Phần mở đầu
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí nước ta đang ngày càng khởi sắc, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và cần thiết của mình trong đời sống văn hoá- xã hội. Sau hơn 20 năm đổi mới "hệ thống báo chí nước ta đã có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất lượng”, chứng tỏ sự lớn mạnh về mọi phương diện và đang có nhu cầu ngày càng vươn cao, vươn xa hơn nữa trong tương lai. Đây chính là điều kiện chủ quan quan trọng để triển khai, thành lập mô hình tập đoàn báo chí ở Việt Nam.
Trên thế giới, mô hình tập đoàn báo chí đã ra đời từ hơn 100 năm nay và đang ngày càng khẳng định sức mạnh và ưu thế của mình trong thời đại kinh tế toàn cầu, mở ra một hướng làm kinh tế mới cho ngành công nghiệp báo chí - truyền thông, một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong đời sống báo chí hiện đại.
Với những điều kiện khách quan và chủ quan, xu hướng hình thành tập đoàn báo chí Việt Nam là tất yếu, không thể tránh khỏi, đáp ứng nhu cầu của phương thức, phong cách làm báo hiện đại trong xu thế toàn cầu hoá.
Chủ trương hình thành các tập đoàn báo chí của Đảng, Nhà nước ta ra đời trong bối cảnh đó. Tuy nhiên, hình thành như thế nào, nội dung, cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức ra sao thì còn là một câu hỏi khó và cần thời gian để nghiên cứu. Một trong những hướng tiếp cận đó là tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế truyền thông, cụ thể là quá trình hình thành và hoạt động của một số tập đoàn báo chí trên thế giới như Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Đỗ Quý Doãn đã chỉ ra: "Trên thế giới có nhiều tập đoàn báo chí. Mỗi mô hình có những ưu điểm, đặc trưng riêng của từng nước. Chúng ta nên lựa chọn, học tập để xây dựng một mô hình cho phù hợp. Đây là một vấn đề rất mới. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm".
Đặc biệt, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra một đợt sóng toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực. Báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân cũng cần phải bắt kịp với xu thế của thời đại trong tình hình mới, đáp ứng nhu cầu của nền báo chí trong thời kì hội nhập, công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Do đó, một nền báo chí tự sống và sống khoẻ, phát triển và phát triển lành mạnh, thoát ra khỏi “bầu vú sữa” bao cấp là một yêu cầu cấp thiết, hết sức cần kíp trong điều kiện hiện nay.
Với sự cần thiết và các lý do đó, chúng tôi chọn Mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay làm đề tài cho nghiên cứu khoa học này.
55 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong khoa Báo chí đã tạo điều kiện để em hoàn thành nghiên cứu khoa học thiết thực và bổ ích này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo sâu sắc của thầy hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và chia sẻ cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo khoa học này.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên- những đồng nghiệp - nhà báo tương lai. Đó sẽ là những ý kiến quý báu giúp em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong các báo cáo khoa học sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Môc lôc:
Trang
Lêi c¶m ¬n
1
Môc lôc
2
PhÇn mét: Më ®Çu
4
1. TÝnh cÊp thiÕt, lý do chän ®Ò tµi
4
2. Môc ®Ých vµ nhiÖm vô nghiªn cøu
5
3. §èi tîng nghiªn cøu
6
4. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu
6
5. CÊu tróc cña ®Ò tµi
7
PhÇn hai: Néi dung nghiªn cøu
Ch¬ng 1: Vµi nÐt vÒ m« h×nh TËp ®oµn b¸o chÝ trªn thÕ giíi
8
1.1. Giíi thiÖu m« h×nh TËp ®oµn b¸o chÝ trªn thÕ giíi
8
1.1.1. Kh¸i niÖm
8
a. TËp ®oµn b¸o chÝ lµ g×
8
b. “M« h×nh” ®îc hiÓu nh thÕ nµo?
9
c. Một số khái niệm liên quan: “Tập đoàn truyền thông”, “Tơ-rớt báo chí”, “Cơ quan báo chí” là gì?
9
1.1.2.Sự hình thành mô hình Tập đoàn báo chí
10
1.1.3.Mô hình và quá trình phát triển của tập đoàn báo chí
12
1.1.4.Một số đặc điểm nổi bật của tập đoàn báo chí trên thế giới
14
1.2.Giới thiệu khái quát một số Tập đoàn báo chí tiêu biểu trên thế giới
15
1.2.1.Tập đoàn Gannett (Mỹ)
15
1.2.2.Tập đoàn News Corporation(Mỹ)
19
1.2.3.Tập đoàn báo chí Singapore(SPH)
21
1.2.4.Tập đoàn báo chí Quảng Châu(Trung Quốc)
23
1.2.5.Tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo (Trung Quốc)
Tiểu kết chương 1
26
30
Chương II.Vấn đề xây dựng mô hình tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay
31
2.1.Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Tập đoàn báo chí ở Việt Nam
31
2.2.Tình hình phát triển của báo chí-truyền thông nói chung
33
2.3. M« h×nh vµ ph¬ng thøc nµo cho “TËp ®oµn b¸o chÝ” V.N
35
2.4.Thực trạng các cơ quan báo chí trong quá trình xây dựng tiến tới thành lập mô hình “Tập đoàn báo chí”
38
2.4.1.Vietnamnet
38
2.4.2.Tiền Phong
40
2.4.3.Tuổi trẻ
42
2.5.Thử đề xuất một số tiêu chí và giải pháp để xây dựng Tập đoàn báo chí ở nước ta.
43
2.5.1.Một số tiêu chí
43
2.5.2.Một số giải pháp
44
Tiểu kết chương II.
47
KÕt luËn
48
Tµi liÖu tham kh¶o
52
PhÇn më ®Çu
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí nước ta đang ngày càng khởi sắc, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và cần thiết của mình trong đời sống văn hoá- xã hội. Sau hơn 20 năm đổi mới "hệ thống báo chí nước ta đã có bước phát triển quan trọng cả về loại hình, số lượng và chất lượng”, chứng tỏ sự lớn mạnh về mọi phương diện và đang có nhu cầu ngày càng vươn cao, vươn xa hơn nữa trong tương lai. Đây chính là điều kiện chủ quan quan trọng để triển khai, thành lập mô hình tập đoàn báo chí ở Việt Nam.
Trên thế giới, mô hình tập đoàn báo chí đã ra đời từ hơn 100 năm nay và đang ngày càng khẳng định sức mạnh và ưu thế của mình trong thời đại kinh tế toàn cầu, mở ra một hướng làm kinh tế mới cho ngành công nghiệp báo chí - truyền thông, một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong đời sống báo chí hiện đại.
Với những điều kiện khách quan và chủ quan, xu hướng hình thành tập đoàn báo chí Việt Nam là tất yếu, không thể tránh khỏi, đáp ứng nhu cầu của phương thức, phong cách làm báo hiện đại trong xu thế toàn cầu hoá.
Chủ trương hình thành các tập đoàn báo chí của Đảng, Nhà nước ta ra đời trong bối cảnh đó. Tuy nhiên, hình thành như thế nào, nội dung, cơ chế hoạt động và cơ cấu tổ chức ra sao thì còn là một câu hỏi khó và cần thời gian để nghiên cứu. Một trong những hướng tiếp cận đó là tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế truyền thông, cụ thể là quá trình hình thành và hoạt động của một số tập đoàn báo chí trên thế giới như Thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Đỗ Quý Doãn đã chỉ ra: "Trên thế giới có nhiều tập đoàn báo chí. Mỗi mô hình có những ưu điểm, đặc trưng riêng của từng nước. Chúng ta nên lựa chọn, học tập để xây dựng một mô hình cho phù hợp. Đây là một vấn đề rất mới. Chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm".
Đặc biệt, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra một đợt sóng toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực. Báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân cũng cần phải bắt kịp với xu thế của thời đại trong tình hình mới, đáp ứng nhu cầu của nền báo chí trong thời kì hội nhập, công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Do đó, một nền báo chí tự sống và sống khoẻ, phát triển và phát triển lành mạnh, thoát ra khỏi “bầu vú sữa” bao cấp là một yêu cầu cấp thiết, hết sức cần kíp trong điều kiện hiện nay.
Với sự cần thiết và các lý do đó, chúng tôi chọn Mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới và vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay làm đề tài cho nghiên cứu khoa học này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi nhằm tìm hiểu mô hình kinh tế báo chí thông qua một số tập đoàn báo chí tiêu biểu trên thế giới. Từ đó, học hỏi, rút ra những kinh nghiệm cho thực tiễn báo chí Việt Nam trên con đường chuẩn bị xây dựng mô hình tập đoàn báo chí. Đây cũng là cơ hội để những sinh viên báo chí có thể tiếp cận với những vấn đề thực tế báo chí, nhằm bổ sung thêm kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc sau này.
Từ những mục đích trên, chúng tôi tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ cần phải thực hiện như sau:
- Tìm hiểu, nghiên cứu những con đường hình thành, phương thức hoạt động của một số tập đoàn báo chí tiêu biểu ở các nước tư bản chủ nghĩa, những nước có nền báo chí lâu đời và phát triển.
- Tìm hiểu thực trạng truyền thông Việt Nam, các cơ sở pháp lí,văn bản chính sách của Nhà Nước và một số cơ quan báo chí có xu hướng phát triển thành tập đoàn báo chí.
- Đưa ra những gợi mở, đề xuất ban đầu về tiêu chí,nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng các tập đoàn báo chí ở nước ta.
- Kiến nghị một số giải pháp ứng dụng vào việc xây dựng mô hình tập đoàn báo chí ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Căn cứ vào tính chất của quá trình hình thành tập đoàn báo chí, chúng tôi chọn hai tập đoàn báo chí điển hình của Mỹ để khảo sát là Tập đoàn News Corp và Tập đoàn Gannett. Ngoài ra, để đảm bảo tính toàn diện, chúng tôi cũng sẽ khảo sát, đề cập tập đoàn báo chí của Singapore và Trung Quốc… Tuy nhiên, do điều kiện hiểu biết cũng n hư thời gian còn nhiều hạn chế,chúng tôi chỉ nghiên cứu một số tập đoàn có mô hình tổ chức và phương thức hoạt động không giống nhau ở các châu lục khác nhau, đó là News Corporation,Gannet (Mỹ) ,Tập đoàn báo chí Singapore(SPH),Tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo và Tập đoàn Quảng Châu (Trung Quốc).Các cơ quan báo chí trong nước được chọn để nghiên cứu gồm Báo Tiền Phong,Báo điện tử VietNamnet và Báo Tuổi trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo khoa học này sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,chính sách của Nhà nước về báo chí, truyền thông và một số phương pháp cụ thể như phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, so sánh, mô tả, tổng hợp vấn đề, đề xuất một số kiến nghị giải pháp cho vấn đề…
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; báo cáo gồm 2 chương:
Chương I:Vài nét về mô hình tập đoàn báo chí trên thế giới
1.1.Giới thiệu về mô hình “Tập đoàn báo chí” trên thế giới:
1.1.1.Khái niệm
a. “Tập đoàn báo chí” là gì?
b. “Mô hình” được hiểu như thế nào?
c. Một số khái niệm liên quan: “Tập đoàn truyền thông”, “Tơ-rớt báo chí”, “Cơ quan báo chí ” là gì?
1.1.2.Sự hình thành mô hình Tập đoàn báo chí
1.1.3.Mô hình và quá trình phát triển của tập đoàn báo chí
1.1.4.Một số đặc điểm nổi bật của tập đoàn báo chí trên thế giới
1.2.Giới thiệu khái quát một số Tập đoàn báo chí tiêu biểu trên thế giới
1.2.1.Tập đoàn Gannet(Mỹ)
1.2.2.Tập đoàn News Corporation(Mỹ)
1.2.3.Tập đoàn báo chí Singapore(SPH)
1.2.4.Tập đoàn báo chí Quảng Châu(Trung Quốc)
1.2.5.Tập đoàn báo chí Văn Hối Tân Dân báo(Trung Quốc)
Tiểu kết chương1
Chương II.Vấn đề xây dựng mô hình tập đoàn báo chí ở Việt Nam hiện nay
2.1.Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Tập đoàn báo chí ở Việt Nam
2.2.Tình hình phát triển của báo chí-truyền thông nói chung
2.3.Thực trạng các cơ quan báo chí trong quá trình xây dựng tiến tới thành lập mô hình “Tập đoàn báo chí”
2.3.1.Vietnamnet
2.3.2.Tiền Phong
2.3.3.Tuổi trẻ
2.4.Thử đề xuất một số tiêu chí và giải pháp để xây dựng Tập đoàn báo chí ở nước ta.
2.4.1.Một số tiêu chí
2.4.2.Một số giải pháp
Tiểu kết chương II.
Chương I:Vài nét về mô hình Tập đoàn báo chí trên thế giới
1.1 Giới thiệu về mô hình “Tập đoàn báo chí” trên thế giới:
1.1.1.Một số khái niệm:
a. “Tập đoàn báo chí” là gì?
Về khái niệm “Tập đoàn báo chí” hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau, trong đó một trong những khái niệm có nội hàm được sử dụng nhiều nhất: tập đoàn báo chí là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thông,có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình hoặc bất cứ loại hình báo chí nào khác và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền thông.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư, “Tập đoàn báo chí” là tổ hợp các cơ quan-đơn vị hoặc doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực báo chí.
Trên Wikipedia xuất hiện một số thuật ngữ liên quan đến khái niệm “Tập đoàn báo chí” như “Press group”,“media conglomerate”, “media group”..Trong đó, “Press group” thường được sử dụng để gọi tổ chức có hạt nhân là một cơ quan báo in nổi tiếng lâu đời và cơ quan này có tham gia các hoạt động kinh doanh bổ trợ khác. Những thuật ngữ có tính phổ biến hơn “Press group” như “media conglomerate”, “media group”, trong đó, thuật ngữ “media conglomerate” dùng để chỉ các tổng công ty sở hữu một con số lớn các công ty con hoạt động trong những loại hình truyền thông khác nhau như phát thanh, truyền hình, xuất bản, điện ảnh, Internet. Một số ví dụ tiêu biểu như News Corporation, Sony, Time Warner,Vivendi Universal…Riêng thuật ngữ “media group” có cách hiểu tương đương như cụm từ “press group” nhưng nó là một khái niệm có nội hàm rộng hơn, bao gồm tất cả các loại hình truyền thông chứ không chỉ riêng mỗi loại hình báo in. Ngoài ra, trên thế giới “Tập đoàn báo chí” còn được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như: “media organization”, “media group”, “media corporation”..
Hiện nay, ở nước ta vẫn đang sử dụng lẫn lộn hai thuật ngữ “báo chí” và “truyền thông”, nhiều khi đánh đồng chúng với nhau. Chính vì thế, để có cách hiểu cho đúng, cần phải xem. “Tập đoàn báo chí” là một thuật ngữ kinh tế, thuộc về kinh tế truyền thông, có nghĩa hẹp tương đương với thuật ngữ “press group”, nghĩa rộng tương đương với thuật ngữ “media conglomerate”.
b. “Mô hình” được hiểu như thế nào?
“Mô hình” theo nghĩa hẹp là mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hoá) vì mục đích khoa học và sản xuất.
Nghĩa rộng là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả…) ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, triết học, tin học, kinh tế học..). Khái niệm “mô hình” dược sử dụng rộng rãi trong tin học, triết học, toán học, kinh tế học, ngôn ngữ học và các khoa học khác.Trong ngành ngôn ngữ là khái niệm trừu tượng về tiêu chuẩn hay biểu mẫu của một hệ thống nào đó, là sơ đồ chung mô tả một hệ thống hay một tiểu hệ thống ngôn ngữ nào đó của ngôn ngữ (hệ thống âm vị, hệ thống ngữ pháp...), là khái niệm về những đặc tính chung nhất của một hiện tượng ngôn ngữ nào đó,là sơ đồ chung mô tả một hệ thống hay một tiểu hệ thống ngôn ngữ nào đó.
c.“Tập đoàn truyền thông”. “Tơ-rớt báo chí”, “Cơ quan báo chí”là gì?
“Tập đoàn truyền thông” là tổ hợp các cơ quan - đơn vị hoặc doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực truyền thông - báo chí và có kết hợp kinh doanh tổng hợp về một số lĩnh vực khác ngoài truyền thông - báo chí.
“Tơ-rớt báo chí” là một trong những hình thức độc quyền tư bản chủ nghĩa trong ngành truyền thông-báo chí, xuất hiện ở thời kì đế quốc chủ nghĩa. Nó hợp nhất một loạt xí nghiệp công nghiệp thông tin, báo chí vào một hoặc vài ba công ty lớn..Các chủ xí nghiệp góp cổ phần vào các tơrơt được nhận siêu lợi nhuận theo tỉ lệ số vốn mình bỏ vào.Tơ-rớt báo chí lớn nhất xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kì năm 1906 là của tỉ phú F.Garnett, có quan hệ với các tập đoàn dầu lửa - tài chính Morgan nắm trên 130 ấn phẩm định kì, trong đó có 90 tờ báo, 7 đài truyền hình và 13 đài phát thanh. Hiện nay, ở Hoa Kì có khoảng vài chục Tơ-rớt báo chí khổng lồ có quyền lợi tài chính gắn liền với các tổ hợp công nghiệp và ngân hàng lớn, đang kiểm soát đại bộ phận sản phẩm sách báo, đài phát thanh, truyền hình và điện ảnh của Hoa Kì và nhiều nước khác.
“Báo chí” xuất phát từ 2 từ: báo và tạp chí, nói một cách khái quát là những xuất bản ấn phẩm định kỳ song cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng đước áp dụng cho một số tạp chí liên tục xuất bản trên web. “Báo chí” là tên gọi chung của các loại hình truyền thông đại chúng.
1.1.2. Vài nét về sự hình thành mô hình “Tập đoàn báo chí”:
Lịch sử báo chí thế giới bắt đầu bước sang một bước ngoặt mới, đó là vào thời điểm giữa thế kỉ XIX, khi những người làm báo bắt đầu chú ý, quan tâm đến vấn đề tài chính, kinh tế trong hoạt động báo chí. Có thể nói như Robert W.McChesney trên thenation.com : “Vương quốc của phương tiện truyền thông đứng trước một sự biến đổi sâu sắc. Nếu như trước đó, những hệ thống phương tiện truyền thông chủ yếu ở quốc gia thì giờ đây một thị trường phương tiện truyền thông thương mại toàn cầu đã nảy sinh”.
Chính bước ngoặt đó đã làm cơ sở cho sự ra đời của một số thuật ngữ mà đến nay luôn gắn bó với báo chí - truyền thông thế giới như thuật ngữ ngành báo chí “newspaper industry”, ngành truyền thông “media industry”, kinh tế báo chí “media economics”..
Tập đoàn báo chí đầu tiên trên thế giới ra đời ở Mỹ có tên gọi là Cripca.Tiếp đó là sự hình thành của những tập đoàn “khổng lồ” như: Walt Disney (Mỹ) với 47.000 nhân viên,Time Warner(Mỹ) với 35.000 nhân viên,Bertel Smann(Đức) với 44. 000 nhân viên,News Corp (Úc) với 31.000 nhân viên…
Thông qua ba hiện tượng: sự ra đời của nghề làm báo mới new journalism, sự giàu có của của nghề làm báo vàng yellow journalism và sự hình thành các hệ thống báo dây chuyền newspapers chains; có thể khẳng định rằng mô hình kinh tế báo chÝ - tập đoàn báo chí trên thế giới có nguồn gốc từ sự phát triển của nền báo chí Mü - nơi xuất phát của các tập đoàn báo chí - truyền thông lớn nhất thế giới hiện nay, đặc biệt là vào giai đoan sau cuộc nội chiến 1865-1867.
Nghề làm báo mới ở Mü ra đời với khuynh hướng nổi bật là báo chí làm kinh tế đã đưa đến sự phát triển ào ạt của báo chí Mü. Báo chí trở thành một ngành kinh doanh lớn với những công ty hùng mạnh, có khả năng tự chủ về tài chính và thu được nhiều lợi nhuận từ việc làm báo đặc biệt nó có tính độc lập tương đối trong xã hội.
Nghề làm báo vàng được đánh dấu bởi tên tuổi của ông vua W.Randolph Hearst,làm xuất hiện những “Citizen Kane” có khả năng đem lại sự thịnh vượng cho các tờ báo trên khuynh hướng làm báo kinh tế. W.Randolph Hearst không”dừng lại ở lĩnh vực làm báo, ông còn chuyển sang lĩnh vực tạp chí,xuất bản” và trong lĩnh vực nào ông cũng đạt đến sự thành công. Như thế, sự hùng mạnh của các tờ báo làm kinh tế và sự mở rộng,thâm nhập sang các lĩnh vực khác liên quan đến báo chí đã đánh dấu mốc cho sự “manh nha”, “chớm nở” của mô hình báo chí làm kinh tế: mô hình “Tập đoàn báo chí”.
Tuy nhiên, phải đến khi có sự xuất hiện, hình thành của các hệ thống báo dây chuyền thì khoảng cách cho sự ra đời của mô hình tập đoàn báo chí mới bắt đầu được rút ngắn. Hiện tượng này ra đời gắn liền với tên tuổi của hai “ông hoàng” báo chí, đó là: E. W.Scripps và Hearst với mục đích nhằm “khai thác mối liên kết, mối quan hệ giữa nhiều tờ báo để hỗ trợ nhau về phương diện nghề nghiệp”.Với những công thức để thành lập cơ quan báo chí của mình, đến nay hai hệ thống báo dây chuyền của E. W.Scripps và Hearst đã phát triển lên thành các tập đoàn tiếng tăm trên đất Mü, đó là:The E.W.Scripps Company và Hearst Corporation.
Như vậy, quá trình hình thành mô hình tập đoàn báo chí không những đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu của đời sống báo chí mà còn đi đúng định hướng của thời đại, từng bước chuẩn bị những nhân tố cần thiết làm cơ sở để lớn mạnh, đưa đến sự xuất hiện của những tập đoàn báo chí -truyền thông hùng mạnh trên thế giới hiện nay mà trong đó đặc biệt tập trung nhất ở Mü.Nó chứng minh một điều rằng việc báo chí Mü ngay từ đầu định hướng coi báo chí - truyền thông là một trong những ngành công nghiệp và cần phát huy tối đa hiệu quả của nó là hợp lí và phù hợp với sự phát triển của thời đại và nhu cầu tất yếu của lịch sử.
1.1.3. Mô hình và dạng thức phát triển của khuynh hướng làm báo kinh tế:
Có thể nói vắn tắt là đến ngày nay, bản chất và mục tiêu của Tập đoàn báo chí không đổi, chỉ thay đổi (phát triển) về quy mô tổ chức, cơ cấu nhân sự, tiềm lực kinh tế, chiến lược phát triển, cách tiếp cận,marketing…cho phù hợp với kỷ nguyên mới - kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện.
Trên thenation.com, tác giả Robert W.McChesney đã nhấn mạnh có hai phương thức để tạo dựng tập đoàn báo chí truyền thông.
Một là dạng thức tập hợp theo chiều ngang, nghĩa là tập đoàn thâu tóm phần lớn một lĩnh vực truyền thông nào đó. Một ví dụ nổi bật đó là kênh truyền hình MTV Networks của ông chủ tịch Tom Freston.MTV ra đời năm 1981, là đứa con của tập đoàn “mẹ” Warner Amex Cable. Sự phát triển lớn mạnh và không ngừng đổi mới của MTV khiến nó trở thành món ăn tinh thần quen thuộc và thân thiết của hơn tỷ người xem trên khắp hành tinh.Năm 2004, MTV quyết định bỏ tiền ra mua tập đoàn Vina của Đức-một trong những đối thủ lớn nhất của MTV ở Châu Âu. Không chỉ dừng lai ở đó, MTV tấn công mạnh mẽ vào thị trường Trung Quốc: kí hợp đồng cung cấp dịch vụ âm nhạc đầu tiên cho hãng China Mobile, liên doanh với tập đoàn truyền thông Thượng Hải (Shanghai media group), sản xuất chương trình giải trí dành cho trẻ em.Với những bước tiến mạnh mẽ và rộng lớn như vậy,năm 2004,doanh thu của MTV đạt 5,2 tỉ USD.
Dạng thức thứ hai, đa dạng độc đáo hơn là dạng thức tập hợp theo chiều dọc,nghĩa là một tập đoàn nắm quyền sở hữu trong nhiều lĩnh vực truyền thông khác nhau, tạo thành một mạng lưới liên hoàn sản xuất và tiêu thụ.Có thể nói News Corporation tiêu biểu cho khuynh hướng này.Với tài sản gần 55 tỉ đô la, doanh thu gần 22 tỉ đô la mỗi năm, gã khổng lồ New Corporation bao chứa trong nó đa dạng nhiều lĩnh vực mà trong đó chủ yếu phim giải trí, truyền hình, các tạp chí, báo chí, xuất bản sách, Internet…
Như vậy, có thể kết luận được rằng, mô hình kinh tế báo chí - mô hình tập đoàn báo chí được những ông trùm công nghiệp truyền thông thế giới thực thi qua hai chiến lược: tập trung hàng dọc hay thẳng đứng (Vertical) và tập trung hang ngang (Horizontal). Có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất đó là nếu như tập trung hàng dọc là sự có mặt trong mỗi công đoạn (lập chương trình, sản xuất, phát hành hay phân phối) nhằm tăng cường ưu thế trong một ngành hoạt động nhất định như tập đoàn W.Disney (phim) hay Canal Plus (truyền hình) thì tập trung hàng ngang là đầu tư vào những ngành công nghiệp rất xa nhau như nghe nhìn và viễn thông; chính vì vậy mà Công ty §iện lực General Electric 1986 đã mua mạng truyền hình Mỹ NBC; Công ty Viễn thông khổng lồ Mỹ AT&T 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình “cáp” TCI, rồi đến 2004 là mạng Mediaone. Còn Vivendi và Canal Plus, một tập đoàn tư bản Pháp đã hợp nhất với Seagram, trở thành Mỹ hoá và là tập đoàn truyền thông lớn thứ hai thế giới…
1.1.4.Một số đặc điểm nổi bật của mô h