Đề tài Mô hình tháo rời bơm cao áp tập trung PE

1.1. Mục đích Việc em chọn đề tài tháo rời bơm cao áp PE làm khóa khóa luận tốt nghiệp vì công việc tháo rời này, giúp em hiểu rõ từng chi tiết, tên gọi của chi tiết, kết cấu và hoạt động của bơm cao áp. Hơn nữa giúp em hiểu sâu về hệ thống nhiên liệu, làm cơ sở để em nắm vững nguyên lý làm việc của động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel .Để từ đó giúp cho sinh viên chúng em hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, phát triển lên của động cơ như động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu được cũng cấp bằng phương pháp phun dầu điện tử với những tính năng vượt trội hơn động cơ Diesel. 1.2. Ý nghĩa Việc nghiên cứu hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel giúp cho em nắm vững hơn về kiến thức động cơ nói chung và hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel nói riêng. Từ đó giúp em nắm vững kiến thức cơ bản về động cơ để sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ với những động cơ mới, những hệ thống nhiên liệu mới. Vì những lý do trên em chọn đề tài “ Mô hình tháo rời bơm cao áp tập trung PE ’’ để làm đề tài tốt nghiệp.

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4329 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình tháo rời bơm cao áp tập trung PE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa đề tài 1.1. Mục đích Việc em chọn đề tài tháo rời bơm cao áp PE làm khóa khóa luận tốt nghiệp vì công việc tháo rời này, giúp em hiểu rõ từng chi tiết, tên gọi của chi tiết, kết cấu và hoạt động của bơm cao áp. Hơn nữa giúp em hiểu sâu về hệ thống nhiên liệu, làm cơ sở để em nắm vững nguyên lý làm việc của động cơ sử dụng nhiên liệu Diesel .Để từ đó giúp cho sinh viên chúng em hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, phát triển lên của động cơ như động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu được cũng cấp bằng phương pháp phun dầu điện tử với những tính năng vượt trội hơn động cơ Diesel. 1.2. Ý nghĩa Việc nghiên cứu hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel giúp cho em nắm vững hơn về kiến thức động cơ nói chung và hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel nói riêng. Từ đó giúp em nắm vững kiến thức cơ bản về động cơ để sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ với những động cơ mới, những hệ thống nhiên liệu mới. Vì những lý do trên em chọn đề tài “ Mô hình tháo rời bơm cao áp tập trung PE ’’ để làm đề tài tốt nghiệp. NỘI DUNG 1. GIỚI THIÊU CHUNG VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL. Hình 1-1 Sơ đồ nhiên liệu bơm cao áp PE 1- Thùng chứa ; 2- Lọc sơ cấp; 3- Bơm tiếp vận ; 4- Lọc thứ cấp 5- Bơm cáo áp ; 6- Đường ống cao áp ; 7- Ống cao áp ; 8 -Ống dầu về 9- van an toàn ; 10- Bơm tay ; 11- Lưới lọc ; 12- Bộ điều tốc 13- ống xa gió 1.1 Công dụng Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diesel có công dụng hút dầu từ thùng chứa, lọc sạch và tạo áp lực cao phun vào buồng đốt của động cơ dưới dạng sương mù, đúng thời điểm và lượng nhiên liệu phù hợn với phụ tải của động cơ. 1.2. Yêu cầu a. Chỉ tiêu kỹ thuật. Do chất lượng phun nhiên liệu có ảnh hưởng lớn đến công suất, mức tiêu hao nhiên liệu động cơ. Vì vậy hệ thống nhiên liệu cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Dầu Diesel cung cấp cho động cơ phải sạch. - Thời điểm bắt đầu phun dầu phải chính xác, thời điểm kết thúc phải dứt khoát để tránh hiện tượng phun nhỏ giọt. - Lượng nhiên liệu phun phải kịp thời, đúng thời điểm quy định và đồng đều giữa các xy lanh của động cơ. - Áp suất phun phải đảm bảo để nhiên liệu phun ra dưới dạng sương mù và đảm bảo độ phun xa tới góc của buồng cháy. - Lượng nhiên liệu phun phải thay đổi phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. b. Chỉ tiêu về kinh tế. - Hoạt động lâu bền, có độ tin cậy cao. - Dễ dàng và thuận tiên trong sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa. - Dễ chế tạo, giá thành hạ. 1.3 Phân loại Có nhiều kiểu phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu Diesel sử dụng bơm cao áp phân phối nhưng ngày nay dựa vào hình thức hoạt động của bơm phân thành: - Hệ thống cung cấp nhiên liệu Diessel sử dụng bơm cao áp trang bị bộ điều tốc điều khiển bằng cơ năng. - Hệ thống cung cấp nhiên liệu Diessel sử dụng bơm cao áp bằng thiết bị điện tử. 2. KHẢO SÁT VỀ BƠM CAO ÁP PE 2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu phân loại bơm cao áp PE. a. Nhiệm vụ. - Tiếp nhân nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến bơm. - Cung cấp nhiên liệu cần thiết tùy theo chế độ làm việc của động cơ. - Ép nhiên liệu lên áp lực cao (2500- 3000 PSI) đưa đến kim phun đúng thời điểm và phù hợp với thứ tự nổ của động cơ. - Phân phối lưu lượng đồng đều cho các xy lanh và tùy theo yêu cầu hoạt động của động cơ. b. Yêu cầu. - Đảm bảo hoạt động liên tục trong suốt thời gian hoạt động của động cơ. - Các chi tiết phải có độ chính xác cao. - Tiện nghi cho việc sửa chữa bảo dưỡng. c. Phân loại. - Dựa vào số xy lanh có loại bơm cao áp sửa dụng cho động cơ 4 xylanh. 6 xy lanh, 8 xu lanh và nhiều xy lanh. - Dựa vào bộ điều tốc có các loại sau: Bộ điều tốc cơ khí, bộ điều tốc thấp áp, điều tốc phối hợ với cơ khí áp thấp, điều tốc bằng điện từ. 2.2. Cấu Tạo Và Hoạt Động Của Bơm Cao Áp PE 2.2.1 Cấu Tạo Của Bơm Cao ÁP Hình 2-1 Bơm cao áp PE 1. Bộ điều tốc 2. Bơm tiếp vận 3.Bộ phun sớm Hình 2-2 Cấu tạo tổng quát về bơm cao áp PE 1-Bơm tiếp vận 2- Cốt bơm 3- Đệm đẩy 4- Bộ phun sớm 5- Quả tạ 6- Lò xo pis tông 7- Thanh răng 8- Khâu răng 9- Vít giữ thanh răng 10- Xy lanh 11- Van cao áp 12- Ống lục giác 13- Ống xả gió 14- Cần bơm tay 15- Bộ điều tốc. Bơm cao áp PE là một loại bơm gồm nhiều tổ bơm PF ghép chung thành một khối, có cốt cam điều khiển nằm trong thân bơm và điều khiển chung bởi một thanh răng cụ thể. Cấu tạo của một bơm cao áp Bosch PE gồm có: Thân bơm ( vỏ bơm ) được đúc bằng hợp kim nhôm trên đó có dự trù để bắt các lỗ ống dầu đến, ống dầu về, ống xả gió, lỗ xỏ thanh răng, vít chận thanh răng, vít kềm thanh răng… Thân bơm có thể chia làm 3 khoang trong đó có các chi tiết sau: - Phòng trên là phòng chứ nhiên liệu thông giữa các xy lanh với nhau. Các vít kềm xy lanh chỏi ở chỗ nhiên liệu ra xy lanh. Một van an toàn để điều chỉnh áp lực nhiên liệu vào xy lanh. - Phân giữa ( cửa sổ mặt tiền bơm ) bên trong chứa các cặp piston xy lanh tương ứng với số xy lanh của động cơ, các vòng răng và thanh răng điều khiển. Trên vòng răng có vít xiết để có thể điều chỉnh vị trí tưng đối của piston và xy lanh. Hình 2-3 Cấu tạo và chi tiết bơm cao áp PE 1-Ống lục giác; 2,3- Bệ và lò xo cao áp; 4- Van cao áp; 5- Lông đền đồng; 6-Xy lanh; 7- Dầu về; 8- Piston; 9- Vít giữ thanh rang; 10- Thanh rang; 11- Ống xoay; 12- Chén chặn dưới; 13- Lò xo hoàn lực; 14- Đế giữ piston; 15,16,17- Đệm đẩy và vít chỉnh; 18,19,20- Con lăn của đệm đẩy; 21- Bứu cốt cam; 22-Nút đậy đáy bơm; 23- Phòng chứa dầu; 24- Vít chặn xy lanh; 25- Vít chỉnh vòng rang; 26,27- Dầu bơi trơn từ động cơ đến và về. - Phần dưới bên trong có chứa cốt bơm hai đầu tựa lên 2 bạc đạn lắp ở nắp đậy cốt bơm. Cốt bơm có số bướu cam bằng số xy lanh động cơ và có cam sai tâm để điều khiển bơm tiếp vận bắt ở hông bơm.Trên các bướu là các đêm đẩy có bánh răng, ở đệm đẩy có vít điều chỉnh và đại ốc chận. Dưới cốt bơm là đáy bơm có các nắp đậy, bên trong chứa dầu nhờn để bôi trơn. Cốt bơm một đầu được lắp một khớp nối ( hoặc bộ phun sớm tự động và khớp nối ) nối với trục truyền động tự động. Đầu còn lại lắp với quả tạ và chi tiết bộ điều tốc cơ năng ( hoặc để trống nếu bộ điều tốc áp thấp ). - Trên xy lanh là bệ van cao áp, van cao áp, lò xo và trên cùng là ống lục giác dẫn nhiên liệu đến kim phun. Ngoài ra còn có một bơm tiết vân loại piston gắn ở hông bơm được điều khiển bởi cam sai tâm của cốt bơm và tiết chế cơ năng hay áp thấp liên hệ với thanh răng điều chỉnh tốc độ động cơ. - Vỏ bơm Vỏ bơm được đúc bằng nhôm và chứa các cơ cấu bơm, bơm cấp liệu, cơ cấu điều khiển phun sớm tự động, cơ cấu điều chỉnh… - Trục cam. Trục cam được đỡ bởi hai đũa bi ổ côn và được dẫn đọng bởi trục khuỷu động cơ, qua các banh răng cam và bộ điều khiển phun sớm ( số lượng cam bằng số lượng xy lanh động cơ ) để dẫn động piston và một cam để dẫn động bơm cấp liệu. - Đế lò xo dưới. Hình 2-4 Đế lò xo và con đội Đế lò xo đỡ lò xo piston ( lò xo này đẩy piston xuống phía dưới ) và được thiết kế để cho phép piston được quay trong đế lò xo dưới một cách dễ dàng .Có hai kiểu đế lò xo dưới : Kiểu thông thường và kiểu tốc độ cao như hình vẽ dưới. Các đệm ( hay bulong điều chỉnh ở động cơ 2D ) được đặt ở dưới đế lò xo dưới và con đội để cho phép điều chỉnh hành trình ban đầu của piston bơm cho xy lanh số 1 ( hay khoảng thời gian phun của piston cho các xy lanh khác . - Con đội Con đội biến chuyển đông quay của cam thành chuyển động thẳng đứng của piston các con lăn trong và ngoài được lắp tại mặt tiếp xúc giữa con đội và cam để tăng diện tích bề mặt chịu tải. Các bộ phận của bơm. Xy lanh được gắn cố định trong vỏ bơm nhờ giá đỡ van phân phối . Rãnh điều khiển của piston có tác dụng xả nhiên liệu bị nén để kết thúc quá trình phun khi rãnh khớp với lỗ cấp liệu trong xy lanh.Mặt dẫn động của piston ăn khớp trong rãnh của bạc điều khiển, bạc quay piston trong xy lanh để điều chỉnh lượng nhiên liệu. Chú ý : Do các bộ phận của bơm được mài nghiền, mỗi piston phải được lắp lại vào đúng mỗi xy lanh mà nó được tháo ra. Hình 2-5 Piston và xilanh bơm cao áp Thanh răng điều khiển. Thanh răng điều khiển được nối trực tiếp vào bộ điều chỉnh, thanh răng ăn khớp với bánh răng điều khiển. Một bạc điều khiển được gắn với bánh răng điều khiển bằng vít và quay cùng với bánh răng. Bởi vì bề mặt dẫn động của piston nằm trong khe hở của bạc điều khiển nên khi bạc quay piston cũng quay theo. Khi thanh răng điều khiển dịch chuyển sang phải hoặc sang trái , piston quay thuận chiều hayngược chiều kim đồng hồ. Hình 2-6 Thanh răng điều khiển piston bơm cao áp Bơm tiếp vận nhiên liệu. Bơm tiếp vận có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm cao áp. Bơm tiếp vận có nhiều loại và thường được lắp đặt nơi thân bơm cao áp và được điều khiển bởi cốt bơm cao áp. Bơm piston : - Bơm piston được dẫn động bởi cốt cam động cơ hoặc cốt bơm cao áp, lượng nhiên liệu cung cấp tùy thuộc vào tốc độ và yêu cầu của động cơ và ở bất kỳ tốc độ nào bơm cũng cung cấp thừa so với yêu cầu. Lượng nhiên liệu thừa này được chứa nơi phòng piston giữ cho piston ở lưng chừng không hết khoảng chạy của nó, khi lượng nhiên luệu thừa này thoát hết thì piston trở lại làm việc bình thường.: - Van hút và van thoát đều thông với phòng hút của bơm,riêng van thoát còn có mạch rẽ thông với phòng ép. Khi cam không đội con đội, lò xo hoàn lực đẩy piston đi lên, do chênh lệch áp suất giữa phòng hút và đường mạch dầu vào nên van hút mở ra nhiên liệu được hút vào phòng hút. Đòng thời khi piston đi lên ép nhiên liệu dư ở phòng ép đẩy nhiên liệu qua mạch rẽ ra mạch thoát đến bơm cao áp. - Khi cam đội con đội, qua cây đẩy piston đi xuống, ép lò xo hoàn lực lại, van hút đóng và van thoát mở nhiên liệu được đẩy ra mạch thoát. Đồng thời một phần nhiên liệu qua mạch rẽ đi vào phòng ép của bơm. Đây là quá trình bơm hoạt động bình thường. Hình 2.7 Bơm tiếp vận nhiên liệu 1- Cây đẩy ; 2-Van một chiều ; 3-Bơm tay 4- Van một chiều ; 5-Piston ;6- Lọc sơ cấp - Khi động cơ chạy với tốc độ thấp, mức tiêu thụ nhiên liệu ít, áp suất mạch thoát tăng lên và nhiên liệu bị ứ lại ở phòng ép của bơm. Áp suất phòng ép tăng lên đẩy piston đi xuống đến một vị trí cân bằng với lực đẩy của lò xo hoàn lực lúc này piston không tiếp xúc với cây đẩy và piston nằm ở lưng chừng không hết khoảng chạy. Do vậy lượng nhiên liệu cung cấp đến bơm cao áp cũng giảm theo. Khi động cơ chạy với tốc độ cao tiêu thụ nhiên liệu nhiều thì áp suất nhiên liệu ở phòng ép giảm lò xo hoàn lực đẩy piston đi lên tiếp xúc với cây đẩy và bơm trở lại trạng thái hoạt động bìng thường. - Bơm piston có trang bị một bơm tay liên hệ với một piston bơm riêng biệt dùng để châm dầu hay xã gió khi động cơ chưa làm việc 2.2.3 Hoạt động của bơm cao áp PE. Khi động cơ hoạt động , cốt bơm điều khiển bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chữa qua hai lọc rồi đến bơm ở lại phòng chứa nhiên liệu nơi thân bơm. Một phần nhiên liệu qua van an toàn trở về thùng chứa. Lúc piston bơm xuống nhiên liệu nạp vào xy lanh bằng cả hai lỗ nơi xy lanh. Đây là thời kỳ nạp. Đến thì phun nhiên liệu, cốt bơm điều khiển piston đi lên ép nhiên liệu đưa đến kim phun. Lúc piston đi lên khi đỉnh piston đóng hai lỗ dầu lại thì áp lực nhiên liệu trong xy lanh sẽ tăng lên, khi áp lực dầu đủ lớn để thắng được sức ép của lò xo van cao áp, van cao áp sẽ mở ra nhiên liệu sẽ được đưa đến kim phun để phun vào buồng đốt của động cơ. Đây là thời điểm phun nhiên liệu. Lúc cạnh vạt xéo phía dưới nơi piston bơm vừa hé mở lỗ dầu về, dầu tràn ra ngoài xy lanh làm cho áp suất dầu trong xy lanh làm cho áp suất dầu giảm xuống, van cao áp sẽ đóng lại. Áp suất dầu trong đường ống cao áp và kim phun sẽ giảm xuống, kim phun sẽ đóng lại, nhiên liệu sẽ không còn được phun vào buồng đốt động cơ nữa thì phun chấm dứt. Đây là thời điểm dứt phun của hệ thống. Khi muốn tắt máy, người ta kéo cần tắt máy, piston bơm sẽ được xoáy đến vị trí sao cho rãnh đứng trùng với lỗ dầu trên xy lanh nên khi pis ton đi lên ép nhiên liệu, dầu trong xy lanh sẽ thoát ra ngoài, áp lực dầu trong xy lanh không thể tăng cao được nên dầu không thể mở van cao áp để vào bên trong ống cao áp. Nhờ cốt bơm có các mấu cam với cấu tạo phù hợp với thứ tự nổ động cơ nên nhiên liệu được đưa đến kim phun đúng lúc, đúng thì tất cả các xy lanh bơm đều có một áp lực nhiên liệu vào như nhau và điều khiển chung bởi một thanh răng nên nhiên liệu ở các xy lanh tăng giảm đồng đều. + Bơm nhiên liệu. Nhiên liệu được đưa băng bơm cấp liệu đến bơm cao áp rồi được bơm ra dưới áp suất cao theo chuyển động của trục cam ( chuyển động tịnh tiến của piston ) như sau: Khi pison ở điểm chết dưới nhiên liệu chảy vào trong xy lanh qua lỗ cấp liệu từ buồng bơm Khi trục cam quay, piston đi lên. Khi đỉnh piston đi đạt đến cạnh trên của lỗ cấp liệu, nó đóng lỗ cấp liệu và nén nhiên liệu Hình 2-8 Mô phỏng quá trình bơm Khi piston chuyển động lên phía trên nhiên liệu trong xy lanh đẩy mở van phân phối và đi qua các đường ống để đến vòi phun Khi cạnh trên của răng điều khiển đạt tới cạnh dưới của lỗ cấp liệu quá trình bơm kết thúc Khi piston tiếp tục đi lên nhiên liệu, vẫn còn trong xy lanh được hồi về buồng bơm qua lỗ ở đỉnh piston và chảy qua rãnh điều khiển và lỗ cấp liệu Hành trình bơm hiệu dụng bắt đầu ở thời điểm đầu của qua trình bơm đi đến quá trình kết thúc. Hành trình của piston ở điểm chết dưới đến khi nó đóng lỗ cấp liệu được gọi là hành trình ban đầu . + Điều chỉnh lượng phun. Bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của thanh răng theo tải động cơ và vì vậy việc điều chỉnh được nhiên liệu đến cac vòi phun từ bơm cao áp. Lượng nhiên liệu đươc điều chỉnh như sau: Tối đa Trung bình Tắt máy Hình 2-9 Nguyên lý thay đổi lượng nhiên liệu. Lượng phun bằng không. Ở thanh răng được ở tận cùng vị trí bên trái, trước khi đỉnh của lỗ piston đạt tới cạnh trên của lỗ cấp liệu, cạnh trên của lỗ điều khiển piston đã trùng với cạnh dưới của lỗ cấp liệu. Vì vậy nhiên liệu không được bơm ngay cả khi piston chuyển động tịnh tiến lên trên và xuống dưới. Khi người lái muốn kéo núm tắt động cơ, nó sẽ dừng bởi thanh răng xoay piston đến vị trí này. Một nửa lượng phun. Thanh răng chuyển động theo hướng mũi tên được ½ hành trình của nó, vì vậy nó xoay piston ngược chiều kim đồng hồ. Vị trí này tạo thành một hành trình hiệu dụng A của piston, nhiên liệu được phun ở thời điểm piston bắt đầu bơm nhiên liệu đến khi cạnh trên của rãnh điều khiển trùng với cạnh dưới của lỗ cấp liệu - Phun hoàn toàn. Khi thanh răng chuyển động hết sang phải (động cơ đầy tải ). Hành trình phun hiệu dụng B đạt cực đại và lượng phun cũng đạt đến gia trị cực đại để tạ ra công suất lớn nhất. Ở từng vị trí của thanh răng một lương nhiên liệu tiêu chuẩn Ở từng vị trí thanh răng, một lương nhiên liệu tiêu chuẩn phải được phun từ mỗi piston bơm vào buồng cháy tương ứng vào động cơ. Hơn nữa sự khác nhau về lượng phun giữa xy lanh và một khoảng tiêu chuẩn. Việc này có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh vị trí của bánh răng điều khiển so với bạc điều khiển. - Thời điểm phun.. Hình 2-10 Chỉnh thời điểm phun sớm nhiên liệu Nhiên liệu từ bơm cao áp phải được phun tại một góc nhất định của trục trước điểm chết trên (BTDC) hành trình nén của piston. Ví dụ: khi thời điểm phun cho xy lanh số 1 của động cơ được đặt ở 14o (BTDC), bơm cao áp được điều chỉnh chính xác nếu piston số 1 của bơm đi lên và đóng lỗ cấp liệu của xy lanh tại góc đó để bắt đầu phun nhiên liệu Thời điểm ban đầu. Bơm phun nhiên liệu của piston số 1 thay đổi phụ thuộc vào hành trình ban đầu của piston tức là hành trình từ lúc nó bị đẩy lên bởi vấu cam của trục cam qua con đội đến khi nó đóng lỗ cấp liệu. Để đảm bảo thời điểm phun chính xác, hành trình ban đầu của piston số 1 phải được đặt ở giá trị tiêu chuẩn như trong cẩm nang sửa chữa. Thời điểm phun 14 BTDC không thể xem là thời điểm chính xác mà nhiên liệu thực sự được phun từ vòi phun vào buồng cháy, nhiên liệu chỉ thực sự phun khi áp suất của nó tăng đủ để lấy cả van phân phối và vòi phun, ứng với góc quay trục khuỷu sau 14 BTDC.Nếu phun quá sớm hay quá muộn, nó sẽ gây tiếng gõ máy hoặc giảm công suất động cơ giống như trong trường hợp động cơ xăng có thời điểm đánh lửa không đúng. Hình 2-11 Hành trình piston Hành trình ban đầu. Như đã trình bày, hành trình ban đầu thay đổi phụ thuộc vào hình dạng cam, dung sai kích thức con lăn của con đội và piston, độ mòn của bất cứ chi tiết nào kể trên. Vì vậy, các tấm đệm có chiều dày thích hợp có thể được lắp giữa con đội và đế lò xo để cho phép hành trình ban đầu được điều chỉnh dễ dàng ( ở động cơ 2D, hành trình ban đầu của bơm cao áp được điều chỉnh bằng bulong điều chỉnh con đội ). + Hành trình ban đầu quá nhỏ. Phun xảy ra quá sớm do piston bị đẩy lên quá sớm bởi vấu cam.Khi trục cam quay tiếp và vấu cam đẩy piston đến TDC, khe hở L giữa mặt dẫn động của piston và đầu dưới của xy lanh bơ trở lên. Khe hở L này được gọi là khe hở giữa con đội nếu khe hở con đội quá nhỏ bề mặt dẫn động của piston sẽ đập vào xy lanh bơm và có thể làm hỏng quả bơm. Sau khi điều chỉnh hành trình ban đầu, phải chắc chắn rằng khe hở của con đội nhỏ nhất. Hình 2-12 Điều chỉnh hành trình ban đầu + Hành trình ban đầu quá lớn. Nếu hành trình ban đầu quá lớn, nó sẽ làm trễ thời điểm piston đóng lỗ cấp liệu. Vì vậy nó sẽ làm trễ thời điểm phun. Hơn nữa nó sẽ làm giảm quá trình phun hiệu dụng của piston và lượng bơm nhiên liệu sẽ không đủ. Khoảng cách phun. Nhiên liệu được nén bời piston bơm cao áp phải được phun tại cùng thời điểm (góc trục khuỷu) cho tất cả các xy lanh theo thứ tự phun. Ton số 1 đến thời điểm phun của piston tiếp theo thứ tự phun. Ở động cơ 4 xy lanh sự cháy xảy ra 4 lần sau mỗi 180 trong khi động cơ quay hai Khoảng cách phun là góc quay của trục cam kể từ thời điểm bắt đầu phun của pisvòng ( 6 lần sau mỗi 120 ở động cơ 6 xy lanh). Do trục cam bơm cao áp quay một vòng khi trục khuỷu động cơ quay hai vòng, khoảng cách phun của bơm là 90 ở động cơ 9 xy lanh ( 60 ở động cơ 6 xy lanh). Thời điểm phun chính xác từ piston số 1 của bơm đến xy lanh số 1 của động cơ sẽ được xác định khi hành trình ban đầu được điều chỉnh đúng. Vì vậy, thời điểm phun của các xy lanh còn lại sẽ được đồng bộ hóa nếu khoảng cách phun của tất cả các piston bơm cao áp khác được điều chỉnh theo thứ tự phun trên cơ sở thời điểm phun của piston bơm số 1. Khoảng cách phun có thể được điều chỉnh nhờ đệm (hay bulong điều chỉnh) khi điều chỉnh hành trình ban đầu của piston số 1. Chú ý: Hành trình ban đầu phải được đo và điều chỉnh rất chính xác. Nếu khoảng cách phun không được điều chỉnh chính xác, sự cháy sẽ không xảy ra ở các khoảng cách cố định. Nó sẽ động cơ hoạt động không ổn định. Khe hở con đội. Như đã trình bày ở trên, khe hở giữa mặt con đội là khe hở giữa mặt dẫn động của piston và đáy của xy lanh bơm khi piston ở TDC. Khe hở con đội giảm khi hành trình ban đầu (hay khoảng cách phun) giảm và tăng khi hành trình ban đầu tăng. Do khe hở con đội thay đổi khi hành trình ban đầu hay khoảng cách phun thay đổi, nên nó cần được kiểm tra và điều chỉnh đúng những giá trị trên thay đổi. Đặt tính phân phối nhiên liệu. Lượng nhiên liệu phun ra bởi mỗi hành trình hiệu dụng của piston bơm thay đổi như hình vẽ sau theo tốc độ quay của bơm cao áp. Nếu cách khác, lượng phun tăng khi tốc độ bơm tăng và giảm khi tốc độ bơm giảm. Kết quả này được giải thích như sau: Ở tốc độ bơm thấp, việc bơm nhiên liệu bắt đầu sau khi lỗ cấp liệu của xy lanh bị đóng hoàn toàn bởi pittông. Tuy nhiên, khi bơm cao áp quay ở tốc độ cao, thực tế việc bơm cấp liệu bắt đầu từ trước khi lỗ cấp liệu được đóng lại và kết quả là hành trình hiệu dụng tăng thêm một lượng D như hình vẽ dưới. Do lượng phun giảm ở tốc độ bơm thấp (tức tốc độ động cơ thấp), công suất động cơ giảm khi đầy tải với chân ga đạp hoàn toàn.Ở điều kiện này, không phải tất cả không khí điều dùng cho sự cháy, nên m