Một trong những đặc thù của pháp luật hợp đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trải qua nhiều giai đoạn với những định hướng khác nhau. Điểm lại lịch sử, có thể chia thành ba thời kỳ sau: Thời kỳ đầu tiên được tính từ trước cho tới ngày 30.6.1996, tức là trước ngày Bộ luật dân sự đầu tiên có hiệu lực (sau đây gọi là BLDS 1995). Thời kỳ thứ hai được tính từ ngày 1.7.1996 đến 31.12.2005, tức là khoảng thời gian BLDS 1995 có hiệu lực.Thời kỳ thứ ba được đánh mốc từ ngày 1.1.2006, tức là từ thời điểm Bộ luật dân sự sửa đổi có hiệu lực.
59 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết luật hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG
1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật hợp đồng Việt Nam
Một trong những đặc thù của pháp luật hợp đồng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trải qua nhiều giai đoạn với những định hướng khác nhau. Điểm lại lịch sử, có thể chia thành ba thời kỳ sau: Thời kỳ đầu tiên được tính từ trước cho tới ngày 30.6.1996, tức là trước ngày Bộ luật dân sự đầu tiên có hiệu lực (sau đây gọi là BLDS 1995). Thời kỳ thứ hai được tính từ ngày 1.7.1996 đến 31.12.2005, tức là khoảng thời gian BLDS 1995 có hiệu lực.Thời kỳ thứ ba được đánh mốc từ ngày 1.1.2006, tức là từ thời điểm Bộ luật dân sự sửa đổi có hiệu lực.
1.1 Thời kỳ trước 30.6.1996
Trong thời kỳ này, khác với các hệ thống pháp luật trên thế giới, pháp luật Việt Nam có truyền thống phân biệt hai loại hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Sự phân biệt này gắn liền với việc tồn tại khái niệm ngành luật kinh tế với tư cách là một ngành luật độc lập. Nói như một luật gia, đây là một “sản phẩm riêng có của chủ nghĩa xã hội”[1]. Thực vậy, trong nền kinh tế kế hoạch hoá, quyền kinh doanh chỉ thuộc về hai loại chủ thể là các công ty nhà nước và các hợp tác xã (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) còn các cá nhân chỉ được phép tham gia các giao dịch phục vụ mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Mặt khác, tính chất tài sản trong các quan hệ kinh tế chịu sự chi phối lớn của yếu tố tổ chức kế hoạch đến mức các quan hệ kinh tế không còn mối liên hệ chung với các quan hệ dân sự nữa. Điều đó khiến cho nhà làm luật thấy rằng cần phải có hai hệ thống pháp luật hợp đồng kinh tế và pháp luật hợp đồng dân sự độc lập nhau. Ở thời kỳ này, có thể kể đến hai văn bản pháp luật chính về hợp đồng là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (sau đây gọi là PLHĐKT) ban hành năm 1989 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự ban hành năm 1991. Ngoài ra, trước khi có PLHĐKT, việc ký kết hợp đồng kinh tế dựa vào Nghị định 54-CP ngày 10.3.1975 ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Mặc dù, kể từ năm 1986, Nhà nước chủ trương một nền kinh tế nhiều thành phần tức là thừa nhận quyền kinh doanh của các chủ thể ngoài quốc doanh nhưng việc phân định hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự vẫn là nguyên tắc chủ đạo và chủ yếu vẫn dựa trên tiêu chí mục đích của hợp đồng. Nếu một hoặc các bên tham gia hợp đồng là nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng thì hợp đồng đợc coi là hợp đồng dân sự[2]. Đối với hợp đồng kinh tế, tiêu chí phân loại dựa trên 3 đặc điểm sau[3]:
(i) Về chủ thể, hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các nhóm chủ thể sau: giữa pháp nhân với pháp nhân; giữa pháp nhân với các chủ thể không có tư cách pháp nhân nhưng có đăng ký kinh doanh; giữa pháp nhân với những người làm công tác khoa học, kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể; giữa pháp nhân và các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
(ii) Về mục đích, hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm tìm kiếm lợi nhuận
(iii) Về hình thức, hợp đồng kinh tế phải được lập thành văn bản.
1.2 Thời kỳ 1.7.1996 – 31.12.2005
Sự ra đời của BLDS 1995, tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Thương mại 1997 làm cho các chế định về hợp đồng của Việt Nam trở nên rắc rối hơn bao giờ hết. Vấn đề gây tranh cãi liên quan đến mối quan hệ giữa các quy định về hợp đồng dân sự trong BLDS 1995 với các quy định về các loại hợp đồng khác như hợp đồng kinh tế, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, hợp đồng lao động... Đây là một quan hệ ngang bằng hay là quan hệ chi phối ? Một số luật gia vẫn theo tư duy cũ coi hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn độc lập[4]. Theo quan điểm này, luật kinh tế chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh doanh, vì vậy, cần những cơ chế riêng mà luật dân sự không đáp ứng được như việc các giao dịch kinh tế đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm ngặt, các tranh chấp kinh tế phải được giải quyết nhanh chóng, và quan trọng hơn, vẫn cần có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế then chốt[5]. Hệ quả pháp lý của quan niệm này là việc thẩm phán từ chối áp dụng các quy định của BLDS khi giải quyết các tranh chấp kinh tế.
Một số luật gia khác tuy không thừa nhận chế định hợp đồng dân sự là chế định gốc nhưng chấp nhận việc “tham khảo” các quy định trong BLDS 1995 khi giải quyết các tranh chấp kinh tế[6]. Kết quả của quan điểm này là thẩm phán có quyền áp dụng hoặc từ chối áp dụng BLDS 1995 khi giải quyết các tranh chấp kinh tế.
Quan điểm thứ ba khẳng định BLDS 1995 đóng vai trò là luật chung, chi phối các luật chuyên ngành khác[7]. Nói cách khác, các luật chuyên ngành không tồn tại độc lập mà nằm trong mối liên hệ với luật chung là luật dân sự. Quan điểm này hoàn toàn có cơ sở pháp lý. Rõ ràng, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm biến mất yếu tố kế hoạch hoá của quan hệ kinh tế. Cho dù là giao dịch kinh tế hay giao dịch dân sự, thì những giao dịch này đều được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Vì lẽ đó, "trong việc điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng, BLDS phải đóng vai trò là Bộ luật gốc quy định các nguyên tắc cơ bản. Các quy định pháp luật về thương mại, kinh tế chỉ là sự phát triển tiếp tục các nguyên tắc dân sự trong lĩnh vực thương mại, kinh tế"[8]. Chỉ trên cơ sở xây dựng được một bộ luật chung điều chỉnh các quan hệ xã hội thì mới tạo được tính thống nhất và rõ ràng trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn pháp luật của các nước trên thế giới. Hiện nay, các giao lưu kinh tế- xã hội đã phát triển tới mức ranh giới giữa thương mại và dân sự dường như trở nên mờ nhạt. Vì vậy, nhiều nước đã từ bỏ việc phân biệt giao dịch thương mại với giao dịch dân sự, và ngay cả ở những nước còn truyền thống phân biệt giao dịch thương mại với giao dịch dân sự thì sự phân biệt này vẫn xuất phát từ một điểm gốc là luật dân sự, tức là các quan hệ thương mại chỉ là một dạng quan hệ dân sự chuyên biệt mà thôi. Cho nên, ý nghĩa lớn nhất của sự phân biệt chỉ là ở việc xây dựng hệ thống cơ quan tài phán chuyên biệt xét xử nhanh chóng các tranh chấp thương mại.
1.3 Thời kỳ từ 1.1.2006
Thời kỳ này được đánh dấu bằng sự ra đời của BLDS sửa đổi ngày 14.6.2005 (sau đây gọi là BLDS) và Luật Thương mại 2005 (sau đây gọi là LTM). Việc Quốc hội thông qua BLDS mới đã đặt dấu chấm hết cho tất cả các tranh cãi về mối quan hệ giữa pháp luật dân sự và pháp luật kinh tế, khẳng định sự thắng thế của quan điểm thứ ba trên đây. Điều 1 BLDS quy định rõ ràng rằng: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đỡnh, kinh doanh, thương mại, lao động”. Như vậy, kể từ nay về sau, khái niệm giao dịch dân sự không còn bị bó hẹp trong các giao dịch phục vụ mục đích sinh hoạt tiêu dùng nữa mà nhằm chỉ tất cả các giao dịch có tính chất tư, trong đó có các giao dịch kinh doanh thương mại hay lao động. Vì vậy, chế định hợp đồng dân sự trong BLDS phải được coi là chế định gốc, có quan hệ chi phối các chế định hợp đồng chuyên biệt khác. Nói cách khác, các nguyên tắc chung cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng trong BLDS phải được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay thương mại. Các đặc thù của quan hệ kinh doanh, thương mại hay lao động, nếu có, sẽ được điều chỉnh bởi những chế định chuyên biệt. Quan niệm này sẽ dẫn tới các hệ quả pháp lý sau:
- Đối với một tranh chấp hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật chuyên ngành (thương mại, kinh doanh bảo hiểm, tín dụng, xây dựng…) thì sẽ áp dụng các quy định của luật chuyên ngành theo quy tắc “cái riêng phủ định cái chung”…;
- Đối với những vấn đề luật chuyên ngành không quy định, sẽ áp dụng các quy định của luật chung. Thực tế, có rất nhiều quy định vắng bóng trong LTM đã được quy định chi tiết trong BLDS. Ví dụ, để xem xét hiệu lực của một giao dịch trong kinh doanh, thương mại (chẳng hạn, hợp đồng mua bán hàng hoá giữa hai thương nhân), phải nghiên cứu các điều luật của BLDS về giao dịch vô hiệu (các Điều từ 122 đến 138, Điều 410-411).
Cũng cần lưu ý, trong mối tương quan với BLDS, LTM được coi là luật chuyên ngành, nhưng trong mối tương quan với các luật chuyên ngành khác (bảo hiểm, xây dựng, chứng khoán…), LTM lại được xem là luật chung trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Thực chất, nhà làm luật đã thay thế PLHĐKT bằng LTM vì phạm vi điều chỉnh của luật này bao trùm lên toàn bộ hoạt động thương mại bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác[9]. Điều 4 của LTM quy định nguyên tắc áp dụng luật như sau:
1. Hoạt động thương mại phải tuân theo LTM và pháp luật có liên quan.
2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.
3. Hoạt động thương mại không được quy định trong LTM và trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS.
Cách diễn đạt này có thể dẫn đến sự hiểu lầm là các hoạt động thương mại đặc thù như xây dựng, chứng khoán, bảo hiểm… không chịu sự điều chỉnh của LTM hoặc chỉ những hoạt động thương mại nào không được mô tả trong LTM mới chịu sự điều chỉnh của BLDS. Tuy nhiên, LTM dành hẳn chương 7 gồm các điều từ 292 đến 319 để quy định về chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại. Như vậy, khi có tranh chấp về một hợp đồng xây dựng hay một hợp đồng tín dụng giữa các thương nhân, LTM sẽ được áp dụng trong trường hợp pháp luật về xây dựng hay tín dụng không quy định một vấn đề nào đó. Chí ít ra, các quy định về chế tài trong thương mại sẽ được áp dụng. Trong trường hợp LTM không quy định về một vấn đề nào đó, ví dụ vấn đề các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, BLDS sẽ được áp dụng.
2. Khaí niệm hợp đồng - phân loại hợp đồng
2.1 Khái niệm hợp đồng
Theo Điều 388 BLDS, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, một hợp đồng phải xuất phát từ yếu tố thoả thuận nhưng không phải mọi thoả thuận đều là hợp đồng. Chỉ những thoả thuận làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự mới tạo nên quan hệ hợp đồng. Trên thực tế, những thoả thuận mang tính cách là sự giúp đỡ vô tư (ví dụ, cho đi nhờ xe) hay những thoả thuận mang tính cách xã giao (nhận lời mời đi dự tiệc hay đi chơi…) đều không phải là hợp đồng[10].
2.2 Phân loại hợp đồng
2.2.1 Phân loại theo BLDS
BLDS đưa ra một số cách phân loại sau:
(i) Căn cứ vào mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà cả hai bên đều có nghĩa vụ. Đặc trưng của loại hợp đồng này là tính tương ứng giữa quyền của bên này và nghĩa vụ của bên kia. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, quyền của bên bán là nhận tiền và nghĩa vụ của bên bán là giao hàng, ngược lại, bên mua có nghĩa vụ trả tiền và có quyền nhận hàng.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ, còn bên kia không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ gì, ví dụ như hợp đồng tặng cho tài sản.
(ii) Căn cứ vào tính phụ thuộc về hiệu lực, hợp đồng được chia thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Ví dụ, các bên có thể ký kết một hợp đồng khung về mua bán hàng hoá áp dụng cho một thời kỳ, sau đó bên mua gửi đơn đặt hàng cho bên bán. Các đơn đặt hàng có thể hiểu là các hợp đồng phụ và hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng khung. Các giao dịch bảo đảm cũng thường được xem là hợp đồng phụ, tuy nhiên cần lưu ý, theo BLDS, việc hợp đồng chính vô hiệu sẽ không dẫn đến sự vô hiệu của các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng[11].
Ngoài ra, BLDS còn phân loại hợp đồng thành hợp đồng không có điều kiện và hợp đồng có điều kiện, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng mẫu.
2.2.2 Các cách phân loại khác
Ngoài các cách phân loại mà BLDS quy định, học thuyết còn đưa ra nhiều cách phân loại khác. Dưới đây chỉ phân tích một số cách phân loại căn bản.
(i) Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng trọng thức, hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.
Hợp đồng trọng thức là hợp đồng mà hiệu lực của nó chỉ phát sinh vào thời điểm mà các bên đã hoàn tất các hình thức, thủ tục là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng phát sinh hiệu lực khi các bên đã thoả thuận xong nội dung hợp đồng mà không cần tuân theo bất cứ thủ tục, hình thức nào.
Hợp đồng thực tế là hợp đồng phát sinh hiệu lực tại thời điểm các bên chuyển giao cho nhau đối tượng hợp đồng. Học thuyết thường công nhận các hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng vay tài sản là những hợp đồng thực tế. BLDS không có quy định nào cho phép khẳng định các hợp đồng này là hợp đồng thực tế. Tuy nhiên, Điều 328 BLDS cho thấy hợp đồng cầm cố là một hợp đồng thực tế vì chỉ phát sinh hiệu lực kể từ thơì điểm chuyển giao tài sản cho bên cầm cố.
(ii) Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các bên, hợp đồng được chia thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù
Hợp đồng có đền bù là hợp đồng trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương xứng. Hầu hết các giao dịch dân sự đều mang tính chất đền bù.
Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải đền bù cho bên kia bất kỳ lợi ích nào, ví dụ như hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng mượn tài sản. Thông thường, đối với hợp đồng không có đền bù, pháp luật sẽ bảo vệ bên cung cấp lợi ích hơn. Ví dụ, trong hợp đồng mượn tài sản, pháp luật cho phép bên có tài sản được quyền lấy lại tài sản khi có nhu cầu cấp bách và đột xuất ngay cả khi bên mượn chưa đạt được mục đích mà chỉ cần báo trước một thời hạn hợp lý[12].
3. Giao kết hợp đồng
3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng
3.1.1 Khái niệm hợp đồng
Điều 390 khoản 1 BLDS định nghĩa: “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.” Như vậy, các yếu tố của đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm: (i) thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng; (ii) thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn được ràng buộc nếu bên kia chấp nhận nó; (iii) đề nghị phải được gửi tới đối tượng xác định cụ thể.
Một đề nghị như thế nào được xem là thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng? Thông thường, một đề nghị phải đủ cụ thể để cho phép hình thành hợp đồng khi được chấp nhận. Luật pháp các nước thường quy định một đề nghị giao kết hợp đồng phải hàm chứa tất cả các nội dung thiết yếu của hợp đồng dự định ký kết. Pháp luật không liệt kê những nội dung được coi là nội dung thiết yếu của hợp đồng[13] vì vậy thẩm phán sẽ căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể và căn cứ vào bản chất của từng loại hợp đồng để quyết định. Ví dụ, đối với một đề nghị giao kết một hợp đồng mua bán hàng hoá, chỉ cần đề nghị nêu rõ đối tượng và giá cả.
Làm thế nào để xác định ý chí của người đề nghị là “mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị đó”? Thực ra, không nhất thiết bên đưa ra đề nghị phải tuyên bố rõ ràng rằng mình mong muốn bị ràng buộc bởi đề nghị này. Thông thường, người ta sẽ xem xét đến cách trình bày lời đề nghị, nội dung đề nghị để tìm ý định muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Đề nghị càng chi tiết, càng cụ thể thì càng có cơ hội được xem như đã thể hiện mong muốn bị ràng buộc của người đề nghị. Tuy nhiên, trong trường hợp một lời đề nghị mặc dù đã nêu rất chi tiết nội dung của hợp đồng dự định giao kết nhưng nếu người đề nghị có đưa ra một số bảo lưu thì đề nghị này chỉ được xem là lời mời đàm phán. Trên thực tế, những bản giới thiệu, thậm chí dự thảo hợp đồng gửi cho đối tác có kèm theo câu: “các nội dung trong bản chào hàng này không có giá trị hợp đồng” hay “bản chào hàng này không có giá trị như một đề nghị giao kết hợp đồng” cho dù đã hàm chứa đầy đủ các nội dung của hợp đồng, vẫn chỉ là lời mời đàm phán.
3.1.2 Giá trị pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng
Về nguyên tắc, một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó và chấm dứt khi hết hạn trả lời. Ngoài ra, bên đề nghị có quyền ấn định thời điểm đề nghị phát sinh hiệu lực. Nếu một đề nghị không nêu thời hạn trả lời thì liệu người đề nghị có bị ràng buộc hay không? Điều 390 BLDS không coi việc nêu thời hạn trả lời là điều kiện của đề nghị vì vậy, một lời mời giao kết hợp đồng quên không nêu thời hạn trả lời vẫn có thể bị xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Pháp luật một số nước coi rằng thời hạn trả lời trong trường hợp này là khoảng thời gian “hợp lý” và do thẩm phán quyết định, căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, đối với một đề nghị không nêu thời hạn trả lời thì người đề nghị có quyền rút lại đề nghị chừng nào chưa nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng[14].
3.1.3 Thay đổi, rút lại, huỷ bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết
Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong các trường hợp sau đây:
(i) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
(ii) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đÒ nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Bên đề nghị chỉ được huỷ bỏ đề nghị khi thoả mãn hai điều kiện sau:
(i) Đề nghị có nêu quyền được huỷ bỏ đề nghị
(ii) Bên đề nghị thông báo hủy bỏ đề nghị và bên nhận được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên này trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
(i) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
(ii) Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
(iii) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
(iv) Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
(v) Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Theo Điều 396, 397 BLDS, một trả lời được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực khi:
(i) Trả lời đó chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị, nói cách khác, việc chấp nhận phải là chấp nhận vô điều kiện, nếu người trả lời không đồng ý về một điểm dù là thứ yếu của đề nghị thì trả lời đó được xem như là một đề nghị mới[15].
(ii) Trả lời chấp nhận giao kết phải được thực hiện trong hạn trả lời.
Nếu trả lời được thực hiện trong hạn trả lời nhưng vì lý do khách quan đến tay người đề nghị chậm thì xử lý như thế nào? Điều 397 khoản 1 BLDS đưa ra giải pháp sau: về nguyên tắc, nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này không còn hiệu lực và được xem như là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Nếu sự chậm trễ là do nguyên nhân khách quan mà người đề nghị biết hoặc phải biết về nguyên nhân khách quan này thì chấp nhận vẫn có hiệu lực, trừ phi người đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó.
BLDS cũng cho phép người được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng[16].
3.3 Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
3.3.1 Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 404 BLDS)
Trong giao kết hợp đồng, có thể xảy ra hai trường hợp: giao kết trực tiếp giữa các bên và giao kết giữa các bên vắng mặt thông qua việc gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng và trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Đối với giao kết trực tiếp, nếu các bên thỏa thuận bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận xong về nội dung hợp đồng. Nếu các bên giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Nếu hợp đồng được giao kết giữa các bên vắng mặt, việc xác định thời điểm giao kết sẽ phức tạp hơn: khi nào có sự thống nhất ý chí g