Đề tài Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội và cử tri (file word)

Ngày nay khi giành được độc lập, xoá bỏ ách thống trị của thực dân phong kiến, lần đầu tiên quyền làm chủ của người dân nước ta đã được thừa nhận và quy định trong Hiến pháp 1946:" Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Kế thừa và phát triển các tư tưởng tiến bộ của bản Hiến pháp đầu tiên, các bản Hiến pháp tiếp theo của nước ta đều khẳng định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân". Tuy nhiên nhân dân không thể trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước mà phải bầu ra người đại diện cho mình để thực thi quyền lực Nhà nước, người đó là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó trong bài viết của mình em xin làm rõ vấn đề về mối quan hệ giữa đại biêu Quốc hội và cử tri. Chính vì vậy, khi đề cập tới mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, trước hết chúng ta phải xác định đây là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa hai chủ thể: người đại diện quyền lực nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và người dân làm chủ, uỷ quyền cho người đại diện của mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước.

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội và cử tri (file word), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay khi giành được độc lập, xoá bỏ ách thống trị của thực dân phong kiến, lần đầu tiên quyền làm chủ của người dân nước ta đã được thừa nhận và quy định trong Hiến pháp 1946:" Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Kế thừa và phát triển các tư tưởng tiến bộ của bản Hiến pháp đầu tiên, các bản Hiến pháp tiếp theo của nước ta đều khẳng định:" Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân". Tuy nhiên nhân dân không thể trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước mà phải bầu ra người đại diện cho mình để thực thi quyền lực Nhà nước, người đó là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó trong bài viết của mình em xin làm rõ vấn đề về mối quan hệ giữa đại biêu Quốc hội và cử tri. Chính vì vậy, khi đề cập tới mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri, trước hết chúng ta phải xác định đây là mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa hai chủ thể: người đại diện quyền lực nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và người dân làm chủ, uỷ quyền cho người đại diện của mình trong cơ quan quyền lực Nhà nước. B. NỘI DUNG I .Đại biểu quốc hội - nhiêm vụ và quyền hạn Lịch sử phát triển của Quốc hội gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam. Trong đó, Quốc hội ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn gắn bó máu thịt với nhân dân. Quốc hội nước ta được tổ chức theo mô hình một viện nhằm bảo đảm thật sự là một tổ chức tập trung quyền lực của Nhà nước, thống nhất ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Quốc hội có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, đứng đầu các cơ quan nhà nước khác. Nhiệm kì hoạt động của các cơ quan nhà nước do Quốc hội quy định theo nhiệm kì của Quốc hội. Các cơ quan nhà nước ở trung ương được Quốc hội bầu, hoặc có thể bị bãi miễn phụ thuộc vào sự tín nhiêm của Quốc hội. Quyền lực to lớn đó của Quốc hội được nhân dân uỷ thác để quản lí đất nước và bảo vệ lợi ích của nhân dân thông qua quốc hội thực hiện quyền lực của mình. Chính vì vậy, Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Các đại biểu Quốc hội là những người được bầu ra để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Các đại biểu Quốc hội nước ta theo tinh thần của Lê-nin là những người: " Tự mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình kiểm tra những tác dụng lấy những tác dụng của luật pháp ấy, tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của mình". Đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lý đặc biệt. Đó là người đại diện của nhân dân đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nước với nhân dân. Nhiêm vụ của Đại biểu Quốc hội. Được cử tri tín nhiệm bầu ra, đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kì họp Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, tích cực làm cho các kì họp đạt kết quả tốt. Trong kì họp Quốc hội, đại biểu có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội , của tổ chức hoặc đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp công dân là nhiệm vụ thường xuyên của đại biểu quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp dân theo định kì, theo lịch tại trụ sở tiếp dân và tiếp dân tại nhà ở, tại nơi công tác. Đại biểu tiếp dân để nghe dân góp ý xây dựng nhà nước đồng thời giúp dân giải quyết những thắc mắc, kiến nghị, khiếu nại, và tố cáo. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết, đôn dốc và teo dõi việc giải quyết. Ngoài ra, Đại biểu quốc hội có nhiệm vụ giữ mối quan hệ và thông báo tình hình hoạt động của mình với Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc địa phương. Quyền hạn của đại biểu Quốc hội. Quyền hạn quan trọng nhất của Đại biểu Quốc hội là tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước thuộc nhiệm vụ quyền hạn của quốc hội tại các kì họp quốc hội. Đại biểu Quốc hội có quyền sáng kiến lập pháp, có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết về các dự án luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo... Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự các kì họp hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết. Ngoài ra Luật tổ chức quốc hội năm 2001 còn có quy định mới: Đại biểu quốc hội có quyền kiến nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội và cử tri. 1. Biểu hiện mối quan hệ giữa đại biểu quốc hội và cử tri. Theo điều 97 của Hiến pháp 1992 quy định:" Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ma còn đại diện cho nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội phải liên kết chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyêt khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó". Để cụ thể hoá Điều 97 của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội đã quy định:" Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri" (Điều 51). Như vậy, Luật tổ chức quốc hội đã phát triển mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri nhưng cũng phải thường xuyên tiếp xúc với cử tri. Ngoài ra, mỗi năm ít nhất một lần đại biểu quốc hội phải báo cáo truớc cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Cử tri có thể trực tiếp thông qua Mặt trận Tổ quốc yêu cầu đại biểu báo cáo công tác, có thể nhận xét đối với việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Điều 12 của Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội quy định: " Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp không thể tham gia tiếp xúc cử tri thì đại biểu Quốc hội báo cáo với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội có thể tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc". Để hoạt động tiếp xúc cử tri trở thành hoạt động thường xuyên, đi vào thực chất và đa dạng các hình thức tiếp xúc ngày 10/9/2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ươnng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có Nghị quyết liên tịch số 06/2004/NQLT/UBTVQH11-ĐCTUBTƯMTTQVN ban hành hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, trong đó quy định " Ngoài những đợt tiếp xúc cử tri theo định kỳ trươc hay sau kỳ họp Quốc hội, đại biể Quốc hội cần tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội là một trong những hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được của đại biểu Quốc hội, nó là cầu nối thông tin để đại biể Quốc hội có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc đổi mới và tăng ường mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội và cử tri là một yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng nhiệm vụ ngày càng cao của cơ quan dân cử trong đó có tổ chức Quốc hội. Thực trạng mối quan hệ của đại biểu Quốc hội với cử tri. Mối quan hệ giữa đại bểu Quốc hội với cử tri thực chất là việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để phản ánh với Quốc hội và để nắm thông tin phục vụ cho hạt động đại biểu của mình. Qua theo dõi thực tiễn hoạt động tếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, em thấy rằng từ nhiều khóa quốc hội đến nay, nhìn chung các Đoàn đại biểu quốc hội tổ chức cho các đại biểu tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp là khá nề nếp. Và cứ mỗi kỳ họp thì chúng ta thu nhận được hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của cử tri tập hợp lại để báo cáo tại kỳ họp. Và chính từ những ý kiến, kiến nghị đó mà chúng ta báo cáo với quốc hội, đây là cơ sở để Quốc hội thảo luận, đánh giá tình hìn kinh tế - xã hội của đát nước, cũng như là thực hiện việc giám sát đánh giá về những hoạt động chung của Chính phủ và các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội. Về hình thức tếp xúc cử tri Hiện nay có hai hình thức tiếp xúc cử tri, đó là Hội nghị tiếp xúc cử tri và gặp gỡ, tiếp xúc cá nhân hoặc nhóm cử tri, Hội nghị tiếp xúc cử tri lại được chia thành Hội nghị tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội tại địa phương nơi đại biểu quốc hội ứng cử, Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm vệc và hội nghị tiếp xúc cử tri theo lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm. Qua đó báo cáo tình hình tiếp xúc cử tri của các Đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy hình thức Hội nghị tiếp xúc cử tri đang được dùng phổ biến, mà chủ yếu là tiếp xúc định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội. Từ đó có tình trạng ở nhiều nơi, thành phần tham dự tiếp xúc cử tri là các đại cử tri nhất là các đồng chí đại diện lãnh đạo các ơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, cơ sở, các đồng chí cán bộ hưu trí đến nhiều. Còn đối tượng cử tri trẻ, doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu, cử tri ở cơ sở, cử tri trực tiếp sản xuất, thì rất ít. Đấy là hạn chế làm chúng ta chưa lắng nghe được ý kiến của đông đảo cử tri. Hững cử tri tại nơi đại biểu Quốc hội làm việc và nghiên cứu qua tiếp xúc dều rất phấn khởi bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình với mong muốn đại biểu Quốc hội sẽ là cầu nối để cử tri có thể thực hiện quyền làm chủ của mình. Từ đó cho thấy việc đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc cử tri là rất cần thiết và cấp bách để từng bước nâng cao chất lượng của công tác tiếp xúc cử tri nói riêng và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa đại biểu và Quốc hội và cử tri nói chung. Ngoài việc, tiếp xúc cử tri hiện nay vẫn là tiếp xúc một chiều đại biểu Quốc hội chủ động tiếp xúc khi có nhu cầu mà có sự chủ động nào từ phía cử tri. Cung có ý kiến cho rằng việc hàng tháng các đoàn đại biểu Quốc hội đều có chương trình tiếp công dân để bày tỏ ys kiến của mình. Chúng tôi cho rằng phải quan niệm việc tiếp xúc cử tri là công việc thường xuyên của đại biểu Quốc hội. Các đại biểu là do cử tri bầu ra nên quyền yêu cầu được gặp gỡ, tiếp xúc với đại biểu phải được ưu tiên cho các cử tri. Khi cử tri có yêu cầu tiếp xúc thì Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giúp đại biểu Quốc hội sắp xếp sắp xếp để đại biểu Quốc hội bố trí gặp gỡ cử tri. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri là gắn bó hữu cơ, nhưng để mối quan hệ này thực chất và có hiệu quả thì vai trò tổ chức, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức hữu quan là rất quan trọng, có tính chất cầu nối để thúc đẩy mối quan hệ này có cả chiều rộng và chiều sâu. Như Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Hướng dẫn về việc đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri đã khẳng định: “Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chuẩn bị và tổ chức chu đáo các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội”. Qua thực tiễn tiếp xúc cử tri thời gian qua, có thể nói vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. Điều đó được thể hiện trong trong việc xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri; tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; việc phân công các đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiếp xúc cử tri tại các đơn vị bầu cử ở địa phương; việc phối hợp với các cơ quan tuyên truyền ở địa phương để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung, thời gian, địa điểm các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Bên cạnh đó, nhắc đến vai trò của các cơ quan trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri, thì không thể không nhắc đến vai trò rất quan trọng của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp. Phát huy vai trò là cơ sở chính trị cuả chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi hiệp thương và thống nhất tổ chức hành động của các tổ chức thành viên, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình, chủ trì các cuộc tiếp xúc và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc còn vận động nhân dân tham gia quản lý nhà nước, giám sát các hoạt động của chính quyền và hoạt động của các đại biểu Quốc hội do chính mình bầu ra, để đại biểu Quốc hội thực sự là đại biểu của dân. Sự ra đời của Văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội cũng là một điều kiện quan trọng giúp cho chất lượng công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội nâng lên một bước. Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giúp Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri; việc phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; việc theo dõi, rà soát và đôn đốc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đã nêu tại kỳ tiếp xúc trước; chuẩn bị tài liệu phục vụ công tác tiếp xúc cử tri và kinh phí phục vụ cuộc tiếp xúc. 2.3 . Việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri Việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri là một nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan, tổ chức hữu quan, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác tiếp xúc cử tri, tác động lớn đến mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Luật và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri. Trong thời gian qua, hầu hết ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước đều được Đoàn đại biểu Quốc hội tập hợp đầy đủ, phân loại theo thẩm quyền giải quyết và theo từng lĩnh vực cụ thể. Các ý kiến thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương thì được gửi cho các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị hữu quan ở địa phương để nghiên cứu, giải quyết. Các ý kiến thuộc thẩm quyền của các cơ quan Trung ương thì Đoàn đại biểu Quốc hội gửi tới Ban dân nguyện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội để chuyển tới các Bộ, ngành nghiên cứu giải quyết, trả lời. Nhìn chung, các Bộ, ngành đều nghiêm túc trả lời bằng văn bản, trúng vấn đề mà cử tri  quan tâm. Văn bản trả lời của các bộ, ngành là cơ sở để các Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền trong việc lãnh đạo, điều hành công việc ở địa phương; đồng thời là thông tin để các vị đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri. Tuy nhiên, vẫn còn có một số văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri còn chung chung, chưa đáp ứng được vấn đề cử tri kiến nghị, cá biệt có vấn đề không được trả lời, để cử tri kiến nghị nhiều lần; nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri chậm được giải quyết, hoặc những điều đã hứa vởi cử tri chưa được các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết một cách đầy đủ, kịp thời, còn tình trạng hứa nhưng “không giải quyết”. 2.4. Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm với cử tri Hiện nay, Quốc hội khoá XI với số lượng 120 đại biểu Quốc hội chuyên trách tại các cơ quan của Quốc hội và tại các địa phương, có thể nói số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm vẫn chiếm đa số. Trước đây, đại biểu Quốc hội chuyên trách chủ yếu tại các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội ở các địa phương hầu hết là các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm cho nên sau kỳ họp đều tập trung giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị mình. Điều kiện dành cho công tác tiếp xúc cử tri nói riêng và dành cho việc thực hiện trách nhiệm đại biểu Quốc hội nói chung còn nhiều hạn chế. Hầu hết các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm chỉ sắp xếp thời gian định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội. Bên cạnh đó, nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn chưa quan tâm đúng mức trong việc thực hiện trách nhiệm tiếp xúc cử tri, chưa tự mình xây dựng kế hoạch tìm đối tượng và hình thức tiếp xúc cử tri cũng như là chưa lưu tâm đến việc giải quyết ý kiến, kiến nghị. Do vậy, những ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được giải quyết một cách kịp thời và thoả đáng. Có tình trạng là rất nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu Quốc hội nêu lên bị các cơ quan đùn đẩy hoặc là né tránh. Cho nên  hiệu quả của việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội bị hạn chế rất nhiều. Nếu tình hình này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của đại biểu Quốc hội và ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Có những đại biểu Quốc hội, chính vì vậy mà “ngại” tiếp xúc cử tri. Đó là tình hình trước đây khi chúng ta chưa có đại biểu Quốc hội chuyên trách. 2.5. Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội chuyên trách với cử tri. Vấn đề tiếp theo là vai trò, vị trí và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách trong việc góp phần vào việc nâng cao hiệu qủa tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội nói chung về trách nhiệm tiếp xúc cử tri thì không có gì khác nhau. Điều đó đã được các văn bản pháp luật quy định rõ. Bên cạnh những khó khăn chung, thì các đại biểu Quốc hội chuyên trách có điều kiện thuận lợi hơn trong mối quan hệ, tiếp xúc với cử tri. Đó là điều kiện về thời gian, có điều kiện tiếp cận các nội dung, các báo cáo mà Quốc hội đưa ra bàn nghị sự để xem xét. Từ đó, việc tăng cường mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử  tri, phải bắt đầu từ trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội nói chung và các đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng. Quốc hội khoá XI, cùng với sự tăng lên về số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách ở cả các cơ quan của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với cử tri cũng được nâng lên một bước. Hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng được cải tiến, chất lượng nâng lên đáng kể, giảm dần tính hình thức đơn điệu và ngày càng thiết thực hiệu quả, hình thức tiếp xúc cử tri có đa dạng và linh hoạt hơn. Có được sự chuyển biến này, phần lớn là do chúng ta có đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương nên có điều kiện thuận lợi trong việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri. Bởi lẽ các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương hầu hết là Trưởng, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội, vì vậy có điều kiện chủ động về thời gian để xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri. Các đại biểu này căn cứ vào chương trình, kế hoạch hoạt động của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tình hình thực tế ở địa phương và yêu cầu của đại biểu trong Đoàn (nếu có), để chỉ đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri và phân công các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện kế hoạch đó. Ngoài ra, đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như một đại biểu Quốc hội trong Đoàn là có trách nhiệm tiếp xúc cử tri
Luận văn liên quan