Đề tài Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi

Là nơi mà tại bất thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì, được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Lý thuyết thị trường hiệu quả) (en: efficient market hypothesis) là một giả thuyết của lý thuyết tài chính khẳng định rằng các thị trường tài chính là hiệu quả (efficient), rằng giá của chứng khoán (securities) trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết. Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ.Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường.

docx15 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 10830 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý thuyết thị trường hiệu quả và tài chính hành vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA : TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI 1: LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ TÀI CHÍNH HÀNH VI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS.TRƯƠNG MINH TUẤN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 8 STT HỌ VÀ TÊN MSSV CÔNG VIỆC KÝ TÊN 01 Võ Như Phước 33161020011 Phần B. Lý thuyết tài chính hành vi 02 Nguyễn T.Thùy Dương 33161020049 Phần A. Lý thuyết thị trường hiệu quả 03 Trần Thị Oanh 33161020008 Phần B. Lý thuyết tài chính hành vi 04 Lê Thị Thanh Loan 33161020271 Làm Powerpoin 05 Vũ Thanh Xuân 33161020260 Phần A. Lý thuyết thị trường hiệu quả 06 Nguyễn Thành Trung Làm Powerpoin DANH SÁCH NHÓM 8 NHẬN XÉT GIÁO VIÊN ĐIỂM PHỤ LỤC Lý thuyết thị trường hiệu quả I.khái niệm thị trường hiệu quả..................................................................trang 5 1. Các giả thuyết thị trường hiệu quả.........................................................trang 5 2. đặc điểm của thị trường hiệu quả II. hình thái thị trường hiệu quả...............................................................trang 6-7 III. Kiểm chứng thị trường hiệu quả.....................................................trang 7 – 8 IV. Thực trạng thị trường chứng khoán ở Việt Nam............................trang 8-9 B. Lý thuyết tài chính hành vi I. Khái niệm tài chính hành vi..................................................................trang 9 1.Nền tảng tài chính hành vi..................................................................trang 9- 10 2.Khái niệm và mục tiêu tài chính hành vi.........................................trang 10- 11 a. Khái niệm...........................................................................................trang 10-11 b. Nền tảng..............................................................................................trang 11 II.Điều kiện tồn tại tài chính hành vi...................................................trang 10-14 1.Hành vi bất hợp lí...............................................................................trang 11-12 2.Hành vi bất hợp lí mang tính hệ thống............................................trang 12- 13 3.Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trong thị trường tài chính..........................................trang 13 4.Quan điểm tài chính hành vi......................................................... trang 13-14 5.Nhược điểm tài chính hành vi........................................................trang 14 ĐỀ TÀI :LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ TÀI CHÍNH HÀNH VI A.LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ Khái niệm về thị trường hiệu quả Là nơi mà tại bất thời điểm nào, tất cả các thông tin mới đều được những người tham gia thị trường nắm bắt và tức thì, được phản ánh vào trong giá cả thị trường. Lý thuyết thị trường hiệu quả) (en: efficient market hypothesis) là một giả thuyết của lý thuyết tài chính khẳng định rằng các thị trường tài chính là hiệu quả (efficient), rằng giá của chứng khoán (securities) trên thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán, phản ánh đầy đủ mọi thông tin đã biết. Do đó không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thông tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ.Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà đầu tư không thể khôn hơn thị trường. Các giả thiết về thị trường hiệu quả Thứ nhất: Thị trường hiệu quả nó đòi hỏi một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, họ tiến hành phân tích và định giá các loại chứng khoán một cách hoàn toàn độc lập với nhau. Thứ hai: Những thông tin mới về chứng khoán được công bố trên thị trường một cách ngẫu nhiên và tự động, và việc quyết định về thời điểm công bố thông tin cũng độc lập lẫn nhau. Thứ ba: Các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh nhằm phản ánh chính xác ảnh hưởng của thông tin. Mặc dù sự điều chỉnh của giá có thể là không hoàn hảo, tuy nhiên nó không hề ưu tiên cho một mặt nào. Có khi sự điều chỉnh là quá mức, cũng có khi là dưới mức cần thiết, nhưng ta không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra ở mỗi thời điểm xác định. Giá chứng khoán được điều chỉnh một cách nhanh chóng là bởi số lượng lớn các nhà đầu tư với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh với nhau. Thứ tư: Vì giá chứng khoán điều chỉnh theo tất cả những thông tin mới nên giá của những chứng khoán này sẽ phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và được công bố rộng rãi ở mọi thời điểm. Vì thế mà nó sẽ phản ánh không thiên lệch tất cả những thông tin có sẵn hiện thời và đã bao gồm rủi ro của việc nắm giữ chứng khoán. Như vậy trong một thị trường vốn hiệu quả, khó có một nhà đầu tư nào đánh bại được thị trường và duy trì được tỉ suất sinh lợi lâu. Tỷ suất sinh lợi mong đợi trong mức giá hiện tại của chứng khoán sẽ phản ánh rủi ro tương ứng của nó, có nghĩa là các nhà đầu tư mua chứng khoán ở mức giá thông tin hiệu quả sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi phù hợp với rủi ro phải gánh chịu chứng khoán đó. Đặc điểm của thị trường hiệu quả Thị trường hiệu quả có một số đặc điểm chủ yếu sau: Mọi thông tin trên thị trường đều nhanh và chính xác, mọi nhà đầu tư đều thu nhận ngay lập tức các thông tin này. Khi thị trường hiệu quả, giá cả chứng khoán trên thị trường luôn phản ánh đúng, chính xác các thông tin trên thị trường có liên quan đến loại chứng khoán đó. Mọi cố gắng để thu nhập tăng thêm do khai thác các thông tin trên thị trường hiệu quả đều đem lại mức thu nhập thấp hơn chi phí bỏ ra. Trên thị trường hiệu quả thì các chứng khoán sẽ được mua/bán, trao đổi ngang giá trên các sàn giao dịch chứng khoán, do đó sẽ không có cơ hội một cách hệ thống để một số người mua ép giá cổ phiếu hoặc thổi phồng mức giá khi bán (hiện tượng làm giá) hoặc có cơ hội để kiếm lời chênh lệch thông qua nghiệp vụ arbitrage. Người chơi luôn được tin tưởng rằng thị trường đối xử công bằng với tất cả mọi người. Giá cả chứng khoán tăng hay giảm do một nguyên nhân duy nhất là giá chứng khoán phản ứng trước những thông tin mới xuất hiện trên thị trường. Do những thông tin này xuất hiện một cách ngẫu nhien, không thể dự đoán trước được nên giá cả chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên và không thể dự đoán trước được trong thị trường hiệu quả.Tuy nhiên, cần phân biệt tính ngẫu nhiên của giá với sự bất hợp lí về mức giá.Nếu giá cả được hình thành một cách hợp lí thì chỉ những thông tin mới mới làm cho giá đó thay đổi. Hình thái thị trường hiệu quả Các hình thái của thị trường hiệu quả được phân chia căn cứ trên mức độ khác nhau trong sự phản ánh của giá cả đối với thông tin trên thị trường. Có 3 loại hình thái: Thị trường hiệu quả dạng yếu:Giá cả chứng khoán hiện tại là sự phản ánh mọi thông tin chứa đựng trong hồ sơ giá quá khứ, như tỷ suất sinh lợi chứng khoán, khối lượng giao dịch, các chuyển dịch, xu hướng, quy luật hiện tại của giá. Hoặc các thông tin chung như mua bán lô lẻ, các thương vụ của các chuyên gia, các nhóm độc quyền. Vì nó giả định rằng mức giá thị trường hiện tại này đã phản ánh tất cả các thu nhập trong quá khứ và mọi thông tin trên thị trường nên giả thuyết này có nghĩa là tỷ suất thu nhập trong quá khứ cũng như các thông tin khác không có mối liên hệ với tỷ suất thu nhập trong tương lai (các tỷ suất thu nhập độc lập với nhau). Bởi vậy, chúng ta có thể thu được thêm chút thu nhập khi ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên các thông tin về tỷ suất thu nhập hay các thông tin khác của thị trường trong quá khứ. Nhưng khó có thể duy trì một siêu tỷ suất sinh lợi liên tục. Giá cả chuyển động một cách ngẩu nhiên (Random Walk). Thị trường hiệu quả dạng trung bình: Giá cả phản ánh không những giá cả quá khứ mà còn phản ánh một cách nhanh chóng bất kỳ một thông tin nào được công bố. Thông tin được công khai bao gồm tất cả những thông tin như các thông báo về thu nhập, cổ tức, tỷ lệ P/E, chia cổ tức, đề nghị sáp nhập công ty Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định dựa trên những thông tin sau khi được công bố sẽ không thu được tỷ suất sinh lợi cao hơn mức trung bình, bởi giá cả chứng khoán đã phản ánh mọi thông tin công khai đó. Thị trường hiệu quả dạng mạnh: Giá cả phản ánh tất cả thông tin có thể được công bố bằng cách phân tích tỷ mĩ về công ty và nền kinh tế, cả những thông tin về sự kiện đã xảy ra, và cả những thông tin mà thị trường sẽ kỳ vọng xảy ra trong tương lai. Giá cả thực tế của một loại chứng khoán luôn là một dấu hiệu hoàn hảo về giá trị thực sự của nó. Trong thị trường như vậy, chúng ta sẽ quan sát thấy các nhà đầu tư may mắn và không may mắn, nhưng chúng ta không tìm thấy bất kỳ một siêu giám đốc đầu tư nào có thể liên tục đánh bại thị trường. Việc mua bán cổ phiếu trong nổ lực “vượt mặt” thị trường có thể giống như trò chơi may rủi hơn là một cuộc đấu đòi hỏi kỹ năng. Kiểm chứng thị trường hiệu quả Thị trường hiệu quả dạng yếu: giả thuyết EMH dạng yếu cho rằng giá cả chứng khoán hiện nay phản ánh tức thời và đầy đủ các thông tin đã có trong lịch sử về chứng khoán đó. Với hình thái này, mọi cố gắng để sử dụng thông tin trong quá khử để dự đoán sự biến động giá cả chứng khoàn trong tương lai đều không có ý nghĩa. Nói tóm lại, khi dạng yếu của thị trường hiệu quả tồn tại, các thông tin trong quá khứ về chứng khoán không có khả năng giúp các nhà đầu tư dự đoán được giá chứng khoán trong tương lai để tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch thông qua chiến lược mua và giữ chứng khoán thụ động cũng như chủ động. Mục tiêu của kiểm chứng thị trường hiệu quả dạng yếu: trên cơ sở sử dụng thông tin trong quá khứ, thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những thông tin này, nếu không tạo ra thu nhập cao hơn thị trường thì thị trường hiệu quả dạng yếu. Thị trường hiệu quả dạng trung bình:EMH dạng trung bình cho rằng giá cả chứng khoán hiện tại đang phản ánh đầy đủ và tức thì tất cả các thông tin được công bố sẵn về các thị trường chứng khoán. Nếu giả thuyết này là đúng thì khi có một thông tin mới nào đó được công bố nó sẽ được kết hợp nhanh chóng vào giá cả chứng khoáng. Các tin tức tốt làm giá cả tăng lên và những tin tức xấu làm giá tụt xuống. Nhưng một khi điều này xảy ra thì sẽ không còn những thay đổi giá cả có thể dự đoán được nữa. Tóm lại giả thuyết này ngụ ý rằng: không thể trông cậy vào việc chậm trễ trong quá trình phổ biến thông tin mà xây dựng phương pháp kiếm lời thương mại. Tương tự nếu tin tức không dẫn đến thay đổi nào trong giá cả và EMH dạng trung bình là đúng thì từ đó có thể suy ra rằng: các tin tức đó không chứa những nội hàm thich hợp. Thị trường hiệu quả dạng mạnh:EMH dạng mạnh phát biều rằng: giá cả chứng khoán hiện tại đang phản ánh tức thời và đầy đủ tất cả các thông tin được biết về các thị trường chứng khoán kể cả các thông tin nội bộ, điều này nghĩa là: các thị trường phản ánh nhanh đến mức thậm chí chẳng có ai nắm được thông tin nội bộ có giá nhất lại có thể lợi dụng nó để kiếm lời. Trên thực tế giả thuyết này đang gặp phải mẫu thuẫn, vẫn có trường hợp những người trong cuộc vẫn có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch( sau khi trừ chi phí giao dịch và rủi ro ). Thực trạng về thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn khá trẻ( ra đời 7/2000) nên đang tăng trưởng rất nhanh nhưng cũng còn nhiều hạn chế.Đa số các công ty niêm yết là những công ty có vốn ít và hiệu quả hoạt động thấp, còn các công ty lớn thì vẫn chưa mặn mà với việc lên sàn, dẫn đến hàng hóa trên thị trường Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, kém hấp dẫn.Trong khi đó về phía cầu, khả năng hấp thụ của thị trường có giới hạn, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít. Nhà nước vẫn chưa ban hành đủ các thể chế pháp lý để hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán, vẫn còn nhiều kẽ hở để khai thác. Các nhà đầu tư thiếu kiến thức đầu tư căn bản, tâm lý đầu tư theo phong trào. Họ đầu tư dựa trên yếu tố tâm lý thay vì phân tích thông tin để đưa ra quyết định. Hầu hết chúng ta vẫn tin rằng tài chính là lĩnh vực của những suy nghĩ định lượng và rõ ràng. Sự thật thì các nhà đầu tư không phải luôn luôn hành động một cách sáng suốt và khôn ngoan như mong đợi, đặc biệt là các nhà đầu tư ở nước ta. Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư chứng khoán là “mua khi giá thấp bán khi giá cao” thì ở thị trường chứng khoán nước ta lại xảy ra điều ngược lại. Khi giá cổ phiếu tăng thì đổ xô đi mua đẩy giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực của nó, còn khi giá xuống thì đổ xô nhau bán làm rớt giá thể thảm. Chứng khoán vượt quá giá trị thật nhưng họ vẫn mua.Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin rằng vì trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận mua với giá cao hơn. Không chỉ có thế, trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn xuất hiện nhưng hiện tượng mang tính chu kỳ có thể dự báo được những hiện tượng giá có xu hướng tăng vào dịp tết dương lịch và tết nguyên đán, giảm giá từ tháng 4 đến tháng 7, tăng giá vào phiên đầu tuần và giảm giá vào phiên cuối tuần, mỗi lần phát hành thêm hoặc nếu là cổ phiếu thỉ giá sẽ tăng trước ngày chốt danh sách, giá cổ phiếu trên thị trường OTC thường rẻ hơn trước khi được niêm yết. Chính những xu hướng có thể dự đoán đó làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam kém hiệu quả. Một lý do khác nữa, nhà đầu tư nước ta thường dựa vào những quy luật đó để khai thác thông tin, tìm kiếm lợi nhuận từ mức chênh lệch mua bán trong thời gian ngắn tạo nên hiện tượng đầu cơ chứ không còn là đầu tư nữa. Tuy nhiên khi tất cả các nhà đầu tư đều biết khai thác các hiện tượng đã được nhận biết để kiếm lời thì giá lại trở về đúng giá trị thật của nó, và xóa bỏ các quy luật đó. Dễ thất thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ quy luật nào, lý thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại. Có lẽ dùng các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hợp lý hơn là dùng lý thuyết thị trường hiệu quả. Trong thị trường hiệu quả dạng yếu thì phân tích kỹ thuật không mang lại lợi nhuận siêu ngạch nhưng phân tích cơ bản có thể áp dụng được nhưng trong thị trường chứng khoán Việt Nam thì ngược lại. B. LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI Khái quát lý thuyết Nền tảng của lý thuyết tài chính hành vi Tâm lý học: nghiên cứu hành vi và các quá trình tư duy, quá trình này bị tác động bởi tâm lý, tư duy của con người và môi trường. Có nhiều hiệu ứng tâm lý khác nhau có thể tác động đến các quyết định lệch lạc của nhà đầu tư Xã hội học: nghiên cứu hành vi xã hội của con người. Nó chỉ chú trọng chủ yếu vào sự ảnh hưởng của những mối quan hệ xã hội đối với thái độ và hành vi con người Tài chính: sự quan tâm chặt chẽ đối với việc quyết định giá trị và việc đưa ra các quyết định Lý thuyết tài chính hành vi ( Behaviriral Finance) dựa trên lập luận cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng” đã đặt ra một đối trọng lớn đối với lý thuyết “ thị trường hiệu quả”, cơ sở của các lý thuyết tài chính cơ bản trong suốt 4,5 thập kỷ gần đây Lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường, nghĩa là giá của các công cụ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v) trên thị trường tài chính không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà đầu tư hợp lý” khi tận dụng những cơ hội này (mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao chẳng hạn), sẽ góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng. Ý tưởng về cơ chế điều chỉnh kinh doanh chênh lệch giá sẽ tạo lập trạng thái “thị trường hợp lý” trở thành nền tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá, từ đường con thị trường hiệu quả, CAPM cho đến Black Scholes, đến các lý thuyết tài chính quốc tế như PPP, backwardation, v.v Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng, cơ chế điều chỉnh đó không phải lúc nào cũng có thể xảy ra, nghĩa là sẽ có những trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý’ không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý” và khi đó, thị trường sẽ không hiệu quả, hay “sai” (tức là định giá quá cao hoặc quá thấp giá cổ phiếu hay các loại sản phẩm tài chính khác). Lý thuyết tài chính hành vi là sự phát triển kết hợp tâm lý học vào tài chính, một phát triển khá muộn màng. Kể từ khi nhà tâm lý học người Pháp Gabriel Tarde bắt đầu nghiên cứu về ứng dụng tâm lý học vào khoa học kinh tế từ những năm 1880, thì phải mất gần 100 năm sau, vào thập kỷ 1980, thì ứng dụng tâm lý trong tài chính mới có bước phát triển đáng kể (mặc dù trước đó, vào những năm 1930, 1940, những nghiên cứu của George Kanota cũng đặt nền tảng cho tài chính hành vi với thật ngữ quan trọng “kỳ vọng”, nhưng những kết quả của ông khá hạn chế). Với những tác phẩm nền tảng của Amos Tversky và Daniel Kahneman (1979), Richard H.Thaler (1985) và đặc biệt là Robert Shiller với quyển sách nổi tiếng “Irrational Exuberance” (2000), dự báo chính xác sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu toàn cầu không lâu sau đó, đã tạo bước ngoặt lớn cho những nhà nghiên cứu tài chính hành vi liên tục đưa ra các nghiên cứu mới. Ngoài ra, còn phải kể đến một nghiên cứu quan trọng năm 1993 của Jegadeesh và Titman mà đến nay vẫn là một thách thức cho trường phái “thị trường hiệu quả” là hiệu ứng xu thế (momentum effect), với ngày càng nhiều phiên bản đề xuất cách tận dụng hiệu ứng này để kiếm lợi nhuận vượt trội mà rủi ro không cao (phiên bản mới nhất là nghiên cứu của Sagi và Seasholes vừa công bố trong năm 2007 với những kết quả không thể giải thích được bằng các mô hình thị trường hiệu quả, lý luận dựa vào rủi ro     Khái niệm và Mục tiêu của Tài chính hành vi Khái niệm Lý thuyết tài chính hành vi là một phần của môn tài chính nhằm tìm ra cách hiểu và dự đoán được các dấu hiệu của hệ thống thị trường tài chính các quyết định tâm lý. Tài chính hành vi gần như bao gồm cả hành vi con người và hiện tượng thị trường và sử dụng các kiến thức có được từ ngành tâm lý học và lý thuyết tài chính (Fromlet, 2001). +       Tài chính hành vi là lĩnh vực nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư trên cơ sở những nguyên tắc tâm lý trong quá trình ra quyết định đầu tư Tài chính hành vi nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố tâm lý và kinh tế tài chính Tài chính hành vi cố gắng giải thích việc các nhà đầu tư diễn giải và phản ứng như thế nào với thông tin để ra quyết định đầu tư Các nhà đầu tư không phải luôn luôn phản ứng “hợp lý”,do đó tài chính hành vi nghiên cứu hành vi của các nhà đầu tư dẫn đến các trường hợp bất thường trên thị trường chứng khoán +       Tài chính hành vi cho rằng giá thị trường có sự khác biệt so với giá trị nội tại của cổ phiếu  b)  Mục tiêu của Tài chính hành vi Giải thích các mô hình lý luận của nhà đầu tư, bao gồm quá trình diễn biến cảm xúc và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định đầu tư Nỗ lực giải thích ba câu hỏi cái gì, tại sao, như thế nào trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư Nghiên cứu thị trường tài chính nhằm giải thích những hiện tượng bất thường của thị trường. Điều kiện tồn tại lý thuyết tài chính hành vi: Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu trên thị trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau. Nếu cả ba đều tồn tại, lý thuyết tài chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai không những là tồn tại, mà còn là rất đáng kể (lớn hoặc đến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba điều kiện đó bao gồm: Tồn tại hành vi không hợp lý Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính Hành vi không hợp lý Tự tin thái quá (overconfidence): Được xem như là niềm tin mù quáng vào những lập luận, đánh giá theo cảm tính cũng như khả năng nhận thức của một ai đó. Nếu họ tin rằng cổ phiếu của những Cty họ tin tưởng là cổ phiếu tốt, cố gắng tìm kiếm những thông tin để ủng hộ cho nhận định và quyết định của mình và đánh giá sai lầm cổ phiếu Hai xu hướng mà các nhà đầu tư thường gặp phải:  + Prediction overconfidence: thường đưa vào kế hoạch đầu tư của mình các khoảng tin cậy quá nhỏ. Họ đã đánh giá thấp những rủi ro trong danh mục đầu tư của mình.  + Certa
Luận văn liên quan