Đề tài Mô hình liên kết của Cộng đồng văn hóa - Xã hội ASEAN và đưa ra những đánh giá cách khách quan triển vọng phát triển của cộng đồng này đến năm 2015

Sau hơn 40 tồn tại và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không ngừng phát triển và lớn mạnh, trở thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ khu vực với sự có mặt của đầy đủ 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chính vì vậy, ASEAN không ngừng hợp tác ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị hình thành 2 Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế mà còn mở rộng sang lĩnh vực văn hóa với Cộng đồng văn hóa – xã hội. Việc xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội được kỳ vọng là sẽ tạo ra sự thay đổi sâu sắc trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội các nước ASEAN, giải quyết được những mặt trái của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để tạo ra một sự phát triển hài hòa mà ở đó con người được quan tâm và là trung tâm của xã hội, hay nói một cách khác đó là một xã hội vì người dân( ). Bài viết dưới đây sẽ nghiên cứu về mô hình liên kết của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN và đưa ra những đánh giá cách khách quan triển vọng phát triển của cộng đồng này đến năm 2015.

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình liên kết của Cộng đồng văn hóa - Xã hội ASEAN và đưa ra những đánh giá cách khách quan triển vọng phát triển của cộng đồng này đến năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 40 tồn tại và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không ngừng phát triển và lớn mạnh, trở thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ khu vực với sự có mặt của đầy đủ 10 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chính vì vậy, ASEAN không ngừng hợp tác ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị hình thành 2 Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế mà còn mở rộng sang lĩnh vực văn hóa với Cộng đồng văn hóa – xã hội. Việc xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội được kỳ vọng là sẽ tạo ra sự thay đổi sâu sắc trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội các nước ASEAN, giải quyết được những mặt trái của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để tạo ra một sự phát triển hài hòa mà ở đó con người được quan tâm và là trung tâm của xã hội, hay nói một cách khác đó là một xã hội vì người dân( Xem “ Pháp luật Cộng đồng ASEAN” – trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương, 2011. ). Bài viết dưới đây sẽ nghiên cứu về mô hình liên kết của Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN và đưa ra những đánh giá cách khách quan triển vọng phát triển của cộng đồng này đến năm 2015. NỘI DUNG I. Bình luận mô hình liên kết của Cộng đồng văn hóa – xã hội Cũng giống như Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế, khi tìm hiểu về mô hình liên kết của Cộng đồng văn hóa – xã hội, chúng ta có thể xem xét dưới các khía cạnh sau: Cấu trúc nội dung ASCC được hình thành chính là sự hiện thực hóa sự hình dung về “một cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau” được nêu trong Tầm nhìn ASEAN(1). Theo đó, về nội dung xây dựng ASCC, ASEAN đang phát huy đặc trưng quan trọng là tính giá trị của văn hóa và chức năng điều chỉnh xã hội của văn hóa để tạo ra một hệ giá trị mới phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nó góp phần giải quyết những mặt trái của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang diễn ra ngay trong lòng các quốc gia thành viên ASEAN để tạo ra một xã hội phát triển hài hòa, đời sống tinh thần lành mạnh vì con người và cho con người. Nội dung của ASCC được đề cập đến trong các văn kiện như Tuyên bố hòa hợp ASEAN, Chương trình hành động Viên – chăn, Kế hoạch xây dựng ASCC, Hiến và được xác định rõ ràng trong kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC thông qua năm 2009. Theo đó, ASCC sẽ tập trung vào những nội dung chủ chốt sau: - Về phát triển con người: với các mục tiêu như nâng cao chất lượng cuộc sống của các dân tộc trong khu vực thông qua việc cung cấp cho họ những cách tiếp cận công bằng các cơ hội để phát triển con người bằng cách thúc đẩy và đầu tư vào giáo dục và học tập lâu dài, đào tạo nguồn nhân lực … - Về bảo trợ và phúc lợi xã hội: thông qua việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo bảo trợ và phúc lợi xã hội, nâng cao khả năng phục hồi sau thảm họa và giải quyết những vấn đề về phát triển y tế chính ...hướng tới nâng cao mức sống và điều kiện sống của người dân - Về các quyền và công bằng xã hội: ASEAN cam kết thúc đẩy công bằng xã hội và đưa vấn đề nhân quyền vào các chính sách của mình cũng như mọi mặt của cuộc sống, kể cả các quyền và các phúc lợi của các nhóm người thiệt thòi, dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật và lao động di cư (với các nội dung chủ yếu như: thúc đẩy và bảo vệ các quyền và phúc lợi của phụ nữ, trẻ em, người già và người tàn tật; bảo vệ và tăng cường quyền lợi của lao động di cư; tăng cường trách nhiệm xã hội của các cá nhân). - Về đảm bảo mội trường bền vững: tăng cường môi trường xanh và sạch thông qua bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho phát triển kinh tế- xã hội, kể cả quản lí bền vững và bảo tồn đất, nước, khoáng sản, năng lượng, đa dạng sinh học…. - Về tạo dựng bản sắc ASEAN: các nhà lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh bản sắc ASEAN chính là nền tảng của mọi lợi ích của khu vực. Đó là những quy tắc, nhân cách, giá trị và niềm tin cũng như khát vọng chung của một cộng đồng ASEAN thật sự. ASEAN cũng sẽ lồng ghép và tăng cường nhận thức sâu sắc hơn và các giá trị chung của sự thống nhất trong đa dạng đối với mọi tầng lớp xã hội. - Thu hẹp khoảng cách phát triển: hướng tới sự phát triển đồng đều hơn trong ASEAN với các biện pháp như lồng ghép những vấn đề phát triển xã hội vào việc xây dựng và thực hiện các dự án cho “Sáng kiến hội nhập ASEAN”… Có thể thấy, với nội dung trên thì sự hợp tác trong ASCC là rất rộng, nó thể hiện được sự đa dạng, phong phú của ASCC. Cấu trúc nội dung trên đã thể hiện đầy đủ định hướng, bản chất và bao trùm toàn bộ các mục tiêu của ASCC là lấy con người làm trung tâm, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với xã hội và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, đồng thời ASCC cũng đã quan tâm và phát triển những đặc thù của ASEAN và của chính ASCC. ASCC không dừng lại ở sự tập hợp của các thành viên trong khu vực trên phương diện văn hóa mà ở mức độ cao hơn là hài hóa nền văn hóa mỗi dân tộc thành nền văn hóa của cả cộng đồng, tạo thành bản sắc văn hóa của cả khu vực. Mặc dù với 6 nội dung chính này, chỉ có một nội dung tập trung vào văn hóa, 5 nội dung còn lại tập trung vào các vấn đề xã hội với các vấn đề khá “nóng’’ và “nhạy cảm” nhưng chúng ta có thể thấy đây là một cấu trúc phù hợp đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của cộng đồng. Với các nội dung này, ASCC sẽ góp phần thúc đẩy sự ổn định và phồn thịnh trong khu vực thể hiện vai trò quan trọng trong việc xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế nói riêng và Cộng đồng ASEAN nói chung. Phương thức xây dựng và thực hiện. Để thực hiện hóa các mục tiêu và nội dung hợp tác trong khuôn khổ của ASCC, ASCC đã đưa ra bốn phương thức thực hiện: + Một là, xây dựng cơ chế thực hiện đảm bảo điều phối hoạt động của ASCC ASCC sẽ được xây dựng và thực hiện với sự phối hợp giữa các quốc gia, giữa các quốc gia và các thiết chế của ASEAN cũng như giữa các thiết chế của ASEAN với nhau đặc biệt là Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội bằng các biện pháp như: - Lồng ghép chiến lược, mục tiêu và biện pháp thực hiện của kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN vào kế hoạch phát triển quốc gia. - Thu hút các bên đối thoại, khu vực tư nhân, các tổ chức dân sự cà các đối tượng hưởng lợi có liên quan khác vào việc đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp đã nhất trí - Tăng cường năng lực nghiên cứu và lập kế hoạch của ban thư kí ASEAN trong các lĩnh vực liên quan đến cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN - Lập các chương trình xây dựng năng lực thích hợp nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên mới đẩy mạnh và thực hiện cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN + Hai là, Huy động các nguồn lực tài chính, chuyên môn, nghiên cứu và xây dựng năng lực từ phía: các quốc gia thành viên ASEAN; các bên đối thoại, đối tác lĩnh vực và đối tác phát triển; các tổ chức khu vực và quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng phát triển Châu Á và ngân hàng thế giới; các quỹ khu vực và thế gới; khu vực tư nhân + Ba là, Xây dựng và triển khai một truyền thống tốt nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng ASEAN về ASCC ở tất cả các nước ASEAN cũng như tiếp tục thông tin về tiến độ xây dựng cộng đồng này cho các đối tượng hưởng lợi với các hoạt động như khởi động một kế hoạch truyền thông toàn diện, xây dựng Website truyền thông,… + Bốn là, Xây dựng cơ chế kiểm điểm thông qua hoạt động kiểm điểm của Ban thư ký, cuộc họp của Hội đồng Cộng đồng văn hóa – xã hội hay của cơ quan độc lập được ủy quyền tiến hành kiểm điểm giữa kỳ. Như vậy, bên cạnh các phương thức để xây dựng và thực hiện Cộng đồng văn hóa – xã hội cũng như Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế nói chung như huy động nguồn lực, tăng cường thể chế khi cần thiết và xây dựng khuôn khổ giám sát thì đối với ASCC với những đặc thù của mình cũng đã có những phương thức riêng như xây dựng và triển khai một truyền thống tốt. Điều này là cần thiết, phù hợp với đặc điểm của ASCC. Tuy nhiên, cũng giống như hai cộng đồng trước, các phương thức xây dựng thực hiện còn dừng lại ở mức độ chung chung, tổng quát chưa tính đến hiệu quả tác động thật sự của nó. Ví dụ như xây dựng cơ chế kiểm điểm cũng chỉ dừng lại ở cơ chế tổng kết lại quá trình mà chưa có biện pháp đảm bảo như việc áp dụng các chế tài hay biện pháp cưỡng chế đối với các quốc gia chưa thật sự hoạt động một cách có hiệu quả. Thiết chế pháp lý. Cũng như các trụ cột khác trong ASEAN, bên cạnh các thiết chế chính điều phối toàn bộ hoạt động của ASEAN và AC như: Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN và Ban thư kí ASEAN thì Hội đồng Cộng đồng văn hóa – xã hội cũng đã được thành lập 2009, mỗi năm họp ít nhất hai lần, là cơ quan chịu trách nhiệm riêng về lĩnh vực văn hóa- xã hội và khu vực, với vai trò và chức năng được quy định tại Điều 9 của hiến chương. Trực thuộc Hội đồng ASCC có 17 cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các cơ quan giúp việc trực thuộc như Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách thông tin (AMRI), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về văn hóa- nghệ thuật(AMCA), Hội nghị Bộ trưởng giáo dục, các Hội nghị Bộ trưởng về quản lý thiên tai, môi trường, y tế, lao động…và các trung tâm về đa dạng sinh học, thông tin động đất, khí tượng… Có thể thấy, cơ cấu tổ chức của ASCC nói chung cũng như cơ cấu tổ chức của ASEAN được thiết kế, sắp xếp theo mô hình “hình chóp quyền lực” vừa đảm bảo sự tập trung vừa đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên trách. Sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan được xác định rõ ràng và chặt chẽ. Tuy nhiên, nếu đặt trong mối quan hệ so sánh với EU hay Liên hợp quốc thì các cơ quan của ASCC vẫn chưa có nhiều cơ quan hoạt động thường kỳ. Ngoài các trung tâm như trung tâm khí tượng, trung tâm về đa dạng sinh học… được thành lập, hoạt động một cách thường xuyên thì các thiết chế của ASCC phần lớn chỉ tiến hành họp theo định kỳ hoặc khi cần thiết. Điều này khiến cho mối liên kết giữa các cơ quan của ASCC còn lỏng lẻo, mặt khác do chỉ hoạt động theo cơ chế kỳ họp nên làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan này trước những biến động của xã hội. Một điểm khác biệt khi xem xét mô hình liên kết của Cộng đồng văn hóa – xã hội so với Cộng đồng Chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế đó là chúng ta không tìm hiểu về cấp độ liên kết. Bởi lẽ, ASCC là mô hình liên kết đầu tiên ở cấp độ một cộng đồng trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, vì vậy, chưa có bất kỳ một học giả nào đề cập đến lý thuyết về cấp độ liên kết trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. Hiện nay các hoạt động hợp tác về văn hóa xã hội trên thế giới chủ yếu mới chỉ dừng lại ở một hoặc một số lĩnh vực cụ thể mà chưa được triển khai một cách tổng thể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội, hoặc mặc dù cũng có tên gọi là “cộng đồng” nhưng thực chất chỉ là những diễn đàn hợp tác, đối thoại tăng cường hợp tác văn hóa, xã hội giữa các thành viên mà chưa được xây dựng và vận hành trên một hệ thống cơ cấu tổ chức và thể chế pháp lý cụ thể. Hợp tác của ASEAN đã đưa lên thành một mô hình liên kết cộng đồng, hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý với một cơ chế đảm bảo điều phối hoạt động ở nhiều cấp độ và với nhiều phương thức thực hiện khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với các cộng động khác trong việc thực hiện một mục tiêu chung của cả cộng đồng ASEAN. Như vậy, ASCC đã góp phần đưa ASEAN đạt đến một cấp độ liên kết cao so với các tổ chức quốc tế khu vực khác trên thế giới và đặt nền móng cho một cấp độ liên kết trong một lĩnh vực mới đó là văn hóa, xã hội. Đánh giá triển vọng phát triển của Cộng đồng văn hóa – xã hội vào năm 2015. Xung quanh vấn đề đánh giá triển vọng phát triển của Cộng đồng văn hóa – xã hội vào năm 2015 thì cũng như các cộng động khác, triển vọng phát triển của ASCC về mặt lý thuyết còn mở ra nhiều hướng khác nhau như: ASCC không trở thành hiện thực; ASCC sẽ hình thành nhưng không đảm bảo đúng thời hạn hay ASCC hình thành đúng thời hạn và hoàn thành tất cả các mục tiêu và nội dung đặt ra. Tuy nhiên, để nhận thức được một cách đúng đắn thực tiễn phát triển của ASCC thì việc xem xét thực tiễn triển khai xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội cũng như xem xét các cơ hội và thách thức đang tới là một việc làm cần thiết và nhóm chúng tôi đã thống nhất nhận định đến năm 2015, ASCC sẽ được hình thành và bước đầu hoàn thành các mục tiêu và nội dung đặt ra. Thực tiễn triển khai xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội Trong thời gian qua,các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiến hành nhiều cuộc họp bàn thảo về hoạt động của các cơ quan bộ phận trực thuộc Cộng đồng ASCC để quyết định và đưa ra những đường hướng hoạt động đối với những vấn đề chính hướng tới việc hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN 2020…Những cột mốc quan trọng gần đây như: việc thông qua khuôn khổ pháp lý chiến lược của ASEAN về phát triển lĩnh vực y tế (2010-2015), đề xuất của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về môi trường bàn thảo về ý tưởng Giải thưởng thành phố bền vững về môi trường ASEAN lần thứ 2 (2011); thông qua sáng kiến Krabi của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về khoa học công nghệ tháng 12/2010; hoàn tất lộ trình ASEAN để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; khởi động Dự án trung tâm điều phối hỗ trợ nhân đạo và xử lý thảm họa…. Năm 2011, bên cạnh các sáng kiến đang được thực hiện, Hội đồng ASCC đã thông qua một số văn bản pháp lý xác định những vấn đề ưu tiên mới đối với ASCC như: Thông báo của các nhà lãnh đạo ASEAN về vấn đề biến đổi khí hậu, Báo cáo ASEAN về HIV/AIDS, chương trình làm việc ASEAN VI…Ngày 7-8/5/2011, Hội đồng ASCC cũng đã thống nhất về kiến nghị thành lập Hội nghị bộ trưởng ASEAN về thể dục thể thao. Các thiết chế của ASEAN nói chung và của ASCC nói riêng đang nỗ lực hết mình tích cực thực hiện nhiều hoạt động, chương trình hướng tới các mục tiêu đã đặt ra, ví dụ như: + Trong lĩnh vực thông tin, Nhằm tăng cường sự hiểu biết trong các nước ASEAN và nâng cao khả năng thông tin truyền thông phục vụ nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN, hiện ASCC đang triển khai một số dự án như: Dự án tin tức truyền hình ASEAN, một số dự án thông tin nhằm vào thanh niên và giới trẻ ASEAN như: Cuộc thi truyền hình tìm hiểu về ASEAN dành cho sinh viên thuộc khu vực ASEAN tranh tài dự thi tìm hiểu các kiến thức về ASEAN; các dự án làm phóng viên truyền hình giúp sinh viên ASEAN có kỹ năng sáng tạo những nội dung tin tức phản ánh về cuộc sống ở đất nước mình và qua đó cũng giúp giới trẻ các nước ASEAN hiểu biết văn hóa lẫn nhau thông qua các tư liệu truyền thông kỹ thuật số. Bên cạnh đó, ASCC còn thành lập các cổng thông tin điện tử như: Cổng truyền thông ASEAN (aseanmedia.net) và Cổng thông tin và văn hóa ASEAN (aseancultureandinformation.org) hình thành những kênh thông tin quan trọng truyền tải: tin tức, nội dung, báo cáo về ASEAN. Các chương trình hợp tác về thông tin được thực hiện giữa ASEAN và các nước đối thoại khác như: Chương trình trao đổi truyền thông ASEAN - Ấn độ, ASEAN-Hàn Quốc. Những hợp tác giữa ASEAN và các nước +3 trong lĩnh vực thông tin được tiến hành thông qua các cơ chế AMRI+3; SOMRI+3… + Trong lĩnh vực văn hóa- nghệ thuận, ASCC đang tiến hành các sáng kiến về thành phố văn hóa ASEAN nhằm tăng cường bản sắc văn hóa đặc trưng của ASEAN và hình ảnh ASEAN ở quốc tế và trong khu vực thông qua việc tôn vinh văn hóa nghệ thuật ASEAN. Tiếp tục xem xét dự thảo Tuyên bố về chủ đề “Bản sắc văn hóa đặc trưng ASEAN hướng tới củng cố cộng đồng ASEAN”… Bản dự thảo dự kiến hoàn thành tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11/2011. Bên cạnh đó, ASEAN cũng tăng cường hoạt động quảng bá văn hóa nghệ thuật ASEAN đối với quốc tế: Thỏa thuận hợp tác văn hóa giữa chính phủ các quốc gia thành viên và chính phủ Liên bang Nga được ký kết tại Hà Nội năm 2010, các hoạt động văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc (triển lãm dệt may Trung Quốc-ASEAN), trình diễn dàn nhạc giao hưởng ASEAN- Nga kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN – Nga. + Về quản lý thiên tai, thiết lập một cơ chế hợp tác khu vực toàn diện về tăng cường các biện pháp phòng ngừa, giám sát và giảm thiểu đối với những thiệt hai do thảm họa, thiên tai gây ra.Thành lập Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và giải quyết thảm họa (Trung tâm AHA) và Quỹ cứu trợ khẩn cấp và giải quyết thảm họa của ASEAN (ADMERF). Ủy ban ASEAN về vấn đề thảm họa phối hợp với các tổ chức đối tác khác để phát triển chương trình Quỹ cứu trợ khẩn cấp (2010-2015), phối hợp với các đối tác phát triển một Chương trình làm việc về Cứu trợ khẩn cấp và giải quyết thảm họa của ASEAN trong giai đoạn 2010-2015. Một trong những dự án chủ chốt đã được thực hiện đó là thành lập Đội đánh giá nhanh về tình hình thảm họa khẩn cấp của ASEAN (ERAT). Dự án tiến triển rất khả quan khi Ủy bản ACDM đã tiến hành 2 khóa huấn luyện để lựa chọn và thành lập Đội ERAT và Đội đã hoạt động hiệu quả trong thảm họa sóng thần tại đảo Mentaiwai (Indonesia) 10/2010 và tham gia Cuộc diễn tập cứu trợ thảm họa thuộc khuôn khổ diễn đàn an ninh khu vực ARF vào tháng 3/2011 tại Manado, Indonesia. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã kêu gọi thành lập sớm trung tâm AHA. Theo sau sự ra đời của AADMER, ủy ban ACDM đã thảo luận về các cơ chế pháp lý, tài chính, hoạt động đối với trung tâm AHA. Các văn bản pháp lý quan trọng như: Thỏa thuận về việc thành lập Trung tâm AHA. Dự kiến việc công bố thành lập chính thức Trung tâm AHA sẽ được thực hiện tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11/2011. Những thuận lợi và thách thức Với những thành tựu, trong những năm tới, Cộng đồng văn hóa – xã hội mà ASEAN đang nỗ lực xây dựng đang được tiến hành trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức. Đó là: *Những thuận lợi. Nằm án ngữ trên con đưởng hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Không chỉ có vậy, đây còn là một vùng văn hóa đa dạng, nhiều chủng tộc, nhiều ngôn ngữ, tôn giáo nhưng vẫn có những điểm tương đồng. Do đó, việc hội nhập khu vực, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong khu vực cũng như giữa các quốc gia trong khu vực với những quốc gia bên ngoài là điều tất yếu. Đây cũng là một cơ hội để ASEAN nâng cao sự hợp tác, xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASCC. Những thành tựu đã đạt được của Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng an ninh – chính trị cũng đã tạo ra những thuận lợi lớn cho việc xây dựng và phát triển Cộng đồng văn hóa xã hội. Kinh tế các quốc gia ngày càng phát triển, an ninh khu vực được tăng cường sẽ hỗ trợ cho các chính sách của Cộng đồng văn hóa xã hội như chính sách xóa đói giảm nghèo, các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, y tế, thực hiện bình đẳng giới,… *Những thách thức. Trước hết, có thể thấy môi trường hiện nay đang ngày càng xuống cấp do phát triển kinh tế quá độ. Do tập trung quá lớn vào việc phát triển kinh tế, dường như các quốc gia quên đi sự tác động của việc đầu tư phát triển kinh tế đến môi trường. Ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải từ các khu công nghiệp, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức vào phục vụ công nghiệp đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho mỗi quốc gia. Không chỉ có vậy, lối sống của người dân đang dần thay đổi do sự phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh,… cũng là những thách thức lớn mà ASCC phải đối mặt. Trong khuôn khổ ASEAN, các quốc gia cần có sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm nhằm đối phó với các vấn đề này. Cho đến nay, các nước thành viên ASEAN vẫn còn duy trì cách tiếp cận liên kết khu vực từ lợi ích quốc gia ; bởi vậy, mặc dù ý thức rất rõ về sự cần thiết phải tư duy ở tầm khu vực nhưng chưa có một quốc gia nào sẵn sàng đặt lợi ích quốc gia dưới tầm lợi ích khu vực. Đây cũng là một cản trở cho quá trình xây dựng ASCC. Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các quốc gia cũng là một khó khăn đối với việc xây dựng Cộng đồng văn hóa – xã hội ASCC. Chẳng hạn, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Xingapo hiện nay là 26.000 USD, của Việt Nam là 600 USD và Mianma chỉ là 100 USD. Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN là sự hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2015 về hội nhập khu vực nh
Luận văn liên quan