và thắt chặt các điều kiện tín dụng. Với biện pháp này làm cho lượng cung tiền bị giảm mà lượng cầu về tiền không đổi thì dẫn đến hiện tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn thì làm giảm giá trị tài sản của mọi người đẩy giá cả các trái phiếu, cổ phiếu, đất đai và nhà cửa giảm xuống. Những chi tiêu nhạy cảm với lãi suất - đặc biệt là đầu từ – có xu hướng giảm xuống. Vì vậy chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm tăng lãi suất và giảm chi tiêu cho các bộ phận nhạy cảm với lãi suất . Kết quả là giảm tổng cầu, giảm thu nhập, giảm sản lượng và dẫn đến giảm lạm phát. +Chính sách tài khoá thắt chặt: Chính sách tài khoá của chính phủ có vai trò trong tác động đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô then chốt. Chính sách này nói đến quá trình xây dựng thuế khoá và chi tiêu công cộng hạn chế những dao động của chu kì kinh doanh và góp phần duy trì một nền kinh tế tăng trưởng và tránh được lạm phát lớn hay giữ cho lạm phát ở mức ổn định. -Chính phủ thay đổi thuế của các chỉ tiêu, thông qua các văn bản pháp luật mới. - Xây dựng các công trình công cộng để tạo việc làm cho những người thất nghiệp. Mục đích là trả lời cho câu hỏi là : nếu vấn đề là thất nghiệp cao, thì tại sao lại không tạo việc làm một cách trực tiếp ?. VD: Năm 1935 ở Mĩ, để đối phó với tình trạng khủng hoảng kinh tế , tổng thống Mĩ F. Rooservel đã quyết định xây dựng các công trình công cộng như : bệnh viện, trường học, …kết quả là đã tạo việc làm cho 3 triệu người Mĩ thất nghiệp. - Thay đổi tạm thời trong thuế thu nhập: cắt giảm thuế có thế giữ cho thu nhập khả dụng khôngbị giảm và ngăn cản sự giảm sút kinh tế từ nhỏ đến suy thoái. Giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng giá trần cho các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón cũng cóthể tạm thời bình ổn được lạm phá. Ví dụ: Chính phủ đã bù lỗ cho giá xăng dầu trong nước để không tăng giá xăng dầu trong giai đoạn hiện nay. - Chính sách thu nhập: trực tiếp kiểm soát tiền lương và các khoản thu khác. Nó có thể làm giảm lạm phát giảm xuống nhanh. Nhưng chỉ là phương tiện điều chỉnh tạm thời. Vì nó có thể làm đông cứng cấu trúc tiền lương hiện có sẽ làm cho lực lượng thị trường hùng mạnh tạo ra dư cung hoặc dư cầu. Tuy nhiên, đối với chính sách tiền tệ thắt chặt thì có thể tác động ngay vào nền kinh tế thị trường nhưng sẽ gây ra các tác hại giảm tổng sản lượng… nhưng đối với chính sách tài khoá thắt chặt thì phải sau một thời gian mới phát huy tác dụng. Ví dụ như: dự án công trình công cộng mất nhiều thời gian mới hoàn thành thì sau đó mọi người mới có việc làm.Thay đổi hệ thống thuế có tác động chống chu kì rất nhỏ so với chính sách tiền tệ, vì vậy chính sách tài khoá thắt chặt có tác dụng ổn định từ động. Cho nên khi nền kinh tế bị lạm phát người ta thường áp dụng đồng thời cả hai biện pháp này để kiềm chế lạm phát. II Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế nước ta mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy thời gian chưa nhiều, đủ để phát hiện và khảo sát tính chu kì của nền kinh tế, song những biểu hiện của nó đã xuất hiện tương đối rõ. Kể từ năm 1986 đến nay, tăng trưởng kinh tế đã trải qua 4 giai đoạn thăng trầm: năm 1986-1991 chỉ tăng trưởng 4,7%/năm; năm 1992-1997 tăng trưởng tới 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%; năm 1998-2001 lại hạ xuống còn khoảng 6%/năm và phục hồi năm 2002-2005 với trên 7,6%/năm, riêng năm 2007 vừa qua GDP tăng 8,48%. Tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng kinh tế đó thì bao hàm rất nhiều nguy cơ lạm phát gia tăng, nền kinh tế phát triển nóng dẫn đến các nhân tố khủng hoảng kinh tế – tài chính xuất hiện và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Tóm lại, mô hình kinh tế tăng trưởng nhanh tuy có những nguy cơ cao nhưng xu hướng chung vẫn đưa nền kinh tế đạt trình độ cao hơn. 1- Tìm hiểu tình hình lạm phát của Việt Nam từ 1986 đến 1997. Trong những năm 1986 -1988, lạm phát đã tăng tới 3 con số làm cho nền kinh tế chao đảo. Từ năm 1989, lạm phát được chặn lại ở mức 2 con số và sau đó giảm xuống 1 con số. Năm 1986: 774,7%, năm 1990: 67,4%, năm 1995: 12,7%, năm 1997: 3,7%, năm 1999: 0,1%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Những năm 1986-1997 lạm phát ở mức cao. Chủ yếu là mất cân đối lớn về quan hệ tiền - hàng(thiếu hàng) với nền kinh tế trì trệ, hạ tầng yếu, quản lý kém lại diễn ra trong điều kiện bị bao vây cấm vận và cũng là thời điểm Liên Xô và các nước Đông Âu bị tan vỡ, lúc đó ta mới mở cửa nền kinh tế. Nền kinh tế chuyển từ quản lý theo kế hoạch hóa tập trung sang quản lý theo nguyên tắc của kinh tế thị trường. Trình độ và kinh nghiệm đều thiếu, mô hình chưa có. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là do nội tại nền kinh tế, đặc trưng lạm phát trong giai đoạn này là lạm phát trong suy thoái. Những năm khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997 diễn ra từ biểu hiện không bình thường trong đầu tư và chu chuyển các dòng vốn, trước hết là ở các nước châu Á trong điều kiện chúng ta bắt đầu đổi mới, mở cửa, nền kinh tế chưa hội nhập sâu. Lúc đó chúng ta không ở tâm bão khủng hoảng, nhưng cũng có tác động đến nhiều lĩnh vực, tới mối quan hệ tiền, hàng. Nguyên nhân chủ yếu từ ngoài dẫn đến nên các biện pháp xử lý nhằm ngăn chặn các yếu tố tác động xấu hoặc gây rủi ro cho nền kinh tế đất nước. 2 Tình hình lạm phát trong giai đoạn hiện nay Từ cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức; sự suy giảm kinh tế, biến động giá cả thị trường thế giới đã tác động đến tình hình kinh tế vĩ mô, giá cả và lạm phát trong nước tăng cao. Như vậy, ta thấy trong giai đoạn trước thì nguyên nhân lạm phát của nền kinh tế nứơc ta hoặc là do nội tại nền kinh tế hoặc là do từ nguyên nhân bên ngoài còn trong giai đoạn hiện nay thì là do cả hai nguyên nhân từ nội tại nền kinh tế và cả ảnh hưởng từ ngoài thế giới. 1.1 Tình hình lạm phát Lạm phát năm 2004: 9,5%, năm 2005: 8,4%, năm 2006: 6,6%;năm 2007: 12,48% và chỉ số lạm phát trong quý I năm 2008 là:  2004  2005  2006  2007  2008   Tháng trước =100 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3  101,1 103,0 100,8  101,1 102,5 100,1  101,2 102,1 99,5  101,05 102,17 99,78  102,38 103,56 102,99   Tháng 12 năm trước = 100 Tháng 1 Tháng2 Tháng 3  101,1 104,1 104,9  101,1 103,6 103,7  101,2 103,3 102,8  101,05 103,24 103,02  102,38 106,02 109,19   Từ cuối năm 2007 và quý I năm 2008, nước ta tiếp tục gặp những khó khăn: sự suy giảm của kinh tế, biến động giá thị trường, gía cả lạm phát trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao: Quý I/2008 tăng 9,19% so với tháng 12/2007. Trong đó, những nhóm hàng có chỉ số tăng cao nhất là: lương thực:17,91%,thực phẩm: 13,08%, nhà ở và vật liệu xây dựng: 8,01%, phương tiện đi lại, bưu điện: 7,32%... Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2008 lạm phát đã tăng lên tới 11,6% gần bằng của cả năm 2007. Vì vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát là vấn đề cấp thiết lúc này. Để có thể kiềm chế được lạm phát thì phải biết đâu là nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn này để có thể định hướng giải quyết. 1.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hiện nay là sự tác động tổ hợp của cả dạng thức lạm phát: lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo, lạm phát chi phí đẩy. Lạm phát tiền tệ: Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đồng để mua ngoại tệ đổ vào trong nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%. Việc chính phủ in thêm tiền để bù bội chi ngân sách. Lạm phát cầu kéo: Do đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng, làm nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; thu nhập dân cư, kể cả thu nhập do xuất khẩu lao động và người thân từ nước ngoài gửi về không được tính vào tổng sản phẩm quốc nội cũng tăng, làm xuất hiện trong một bộ phận dân cư nhũng nhu cầu mới cao hơn. Biểu hiện rõ nhất của lạm phát cầu kéo là nhu cầu nhập khẩu lương thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng ( giá xuất khẩu gạo của nước ta năm 2007 tăng trên 15% so với năm 2006) kéo theo cầu về lương thực trong nước cho xuất khẩu tăng. Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh không thể tăng kịp. Giá lương thực, thực phẩm cuối năm 2007 tăng 18,92% so với năm 2006. Lạm phát chi phí đẩy: Giá nguyên liệu, nhiên liệu( đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu, thép và phôi thép….) trên thế giới trong những năm gần đây tăng mạnh. Trongđiều kiện kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu( chiếm 90% GDP) giá nguyên liệu nhập tăng làm giá thị trường trong nước tăng theo. Ngoài ra còn do tốc độ cung tiền và hạn mức tín dụng tăng . Xét nguyên nhân khách quan - Nguyên nhân từ nội tại của nền kinh tế Là quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, sức cạnh tranh chưa cao: theo báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới, so với các quốc gia được xem xét năm 2004: Việt Nam xếp thứ 77/104 quốc gia, tương tự năm 2005: 81/117, năm 2006: 64/125, năm 2007: 68/131. Nguyên nhân trực tiếp là do căng thẳng cục bộ trong cung cầu hàng hoá ở một số mặt hàng do sản xuất công nghiệp tăng chậm hơn cùng kì năm trước, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh gây nhiều thiết hại về đàn gia suc, gia cầm, rau mầu… Trong khi đó, nhu cầu và sức mua của nhân dân tăng, đặc biệt là vào dịp tết nguyên đán. Dòng vốn ngoại tệ tiếp tục chuyển vào Việt Nam: Vốn FDI, ODA, đầu từ gián tiếp nước ngoài, kiều hối… Nhưng khả năng hấp thụ của nền kinh tế chưa tốt nên đã góp phần tạo sức ép tăng tổng phương tiện thanh toán, tăng giá VNĐ… Thị trường tiền tệ – tín dụng có thời điểm căng thẳng tín dụng cục bộ, đẩy lãi xuất cho vay lên cao( trên 12%); thị trường chứng khoán sụt giảm; thị trường bất động sản tăng cao; đồng USD sụt giá so với VNĐ; tiếp tục gia tăng yêu cầu thực hiện lộ trình giá thị trường đốivới một mặt hàng ( xăng dầu, than…) Ngoài ra từ năm 2005 đến năm 2007 khi xét các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế ta thấy: + Lạm phát giá tiêu dùng: 8,8% (2005); 6,6%(2006); 12,6% (2007) +Tăng trưởng thực GDP: 8,4% (2005);8,2%(2006) ;8,46%(2007) Như vậy thì tăng trưởng thực GDP là 25,1%, mà chỉ số lạm phát là 28% Trong khi đó lượng tiền cung ứng tăng lên 135%. Như vậy là nhà nước đã phát hành một lượng tiền lớn hơn rất nhiều so với giá trị của cải xã hội tăng cho nên nó đã trở thành một nguyên nhân gây ra lạm phát. +Mặt khác theo số liệu thống kê, tỉ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính của các doanh nghiệp nhà nước lớn hơn nhiều các thành phần kinh tế khác nhưng chỉ số phát triển tổng sản phẩm của doanh nghiệp nhà nước lại thấp hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác. Số việc làm tạo ra trên một đơn vị nhà nước cũng thấp hơn. Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước còn thấp. + Ngoài ra còn vì việc chính phủ đã chi tiêu quá mức là một yếu tố gây ra lạm phát và cần được cắt giảm. Chính phủ đã chi tiêu vượt quá mức tiền thu vào đến 6,6%GDP, không phải ở mức 5% như quốc hội cho phép. Vì vậy đã dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước nên chính phủ phải in thêm tiền để bù vào khoản thâm hụt đó dẫn đến tăng lượng tiền đồng trong lưu thông. - Nguyên nhân từ nền kinh tế thế giới Trong bốicảnh nền kinh tế Mĩ –nền kinh tế lớn nhất thế giới kinh tế thế giới suy giảm, bíên động phức tạp và rất khó lường; đồng USD mất giá; lạm phát có tính chất toàn cầu; giá dầu thô, giá nguyên liệu cơ bản, lương thực thực phẩm thiết yếu tăng cao đã tác động mạnh đến từng quốc gia, trong đó có Việt Nam (so với cùng kì năm 2007, giá xăng dầu thế giới đã tăng 51,24% , phôi thép tăng 43%, phân bón tăng 67%...
Luận văn liên quan