Ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống ngân hàng với hàng loạt chi nhánh hoạt động trên thế giới có thể tác động đến sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Với sự hiện hữu của các hệ thống ngân hàng, chúng ta có thể nhận được các khoản vay để hỗ trợ ,trang trải cho các hoạt động trong đời sống. Bên cạnh đó, ngân hàng là một địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà kinh doanh, ngân hàng chu chuyển vốn từ nơi thiếu vốn đến nơi thiếu vốn làm cho đồng tiền lưu thông và nền kinh tế phát triển. Vì vậy, có thể nói sự hoạt động của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế
Ngày nay, khi các nước trên thế giới không ngừng mở rộng hợp tác, Các nghiệp vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú với nhiều mức ưu đãi hấp dẫn. Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cũng đã tranh thủ mọi cơ hội và bằng nỗ lực chủ quan luôn vươn lên để đủ sức đương đầu với những thách thức mới, nắm bắt những vận hội mới, tạo nên những bước tiến nổi bật. Trong đó, phải kể đến sự phát triển theo hướng tích cực của nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán đôi với khách hàng cá nhân - một hoạt động đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
20 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô tả nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
---(((---
Ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống ngân hàng với hàng loạt chi nhánh hoạt động trên thế giới có thể tác động đến sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Với sự hiện hữu của các hệ thống ngân hàng, chúng ta có thể nhận được các khoản vay để hỗ trợ ,trang trải cho các hoạt động trong đời sống. Bên cạnh đó, ngân hàng là một địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà kinh doanh, ngân hàng chu chuyển vốn từ nơi thiếu vốn đến nơi thiếu vốn làm cho đồng tiền lưu thông và nền kinh tế phát triển. Vì vậy, có thể nói sự hoạt động của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế
Ngày nay, khi các nước trên thế giới không ngừng mở rộng hợp tác, Các nghiệp vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú với nhiều mức ưu đãi hấp dẫn. Cùng với sự phát triển của toàn hệ thống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cũng đã tranh thủ mọi cơ hội và bằng nỗ lực chủ quan luôn vươn lên để đủ sức đương đầu với những thách thức mới, nắm bắt những vận hội mới, tạo nên những bước tiến nổi bật. Trong đó, phải kể đến sự phát triển theo hướng tích cực của nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán đôi với khách hàng cá nhân - một hoạt động đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Do vây, một trong những mục tiêu, định hướng quan trọng của ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói riêng trong thời gian tới là phải hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này, tạo cho nó một vị thế vững chắc và phát huy cao độ tính hữu dụng của nó. Xuất phát từ nhận thức trên, chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Mô tả nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán đôi với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”
Phân I: Lý luận chung về nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán
I. Những vấn đề chung trong cho vay
Khái niệm cho vay:
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Phân loại cho vay:
a. Dựa vào mục đích vay vốn:
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
Cho vay tiêu dùng cá nhân
Cho vay bất động sản
Cho vay nông nghiệp
Cho vay kinh danh xuất nhập khẩu
b. Dựa vào thời hạn cho vay:
Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 nă. Mục đích của loại này la nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
c. Dựa vào mức độ tín nhiệm của KH
Cho vay không có đảm bảo: là laoij cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay
Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của 1 bên thứ 3 nào đó
d. Dựa vào phương thức cho vay
Cho vay theo món
Cho vay theo hạn mức
e. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay chỉ có 1 kì hạn tả nợ hay cồn gọi là cho vay trả nợ 1 lần khi đáo hạn
Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay cón gọi là cho vya trả góp
Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy thuộc vào khả năng tài chính của mình ngưoif đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào
Nguyên tắc cho vay
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. Vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến, do vậy mới có thể thu hồi được vốn để hoàn trả cho ngân hàng
Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt động bình thường. Bởi nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Ðó là một bộ phận tài sản của các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng.
Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo qui định của chính phủ: Quá trình cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế sẽ làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, làm tăng áp lực đối với lượng hàng hoá ở trên thị trường. Ngoài ra do tính chất vận động của vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hoá, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Do đó cần thực hiện nguyên tắc bảo đảm giá trịvật tư hàng hoá tương đương cho những khoản tín dụng đang thực hiện. Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc bảo đảm bằng chính tài sản được tạo ra do sử dụng vốn vay hoặc bảo đảm bằng tín chấp.
II. Hình thức đảm bảo tiền vay:
1. Khái niệm:
Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phong ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lí để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để bảo đảm tiền vay thực sự có hiệu quả đòi hỏi :
Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ).
Có đầy đủ cơ sở pháp lí để người cho vay có quyền sử lí tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.
2. Các biện pháp bảo đảm tín dụng:
a. Thế chấp tài sản: Thế chấp là người đi vay đem tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu bất hợp pháp của mình thế chấp cho ngân hàng cho vay để vay một số tiền nhất định và dùng tài sản đó đẻ bảo đảm cho số nợ vay. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ hoặc trả không hết nợ cho ngân hàng cho vay thì ngân hàng cho vay được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Vấn đề thế chấp tài sản bị chi phối bởi Luật dân sự và Luật đát đai. Theo 2 luật này thế chấp có hai loại : thế chấp bất động sản và thế chấp giá trị sử dụng đất
- Thế chấp bất động sản
Bất động sản là những tài sản không di dời được như nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh và các tài sản khác gắn liền với nhà ở hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh. Giá trị tài sản thế chấp bao gồm giá trị của tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức và các trái quyền có được từ bất động sản.
Tất cả các bất động sản được sở hửu hợp pháp của cá nhân hay tổ chức đều có thể sử dụng để thế chấp vay vốn. Khi thế chấp hai bên. Ngân hàng và khách hàng, phải thỏa thuận định giá tài sản thế chấp và ký kết hợp đồng thế chấp có chứng nhận của phòng công chứng.
- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất
ở Việt Nam đất đai thuộc quyền sở hửu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí và thực hiện việc giao đất và cho thuê đất đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội sử dụng ổn định lâu dài. Trong các chủ thể được giao đất hoặc cho thuê đất nói trên chỉ có cá nhân hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vây vốn ngân hàng.
b. Cầm cố tài sản: là việc người đi vay chuyển giao tài sản là động sản cho ngân hàng cho vay nắm giữ để vay một số tiền nhất định và dùng tài sản đó để bảo đảm cho số nợ vay, khi đến hạn người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu nợ. Tài sản cầm cố có thể không cần đăng ký quyền sở hữu, có loại cần đăng ký quyền sỡ hữu (xe cộ, phương tiện vần chuyển). Đối với loại tài sản không đăng ký quyền sở hữu, khi cầm cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với loại tài sản có đăng ký sở hữu, khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cho bên thứ ba giữ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:
Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa …và các loại tài sản khác
Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ
Giấy tờ có giá như cố phiếu trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu
Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sỡ hữu công nghiệp, quyền thụ trái và các quyền phát sinh từ tài sản khác
Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
d. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi 1 phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng
Đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay áp dụng cho các trường hợp sau đây:
Trường hợp chính phủ, tổ chức chính phủ quyết định giao cho ngân hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay
Ngân hàng cho vay trung và dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được điều kiện vay của khách hàng có tin nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, dự án đầu tư khả thi có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.
e. Bảo lãnh: là việc 1 đơn vị hoặc cá nhân đứng ra bảo lãnh cho người vay vốn để người này đi vay một số tiền nhất định tại ngân hàng. Nếu đến khi đáo hạn người đi vay không trả hoặc trả không hết nợ cho ngân hàng thì đơn vị hoặc cá nhân bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ thay. Bảo lãnh có 2 hình thức: bão lãnh bằng tài sản và bão lãnh bẵng tín chấp
Bão lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 là việc bên thứ 3( gọi là bên bão lãnh ) cam kết với bên cho vay về việc sử dung tài sản thuộc sỡ hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đứng nghĩa vụ trả nợ
Bão lãnh bừng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp đảm đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bão lãnh cho bên đi vay
Phần II: Mô tả nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB,được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006. Giấy phép ĐKKD số 0103026080.
Sau 16 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015.
Chức năng nhiệm vụ
- Với khách hàng: Sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng sẽ mang lại thành công cho SHB, do đó SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, an toàn, bảo mật, thân thiện và nhanh chóng;
- Với cổ đông: SHB bảo đảm tăng trưởng liên tục, có hiệu quả, gia tăng giá trị của ngân hàng;
- Với nhân viên: SHB mang đến cho các nhân viên môi trường làm việc tin cậy, tôn trọng nhau, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người và văn hóa làm việc hướng tới giá trị, tôn vinh những cá nhân có thành tích cao.
Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng quản trị
Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Văn Lê - Thành viên Hội đồng quản trị.
Ông Trần Ngọc Linh - Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Văn Hải - Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Trần Thoại - Thành viên Hội đồng quản trị
Ông Phan Huy Chí - Thành viên Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc
Ông Bùi Tín Nghị - Phó Tổng giám đốc
Ông Đặng Trung Dũng - Phó Tổng giám đốc
Ông Lê Đăng Khoa - Phó Tổng giám đốc
Lĩnh vực kinh doanh
Kinh doanh tiền tệ.
Kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối.
Kinh doanh vàng.
Thanh toán quốc tế.
2. Mô tả nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng khoán tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
a. Quy định chung về cho vay cầm cố chứng khoán đối với khách hàng cá nhân:
Đối với khách hàng cá nhân
Đáp ứng đầy đủ các quy định theo quy chế cho vay hiện hành của SHB.
Khách hàng vay phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại Công ty Chứng khoán có ký hợp đồng liên kết với SHB đối với trường hợp thế chấp bằng chứng khoán niêm yết.
Phải thuộc danh mục chứng khoán nhận cầm cố/ thế chấp do SHB ban hành trong từng thời kỳ khi cầm cố/thế chấp bằng chứng khoán.
Đối với chứng khoán:
Chứng khoán niêm yết:
Được phát hành theo trình tự đã được quy định của Pháp luật.
Được niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán tập trung
Chứng khoán chưa niêm yết:
Được phát hành theo trình tự đã được quy định của Pháp luât.
Được Tổng Giám đốc xem xét và chấp nhận cho từng trường hợp cụ thể
Đối với sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán:
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Tối đa bằng thời hạn còn hiệu lực của chứng khoán hoặc phụ thuộc vào từng loại tính chất của chứng khoán.
Mức cho vay: Dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản cầm cố
Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của SHB
Đối với khoản vay có thời hạn từ 01 tháng trở xuống: Trả lãi vào ngày trả nợ gốc và nhận lại giấy tờ có giá;
Đối với khoản vay có thời hạn trên 01 tháng: Trả lãi hàng tháng hoặc vào ngày trả nợ gốc theo thoả thuận giữa Đơn vị cho vay và Khách hàng
Trả trước hạn: Trong thời hạn vay nếu giá chứng khoán nhận cầm cố giảm còn 60% so với giá khi nhận cầm cố thì chậm nhất sau 2 ngày làm việc khách hàng phải bổ sung tài sản hoặc đảm bảo hoặc Ngân hàng thu nợ trước hạn (thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng).
b. Quy trình cho vay cầm cố chứng khoán đối với khách hàng cá nhân:(Ban hành theo quyết định số 270/2006QĐ- TGĐ ngày 20-12 năm 2006)
Khách hàng (2) cán bộ tín dụng Hồ sơ xin vay
Cung cấp tài liệu tiếp xúc khách hàng Đơn xin vay
thông tin tư vấn, hướng dẫn Hồ sơ pháp lý
Dự án, phương án
kinh doanh
Thu thấp thông tin (3)
qua trao đổi, mua, tự Thẩm định cho vay
thu thập (4)
Trình duyệt cho vay
Tiếp thị phát triển (5)
khách hàng (1)
Thị trường (7) Hoàn tất hồ sơ và
Chính sách giải ngân vốn vay
Pháp lý khách hàng (6)
Kiểm tra đôn đốc thu
Điều chỉnh lãi suất Hồi nợ
Miễn giảm lãi vay (8) Thu hồi nợ
(9)
Tất toán nợ và giải chấp
Tài sản đảm bảo
(10) Gia hạn nợ và điều chỉnh
Kỳ hạn nợ
(11)
Xử lý nợ quá hạn
(12)
Lưu trữ hồ sơ
Bước 1: Tiếp thị phát triển khách hàng
Trực tiếp
Chuẩn bị danh sách khách hàng cần tiếp thị trong tháng và giao chỉ tiêu tiếp thị khách hàng cho cán bộ tín dụng (trưởng phòng TD, GD)
Gọi điện thoại xin hẹn với khách hàng cần tiếp thị để lên lịch đến tiếp xúc và giới thiệu, chào bán các sản phẩm của SHB(tổ khách hàng )
Đi đến khách hàng:
Gửi các tài liệu về sản phẩm của ngân hàng
Chào bán các sản phẩm của ngân hàng
Hướng dẫn thủ tục và hồ sơ nếu khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm
Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và đề xuất cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Gián tiếp
Thực hiện quảng cáo sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internet,…
Phát triển khách hàng thông qua giới thiệu của hệ thống khách hàng hiện hữu
Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và đi xác minh
Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng:
Vào sổ lưu danh sách khách hàng có nhu cầu tín dụng
Phóng sơ bộ khách hàng :năng lực pháp lý, ngành nghề kinh doanh, mục đích vay, phương án vay vốn hoặc dự án đầu tư, số tiền vay, thời hạn vay, kế hoạch trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay.
Tiếp nhận nhu cầu hoặc từ chối cho vay:
Nếu tiếp nhận thì phân công CBTD giải quyết, ghi vào sổ theo dõi quá trình thực hiện;
Nếu từ chối cũng phải ghi vào sổ theo dõi để thông tin cho chi nhánh khác.
Hướng dẫn khách hàng
Các hồ sơ giấy tờ, tài liệu vay vốn gởi ngân hàng và giải thích mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến cho vay, tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình vay thích hợp phù hợp với hoạt động của khách hàng.
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, kiểm tra các điều kiện đối với khách hàng trên hồ sơ
Năng lực pháp lực dân sự và năng lực hành vi dân sự;
Có đúng đối tượng khách hàng được xem xét thông tin;
Mục đích vay vốn có phù hợp hay không;
Các điều kiện liên quan khác
Xác minh :
Xác minh và thẩm định chứng khoán (phòng thẩm định kết hợp phòng tín dụng), nội dung thẩm định:
Xác nhận tính hợp pháp, hợp lệ về quyền sở hữu chứng khoán;
Xác minh tình hình thực tế về sử dụng và quản lý chứng khoán;
Xác minh giá trị của chứng khoán theo qui định của ngân hàng
Chuyển báo cáo các thẩm định tài sản đảm báo cho phòng tín dụng(Phòng thẩm định)
Bước 3: Thẩm định cho vay
Tham khảo các thông tinh về khách hàng thông qua trung tâm CIC của ngân hàng nhà nước:
Xác định các TCTD mà khách hàng đã và đang quan hệ, công nợ của khách hàng tại các TCTD;
Lịch sử uy tín của khách hàng trong quan hệ giao dịch với ngân hàng;
Tham khảo thêm các thông tin về người đại diện, vốn đăng ký.(tổ khách hàng)
Thẩm định hồ sơ cho vay vốn cảu khách hàng:
Thẩm định năng lực pháp lý và năng lực hoạt đồng kinh doanh của khách hàng;
Thẩm định tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng;
Thẩm định tính khả thi của phương án /dự án xin vay vốn;
Thẩm định nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả ợ vay;
Việc thẩm định TSĐB thì CBTD có thể đánh giá theo quan điển của mình (không bắt buộc phải theo phòng thẩm định) trình cấp có thẩm quyền quyết định. (tổ khách hàng)
Kiểm soát lại tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay của CBTD trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chuyển hồ sơ tín dụng cho phòng thẩm định thực hiện tái thẩm định tại chi nhánh.
Thực hiện tái thẩm định tại chi nhánh các nội dung
Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn không;
Những rủi ro trong cấp tín dụng cho khách hàng;
Những điều kiện cần bổ xung khi cấp tín dụng
(phòng thẩm định)
Bước 4: Trình duyệt cho vay
Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền của giám đốc/ ban tín dụng
Ban tín dụng chi nhánh họp xem xét, đánh giá lại toàn bộ hồ sơ cùng tờ trình thẩm định/ tờ trình tái thẩm định, có ý kiến đề xuất rõ ràng trình ban Giám đốc hoặc người ủy quyền (ban tín dụng chi nhánh)
Trình tổng giám đốc duyệt thuận cho vay thao đề xuất (tổ khách hàng)
Duyệt thuận không cho vay hoặc cho vay với các điều kiện phải bổ xung hoàn thiện. (tổng giám đốc hoặc người ủy quyền)
Lập thông báo cho khách hàng chấp thuận cho vay hoặc không cho vay gửi khách hàng, yêu cầu phải bổ xung hoàn thiện trước khi giải ngân( tổ khách hàng)
Khoản tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh và thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng
Ban tín dụng chi nhánh xem xét, đánh giá lại toàn bộ hồ sơ cùng tờ trình thẩm định đề xuất/ tờ tái thẩm định và có ý kiến rõ ràng trình Hồi đồng tín dụng phê duyệt(ban tín dụng chi nhánh)
Chuyển tờ trình thẩm định đề xuất/ tờ trình tái thẩm định và có ý kiến rõ ràng của hội đồng tín dụng phê duyệt. (ban TD chi nhánh)
Tiếp nhận và thực hiện tái thẩm định cấp tín dụng, đề xuất ý kiến tham mưu trình hội đồng tín dụng (phòng quản lý tín dụng)
Ra quyết định cấp tín dụng với các điều kiện phải bổ xung trước khi thực hiện giải ngân vốn vay. (hội đồng tín dụng)
Trình hội đồng quản trị phê duyêt nội dung của biên bản họp hôi đồng tín dụng. (thư ký hội đồng tín dụng)
Thông báo duyệt thuận của hội đồng tín dụng kém chấp thuận của HĐQT cho chi nhánh (phòng quản lý TD HO)
Sau khi có phê duyệt của HĐTD và chấp nhận của HĐQT:
Lập thông báo cho khách hàng hoàn thiện các thủ tục thoeo yêu cầu trước khi giải ngân vốn vay.
Lập thông báo từ chối cho vay gửi khách hàng trong trường hợp không được duyệt thuận. (tổ khách hàng)
Bước 5: Hoàn tất hồ sơ và giải ngân vốn vay
Hướng dẫn khách hàng thực hiện bổ xung các chứng từ và hoàn thiện các yêu cầu duyệt thuận của cấp có thẩm quyề