Các mô hình cân bằng riêng hoặc tổng thể không có sự tham gia của Nhà nước như một tác nhân kinh tế trong cơ chế thị trường có những khuyết tật rất lớn. Một là, sự bất bình đẳng quá mức trong thu nhập. Đây là một hạn chế lớn của cơ chế thị trường và Nhà nước cần điều chỉnh bằng thuế thu nhập cá nhân và các khoản trợ cấp khác. Hai là, thất nghiệp. Thất nghiệp cao có thể gây bất ổn trong xã hội và có thể dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động của hệ thống kinh tế- xã hội. Nhà nước cần thực thi các chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội để giảm nhẹ hậu quả.
Từ những khuyết tật trên, tất yếu đòi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò tích cực với tư cách là một tác nhân kinh tế. Bằng chức năng đặc biệt của mình, Nhà nước có thể trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế thông qua các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cũng có thể dưới hình thức gián tiếp thông qua các công cụ chính sách.
31 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 7325 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình IS- LM và ứng dụng trong phân tích chính sách kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
1_ Vai trò và các giả thiết của mô hình 3
Vai trò, ý nghĩa của mô hình 3
Một số giả thiết 4
2_ Mô hình cân bằng vĩ mô
2.1 Thị trường hàng hóa dịch vụ- đường IS 4
2.1.1 Mô tả mức cầu 4
2.1.2 Mô tả mức cung 6
2.1.3 Cân bằng thị trường hàng hóa dịch vụ và đường IS 6
2.1.4 Phân tích mô hình và ứng dụng chính sách tài chính 7
2.2 Thị trường tiền tệ và đường LM 9
2.2.1 Mô tả cung tiền tệ 9
2.2.2 Mô tả cầu tiền tệ 10
2.2.3 Cân bằng thị trường tiền tệ và đường LM 10
2.2.4 Phân tích mô hình và phân tích chính sách tiền tệ 11
3. Mô hình cân bằng đồng thời: mô hình IS- LM 12
3.1 Mô hình IS- LM 12
3.2 Phân tích so sánh tĩnh và phân tích chính sách kinh tế 13
3.2.1 Tác động của chính sách tài khóa 13
3.2.2 Tác động của chính sách tiền tệ 15
3.2.3 Phân tích hiệu quả của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 17
3.2.4 Mô hình IS- LM với tư cách lý thuyết tổng cầu 18
4. Mô hình IS- LM dạng tuyến tính loga 20
4.1 Mô hình dạng tuyến tính loga 20
4.2 Mô hình tuyến tính loga dùng trong thực tế 21
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Các mô hình cân bằng riêng hoặc tổng thể không có sự tham gia của Nhà nước như một tác nhân kinh tế trong cơ chế thị trường có những khuyết tật rất lớn. Một là, sự bất bình đẳng quá mức trong thu nhập. Đây là một hạn chế lớn của cơ chế thị trường và Nhà nước cần điều chỉnh bằng thuế thu nhập cá nhân và các khoản trợ cấp khác. Hai là, thất nghiệp. Thất nghiệp cao có thể gây bất ổn trong xã hội và có thể dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động của hệ thống kinh tế- xã hội. Nhà nước cần thực thi các chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội để giảm nhẹ hậu quả.
Từ những khuyết tật trên, tất yếu đòi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nước trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò tích cực với tư cách là một tác nhân kinh tế. Bằng chức năng đặc biệt của mình, Nhà nước có thể trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế thông qua các doanh nghiệp Nhà nước hoặc cũng có thể dưới hình thức gián tiếp thông qua các công cụ chính sách.
Do vậy em đã chọn đề tài ”Mô hình IS- LM và ứng dụng trong phân tích chính sách kinh tế”. Em xin chân thành cảm ơn GVC. Ngô Văn Mỹ đã giúp đỡ em nhiệt tình để em hoàn thành chuyên đề này.
1._Vai trò và các giả thiết của mô hình
Vai trò, ý nghĩa của mô hình
Trước khi ra đời học thuyết kinh tế của Keynes, khi đề cập đến tới cân bằng thị trường, các trường phái kinh tế thường chỉ nghiên cứu mô hình cân bằng riêng hoặc tổng thể, trong đó không có sự tham gia của Nhà nước với tư cách là một tác nhân kinh tế. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 với nét đặc trưng là tỷ lệ thất nghiệp cao và suy thoái kinh tế đã không thể giải thích được với các học thuyết kinh tế đương thời.
John Maynard Keynes- một nhà kinh tế học người Anh đã cho xuất bản cuốn “Lý thuyết tổng quát về tiền tệ, lãi suất và việc làm” vào 1936 trong đó nhấn mạnh vai trò của Nhà nước. Ông cho rằng để có cân bằng kinh tế, khắc phục khủng hoảng, thất nghiệp thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Nhà nước được xem như là một tác nhân đặc biệt của nền kinh tế. Keynes cho rằng đây là con đường duy nhất để con đường kinh tế hiện hành “tránh được hủy diệt toàn diện”. Ông coi chính sách tài chính là chủ trương áp dụng chính sách số hụt tài chính mở rộng, dùng chính sách lạm phát tiền tệ để thay thế cho chính sách tiền tệ truyền thống.
Với sự có mặt của Nhà nước là một tác nhân mới, cơ cấu thị trường cũng phát triển phong phú và đa dạng hơn và mối quan hệ giữa các tác nhân trên thị trường cũng phức tạp hơn.Từ đó đòi hỏi phải phát triển những mô hình kinh tế phù hợp để phân tích kinh tế vĩ mô. Đó là cân bằng kinh tế và phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế). Một trong những hướng nghiên cứu cân bằng kinh tế với sự tham gia của Nhà nước là sử dụng mô hình cân bằng vĩ mô, rất thuận tiện trong phân tích chính sách kinh tế.
Thông qua việc thiết lập và phân tích mô hình vĩ mô có thể thấy được các hoạt động kinh tế của Nhà nước thông qua các chính sách. Mô hình có các biến gộp như: mức sản lượng, thu nhập, mức giá chung, mức công ăn việc làm, thất nghiệp, lãi suất... Những biến số kinh tế vĩ mô này tạo điều kiện cho các nhà kinh tế và hoạch định chính sách lượng hóa và so sánh các phương diện khác nhau của kết quả kinh tế giữa các năm và các quốc gia. Song mục tiêu của chúng ta không chỉ là tính toán kết quả kinh tế mà còn lý giải nó. Nghĩa là, chúng ta muốn thiết lập các mô hình kinh tế giúp chúng ta hiểu được phương thức hoạt động của nền kinh tế, mối liên hệ giữa các biến số kinh tế khác nhau và ảnh hưởng của chính sách kinh tế.
1.2 Một số giả thiết
Ta sẽ nghiên cứu mô hình trong ngắn hạn và tĩnh, đồng thời các biến số là các biến thực. Xét trong ngắn hạn, coi công nghệ sản xuất, sở thích của người tiêu dùng là không đổi. Trước tiên xét cân bằng trên từng thị trường riêng là thị trường hàng hóa và dịch vụ và thị trường tiền tệ sau đó sẽ kết hợp đồng thời hai thị trường này. Khi sử dụng mô hình để phân tích chính sách ta sẽ đề cập tới hai chính sách: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Để tiện sử dụng, ta ký hiệu Fx là đạo hàm riêng của hàm F theo biến x.
2_ Mô hình cân bằng vĩ mô
Thị trường hàng hóa và dịch vụ- đường IS
Mô tả mức cầu
2.1.1.1Mức cầu cho tiêu dùng của khu vực dân cư
Các hộ gia đình làm thế nào để quyết định sử dụng thu nhập của họ vào mục đích tiêu dùng hiện tại và tiết kiệm cho tương lai. Quyết định tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng đối với các phân tích ngắn hạn vì nó có ảnh hưởng tới tổng cầu. Tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 GDP, do đó sự biến động của tiêu dùng là nhân tố cơ bản dẫn đến sự bùng nổ hoặc suy thoái của nền kinh tế.
Hộ gia đình nhận được thu nhập từ lao động và sở hữu tư bản, nộp thuế cho Chính phủ, sau đó quyết định xem nên tiêu dùng bao nhiêu thu nhập sau khi nộp thuế và dành bao nhiêu thu nhập dể tiết kiệm cho tương lai. Chính phủ đánh thuế các hộ gia đình và lấy đi phần thu nhập là T. Thu nhập sau khi đã nộp các loại thuế là Y-T được gọi là thu nhập khả dụng. Các hộ gia đình phân bổ thu nhập của mình giữ tiêu dùng và tiết kiệm.
Mức cầu cho tiêu dùng của khu vực dân cư được mô hình hóa bởi hàm tiêu dùng: C = C(Y) với 0 < CY < 1
CY > 0: phản ánh khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cũng tăng.
CY < 1: phản ánh mức tăng của tiêu dùng không lớn hơn mức tăng của thu nhập.
Tiêu dùng được chia làm hai bộ phận: một bộ phận không phụ thuộc vào thu nhập được gọi là tiêu dùng tự định, ký hiệu là C0; một bộ phận phụ thuộc vào thu nhập đó là thu nhập khả dụng.
Do đó ta có hàm tiêu dung: C(Y) = C0 + C(Y-T)
Nếu hàm tiêu dùng C là tuyến tính thì hàm tiêu dùng có dạng:
C(Y) = C0 + c(Y-T)
Trong đó c được gọi là khuynh hướng tiêu dùng cận biên, là mức thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập tăng lên một đơn vị.
0 < c < 1: nghĩa là một đơn vị thu nhập tăng thêm làm tăng tiêu dùng nhưng mức tăng chưa đạt 1 đơn vị. Nếu các hộ gia đình nhận thêm 1 đơn vị thu nhập, họ sẽ tiết kiệm một phần số tiền này. Chẳng hạn, nếu c = 0.7 nghĩa là các hộ gia đình chỉ tiêu 70 xu của mỗi đôla thu nhập khả dụng tăng thêm để mua hàng hóa và dịch vụ, và tiết kiệm 30 xu còn lại.
Hình vẽ sau minh họa cho hàm tiêu dùng
C
C(Y)
c
CO
Y
Độ dốc của hàm tiêu dùng cho chúng ta biết tiêu dùng tăng lên bao nhiêu khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị. Điều đó hàm ý độ dốc của hàm tiêu dùng chính là c (khuynh hướng tiêu dùng cận biên).
Ngoài ra thông qua việc phân tích mô hình lựa chọn của người tiêu dùng nhằm cực đại lợi ích với ràng buộc ngân sách và các ràng buộc khác. Tiêu dùng C phụ thuộc vào thu nhập khả dụng (Y-T = YD); lãi suất r và tài sản W. Khi đó:
C = C(YD, r, W) với 0 0
2.1.1.2 Mức cầu cho đầu tư
Đầu tư là thành tố biến động mạnh nhất của GDP. Khi chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ giảm trong thời kì suy thoái thì phần lớn sự giảm sút đó là sự suy giảm do chi tiêu cho đầu tư gây ra. Cả doanh nghiệp và hộ gia đình đều mua hàng đầu tư. Doanh nghiệp mua hàng đầu tư vào khối lượng tư bản và thay thế cho tư bản hiện có khi đã hỏng. Các hộ gia đình mua nhà cũng được coi là đầu tư.
Lượng cầu về hàng đầu tư phụ thuộc vào lãi suất. Để một dự án được đầu tư thì lợi nhuận thu được từ dự án phải cao hơn chi phí cho đầu tư dự án đó. Vì lãi suất phản ánh chi phí về vốn đầu tư, việc tăng (hay giảm) lãi suất làm giảm số lượng dự án đầu tư có lãi làm giảm cho nhu cầu về hàng hóa đầu tư.
Mức cầu cho đầu tư được mô hình hóa bởi hàm đầu tư I. Thông thường đầu tư gồm hai phần: phần không phụ thuộc vào lãi suất là I0 (đầu tư tự định) và phần còn lại phụ thuộc vào lãi suất I(r): I = I0 + I(r). Với giả thiết Ir < 0. Một cách tổng quát, đầu tư I ngoài lãi suất r còn phụ thuộc vào thu nhập Y và tài sản vốn K, tức là hàm đầu tư có dạng
I = I (r, Y, K) với các giả thiết Ir 0, IK > 0
Mức cầu cho chi tiêu của Chính phủ
Mua hàng của Chính phủ là thành tố thứ 3 của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta không tìm cách lý giải quá trình chính trị dẫn đến một chính sách tài chính nhất định tức là dẫn đến một mức mua hàng của Chính phủ nên chi tiêu của Chính phủ được coi là biến ngoại sinh. Ký hiệu là G0
.
Xuất nhập khẩu
Tham gia vào thị trường còn có yếu tố nhập khẩu (IM) và yếu tố xuất khẩu (EX) hàng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Nhu cầu tiêu dùng nhập khẩu và nhu cầu quốc tế hàng hóa xuất khẩu cũng gồm hai bộ phận. Một bộ phận không phụ thuộc vào thu nhập của nước sở tại là IM0 và EX0 và một bộ phận phụ thuộc vào thu nhập Y là IM(Y) và EX(Y).
Hàm nhập khẩu IM = IM0 + IM(Y) với giả thiết: 0 < IMY < 1
trường hợp đơn giản, IM có dạng tuyến tính: IM = IM0 + bY.
Khi đó 0 < b < 1 gọi là khuynh hướng nhập khẩu biên.
Hàm xuất khẩu EX = EX0 + EX(Y)
Để xét mức cầu cuối cùng về hàng hóa dịch vụ ta có thể dùng hàm xuất khẩu ròng có dạng:
NX = EX – IM = EX0 + EX(Y) – IM0 – IM(Y) = NX0 + NX(Y).
Ta có: NXY = EXY – IMY. Ta chỉ xét mức cầu cuối cùng về hàng hóa dịch vụ đối với bộ phận có liên quan tới thế giới bên ngoài nên EXY = 0. Hay NXY = - IMY. Do 0 < IMY < 1 nên -1 < NXY < 0
Hàm tổng chi tiêu
Tổng cộng các mức cầu trên ta có hàm tổng chi tiêu E = C +I +G0 +NX hàm này thể hiện các mức cầu trên thị trường hàng hóa dịch vụ.
Ta có : E =C0 +I0 +G0 +NX0 +C(Y-T) +I(r) +NX(Y)
Hay E = E0 +E(Y, r, T) với E0 = C0 +I0 +G0 + NX0 là thành phần chi tiêu ứng với các mức cầu không phụ thuộc vào thu nhập cũng như các biến khác có trong mô hình.
E(Y, r, T) = C(Y-T) + I(r) + NX(Y) là thành phần chi tiêu tương ứng với các mức cầu nội sinh. Với các giả thiết EY = CY + NXY . Kết hợp với các giả thiết đã cho, suy ra –1 < EY < 0, Er = Ir, ET = - CY và Er < 0, -1 < ET < 0.
Mô tả cung
Ký hiệu Q là mức cung hàng hóa dịch vụ trên thị trường và là biến ngoại sinh. Do Q được tính theo giá cố định nên xét về mặt số học Q = Y .
Điều kiện cân bằng thị trường hàng hóa dịch vụ
Điều kiện cân bằng là Q = E hay Y =E nên ta có phương trình cân bằng thị trường hàng hóa dịch vụ là Y= E0 + E(Y, r, T).
Ta có mô hình IS:
C(Y) = C0 + C(Y-T)
I = I0 + I(r)
NX = NX0 + NX(Y)
E = C0 + I0 + G0+ NX0 + C(Y-T) + I(r) + NX(Y)
Y = E0 + E(Y, r, T) với E0 = C0 + I0 + G0 + NX0 và -1 < EY < 0, Er < 0, -1 < ET < 0. Các biến ngoại sinh là C0, I0, G0, NX0 và T trong đó G0 và T là hai biến thể hiện chính sách tài khóa.
Đường IS tóm tắt mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập rút ra từ hàm đầu tư và hàm tiêu dùng. Nó chỉ cho chúng ta thấy mức thu nhập tại bất kỳ mức lãi suất nào. Từ hàm tiêu dùng ta thấy thu nhập cũng phụ thuộc vào chính sách tài chính. Đường IS được vẽ cho một chính sách tài chính nhất định. Điều đó có nghĩa là giữ G0 và T cố định, khi chính sách tài chính thay đổi đường IS dịch chuyển.
Phân tích mô hình và ứng dụng chính sách tài chính
Giải mô hình
Phương trình cân bằng thị trường hàng hóa dịch vụ xác định mối quan hệ giũa Y và r để đảm bảo cân bằng thị trường này với E0 và T cố định.
Nghiệm của phương trình là Y*, C*, I*. Trong đó:
Y* = Y*(C0, I0, G0, T, r) và I* = I*(r).
Biểu diễn mối quan hệ giữa Y và r trên mặt phẳng tọa độ (Y, r) ta được đường IS.
r
.
IS
0 Y
Đường IS là đồ thị của hàm số biểu thị quan hệ giữa r và Y. Coi phương trình cân bằng là phương trình hàm ẩn xác định quan hệ này.
Ta có: Y = E0 + E(Y, r, T) Y – E0 – E(Y, r, T) = 0
đặt F = Y – E0 – E(Y, r, T). áp dụng công thức đạo hàm của hàm ẩn ta có:
do EY <1, Er < 0 nên
Như vậy lãi suất và thu nhập có thu nhập có quan hệ ngược chiều. Điều này có thể giải thích như sau: khi Y tăng làm cho C tăng (vì CY > 0) nhưng do CY < 1 nên tốc độ tăng của C chậm hơn tốc độ tăng của Y do vậy có tiết kiệm S. Để đảm bảo cân bằng thì đầu tư I phải tăng do vậy phải giảm r do Ir < 0. Lãi suất càng cao, mức đầu tư càng thấp do đó thu nhập càng thấp. Vì vậy đường IS dốc xuống.
Mức độ mối quan hệ giữa r và Y được thể hiện bởi độ dốc ít hay nhiều của đường IS. Ta có độ dốc của đường IS là . Do EY = CY + NXY nên nếu NX là biến ngoại sinh thì EY = CY khi đó hay dr =
Phân tích so sánh tĩnh và phân tích chính sách kinh tế
Tác động của E0
Ta có: > 0. Như vậy E0 và Y có quan hệ thuận chiều bởi vậy bất cứ sự tăng hay giảm của thành phần trong E0(G0, I0, NX0) sẽ làm đường IS dịch chuyển sang phải hay trái.
Chính sách tài chính và nhân tử : mua hàng của chính phủ. Chúng ta sẽ phân tích xem sự thay đổi trong mức mua hàng của Chính phủ có tác động như thế nào tới nền kinh tế.
Ta có: F = Y – E0 – E(Y, r, T) = Y- C0 –I0 –G0 – NX0 – C(Y-T) – I(r) –NX(Y)
> 0 (do EY -1 nên > 1. Một cách tổng quát: dY = nên thu nhập Y tăng (giảm) nhiều hơn 1 đơn vị khi chi tiêu Chính phủ tăng 1 đơn vị. Do vậy chính sách tài chính có tác động khuyếch đại thu nhập.
Nếu hàm tiêu dùng dạng Keynes C = + cY, thì và được gọi là “nhân tử Keynes” (c là khuynh hướng tiêu dùng cận biên). Theo hàm tiêu dùng, thu nhập cao hơn dẫn đến mức tiêu dùng cao hơn.Vì mức mua hàng tăng thêm của Chính phủ làm tăng thu nhập cho nên nó cũng làm tăng tiêu dùng, tiếp đó làm tăng thu nhập hơn nữa sau đó lại làm tăng tiêu dùng v.v... Do vậy trong mô hình này mức mua hàng của Chính phủ tạo ra mức tăng thu nhập lớn hơn. Quá trình này bắt đầu khi chi tiêu Chính phủ tăng thêm một lượng là . Mức tăng chi tiêu này dẫn đến thu nhập tăng thêm một lượng là G. Sự gia tăng này làm cho tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng c*G. Mức tăng thu nhập bằng c* lần thứ hai này lại tiếp tục làm tăng tiêu dùng một lượng là c*(c*) vì bản thân nó lại làm tăng tiêu dùng và thu nhập, v.v... Sự hồi tiếp như vậy từ tiêu dùng tới thu nhập, sau đó tới tiêu dùng tiếp diễn vô hạn. Hiệu ứng tổng cộng đối với thu nhập là:
Y = (1 + c + c2 + c3 + ...)*G
Nhân tử mua hàng của Chính phủ bằng:
Y/G = 1 + c + c2 + c3 + ...
Công thức tính nhân tử này là một cấp số nhân vô hạn. Kết quả tính toán được cho chúng ta viết nhân tử như sau: Y/G = với c là khuynh hướng tiêu dùng cận biên. Ví dụ, nếu c = 0.6, nhân tử sẽ bằng:
Y/G = 1 + 0.62 + 0.63 + ... = = 2.5
Trong trường hợp này, 1$ tăng thêm trong mua hàng của Chính phủ làm cho thu nhập cân bằng tăng thêm 2.5$.
Chính sách tài chính và nhân tử: thuế. Bây giờ chúng ta xem xét sự thay đổi của thuế có tác động như thế nào tới nền kinh tế. Biện pháp giảm thuế ở mức T lập tức làm cho thu nhập khả dụng Y-T tăng một lượng là T qua đó làm tăng tiêu dùng ở mức c*T.
Ta có:. Nên khi Chính phủ tăng (giảm) thuế T sẽ làm giảm (tăng) thu nhập. Cũng như biện pháp tăng mua hàng của Chính phủ có tác động khuyếch đại thu nhập chính sách giảm thuế cũng có tác động như vậy. Như đã trình bày trong phần trên, thay đổi ban đầu của chi tiêu được khuyếch đại ở mức . Tác động tổng cộng của chính sách thay đổi thuế đổi với thu nhập là: . (c kà khuynh hướng tiêu dùng cận biên).
Tác động đồng thời của thu chi ngân sách:
Ta có: dY = . Nếu Nhà nước tăng thuế và chi tiêu cùng tỉ lệ dG0 = dT để giữ không bội chi ngân sách ta phải có:
dY = ()*d > 0 tức là vẫn có tác động kích cầu.
Thị trường tiền tệ và đường LM
Đường LM là mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập hình thành trên thị trường về số dư tiền tệ. Để hiểu mối quan hệ này, chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét một lý thuyết đơn giản về lãi suất được gọi là lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản. Lý thuyết này là cách giải thích đơn giản nhất của Keynes về lãi suất và nó đặt nền tảng cho đường LM. Lý thuyết này dựa trên cung và cầu về số dư tiền thực tế quy định lãi suất như thế nào?
Mô tả cung tiền tệ
Tổng số tiền hiện có được gọi là cung ứng tiền tệ. Trong nền kinh tế sử dụng tiền hàng hóa, cung ứng tiền tệ là số lượng hàng hóa đó. Cũng như thuế và mua hàng của Chính phủ, cung ứng tiền tệ cũng là một chính sách của Chính phủ.
Khi phân tích ảnh hưởng của tiền đối với nền kinh tế, tốt nhất là biểu thị khối lượng tiền tệ bằng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà có thể mua đựơc. Khối lượng đó là M0/P được gọi là số dư tiền tệ thực tế. Ví dụ, chúng ta hãy xem nền kinh tế chỉ sản xuất bánh mì. Nếu khối lượng tiền tệ là 10$ và giá của một ổ bánh mì là 0.5$, khối lượng tiền tệ thực tế là 20 ổ bánh mì. Điều đó có nghĩa là, khối lượng tiền tệ của nền kinh tế có thể mua được 20 ổ bánh mì tại mức giá hiện hành.
Gọi M0 là cung ứng tiền tệ. P là mức giá hàng hóa và dịch vụ hiện hành thì M0/P là cung về số dư tiền thực tế. Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản giả định cung về số dư tiền thực tế cố định nghĩa là không phụ thuộc vào lãi suất. Cung tiền tệ là một biến ngoại sinh do Ngân hàng Trung ương quy định. P cũng là biến ngoại sinh trong mô hình.
Mô tả cầu tiền tệ
Hàm cầu về tiền tệ là một phương trình cho biết yếu tố nào quyết định số dư tiền thực tế mà dân cư muốn giữ. Một hàm cầu đơn giản về tiền tệ dạng: (M/P)D = kY. Trong đó k là hằng số. Phương trình này nói rằng lượng cầu về số dư tiền thực tế tỷ lệ thuận với thu nhập thực tế.
Xét hàm cầu tổng quát hơn, thực tế hơn, trong đó chúng ta giả định rằng nhu cầu về số dư thực tế phụ thuộc vào lãi suất và thu nhập: (M/P)D = L(Y, r). Các lý thuyết cơ cấu đầu tư dự báo rằng nhu cầu về tiền tệ có thể phụ thuộc vào rủi ro và lợi tức mà tiền và các tài sản không phải tiền của các hộ gia đình mang lại. Ngoài ra nhu cầu tiền còn phụ thuộc vào tổng số của cải, vì của cải phản ánh quy mô của cơ cấu đầu tư được phân thành tiền và các tài sản khác. Ví dụ, chúng ta có thể viết hàm cầu tiền như sau:
(M/P)D = L(rs, rb, c, W).
Trong đó rs là lợi tức thực tế dự kiến của cổ phiếu, rb là lợi tức thực tế của trái phiếu, c là tỷ lệ lạm phát dự kiến, W là của cải thực tế. Sự gia tăng của rs hoặc rb làm giảm nhu cầu về tiền tệ, bởi vì các tài sản trở nên hấp dẫn hơn. Xuất phát từ quan điểm của lý thuyết cơ cấu đầu tư, chúng ta có thể coi hàm cầu tiền tệ của chúng ta (M/P)D = L(Y, r) là sự đơn giản hóa hữu ích. Một là, nó sử dụng thu nhập thực tế Y làm biến đại diện cho của cải thực tế W. Hai là, biến lợi tức duy nhất mà nó bao hàm là lãi suất danh nghĩa (bằng tổng của lợi tức thực tế của trái phiếu và tỷ lệ lạm phát dự kiến). Tuy nhiên theo lý thuyết cơ cấu đầu tư, hàm cầu về tiền tệ cần bao hàm cả lợi tức dự kiến của các tài sản khác.
Như vậy: (M/P)D = L(Y, r) với giả thiết LY > 0, Lr < 0.
Cân bằng thị trường tiền tệ và đường LM
Bây giờ chúng ta dùng lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản để thiết lập đường LM. Chúng ta thấy rằng lãi suất cân bằng là mức lãi suất làm cân bằng cung và cầu tiền tệ phụ thuộc vào thu nhập. Đường LM biểu thị mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập.
Với mức cung tiền thực tế M0/P, phương trình cân bằng thị trường tiền tệ là: (M0/P) = L(Y, r) . Ta có mô hình:
MD = L(Y, r)
MS = M0/P
M0/P = L(Y, r) với M0, P là các biến ngoại sinh.
Phân tích mô hình và phân tích chính sách tiền tệ
Giải mô hình
Đường LM được vẽ cho mức cung nhất định về số dư tiền tệ thực tế. Biểu diễn trên mặt phẳng (Y, r) ta có:
r
LM
0 Y
Để phân tích quan hệ giữa lãi suất r và thu nhập Y nhằm đảm bảo cân bằng trên thị trường tiền tệ ta phân tích độ dốc của đường LM .
Coi ph