Đề tài Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay

Từ lâu USD, EUR, JPY, GBP được thế giới công nhận là những đồng tiền mạnh và được sử dụng trong hầu hết các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế và chiếm một tỷ trọng lớn trong giỏ dự trữ ngoại tệ của các quốc gia. Cũng chính vì vậy mà biến động tỷ giá giữa các đồng tiền này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ thế giới và đến mọi đối tượng có hoạt động liên quan đến chúng. Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu quan tâm biến động giữa các đồng tiền này để lựa chọn đồng tiền thanh toán; các nhà kinh doanh ngoại hối theo dõi biến động tỷ giá để lựa chiến lược đầu tư, về phía chính phủ sẽ là cơ cấu lại giỏ dự trữ ngoại hối theo sự thay đổi sức mạnh các đồng tiền này. Mặt khác, diễn biến tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt bộc lộ những vấn đề của nền từng quốc gia và thể hiện sự thay đổi tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đặc biệt cuộc khủng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ cuối năm 2007 đã làm tăng thêm tính biến động tỷ giá giữa bốn đồng tiền này. Vậy, đâu là nguyên nhân của diễn biến này, xu hướng biến động ra sao và nó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam trong thời gian tới? Nhằm làm rõ những vấn đề trên, nhóm I lớp Anh 5- TCQTb-K46 đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay”. Bài nghiên cứu gồm 4 phần: Phần I: Giới thiệu về các đồng tiền chủ chốt trên thế giới Phần II: Tỷ giá JPY/USD Phần III: Tỷ giá GBP/USD Phần IV: Tỷ giá EUR/USD

doc85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỒNG TIỀN CHỦ CHỐT TRÊN THẾ GIỚI 4 1. Đồng đô la Mỹ (USD) 4 2. Đông Yên Nhật (JPY) 6 3. Đồng Bảng Anh (GBP) 6 4. Đồng Euro (EUR) 6 Phần II: TỶ GIÁ JPY/USD 8 2.1. Diễn biến tỷ giá JPY/USD giai đoạn 2005 đến nay và những nguyên nhân 8 2.2. Dự báo JPY/USD 19 2.2.1. Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) 19 2.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) 21 2.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật 22 2.3. Ảnh hưởng của diễn biến tỷ giá JPY/USD tới Việt Nam 24 Phần III: TỶ GIÁ GBP/USD 28 3.1. Diễn biến tỷ giá GBP/USD giai đoạn 2006 đến nay và những nguyên nhân 28 3.2. Dự báo tỷ giá GBP/USD 43 3.2.1. Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) 43 3.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) 45 3.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật 46 3.2.4. Dự báo bằng phương pháp hồi quy 47 Phần IV: TỶ GIÁ EUR/USD 56 4.1. Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn 2006 - nay và những nguyên nhân 56 4.2. Dự báo tỷ giá EUR/USD 66 4.2.1 Dự báo bằng học thuyết ngang giá sức mua (PPP) 66 4.2.2. Dự báo bằng học thuyết ngang giá lãi suất (IRP) 68 4.2.3. Dự báo bằng phương pháp phân tích kỹ thuật 69 4.3. Ảnh hưởng của tỷ giá EUR/USD tới Việt Nam 71 KẾT LUẬN 75 PHỤ LỤC 79 LỜI NÓI ĐẦU Từ lâu USD, EUR, JPY, GBP được thế giới công nhận là những đồng tiền mạnh và được sử dụng trong hầu hết các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế và chiếm một tỷ trọng lớn trong giỏ dự trữ ngoại tệ của các quốc gia. Cũng chính vì vậy mà biến động tỷ giá giữa các đồng tiền này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ thế giới và đến mọi đối tượng có hoạt động liên quan đến chúng. Các doanh nghiệp thương mại xuất nhập khẩu quan tâm biến động giữa các đồng tiền này để lựa chọn đồng tiền thanh toán; các nhà kinh doanh ngoại hối theo dõi biến động tỷ giá để lựa chiến lược đầu tư, về phía chính phủ sẽ là cơ cấu lại giỏ dự trữ ngoại hối theo sự thay đổi sức mạnh các đồng tiền này. Mặt khác, diễn biến tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt bộc lộ những vấn đề của nền từng quốc gia và thể hiện sự thay đổi tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đặc biệt cuộc khủng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ cuối năm 2007 đã làm tăng thêm tính biến động tỷ giá giữa bốn đồng tiền này. Vậy, đâu là nguyên nhân của diễn biến này, xu hướng biến động ra sao và nó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam trong thời gian tới? Nhằm làm rõ những vấn đề trên, nhóm I lớp Anh 5- TCQTb-K46 đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa các đồng tiền chủ chốt giai đoạn 2005 đến nay”. Bài nghiên cứu gồm 4 phần: Phần I: Giới thiệu về các đồng tiền chủ chốt trên thế giới Phần II: Tỷ giá JPY/USD Phần III: Tỷ giá GBP/USD Phần IV: Tỷ giá EUR/USD Nhóm xin chân thành cảm ơn T.S Mai Thu Hiền đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận và rất mong nhận được sự góp ý của cô để bài nghiên cứu thêm hoàn thiện. Nhóm 1- A5-TCQTB-K46 BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT Kí hiệu  Ý nghĩa   ∆E  Sự thay đổi tỷ giá   ∏e  Lạm phát kỳ vọng   £  Đồng Bảng Anh   BOA  Ngân hàng trung ương Mỹ   BOE  Ngân hàng trung ương Anh   CNY  Đồng yên Trung Quốc   CPI  Chỉ số giá cả tiêu dùng   E  Tỷ giá   ECB  Ngân hàng trung ương châu Âu   EMU  Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu   EU  Liên minh châu Âu   EUR  Đồng tiền chung châu Âu   FDI  Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài   FED  Cục dữ dữ liên bang Mỹ   GBP  Đồng bảng Anh   GDP  Tổng sản phẩm quốc nội   IMF  Quỹ tiền tệ quốc tế   IRP  Học thuyết ngang giá lãi suất   JPY  Đồng Yên Nhật   LIBOR  Lãi suất liên ngân hàng Anh   MA  Đường trung bình giản đơn   MACD  Đường trung bình hội tụ phân kỳ   MBS  Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp   MFI  Chỉ báo dòng tiền   NER  Tỷ giá danh nghĩa   NHTW  Ngân hàng trung ương   ODA  Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài   ONS  Cục thống kê quốc gia của Anh   PPI  Chỉ số giá cả sản xuất   PPP  Học thuyết ngang giá sức mua   R  Lãi suất   RFI  Chỉ báo sức mạnh mua tương đối   SDR  Quyền rút vốn đặc biệt   TB  Cán cân thương mại   USD  Đồng dolar Mỹ   Y  Tổng sản phẩm công nghiệp   П  Lạm phát   DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 2000 tới 2010 4 Bảng 2. 1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Mỹ công bố trong quý 2 năm 2008 14 Bảng 2. 2: Một số chỉ tiêu kinh tế theo quý của Mỹ và Nhật Bản năm 2009 và nửa đầu 2010 17 Bảng 3. 1: Số liệu lạm phát tại Anh và Mỹ năm T7/2008-T3/2009 36 Bảng 3. 2: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2008 - 2009 36 Bảng 3. 3: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2009 37 Bảng 3. 4: Số liệu lạm phát tại Anh và Mỹ năm T6-T11/2009 39 Bảng 3. 5: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm T6-T11/2009 39 Bảng 3. 6: Số liệu lạm phát ở Mỹ 41 Bảng 3. 7: Cán cân thương mại Mỹ với Anh năm 2010 42 Bảng 3. 8: Tổng giá trị xuất nhập khẩu sang thị trường Anh 54 Bảng 4. 1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2008-2010 74 Biểu đồ 1: % thay đổi giá trị của GBP, EUR, JPY so với USD giai đoạn 2000 - 2010 5 Biểu đồ 2. 1: Tỷ giá JPY/USD từ năm 2005 đến nay 8 Biểu đồ 2. 2: Mối quan hệ giữa tỷ giá JPY/USD và chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia 11 Biểu đồ 2. 3: tăng trưởng GDP của Mỹ và Nhật Bản từ tháng 7/2007 đến tháng 3/2008 13 Biểu đồ 2. 4: Giá vàng và dầu qua các năm 15 Biểu đồ 2. 5: Lãi suất của Mỹ và Nhật Bản nửa cuối năm 2008 16 Biểu đồ 2. 6: Chênh lệch lãi suất LIBOR 3 tháng bằng USD và JPY qua các năm 18 Biểu đồ 3. 1: Tỷ giá GBP/USD từ năm 2006 đến nay 28 Biểu đồ 3. 2: Tỷ giá GBP/USD năm 2006 29 Biểu đồ 3. 3: Tỷ giá GBP/USD 10 tháng đầu năm 2007 31 Biểu đồ 3. 4: Tỷ giá GBP/USD từ tháng 11/2007đến tháng 7/2008 33 Biểu đồ 3. 5: Diễn biến tỷ giá GBP/USD T8/2008- T3/2009 33 Biểu đồ 3. 6: Diễn biến tỷ giá GBP/USD T3/2009- T5/2009 36 Biểu đồ 3. 7: Diễn biến tỷ giá GBP/USD trong năm 2009 37 Biểu đồ 3. 8: Tỷ giá GBP/USD từ 12/2009 đến 9/2010 39 Biểu đồ 3. 9: Tỷ giá GBP/USD từ 16/5/2010 đến 14/9/2010 41 Biểu đồ 4. 1: Diễn biến tỷ giá EUR/USD giai đoạn từ năm 2006 – nay 55 Biểu đồ 4. 2: Lãi suất ở US và European giai đoạn từ 1999-2008 57 Biểu đồ 4. 3: Lãi suất tại Eurpean giai đoạn 6/2008 - 2/2009 58 Biểu đồ 4. 4: Biến động tỷ giá EUR/USD giai đoạn 11/2008- 2/2009 58 Biểu đồ 4. 5: Biến động tỷ giá EUR/USD trong giai đoạn 3/2009-11/2009 59 Biểu đồ 4. 6: Thâm hụt ngân sách Mỹ qua các năm 2000-2009 61 Biểu đồ 4. 7: Biến động tỷ giá EUR/USD giai đoạn 11/2009- 5/2010 62 Phần I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỒNG TIỀN CHỦ CHỐT TRÊN THẾ GIỚI Các đồng tiền được coi là chủ chốt là do chúng chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch quốc tế và sự biến động của chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ thế giới. Hiện nay các đồng tiền chủ chốt trên thế giới được công nhận bao gồm USD, EUR, JPY, GBP. Bằng chứng là, năm 1996 tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng USD chiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhật chiếm 12%. Theo các tài liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế, phần vay bằng Đôla Mỹ của các ngân hàng trên thị trường quốc tế chiếm 30% và bằng Yên Nhật 13%, còn phần tiền gửi bằng ngoại tệ tương ứng là 43%, 34% và 8%. Tính đến thời điểm năm 2008, gần 50% giá trị xuất nhập khẩu của thế giới thanh toán qua đồng USD và USD chiếm 40% khối lượng buôn bán ngoại tệ, các đồng tiền Châu Âu chiếm 35% và đồng Yên Nhật là 10%. SDR được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế. Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm. Bảng 1: Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 2000 tới 2010  USD  EUR  JPY  GBP   2001–2005  45%  29%  15%  11%   2006–2010  44%  34%  11%  11%   1. Đồng đô la Mỹ (USD) Từ đô la không có ý nghĩa nào trong bất cứ ngôn ngữ la tinh nào, lúc đầu nó xuất hiện ở Châu Âu, sau đó 06/1775 Đại hội quốc dân Mỹ quyết định lấy đồng Đôla bằng kim loại hỗn hợp giữa bạc và vàng và cho đến thời kỳ nội chiến 1861-1865 đồng tiền đô la giấy mới xuất hiện. Nhưng những đồng Đôla này được đảm bảo bằng vàng và tự do chuyển đổi thành vàng 35USD/ 1 ounce. Đồng Đôla Mỹ trong lịch sử phát triển của mình đều tăng giá, mãi đến 1934 lần đầu tiên nó bị mất giá và liên tục trong 60 năm qua đồng đô la Mỹ bị mất giá đến 10 lần (1 đô la Mỹ năm 1993 chỉ bằng 10 xu Mỹ năm 1933). Năm 1971 chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ chế độ đổi đô la lấy vàng và tỷ giá cố định của đồng đô la bị bãi bỏ. Những năm cuối thế kỷ 20 dưới thời tổng thống Mỹ Bill Clinton nền kinh tế Mỹ mạnh hơn, đồng đô la Mỹ lên giá so với các loại tiền tệ khác. Nhưng sang đầu thế kỷ 21, dưới thời tổng thống Bush, đặc biệt sau cuộc khủng bố tấn công vào nước Mỹ 11/9/2001, thị trường tài chính Mỹ lâm vào khó khăn kinh tế tài chính. Sau gần 8 năm mở cuộc chiến tranh tại Iraq, Mỹ đã bỏ gần 3000 tỷ USD cho cuộc chiến, thêm vào đó do chính sách cho vay tiền để xây nhà và đầu cơ vào bất động sản dễ dãi trong 5 năm (2003-2008), đồng đô la Mỹ bị mất giá bình quân 25% so với các đồng ngoại tệ mạnh cơ bản khác. Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ cố ý chủ trương duy trì đồng đô la yếu nhằm kích thích xuất khẩu, giảm nhập siêu, thu hút khách du lịch đến Mỹ,... cũng là những nhân tố quan trọng làm mất giá USD. Biểu đồ 1: % thay đổi giá trị của GBP, EUR, JPY so với USD giai đoạn 2000 - 2010  (Nguồn : www.oanda.com) Đồng Đôla Mỹ yếu thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa sử dụng các đồng tiền ngoại tệ mạnh khác và vàng làm dự trữ tiền tệ quốc gia và quốc tế. Tuy vậy, đồng USD yếu sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng không chỉ đến các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển. Đặc biệt nếu USD yếu, khả năng phục hồi kinh tế của châu Âu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, ngân hàng trung ương các nước đều thống nhất là tìm cách phục hồi dần giá trị của USD. 2. Đông Yên Nhật (JPY) Đồng Yên được ngân hàng Nhật Bản phát hành năm 1895 có thể đổi lấy bạc trong giai đoạn 1897-1917, có thể đổi lấy vàng trong giai đoạn 1929- 1933. Ngày nay đồng Yên Nhật không thể trực tiếp quy đổi ra vàng nhưng đồng Yên ngày càng lên giá (lên giá gần 4 lần so với cách đây 20 năm). Cùng với sự phát triển của kinh tế Nhật, vị trí đồng Yên ngày càng có vai trò lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới, đặc biệt các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1997-1998 nên kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nặng nề, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1998 đồng Yên Nhật bị mất giá 15% so với đồng đô la Mỹ. Sự mất giá của đồng Yên Nhật đe dọa kinh tế đối ngoại của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Ba năm gần đây 2006-2008, kinh tế Nhật Bản đã bước ra khỏi trì trệ kéo dài và tăng trưởng ở mức 2-3% và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Đồng Yên Nhật lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ đã tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản. 3. Đồng Bảng Anh (GBP) Cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh, đồng Bảng Anh là đồng tiền mạnh được đảm bảo bằng vàng và được tự do chuyển đổi. Nhưng ngày nay sau nhiều năm liên tục nền kinh tế Anh bị suy thoái thì uy tín và vai trò của đồng Bảng Anh trên thị trường tiền tệ thế giới bị giảm sút, đặc biệt từ khi đồng Bảng Anh rút ra khỏi hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS). Từ năm 2000 đến 2008 đồng Bảng Anh lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ , thời điểm cao nhất vào tháng 11/2007 tỷ giá USD/GBP là 2.0907, và đến nay GBP mất giá so với USD. 4. Đồng Euro (EUR) Thập niên 70 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, hệ thống bản vị lấy vàng làm gốc bảo đảm giá trị tiền tệ bị xóa bỏ, 2 nước Đức và Pháp đề xuất thành lập ‘hệ thống tiền tệ Châu Âu ‘ lập ra tiền tệ thanh toán chung của 9 nước thành viên EEC lúc bấy giờ gọi là đồng ECU ( European Currency Unit). Đồng Ecu được hình thành năm 1979 từ nhiều đồng tiền tệ của các nước hội viên theo phương pháp rổ tiền tệ. Chức năng nhiệm vụ của đồng Ecu lúc bấy giờ tương tự như đồng SDR, nó chỉ là một chỉ số cho biết tỷ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền của các quốc gia thuộc EMU (liên minh tiền tệ kinh tế). Năm 1995 tại hội nghị thượng đỉnh Madrid quyết định cho ra đời đồng Euro thay thế đồng Ecu. Tháng 5/1998, tại Bruxell, Hội đồng Châu Âu đã công bố sự ra đời liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (EMU) gồm 11 nước thành viên , thành lập Ngân hàng trung ương Châu Âu chính thức chịu trách nhiệm vận hành một chính sách tiền tệ chung của Liên minh từ ngày 1/1/2009. Từ ngày 1/1/1999, đồng Euro chính thức đi vào lưu hành với đầy đủ tư cách của 1 đồng thực, chung và duy nhất cho 11 quốc gia thuộc EMU. Từ tháng 1/2000, Hy Lạp là thành viên thứ 12 gia nhập EMU. Tuy nhiên các giao dịch bằng đồng Euro chỉ giới hạn trong các giao dịch ngân hàng không dùng tiền mặt đối với tất cả các nước thành viên. Giai đoạn từ 1/1/1999 đến 1/1/2000 là giai đoạn chuyển đổi của đồng Euro trong lưu thông không dùng tiền mặt, được tiến hành thông qua tỷ giá chuyển đổi song phương cố định vĩnh viễn từ các đồng bản tệ thuộc 12 nước thành viên sang Euro. Từ ngày 1/1/2002, đồng Euro được chính thức đưa vào lưu thông. Khoảng 60 tỷ đồng tiền giấy và 37 tỷ tiền xu đã được phát hành trên khắp 12 nước thuộc khu vực EMU. Công cuộc đổi tiền đã được diễn ra liên tục trong 6 tháng và kết thúc vào 30/6/2002. Trong vòng 6 tháng, tại 12 nước thuộc khu vực đồng tiền trong lưu thông tiền tệ : đồng bản tệ và đồng Euro. Tuy nhiên các đồng bản tệ chỉ được coi là một biểu hiện khác của đồng Euro. Kể từ ngày 1/7/2002, các đồng bản tệ của 12 nước thành viên đã kết thúc lịch sử tồn tại của mình, rút khỏi lưu thông và chính thức nhường chỗ hoàn toàn duy nhất cho đồng Euro lưu hành hợp pháp. Đến nay đồng Euro đã chính thức tồn tại ở 16 quốc gia và sử dụng không chính thức tại 3 quốc gia. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự trữ ngoại tệ của thế giới ở đồng Euro liên tục gia tăng : năm 2001 là 13%, năm 2002 là 16,4%, năm 2003 là 18,7%, tháng 9/2007 là 26,4%. Sự ra đời của đồng Euro làm thay đổi cục diện của các đồng tiền mạnh trên thế giới, làm cho hoạt động tài chính và thương mại thế giới ít lệ thuộc hơn vào đồng đô la Mỹ. Phần II: TỶ GIÁ JPY/USD 2.1. Diễn biến tỷ giá JPY/USD giai đoạn 2005 đến nay và những nguyên nhân Biểu đồ 2. 1: Tỷ giá JPY/USD từ năm 2005 đến nay  Căn cứ vào biểu đồ trên có thể phân diễn biến tỷ giá thành các giai đoạn như sau: Năm 2005 - 6/2007: tỷ giá có xu hướng chính là tăng Từ tháng 7/2007 - 3/2008: xu hướng chính là tỷ giá giảm mạnh Tháng 7 – 8/2007: tỷ giá giảm mạnh Tháng 9 – 10/2007: tỷ giá tăng nhẹ Tháng 10/2007 - 3/2008: tỷ giá giảm mạnh Tháng 4/2008 đến nay: tỷ giá giao động nhưng chủ đạo vẫn giảm dần + Tháng 3 đến tháng 8/2008: tỷ giá tăng mạnh + Tháng 9 đến tháng 12/2008: tỷ giá giảm mạnh + Năm 2009 – 2010: tỷ giá lên vào đầu năm và giảm dần đến cuối năm Giai đoạn từ năm 2005 đến tháng 6/2007 Từ cuối năm 2004, đồng Đôla trở nên yếu hơn so với tất cả các ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ chính, trong đó có đồng Yên Nhật. Sang năm 2005, cùng với sự mạnh lên tương đối của nền kinh tế Mỹ và chênh lệch lãi suất ngắn hạn với đồng EUR và JPY, đồng USD đã tăng giá trở lại. Đầu tháng 1/2005, tỷ giá JPY/USD đạt mức thấp nhất là 101,67 nhưng ngay sau đó đồng Yên lại giảm giá so với đồng Đôla. Tỷ giá JPY/USD liên tục tăng. Ngày 21/7, đồng Nhân dân tệ CNY được định giá lại so với đồng USD. Từ năm 1997 đến ngày 21/7/2005, đồng CNY luôn được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28 CNY/USD. Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), CNY đã bị giảm đi đến 40% giá trị thực tế của nó, điều này đã tạo môi trường kinh doanh không công bằng, thiếu tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Mỹ. Trung Quốc trở thành “miếng nam châm” hút một lượng lớn ngoại tệ trên thế giới. Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để buộc đồng nhân dân tệ phải tăng giá. Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá xuống còn 8,11 CNY/USD. Trong khi đó, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nhật trên thị trường thế giới. Khi Trung Quốc định giá lại hoặc thả nổi giá trị của đồng Nhân dân tệ (tức là cho phép đồng tiền này cao hơn và gần với giá trị thực tế hơn) xúât nhập khẩu của Nhật sẽ cạnh tranh được tốt hơn trên thị trường Mỹ và đồng tiền Nhật sẽ tăng giá. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản hiện nay, chiếm 20.1% tổng thương mại của Nhật năm 2004 đạt 206.56 tỷ USD và là nước xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Nhật Bản. Những đại công ty của Nhật Bản cũng bành trướng rất nhanh vào thị trường Trung Quốc. Năm 2004, Nhật Bản đã đầu tư 66,6 tỷ USD vào Trung Quốc; 50% tổng xuất khẩu của Nhật Bản là cho thị trường Trung Quốc. Do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá CNY/USD làm tỷ giá JPY/USD cũng giảm tạm thời. Tuy nhiên ngay sau đó đã tăng trở lại. Đến tháng 12, tỷ giá JPY/USD đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2003, ở mức 121,40, và giảm đến 16% so với mức 101,67 hồi đầu tháng 1. Đặc biệt, khi FED tăng lãi suất cơ bản lên 5% vào ngày 10/5/2006, thị trường đã có những phản ứng trái chiều so với trước đây: USD mất giá, JPY cũng như các ngoại tệ khác đều lên giá. Trong khi FED liên tục tăng lãi suất cơ bản thì Ngân hàng trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp (0%). Trên lý thuyết, khi chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật càng gia tăng thì tỷ giá JPY/USD cũng tăng theo. Các nhà đầu tư sẽ vay ở thị trường Nhật với lãi suất thấp để đầu tư vào Mỹ nhằm hưởng mức lợi suất cao hơn. Điều này tạo nên trạng thái “carry trade” trên thị trường. Tuy nhiên vào thời điểm này, thay vì tăng giá, đồng USD lại giảm giá do tác động của dự báo là chu kỳ tăng lãi suất cơ bản của FED đã kéo dài 20 tháng (từ năm 2005) sắp kết thúc. Thêm vào đó, thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ đã ở mức kỷ lục là 224,9 tỷ USD vào Quý IV năm 2005. Trường hợp sự thâm hụt này tiếp tục tăng lên cũng đồng nghĩa với việc đồng USD cần phải được chuyển đổi nhiều hơn sang các đồng tiền khác để chi trả cho hàng nhập khẩu. Trong khi đó, báo cáo của Cục Thương mại bán lẻ Mỹ cho thấy doanh số bản lẻ tháng 4 tăng trưởng thấp hơn so với tháng 3 (0,5% so với 0,6%), và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường. Doanh số bán lẻ chiếm gần một nửa tổng chi tiêu dùng tại Mỹ, trong đó, chi tiêu dùng chiếm tới 2/3 nền kinh tế. Do đó, doanh số bán lẻ tăng thấp cũng đồng nghĩa với việc kinh tế Mỹ cần một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng..Tính đến ngày 10/5, giá USD đã giảm 7,67% so với đồng euro, 9,12% so với đồng bảng Anh và 5,45% so với đồng yên. Biểu đồ 2. 2: Mối quan hệ giữa tỷ giá JPY/USD và chênh lệch lãi suất giữa 2 quốc gia (Nguồn: Reuters Ecowin) Từ đầu năm 2007, đồng đồng Yên Nhật liên tục giảm giá so với USD với những đợt giảm vào tháng 2 và tháng 6. Tháng 6/2007, tỷ giá JPY/USD là 124.14, cao nhất trong vòng 5 năm liên tiếp. JPY tiếp tục đà giảm giá trên thị trường do chịu áp lực bởi sắc xanh của thị trường chứng khoán thế giới và sự gia tăng nhu cầu vay vốn ở các ngân hàng Nhật để đầu tư vào những tài sản có tỷ suất sinh lợi cao (do chi phí vay vốn giảm). Vốn mang danh là đồng tiền “carry trade” (được vay do có lãi suất thấp để đầu tư vào các tài sản có tỷ suất sinh lợi cao hơn)  nên khi các nhà đầu cơ dự đoán chính xác Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có ý định giữ nguyên lãi suất cơ bản đồng JPY (0,25%/năm), làn sóng vay đồng JPY trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, từ đó gây ra áp lực khiến đồng tiền này giảm giá liên tục trên thị trường. Giai đoạn từ tháng 7/2007 đến tháng 3/2008 Trong 2 tháng 7 và 8 năm 2007, đồng Yên Nhật liên tục tăng với tốc độ nhanh so với USD, cụ thể 2/7/2007 tỷ giá J
Luận văn liên quan