Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà thậm chí cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Chúng ta có thể dễ dàng tìm được phế tích của những ngôi nhà tác phẩm nghệ thuật hoặc những dấu tích còn sót lại của những nền văn minh xưa kia. Tuy nhiên việc tái lập một cách chính xác cách thức mà các thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế lại là một điều khó khăn hơn nhiều. Trong một số những dấu tích vật chất gây ấn tượng của văn minh thời Tiền sử, thời Cổ đại, thời Trung cổ và thời Cận đại có các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Câu chuyện trong kinh thánh Joeph giải thích giấc mơ của vua Ai Cập là một ví dụ minh hoạ nguyên tắc mà người ta đã áp dụng để tổ chức dịch vụ nói trên. Kinh nghiệm cho thấy rằng đôi khi cũng xảy ra mất mùa hoặc quân xâm lược ngăn cản người dân của một thành phố thu hoạch ở vùng nông thôn xung quanh. Mặc dù mỗi hộ gia đình có thể tự dự phòng cho những trường hợp xấu nói trên nhưng các thị dân đã sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung hoặc theo từng cộng đồng có hiệu quả hơn. Mỗi người có khả năng sẽ phải đóng góp vào một khoản thuế nhỏ trong những năm được mùa, khi giá lương thực xuống thấp. Người ta thực hiện việc mua lương thực có thể dự trữ được chủ yếu là lúa mỳ. Nông dân thấy hài lòng do họ có thể bán được nhiều hơn( với giá cao hơn) so với khi cơ quan thuế không thực hiện việc mua lương thực trên thị trường. Gặp khi mất mùa hoặc khi thành phố bị vây hãm, cơ quan thuế sẽ xuất ra lương thực dự trữ để nuôi sống cư dân thành phố. Vì vậy, ý tưởng về việc lập một quỹ chung (trong trường hợp này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức con người. Ý tưởng này tỏ ra rất phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống của con người vốn thường xuyên bị rủi ro đe doạ.
71 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình pháp luật về kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
1.1. TRÊN THẾ GIỚI.
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà thậm chí cho đến bây giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Chúng ta có thể dễ dàng tìm được phế tích của những ngôi nhà tác phẩm nghệ thuật hoặc những dấu tích còn sót lại của những nền văn minh xưa kia. Tuy nhiên việc tái lập một cách chính xác cách thức mà các thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế lại là một điều khó khăn hơn nhiều. Trong một số những dấu tích vật chất gây ấn tượng của văn minh thời Tiền sử, thời Cổ đại, thời Trung cổ và thời Cận đại có các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Câu chuyện trong kinh thánh Joeph giải thích giấc mơ của vua Ai Cập là một ví dụ minh hoạ nguyên tắc mà người ta đã áp dụng để tổ chức dịch vụ nói trên. Kinh nghiệm cho thấy rằng đôi khi cũng xảy ra mất mùa hoặc quân xâm lược ngăn cản người dân của một thành phố thu hoạch ở vùng nông thôn xung quanh. Mặc dù mỗi hộ gia đình có thể tự dự phòng cho những trường hợp xấu nói trên nhưng các thị dân đã sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung hoặc theo từng cộng đồng có hiệu quả hơn. Mỗi người có khả năng sẽ phải đóng góp vào một khoản thuế nhỏ trong những năm được mùa, khi giá lương thực xuống thấp. Người ta thực hiện việc mua lương thực có thể dự trữ được chủ yếu là lúa mỳ. Nông dân thấy hài lòng do họ có thể bán được nhiều hơn( với giá cao hơn) so với khi cơ quan thuế không thực hiện việc mua lương thực trên thị trường. Gặp khi mất mùa hoặc khi thành phố bị vây hãm, cơ quan thuế sẽ xuất ra lương thực dự trữ để nuôi sống cư dân thành phố. Vì vậy, ý tưởng về việc lập một quỹ chung (trong trường hợp này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức con người. Ý tưởng này tỏ ra rất phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống của con người vốn thường xuyên bị rủi ro đe doạ.
Vào cuối thế kỷ XV, khi Châu Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới Châu Á và Châu Mĩ, mở đường cho cái gọi là “cuộc cách mạng thương mại” xảy ra trước “cuộc cách mạng công nghiệp” nổi tiêng, ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện cùng một lúc. Nếu một đội tàu nhỏ tìm cách đi từ Châu Âu tới Inđônêxia để mua bán hàng hoá và trở về với nhiều loại hàng hoá hấp dẫn, song lại có một số tàu không hoàn thành chuyến trở về. Một số tàu có thể bị chìm do bão tố, cạn kiệt nguồn cung cấp (hoặc đội thuỷ thủ bị chết vì bệnh tật), lạc đường, bị chìm do quá tải. Những người tham gia vào chuyến đi mạo hiểm đó đã cảm thấy sự cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro để tránh tình trạng một số nhà đàu tư bị mất trắng khoản đầu tư của mình do hoàn cảnh ngẫu nhiên đã khiến cho con tàu của họ bị mất tích. Vì thế họ đã tìm ra hai cách nhằm đáp ứng nhu cầu này:
Cách thứ nhất, là thành lập một liên doanh có góp vốn cổ phần theo đó một nhóm đầu tư cùng đầu tư vào một đội thuyền chở hàng chung, cùng chia sẻ rủi ro khi xảy ra tổn thất và phân chia lợi nhuận mà liên doanh thu được.
Cách thứ hai, là bảo hiểm một hệ thống mà theo đó chủ tàu hay chủ hàng (có thể là một cá nhân hay một công ty) đề nghị trả một số tiền mặt cho người khác nếu những người này đồng ý sẽ bồi thường cho các chủ hàng thuộc con tàu khi con tàu đã nêu tên không hoàn thành một chuyến đi cụ thể nào đó.
Theo cách này, thay cho việc phát triển trong cạnh tranh, việc chung vốn và bảo hiểm đã bổ xung cho nhau. Một số cá nhân hay công ty thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt để đổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu trong trường hợp tàu bị mất tích. Những bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung mà họ cam kết sử dụng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
Một số nhà kinh doanh bảo hiểm nhanh chóng nhận ra rằng rất nhiều thành viên cộng đồng không muốn mình nhận bảo hiểm cho những rủi ro lớn như vậy theo như kiểu khai thác bảo hiểm của Lioyds’. Vì vậy, khái niệm góp vốn chung đã được đè cập đến song trong một bối cảnh khác, người ta kêu gọi mọi người mua cổ phần của các công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ thuê các chuyên gia để lựa chọn các rủi ro có thể bảo hiểm và bồi thường cho người được bảo hiểm bằng số tiền trích ra từ quỹ chung mà công ty đã đem ra đầu tư khi rủi ro xảy ra. Quỹ này được xây dựng trên cơ sở tiền mà công ty thu được sau khi bán các cổ phần cho các cổ đông cộng với thu nhập nhờ đầu tư quỹ và phí bảo hiểm do người được bảo hiểm nộp. Chỉ cần khai thác viên chuyên nghiệp tính toán một cách đầy đủ và chính xác trong việc lựa chọn rủi ro và số phí bảo hiểm phải đóng cho mỗi loại rủi ro, cụ thể thì quỹ này luôn luôn có khả năng để bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm nếu xảy ra rủi ro và trả lãi cho các cổ đông ở mức đủ để họ hài lòng với việc đầu tư của mình.
Vào thời gian đầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty bảo hiểm là bảo hiểm hoả hoạn. Tại những thành phố đông đúc của thế kỷ XVII, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ, người ta dùng lửa để sưởi, đun nấu và dùng để chiếu sáng. Vì vậy rủi ro nhà bắt lửa là rất cao. Trong cộng đồng làng xã trước khi diễn ra quá trình đô thị hoá, khi một nhà bị cháy rụi, tất cả những nhà hàng xóm sẽ hợp sức với nhau để giúp xây dựng lại ngôi nhà. Ngược lại ở thành phố, do hàng xóm của gia đình có nhà bị cháy đều có những nghề nghiệp chuyên môn riêng( như thợ dệt, thợ may, thư ký...) họ không có khả năng cũng như thời gian để giúp hàng xóm xây lại ngôi nhà trong trường hợp xảy ra hoả hoạn. Thay vào đó, họ đóng phí bảo hiểm cho một công ty bảo hiểm để nhận được hai cam kết: cung cấp dịch vụ cứu hoả (như dập lửa, ngăn không cho lan sang nhà khác, và hạn chế mức thấp nhất do vụ cháy gây ra) và bồi thường bằng tiền mặt cho người được bảo hiểm để tạo điều kiện cho họ thuê mướn những thợ chuyên môn cần thiết (như thợ xây, thợ mộc...), sửa chữa lại hư hỏng (hoặc xây lại ngôi nhà trong trường hợp xảy ra hoả hoạn nghiêm trọng).
Cùng với bảo hiểm hoả hoạn, các quỹ bảo hiểm nhân thọ cũng xuất hiện. Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải là một hợp đồng bồi thường. Mục đích của nó là cung cấp một khoản tiền cụ thể khi xảy ra những trường hợp được nêu trong hợp đồng bảo hiểm. Không ai có thể biết chắc chắn tuổi thọ của một người sẽ là bao nhiêu. Chỉ một phần cư dân trên thế giớ qua đời mỗi năm. Vào giữa thế kỷ XVII, người ta đã thành lập các công ty, tổ chức tương hỗ để cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cho công chúng. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải lúc nào cũng dựa trên nguyên tắc bồi thường, bởi vì xét về khía cạnh vật chất, cuộc sống con người là vô giá và rõ ràng không phải một tổ chức nào cũng có thể cung cấp cho một ‘giá trị’ tương đương với việc mất đi sinh mạng. Chính vì lý do này mà các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều dựa trên một số tiền cụ thể. Một người sau khi được bảo hiểm nhân thọ (hoặc người có lợi ích hợp pháp như vợ, chồng) phải nộp một phần thu nhập của mình cho một công ty bảo hiểm để sau này người thừa kế của họ sẽ nhận được một khoản tiền khi người được bảo hiểm qua đời. Hoặc khi hợp đồng bảo hiểm đến hạn sau một số năm đã định (với điều kiện người được bảo hiểm vẫn còn sống). Bảo hiểm nhân thọ là một hình thức tiết kiệm có lợi cho người được bảo hiểm, người phụ thuộc vào họ và các tổ chức kinh doanh của họ.
Từ những loại bảo hiểm ban đầu như bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hảo hoạn và bảo hiểm nhân thọ giờ đây trên thế giới đã có thêm rất nhiều loại bảo hiểm khác nữa.
Những công ty bảo hiểm xuất hiện đầu tiên trên thế giới đó là:
Năm 1424, Công ty bảo hiểm đầu tiên của vận tải biển và đường bộ được thành lập ở GiênOa.
Năm 1667, Công ty bảo hiểm hoả hoạn ra đời ở Anh.
Năm 1762, Công ty bảo hiểm nhân thọ ra đời đầu tiên tại Luân Đôn.
1.2. Ở VIỆT NAM.
1.2.1.Dưới thời phong kiến đến năm 1945.
Các triều đại phong kiến tập quyền Việt Nam đều giành cho mình những quyền sở hữu tối cao về tư liệu sản xuất. Chính vì vậy bảo hiểm hoàn toàn mang tính chất xã hội và phục vụ cho mục đích thống trị của triều đình vua chúa phong kiến. Nó tồn tại dưới các hình thức phát chẩn, cứu tế mang tính bình quân. Bảo hiểm không tồn tại khái niệm “đóng góp” và “bồi thường” mà chỉ có khái niệm “Cho” và “Nhận”. Phạm vi hoạt động bảo hiểm diễn ra ở phạm vi cục bộ, tức là chỉ ở địa phương hay xảy ra thiên tai, địch hoạ. Tuy nhiên hầu hết các địa phương đều tồn tại quĩ dự phòng do các quan lại và các phú gia hảo tâm đóng góp. Thực chất của quỹ này chỉ là “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Bảo hiểm chưa đủ khả năng duy trì đời sống và hoạt động bình thường.
Dưới thời Pháp thuộc, do kinh tế chưa phát triển nên bảo hiểm cũng chưa thực sự đáng kể. Hầu hết hoạt động bảo hiểm chỉ dừng lại ở chế độ bảo hiểm xã hội cho công, viên chức bảo hiểm thương mại có ít nhưng hoàn toàn do người Pháp nắm giữ.
1.2.2. Từ năm 1945 đến năm 1994.
Khi giành được độc lập năm 1945, nhà nước ta đã phát triển tài chính Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, hoạt động bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ tài chính mới phát triển được 30 năm nay. Ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt nam (gọi tắt là (BAOVIET) ra đời theo Quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tướng Chính phủ. Sự ra đời của BAOVIET đánh dấu một bước phát triển trong lịch sử của ngành tài chính Việt Nam. Tuy nhiên bảo hiểm Việt Nam lúc này cũng hoàn toàn mang tính bao cấp, không hề tồn tại khái niêm “Hạch toán kinh doanh” như ở các nước Tư bản chủ nghĩa. Ban đầu chỉ có 5 nghiệp vụ: bảo hiểm hàng Xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu và tái bảo hiểm.
Sự có mặt của một công ty duy nhất với cơ chế độc quyền trong Kinh doanh bảo hiểm đã duy trì trong một thời gian dài. Cho đến tháng 12 năm 1993, việc ban hành Nghị định 100/CP về Kinh doanh Bảo hiểm của Chính phủ đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh Bảo hiểmở nước ta.
Độc quyền về cơ bản đã chấm dứt với sự ra đời của hàng loạt các Doanh nghiệp bảo hiểm, đó là:
- Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh ( Bảo Minh).
- Công ty bảo hiểm Nhà Rồng ( Bảo Long).
- Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ( PJICO).
- Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt nam ( PVIC).
- Công ty liên doanh môi giới bảo hiểm – Inchcape ( INCHIBROK).
- Công ty liên doanh bảo hiểm - Việt nam Internationnal asurance Company ( VIA).
- Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện ( FTI).
- Công ty liên doanh bảo hiểm – United Inurace của Việt Nam (UIC).
Nhiều tổ chức bảo hiểm nước ngoài đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Mạng lưới bảo hiểm, cộng tác viên đã hình thành rộng khắp cả nước. Nhiều nghiệp vụ mới của bảo hiểm đã được triển khai như là bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm nhân thọ... Hệ thống văn bản pháp lý về bảo hiểm đang được chú ý và hoàn thiện. Mọi nỗ lực đã mang lại sự tăng trưởng không ngừng của thị trường bảo hiểm.
Sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam là một xu thế tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Sự phong phú về các nguồn hành hoá, dịch vụ, tốc độ tăng trưởng cao về kinh tế, mức thu nhập dồi dào của nhiều tầng lớp dân cư. Tính phức tạp, đa dạng của các loại hình rủi ro là yếu tố khách quan tác động đến việc hình thành và tăng nhanh các nhu cầu về bảo hiểm trong xã hội.
Gắn liền với các loại thị trường khác, đặc biệt là thị trường tài chính (mà trước hết là thị trường vốn), thị trường bảo hiểm hình thành như một mắt xích không thể thiếu trong cơ chế thị trường.
Thị trường bảo hiểm là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại sản phẩm bảo hiểm, nơi người bảo hiểm và khách hàng tác động qua lại để xác định giá cả cũng như số lượng sản phẩm bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm tất yếu chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế thị trường. Môi trường cạnh tranh đã tạo lên một thị trường linh hoạt có khả năng đáp ứng được sự đa dạng của nhu cầu bảo hiểm, thúc đẩy sự tăng nhanh khối lượng chủng loại và chất lượng sẩn phẩm bảo hiểm.
Mặt khác, cơ chế cạnh tranh cũng làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề phức tạp. Thị trường nếu không được tổ chức, quản lý, giám sát đúng đắn có thể dẫn tới tình trạng hỗn loạn, gây hậu quả xấu cho nền kinh tế – xã hội. Vậy nên các tổ chức kinh doanh bảo hiểm cần có chiến lược phát triển, phải tổ chức quản lý như thế nào? Nhà nước cần thực hiện vai trò quản lý đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ra sao? Thị trường bảo hiểm mở cửa một quốc gia cần những gì để đứng vững trong cạnh tranh trên trường Quốc tế? Những vấn đề này sẽ được giải trình ở phần tiếp theo.
2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.
2.1. KHÁI NIỆM.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện thuộc trách nhiệm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm cả hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm và hoạt động trung gian bảo hiểm.
2.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.
Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa cả về mặt xã hội. Những lợi ích kinh tế và công dụng xã hội của hoạt động kinh doanh bảo hiểm thể hiện trên các mặt chủ yêu sau:
2.2.1. Bảo hiểm góp phần bảo vệ tài sản, ổn định cuộc sống con người mang lại sự an toàn trong xã hội.
Hoạt động bảo hiểm trước hết là nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro. Hậu quả của rủi ro có nhiều dạng và nói chung đều liện quan đến khía cạnh tài chính – phát sinh các khoản chi phí, chi tiêu bất thường mà thông thường người mua bảo hiểm phải tự gánh chịu.
Sự có mặt của các tổ chức bảo hiểm là để cung cấp dịch vụ đặc biệt cho khách hàng đáp ứng nhu cầu đảm bảo về mặt vật chất, tài chính trước rủi ro đối với họ. Thực tế việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm của bên bảo hiểm đã giúp các tổ chức bảo toàn vốn liếng tài sản, các cá nhân, các gia đình khắc phục khói khăn không rơi vào tình trạng kiệt quệ về vật chất và tinh thần.
Hơn nữa, nghề bảo hiểm còn đòi hỏi các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu rủi ro , thống kê những tai nạn, những tổn thất, xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro.
Thực tế khi xây dựng các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cũng như trong quá trình triển khai nghiệp vụ( kể từ khi đánh giá rủi ro, kí kết hợp đồng, quản lý hợp đồng cho đến lúc giám định tổn thất, giải quyết bồi thường), các tổ chức bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng, sức khoẻ con người, của cải vật chất của xã hội và đặc biệt là để giảm chi phí do phải bồi thường bảo hiểm cho khách hàng.
2.2.2. Bảo hiểm thúc đẩy hoạt động tiết kiệm, tập chung vốn, góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn trong xã hội.
Sự tồn tại của thị trường bảo hiểm với nhiều loại hình bảo hiểm (đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ) đã tạo một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến tư duy của mỗi cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp. Họ phải suy nghĩ tính toán và dần dà sẽ có một ý thức, thói quen về việc giành ra một khoản thu nhập để có một tương lai an toàn hơn cho chính mình.
Tiết kiệm của những người tham gia bảo hiểm liên quan chặt chẽ đến việc tập chung vốn của các tổ chức bảo hiểm. Với những đặc điểm về phạm vi hoạt động, sự phong phú trong các loại hình nghiệp vụ, khả năng tập chung vốn của các tổ chức bảo hiểm rất dồi dào. Qua hoạt động bảo hiểm mà một lượng tiền lớn nằm phân tán, dải dác trong dân cư đã được tập chung về một tụ điểm tài chính, đặc biệt đó là hình thành quỹ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Với đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm “ Phí nộp trước, việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm chỉ được thực hiện sau đó một thời gian”, cho nên lượng vốn mà các tổ chức bảo hiểm đã gom góp được phần lớn là có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Vì thế, mọi tổ chức bảo hiểm phải tính toán, đầu tư linh hoạt số vốn đó để sinh lời đóng góp phần giá trị thặng dư cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Dù rằng những tổ chức bảo hiểm được sinh ra không phải nhằm mục đích kinh doanh tiền tệ, nhưng trong nền kinh tế thị trường tổ chức bảo hiểm chỉ có thể “ Kinh doanh rủi ro” trên cơ sở thực hiện song song công việc đầu tư tài chính.
Thức tế ở nhiều quốc gia phát triển, các tổ chức bảo hiểm hoạt động rất mạnh trên thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đặc biệt là thị trường vốn. Như một loại hình trung gian tài chính, các tổ chức bảo hiểm thu hút vốn, cung ứng vốn, góp phần đáp ứng các nhu cầu về vốn, thúc đẩy sự tăng nhanh sự luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Bên cạnh những vấn đề đã nêu ở trên, vai trò của bảo hiểm còn thể hiện ở nhiều mặt khác như : Tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế, khu vực kinh tế đặc biệt( lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khu vực kinh tế đối ngoại); góp phần vào sự đảm bảo xã hội, tăng thu nhập ngân sách Nhà nước, tăng tích luỹ tiền tệ cho nền kinh tế quốc dân.
2.3. ĐẶC TRƯNG CỦA NGÀNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM.
Đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm với các rủi ro được bảo hiểm.
Rủi ro được bảo hiểm: Chỉ là sự cố dự tính, nếu xảy ra gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến đối tượng bảo hiểm sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Những rủi ro được bảo hiểm thường được nêu trong phạm vi bảo hiểm của qui tắc bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm: Là phạm vi giới hạn những rủi ro mà theo đó thoả thuận nếu những rủi ro đó xảy ra người bảo hiểm sẽ chiụ trách nhiệm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm do các doanh nghiệp thực hiện với tư cách là người bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm lập quỹ bảo hiểm trên cơ sở đóng góp phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm: Là người có thân thể, tài sản trách nhiệm dân sự cần được bảo hiểm hoặc là người có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Người tham gia bảo hiểm có thể là pháp nhân hoặc là thế nhân, họ tham gia bảo hiểm vì lợi ích của bản thân hoặc vì lợi ích của người khác. Để được hưởng quyền lợi bảo hiểm người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm theo mức thoả thuận cho bên bảo hiểm.
Phí bảo hiểm: Là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm theo sự thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm( nếu đồng thời là người được bảo hiểm) sẽ được đền bù khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm: Là sự kiện khách quan, do các bên dự liệu trong hoạt động bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra trên thực tế thì bên bảo hiểm “Doanh nghiệp bảo hiểm” phải trả tiền bảo hiểm cho người có quyền hưởng quyền lợi bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm có thể là các rủi ro và cũng có thể là sự kiện khác do các bên thoả thuận
Quỹ bảo hiểm: Được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để bồi thường, bù đắp cho những trường hợp thuộc diện được bảo hiểm. Chính nhờ phương thức thu phí bảo hiểm của số đông và chỉ chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trên thực tế mà tạo ra thu nhập (lợi tức) cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ.
Người bảo hiểm không bán một sản phẩm hữu hình mà sản phẩm của công ty bảo hiểm được quan niệm là một sản phẩm “ vô hình”
Người sở hữu đơn bảo hiểm được cấp một văn bản, đơn bảo hiểm làm bằng chứng cho việc xác lập một hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm cam kết trong hợp đồ