Đề tài Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá

Việt Nam đang trong thời kỳ đầu phát triển của một nền kinh tế, khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hướng đi đúng đắn. Đến nay cả nước có một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những đặc thù riêng, mang nhiều lợi thế cũng như những hạn chế so với các doanh nghiệp lớn, hiện nay khối doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đang phải đối mặt với vô số những khó khăn và thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là vấn đề thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “khát vốn”. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để giảm lạm phát, hệ thống ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ cho vay theo hướng chọn lọc khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát, cộng với việc tăng giá nhiều mặt hàng đầu vào. Hàng loạt các doanh nghiệp phải tuyên bố ngừng hoạt động nhưng thực chất là phá sản do doanh thu không đủ bù đắp chi phí khi lạm phát và lãi suất thị trường bị đẩy lên quá cao. Để vượt qua những khó khăn trước mắt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ngân hàng thương mại về vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành phố Thanh Hoá là một địa bàn dân cư có số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng rất lớn khai thác tín dụng từ đối tượng này. Trong thời gian thực tập tại Viettinbank chi nhánh Thanh Hoá, qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, em nhận thấy rằng mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được chi nhánh chú trọng phát triển, và đây cũng là phương hướng chỉ đạo mà Hội sở Viettinbank đã đưa ra. Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá” để thực hiện nghiên cứu.

pdf40 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá” Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 2 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong thời kỳ đầu phát triển của một nền kinh tế, khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hướng đi đúng đắn. Đến nay cả nước có một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những đặc thù riêng, mang nhiều lợi thế cũng như những hạn chế so với các doanh nghiệp lớn, hiện nay khối doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng đang phải đối mặt với vô số những khó khăn và thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là vấn đề thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “khát vốn”. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất để giảm lạm phát, hệ thống ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ cho vay theo hướng chọn lọc khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát, cộng với việc tăng giá nhiều mặt hàng đầu vào. Hàng loạt các doanh nghiệp phải tuyên bố ngừng hoạt động nhưng thực chất là phá sản do doanh thu không đủ bù đắp chi phí khi lạm phát và lãi suất thị trường bị đẩy lên quá cao. Để vượt qua những khó khăn trước mắt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ngân hàng thương mại về vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành phố Thanh Hoá là một địa bàn dân cư có số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng rất lớn khai thác tín dụng từ đối tượng này. Trong thời gian thực tập tại Viettinbank chi nhánh Thanh Hoá, qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, em nhận thấy rằng mở rộng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được chi nhánh chú trọng phát triển, và đây cũng là phương hướng chỉ đạo mà Hội sở Viettinbank đã đưa ra. Vì vậy em đã mạnh dạn chọn đề tài “Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hoá” để thực hiện nghiên cứu. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 3 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH HÓA 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 150 Sở Giao dịch, Chi nhánh; trên 800 phòng giao dịch; có 4 công ty hạch toán độc lập; 3 đơn vị sự nghiệp và góp vốn liên doanh thành lập Ngân hàng Indovina. Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 65/NH-QĐ ngày 08/7/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1988, có trụ sở chính tại số 17 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá. Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu nhập. Hoạt động của Chi nhánh phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về phân phối thu nhập và các cơ chế quản lý, quy trình nghiệp vụ. Từ ngày thành lập đến nay, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Thanh Hoá luôn khẳng định được vai trò, vị trí của một NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, luôn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới. Tuy có những lúc thăng trầm theo nhịp đập của nền kinh tế đất nước song trong trong cả quá trình hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành là một sự phát triển đi lên với tốc độ nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà. 1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện theo mô hình tổ chức là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà Chi nhánh thực hiện bao gồm: Huy động vốn; Cho vay; Bảo lãnh; Tài trợ thương mại; Thanh toán, chuyển tiền; Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 4 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận được quy định như sau: ● Ban Giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng. ● Phòng tổ chức - hành chính: - Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ; - Quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan đến chính sách của cán bộ công nhân viên; - Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh; - Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn tài sản tại ngân hàng. ● Phòng khách hàng doanh nghiệp: - Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng; - Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp; - Tham mưu cho Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh; - Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh; - Báo cáo hoạt động kinh doanh; - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng; - Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra ,kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa. ● Phòng khách hàng cá nhân: - Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình để khai thác vốn; - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn, tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng; - Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. ● Phòng kế toán giao dịch: - Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng; - Thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; - Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp cụ thanh toán, hạch toán kế toán; - Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính; - Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên; Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 5 - Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. ● Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu; - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngoại hối. ● Phòng thông tin điện toán: - Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán; - Bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, đảm bảo thônh suốt hoạt động. ● Phòng quản lý rủi ro: - Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý rủi ro; - Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; - Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng và tài sản bảo đảm; - Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng; - Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề; - Quản lý, khai thác và xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồi các khoản nợ, theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro. - Tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng (rủi ro tác nghiệp). ● Phòng tiền tệ kho quỹ: - Thực hiện nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt; - Cung ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch; - Thu chi tiền mặt cho khách hàng có lượng giao dịch tiền mặt lớn. ● Các phòng giao dịch: - Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác nguồn vốn; - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng; - Cung ứng các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch; - Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính; - Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên; - Quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. ● Các điểm giao dịch: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 6 - Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức dưới mọi hình thức; - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, thanh toán và ngân quỹ; vấn nghiệp vụ ngân hàng cho khách hàng; - Thực hiện cho vay bằng hình thức cầm cố. Ngoài ra, tại Ngân hàng Công thương Thanh Hóa còn có Bộ phận kiểm tra, kiểm soát trực thuộc Ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tại Ngân hàng Công thương Thanh Hóa theo sự phân công, phân nhiệm của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Thanh Hóa được thể hiện qua sơ đồ sau (xem trang bên): Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 7 1.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa những năm gần đây. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa đã có những bước thăng trầm do sự mở rộng mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng khốc liệt. Tuy vậy, kết quả kinh doanh của Chi nhánh vẫn có những phát triển vượt bậc, năm sau cao hơn năm trước cả về quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, cho vay nền kinh tế, lợi nhuận kinh doanh, thu nhập bình quân đầu người…, thể hiện ở bảng sau: C ác đi ểm gi ao dị ch (s ố 03 và 0 7) B an G iá m đ ốc B ộ ph ận ki ểm tr a, ki ếm so át Ph òn g gi ao dị ch Th an h H oa Ph òn g tiề n tệ kh o qu ỹ Ph òn g qu ản l ý rủ i r o Ph òn g th ôn g tin đ iệ n to án Ph òn g th an h to án xu ất nh ập kh ẩu Q ua n hệ k iể m tr a, k iể m s oá t Q ua n hệ q uả n lý đ iề u hà nh Ph òn g kế t oá n gi ao dị ch Ph òn g kh ác h hà ng cá nh ân Ph òn g kh ác h hà ng do an h ng hi ệp Ph òn g tổ c hứ c hà nh ch ín h Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 8 Bảng 1.1 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2011 TT Chỉ tiêu Đvị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tổng tài sản Tỷ đồng 1.798 2.311 3.032 2 Tổng cho vay và đầu tư kinh doanh “ 1.527 2.024 2.650 Trong đó: Dư nợ cho vay nền kinh tế “ 1.521 2.018 2.650 3 Tổng nguồn vốn huy động “ 1.285 1.554 1.893 4 Lợi nhuận sau thuế “ 31 27,7 51,7 5 Thu nhập bình quân đầu người Triệu/đồng /người 11,4 14,1 19 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa) Phát huy được lợi thế hoạt động trên địa bàn đô thị, trong nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá luôn là ngân hàng có tỷ trọng vốn huy động cao, chiếm khoảng 10,3% thị phần ngân hàng toàn tỉnh. Trên cơ sở nguồn vốn dồi dào, Chi nhánh đã tích cực tham gia đồng tài trợ cho nhiều dự án lớn của tỉnh như dự án Xi măng Bỉm Sơn, dự án BOT đường tránh thành phố Thanh Hoá… Có thể nói, nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thị phần đầu tư tín dụng luôn chiếm trên 11% trong tổng khối lượng đầu tư tín dụng trên toàn địa bàn. Song song với việc mở rộng tín dụng, quy mô hoạt động, Chi nhánh cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng luôn quan tâm đến phát triển dịch vụ ngân hàng, cũng như áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: ngân hàng tự động ATM, trả lương qua tài khoản, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối… Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 9 PHẦN HAI TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1 Khái niệm Khái niệm DNVVN được hiểu trên khái niệm DN. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Theo đó, DNVVN là những DN thỏa mãn một số tiêu chí xác định nào đó do Nhà nước đặt ra. DNVVN được chia làm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Tiêu chí xác định DNVVN dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của DN như mức độ phức tạp của bộ máy quản lý, mức độ chuyên môn hoá trong DN...Các tiêu chí này có ưu điểm so với tiêu chí định lượng là phản ánh đúng bản chất của DNVVN nhưng rất khó xác định trên thực tế. Vì vậy, nhóm tiêu chí định lượng thường được sử dụng hơn bao gồm quy mô vốn đầu tư, số lượng người lao động, tổng tài sản, lợi nhuận DN… Trên thế giới, các quốc gia và vùng lãnh thổ có những tiêu chí xác định DNVVN khác nhau. Ngay trong một quốc gia cũng có những tiêu chí khác nhau đối với từng loại hình ngành nghề kinh doanh, các tiêu chí này cũng thay đổi theo hướng tăng dần qua thời gian và mức độ phát triển của nền kinh tế. Một số quốc gia có những tiêu chí xác định khác biệt như giá trị TSCĐ; vốn bình quân cho một lao động… nhưng phần lớn các quốc gia lấy chỉ tiêu số lao động bình quân hàng năm và vốn đầu tư làm tiêu chí xác định. Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động bình quân hàng năm dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn DN vừa có từ 50 đến 300 lao động. Ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới như sau: Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 10 Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ một số nước trên thế giới Quốc gia Lĩnh vực Vốn đầu tư Số LĐ bình quân Mỹ < 500 người Đài loan < 80 triệu NT$ <200 người Nhật Bản Công nghiệp, sản xuất <100 triệu Yên <300 người Bán buôn <30 triệu Yên <100 người Bán lẻ, dịch vụ < 10 triệu Yên <50 người Hàn Quốc Chế tạo khai khoáng <300 người Xây dựng <200 người Dịch vụ <20 người EU < 250 người (Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp) Ở Việt Nam, ban đầu theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/9/2001, DNVVN được định nghĩa là “cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Sau đó, khái niệm này được cụ thể hóa trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ban hành ngày 30/09/2009 như sau: Bảng 1.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Khu vực Số LĐ Tổng NV Số LĐ Tổng NV Số LĐ I.Nông,lâm nghiệp và thủy sản ≤ 10 người ≤ 20 tỷ đồng >10 - 200 người >20 – 100 tỷ đồng > 200- 300 người II. Công nghiệp và xây dựng ≤ 20 tỷ đồng >10 - 200 người >20 – 100 tỷ đồng > 200- 300 người III. Thương mại và dịch vụ ≤10 tỷ đồng > 10 -50 người > 10 - 50 tỷ đồng > 50 - 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) Để xác định một DN là DNVVN, có thể áp dụng cả hai hoặc một trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 11 hai chỉ tiêu nói trên căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành nghề, lĩnh vực, từng địa phương. 1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Quy môn vốn không lớn, bộ máy hoạt động gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Thông thường, DNVNN được giới hạn quy mô vốn ở một khoảng nhất định và không quá lớn. Đặc điểm này dẫn đến nhiều đặc điểm khác của DNVVN. Vì nguồn vốn ban đầu thường là nhỏ, thành lập một DNVVN không quá khó khăn, trong điều kiện như hiện nay lại có thể lựa chọn nhiều loại hình DN. Trong một chừng mực nhất định, so với các DN lớn, một lợi thế rõ rệt của DNVVN là gọn nhẹ và linh hoạt. DNVVN với số lượng lao động ít, không đòi hỏi một bộ máy quản lý cồng kềnh, cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều phòng ban. Điều này làm giảm chi phí quản lý, tăng lợi nhuận cho DN. Năng động, nhạy bén, dễ thích ứng với những thay đổi của thị trường. Do quy mô nhỏ, các DNVVN là những DN bám sát với thị trường nhất, DNVVN có thể điều chuyển hướng kinh doanh với tốc độ nhanh nhất. Các DN này có thể linh hoạt chuyển đổi, cắt giảm, bổ sung ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, mở rộng mạng lưới kinh doanh phù hợp với từng điều kiện của thị trường, đặc biệt là những thị trường mang tính chất địa phương. Điều này tạo điều kiện cho DNVVN đa dạng hóa các mặt hàng, dịch vụ cung ứng, sẵn sàng đầu tư vào những lĩnh vực mới, những lĩnh vực có nhiều rủi ro. Kinh doanh không hiệu quả trong lĩnh vực này thì các DNVVN có thể nhanh chóng chuyển đổi sang lĩnh vực khác, giảm bớt được tình trạng cắt giảm nhân công hàng loạt như các DN lớn. Chủ động, linh hoạt về giá cả, vài năm trở lại đây, trong bối cảnh hàng loạt các tập đoàn, DN lớn trên thế giới liên tiếp đương đầu với các vụ bê bối khiến các nhà đầu tư mất lòng tin, thì không ít DNVVN lại “ngược dòng nước” vươn lên thành những điểm sáng. Nhờ cơ cấu gọn nhẹ, giá thành được coi là một trong những vũ khí lợi hại nhất của các DNVVN nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn “thiên biến vạn hoá”. Trong khi các DN lớn vất vả với những kế hoạch cắt giảm chi phí để hạ giá thành, thì những DNVVN liên tục đưa ra nhiều mức giá linh hoạt khác nhau phù hợp với túi tiền của mọi KH. Dễ dàng đổi mới trang thiết bị, cập nhật những công nghệ hiện đại. Chi phí hình thành TSCĐ ban đầu của DNVVN thường không quá lớn nên có thể dễ dàng đổi mới trang thiết bị, máy móc khi thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc TSCĐ bị hao mòn vô hình. Dây chuyền sản xuất mang tính chất sản xuất hàng loạt của các DN lớn có giá trị rất lớn, việc thay đổi các khoản mục Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Bích Thuỷ SVTT: Dương Văn Trường Lớp: 49B2 TCNH – MSSV: 0854027242 12 TSCĐ là điều không hề dễ dàng. Việc đổi mới trang thiết bị tạo điều kiện cho các DNVVN cập nhật những công nghệ hiện đại, công suất cao, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khả năng tài chính hạn chế, đây là khó khăn lớn nhất của các DNVVN cũng xuất phát từ đặc điểm hoạt động quy mô nhỏ của các DN này, với nguồn vốn đầu tư hạn chế, mỗi DN có thể lâm vào thiếu vốn thậm chí thiếu trầm trọng khi có nhu cầu mở rộng thị trường, mở rộng đầu tư hay đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, đ
Luận văn liên quan