Xã hội hóa hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động thi hành án dân sự là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Vấn đề xã hội hóa thi hành án được vụ thể bằng việc tiến hành thí điểm mô hình Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: “Mô hình thừa phát lại và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam”.
18 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình thừa phát lại và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU:
Xã hội hóa hoạt động tư pháp, trong đó có hoạt động thi hành án dân sự là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Vấn đề xã hội hóa thi hành án được vụ thể bằng việc tiến hành thí điểm mô hình Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: “Mô hình thừa phát lại và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam và một số vấn đề lý luận về Thừa phát lại:
1. Xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam:
1.1. Khái niệm xã hội hóa thi hành án dân sự:
Xã hội hóa THADS là quá trình Nhà nước thực hiện đổi mới phương thức tổ chức, hoạt động THADS, theo đó Nhà nước từng bước chuyển giao hoạt động THADS cho các cá nhân, tổ chức hành nghề tự do thực hiện nhằm năng cao hiệu quả THADS, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.( 1 )
1.2. Mục đích của xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam:
Việc xã hội hóa công tác THADS nhằm các mục đích sau đây:
- Thứ nhất: xã hội hóa THADS làm giảm khối lượng công việc của cơ quan THADS, khắc phục phần nào được tình trạng tồn đọng án, đồng thời tiết kiện chi phí THA.
- Thứ hai: xã hội hóa THADS nhằm giảm những hạn chế, bất cập trong hoạt động của cơ quan THA Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Thứ ba: xã hội hóa THADS làm giảm gánh nặng về nhân lực, chi phí của Nhà nước cho hoạt động THA.
- Thứ tư: xã hội hóa THADS còn tạo ra khả năng kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
- Thứ năm: xã hội hóa THADS tạo ra môi trường pháp lý phù hợp với nhu cầu hợp tác quốc tế.
2. Một số vấn đề lý luận về Thừa phát lại:
2.1. Giải thích một số khái niệm:
2.1.1. Khái niệm Thừa phát lại: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP.HCM “Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.”
2.1.2. Khái niệm về Vi bằng: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”
2.1.3. Khái niệm về Tống đạt: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP: “Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.”
2.2. Mô hình tổ chức Thừa phát lại ở Pháp:
- Thứ nhất: Về mặt tổ chức:
Đối với người làm Thư ký trưởng, sau hai năm thực tập trong một văn phòng Thừa phát lại, có quốc tịch Pháp, có đạo đức tốt và phải trải qua một kỳ thi kiểm tra chuyên môn sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm làm Thừa phát lại. Đối với những người đã từng là Thẩm phán, luật sư hoặc người có bằng cử nhân luật thì có thể được bổ nhiệm thẳng vào chức vụ Thừa phát lại. Tổ chức Thừa phát lại tại Pháp có một Hội đồng Thừa phát lại. Hội đồng này có một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng được bầu ra trong Đại hội Thừa phát lại. Hội đồng Thừa phát lại được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chuẩn y bằng Nghị định.Việc quản lý Thừa phát lại do Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án thực hiện. Viện trưởng Viện Công tố có quyền kiểm tra hoạt động và chất lượng của công việc do Thừa phát lại thực hiện.
- Thứ hai: Về mặt hoạt động:
Thừa phát lại thực hiện các công việc như: làm các truyền phiếu (trát đòi ra Tòa) ở mọi cấp Tòa án, làm các việc lục tống về Tư pháp hay không thuộc Tư pháp, thi hành các bản án, công văn của các cấp Tòa án, thực hiện công việc nội bộ trong các Tòa án.Việc phân bổ hoạt động nghề nghiệp của Thừa phát lại ở Pháp gắn liền với việc xác định phạm vi hoạt động theo lãnh thổ. Thừa phát lại làm việc trong mỗi đơn vị lãnh thổ cấp quận. Trong một đơn vị lãnh thổ có thể có nhiều văn phòng Thừa phát lại nên các văn phòng phải cạnh tranh với nhau.
Thừa phát lại hành nghề độc lập vì trên thực tế ở Pháp, Thừa phát lại tự tổ chức văn phòng của mình như một doanh nghiệp nhỏ. Thừa phát lại tự đảm bảo thu chi trong hoạt động của mình. Thừa phát lại chịu trách nhiệm về các văn bản mà mình tống đạt. Ngoài ra, Thừa phát lại chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với công việc của mình hoặc những sai lầm có thể mắc phải. Nếu nhiều Thừa phát lại hành nghề chung thì các Thừa phát lại phải liên đới chịu trách nhiệm. Đi liền với quyền hạn tương đối rộng, pháp luật cũng quy định trong trường hợp phạm lỗi, thì Thừa phát lại phải bị xử phạt.
II. Mô hình Thừa phát lại ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP.HCM. Theo Điều 15 của Nghị định này thì tổ chức thừa phát lại được gọi là “Văn phòng thừa phát lại”.
1. Cơ sở pháp lý của mô hình thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh:
Nhằm đổi mới hoạt động THADS và khắc phục tình trạng các bản án bị tồn đọng, kéo dài quá thời hạn pháp luật quy định, người dân phải đi lại nhiều lần, các nhà làm luật đã đề ra vấn đề xây dựng thí điểm mô hình Thừa phát lại tại Việt Nam.
Căn cứ vào Nghị quyết số 24/2008/QH12, ngày 19/02/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 224/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Thực hiện thí chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh”. Theo Quyết định này, việc thực hiện đề án là nhằm xác định sự cần thiết và tính hiệu quả của Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp nói chung và THADS nói riêng, xác định khả năng áp dụng mô hình này trong toàn quốc.
Sau khi phê duyêt đề án, Chính phủ đã ban hành NĐ số 61/2009/NĐ ngày 24/07/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. HCM. Theo đề án và Nghị định nêu trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại. Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải là công dân Việt Nam, có sức khỏe, đao đức tốt; có trình độ cử nhân luật; đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, kiểm sát viên,.. Thừa phát lại hành nghề thông qua văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do hai Thừa phát lại trở lên thành lập hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Muốn thành lập văn phòng Thừa phát lại, ngoài những tiêu chuẩn về nhân sự, địa điểm thì bắt buộc người muốn mở văn phòng phải ký quỹ 100 triệu đồng hoặc có bảo hiểm nghề nghiệp. Về chuyên môn, Thừa phát lại được quyền xác minh điều kiện THA và trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự; tống đạt giấy tờ của Tòa án và của Cơ quan THADS cho đương sự; lập vi bằng có giá trị chứng cứ chứng minh trong xét xử và thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Pháp luật về hoạt động của thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh:
2.1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự:
Để giảm bớt áp lực công việc cho cơ quan tố tụng và nâng cao hiệu quả của công tác xét xử và công tác THADS tại TP.HCM, NĐ số 61/2009/NĐ-CP đã quy định cho văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của cơ quan THADS TP.HCM, Cơ quan THADS quận, huyện tại TP.HCM; Tòa án nhân dân TP.HCM và các Tòa án nhân dân quận, huyện tại TP.HCM (Khoản 2, Điều 21 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP). Việc tống đạt có thể được thực hiện trên địa bàn hoặc ngoài địa bàn TP.HCM.
Để Thừa phát lại có đủ thẩm quyền và chức năng tống đạt các văn bản tố tụng thì giữa văn phòng Thừa phát lại với cơ quan THADS hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng dịch vụ (Điều 24 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP). Việc tống đạt có thể được thực hiện trực tiếp hoặc theo các cách thức do đương sự yêu cầu nếu cách thức đó không gây cản trở cho việc thực hiện hoạt động tống đạt của Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, cơ quan THADS về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
2.2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức:
Khi tham gia vào quá trình tố tụng, các chủ thể cần phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Để tạo lập bổ sung nguồn chứng cứ bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi bị xâm phạm, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP lần đầu tiên đã quy định Thừa phát lại được quyền lập vi bằng. Vi bằng do Thừa phát lại lập không những có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án mà còn là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại và chủ thể yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận với nhau các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trước khi tiến hành lập vi bằng. Theo đó, việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
2.3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự:
Theo quy định tại Điều 31 Luật THADS 2008, người được THA phải tự mình đi xác minh điều kiện THA của người phải THA. Theo Điều 6 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì người được THA hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện THA. Theo quy định tại Mục 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP thì người được THA hoặc người có quyền, lợi ích liên quan chỉ cần thỏa thuận với văn phòng Thừa phát lại để Thừa phát lại thực hiện công việc này cho mình. Bên cạnh đó, pháp luật đã quy định việc Thừa phát lại được quyền yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa phát lại thực hiện hoạt động xác minh. Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn TP.HCM trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện THA ngoài địa bàn TP.HCM.
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, người được THA có quyền sử dụng kết quả xác minh của Thừa phát lại để nộp cho cơ quan THA hoặc tổ chức Thừa phát lại làm căn cứ để thi hành bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của mình.
2.4. Tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án:
2.4.1. Về thẩm quyền, phạm vi thi hành của Thừa phát lại:
Theo quy định Điều 34 NĐ số 61/2009/NĐ-CP trên, Thừa phát lại được giao trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành của tòa án theo yêu cầu của đương sự, ngoại trừ các bản án, quyết định thuộc diện chủ động ra quyết định THA của Thủ trưởng cơ quan THADS. Như vậy, Thừa phát lại được giao trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự sơ thẩm có hiệu lực thi hành của Tòa án cấp huyện.
2.4.2. Về quyền yêu cầu thi hành án:
Theo Điều 35 NĐ số 61/2009/NĐ-CP và khoản 1 Mục II thông tư số 03/2009/TT-BTP ngày 30/9/2009 của Bộ tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của NĐ số 61/2009 quy định về quyền yêu cầu THA. Theo đó với cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một văn phòng thừa phát lại hoặc cơ quan THADS tổ chức THA. Trong trường hợp cùng một bản án, quyết định có nhiều người được THA mà những người đó yêu cầu cơ quan THADS và văn Phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì văn phòng thừa phát lại và cơ quan THADS phải phối hợp với nhau trong việc THA. Trước hết, đây là một quy định tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa phát lại thực hiện hoạt động của mình.
2.4.3. Về việc ra quyết định thi hành án của Thừa phát lại:
Sau khi người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận THA theo yêu cầu của người yêu cầu quy định tại Điều 44 NĐ số 61/2009/NĐ-CP thì văn phòng Thừa phát lại sẽ tiến hành các thủ tục THA theo quy định. Điều 37NĐ số 61/2009/NĐ-CP quy định. Trường hợp văn phòng Thừa phát lại ra quyết định THA trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận THA với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định THA nêu trên phải được gửi cho cơ quan THADS cấp huyện nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.
2.4.4. Về việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án của Thừa phát lại:
Theo Điều 38 NĐ số 61/2009/NĐ-CP quy định Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện bảo đảm THA theo quy định tại khoản 3 Điều 66 của LTHADS. Khi áp dụng các biện pháp này, Thừa phát lại thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 của LTHADS. Theo Điều 39 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định THA. Thừa phát lại có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành (Điều 71 của LTHADS), trừ trường hợp đề nghị Thủ trưởng cơ quan THADS TP. HCM ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 40 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ như chấp hành viên và thực hiện theo quy định của pháp luật về THADS.
2.4.5. Về chi phí cưỡng chế thi hành án và thanh toán tiền thi hành án:
Theo Điều 41 NĐ 61/2009 quy định chi phí cưỡng chế THA do người được THA chịu. Trong trường hợp Thừa phát lại có sai phạm trong quá trình THA dẫn đến việc phải cưỡng chế lại thì chi phí cưỡng chế lại do Thừa phát lại chi trả. Ngoài ra hai bên có thể thỏa thuận với nhau về chi phí cưỡng chế THA theo quy định tại khoản 4 Mục II Thông tư số 03/2009. Điều 42 NĐ số 61/2009/NĐ-CP quy định việc thanh toán tiền THA. Tiền thu được từ vụ việc THA được trả cho người được THA theo văn bản yêu cầu THA sau khi trừ chi phí Thừa phát lại, theo quy định hoặc theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự. Việc thanh toán tiền THA cũng cần tính đến thứ tự ưu tiên thanh toán đã được pháp luật quy định.
2.4.6. Về vấn đề chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại:
Điều 43 NĐ số 61/2009/NĐ-CP quy định việc THA của Thừa phát lại chấm dứt việc thi hành án của Thừa phát lại. Việc chấm dứt THA của Thừa phát lại dẫn đến hậu quả là văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu THA phải thanh lý văn bản yêu cầu THA. Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận thì văn phòng thừa phát lại xử lý theo quy định của LTHADS 2008 và pháp luật về tài sản vắng chủ. Đồng thời, theo Khoản 5 Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BTP hướng dẫn cụ thể hơn về trường hợp vụ việc chưa thi hành song nhưng người yêu cầu đề nghị văn phòng Thừa phát lại chấm dứt việc thi hành.
III.Thực tiễn thực hiện mô hình Thừa phát lại ở Việt Nam và một số kiến nghị:
1.Thực trạng pháp luật về Thừa phát lại tại Thành Phố Hồ Chí Minh:
Sau một thời gian thực hiện việc THA theo quy định của PLTHADS năm 2004 và Luật THADS năm 2008, vấn đề THADS đã bộc lộ những mặt hạn chế cần phải được nghiên cứu khắc phục. Trong đó điểm hạn chế lớn nhất là lượng án tồn đọng đang ngày một gia tăng. Theo Báo cáo tổng kết ngành THADS năm 2009 thì hiện nay số lượng cán bộ THADS là 7727 người. Như vậy, đây là một con số tương đối lớn, là một gánh nặng đối với Ngân sách Nhà nước trong việc chi trả lương và các khoản phí duy trì hoạt động của các cán bộ này. Vì vậy vấn đề xã hội hóa công tác THADS cần được tiến hành, mô hình Thừa phát lại cần được xây dựng, đánh giá để nhân rộng.
1.1. Những ưu điểm của pháp luật về chế định Thừa phát lại được thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh:
Thứ nhất: Chính phủ đã có một lựa chọn hợp lý để xây dựng thí điểm mô hình Thừa phát lại là TP. HCM. Trước hết TP. HCM là nơi có số lượng việc cần thi hành tồn đọng nhiều nhất cả nước trong thời gian gần đây. Theo thống kê cho thấy, mỗi năm nghành tòa án TP. HCM phải tống đạt khoảng 840.000 văn bản, giấy tờ; các cơ quan THADS tại TP. HCM phải xác minh khoảng 50.000 việc và tống đạt khoảng 600.000 văn bản, giấy tờ. Thêm nữa, đây là thành phố có dân số đông, người dân lại có thói quen sử dụng các dịch vụ pháp lý nhiều hơn các khu vực khác trong cả nước. Với những thuận lợi như vậy, việc thực hiện kế hoạch thí điểm sẽ thuận lợi hơn.
Thứ hai: Chính phủ và các Bộ nghành có liên quan đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quy định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc thành lập tổ chức Thừa phát lại tại TP. HCM và hoạt động của Thừa phát lại: Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP. HCM” và NĐ số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. HCM. Sau đó, Thủ Tướng Chính phủ đã ra quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 19/2/2009 Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại TP. HCM”. Ngoài ra, Bộ tư pháp đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng 03 Thông tư hướng dẫn về hoạt động của Thừa phát lại: Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BTP-BTC ngày 15/10/2009; Thông tư số 03/2009/TT-BTP ngày 30/9/2009 và Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC.
Thứ ba: Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP. HCM tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm Thừa phát lại tại TP. HCM và tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho người có nhu cầu và có đủ điều kiện bổ nhiệm Thừa phát lại tại TP. HCM. Theo kế hoạch sẽ thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM, 5 văn phòng Thừa phát lại được cấp phép thành lập: (2) :
STT
Tên VP Thừa phát lại
Thừa phát lại trưởng văn phòng
Loại hình
Trụ sở
1
Quận 1
Đoàn Tiến Hưng
DNTT
104 Điện Biên Phủ, P.Đakao, Q.1
2
Quận 5
Phạm Quang Giang
DNTT
40 Huỳnh Mẫn Đạt, P.2, Q.5
3
Quận 8
Vũ Thị Trường Hạnh
DNTT
809B-811 Tạ Quang Bửu, P.5, Q.8
4
Quận Bình Thạnh
Lê Mạnh Hùng
Công ty hợp danh
19R Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh
5
Quận Tân Bình
Nguyễn Năng Quang
DNTT
717 Cách mạng Tháng 8, P.6, Q.Tân Bình
Đây là 5 địa bàn có số lượng án và việc rất lớn, thuận lợi cho việc thí điểm. Ngoài ra, 21 cán bộ đủ tiêu chuẩn đã được cấp giấy Chứng chỉ Thừa phát lại.
Thứ tư: Việc ra đời chế định thừa phát lại sẽ tạo điều kiện cho người dân có nhiều lựa chọn trong quá trình thực hiện và giải quyết các tranh chấp về dân sự, kinh tế và THA. Bên cạnh đó, người dân sẽ có điều kiện lựa chọn phương thức THA thích hợp. Thông qua đó làm cho việc thi hành bản án, quyết định nhanh hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm quyền, lợi ích các bên đã được bản án, quyết định ghi nhận.
1.2. Những hạn chế của pháp luật về Thừa phát lại được thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được trong quá trình xây dựng và tiến hành thí điểm mô hình Thừa phát lại tại TP. HCM thì vẫn còn những hạn chế sau:
Thứ nhất: Chế định Thừa phát lại được xây dựng để thực hiện thí điểm tại TP. HCM, các vấn đề cơ bản như việc bổ nhiệm Thừa phát lại, thành lập văn phòng Thừa phát lại, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại đã được quy định. Các quy định này bảo đảm tính hợp pháp để mô hình Thừa phát lại hình thành và hoạt động. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa có một cơ chế thuyết phục để bảo đảm sự tồn tại hoạt động của Thừa phát lại.
Về vấn đề con người, Bộ Tư pháp đã có kế hoạch đào tạo những người có đủ điều kiện cần thiết trở thành Thừa phát lại. Tuy nhiên việc đào tạo hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các kiến thức mang tính chất nền tảng về Thừa phát lại. Các lớp đào tạo này chưa cung cấp được nhiều kiến thức thực tế.
Thứ hai: Theo quy định tại Điều 25 của NĐ số 61/2009/NĐ-CP, Thừa phát lại có quyền lập vi bằng. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập được quy định tại Điều 28 NĐ số 61/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định giá trị pháp lý cụ thể của vi bằng do Thừa phát lại lập. Theo đó khi vi bằng được đưa ra làm chứng cứ trong một vụ việc dân sự, nếu như đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với những nội dung trong vi bằng thì vi bằng này lại cần được chứng minh lại. Điều này gây tốn kém ti