Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người không còn phụ thuộc vào tự nhiên nữa mà chuyển sang giai đoạn cải tạo tự nhiên và hoà đồng cùng với thiên nhiên. Tuy nhiên ở mức độ nào đó con người vẫn đang dùng khoa học kỹ thuật để tận dụng thiên nhiên và chống chọi với thiên nhiên trong văn hoá ứng xử. Có thể nói tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tự nhiên không chỉ làm môi trường để con người sinh sống mà là môi trường để con người sáng tạo ra những giá trị văn hoá.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Khí hậu nơi đây nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa người Việt Nam đã biết ứng xử sao cho phù hợp với tự nhiên để sinh tồn. Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở hình thành nền văn hoá vô cùng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, nó là bản sắc riêng- là cái hồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,cùng với sự giao lưu tiếp biến của văn hoá bên ngoài nhưng người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình.
Đề tài mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc là đề tài hay và hấp dẫn. Nó giúp chúng ta trả lời được câu hỏi điều kiện địa lý có ảnh hưởng như thế náo dến văn hoá ứng xử của con người và văn hoá dân tộc. Dân tộc mà tôi đề cập đến trong bài làm của mình là dân tộc Việt Nam.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên nhưng hầu như các công trình chỉ nêu khái quát được mọt phần nào đó, vẫn còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ mà chưa được giải quyết. đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc”.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4455 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người không còn phụ thuộc vào tự nhiên nữa mà chuyển sang giai đoạn cải tạo tự nhiên và hoà đồng cùng với thiên nhiên. Tuy nhiên ở mức độ nào đó con người vẫn đang dùng khoa học kỹ thuật để tận dụng thiên nhiên và chống chọi với thiên nhiên trong văn hoá ứng xử. Có thể nói tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tự nhiên không chỉ làm môi trường để con người sinh sống mà là môi trường để con người sáng tạo ra những giá trị văn hoá.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Khí hậu nơi đây nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa người Việt Nam đã biết ứng xử sao cho phù hợp với tự nhiên để sinh tồn. Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở hình thành nền văn hoá vô cùng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, nó là bản sắc riêng- là cái hồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,cùng với sự giao lưu tiếp biến của văn hoá bên ngoài nhưng người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình.
Đề tài mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc là đề tài hay và hấp dẫn. Nó giúp chúng ta trả lời được câu hỏi điều kiện địa lý có ảnh hưởng như thế náo dến văn hoá ứng xử của con người và văn hoá dân tộc. Dân tộc mà tôi đề cập đến trong bài làm của mình là dân tộc Việt Nam.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên nhưng hầu như các công trình chỉ nêu khái quát được mọt phần nào đó, vẫn còn rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ mà chưa được giải quyết. đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài: “mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc”.
2.Lịch sử vấn đề:
Như đã nói ở trên vấn đề văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu.
Trần Ngọc Thêm trong cuốn “ Cơ sở văn hoá Việt Nam” viết. “Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với tự nhiên-cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ ba của mỗi hệ thống văn hoá.” Trong phần này tác giả đã nêu khá khái quát con gnười đã ứng xử với môi trường tự nhiên như thế nào “việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dụng môi trường tự nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thuộc kĩnh vực ứng phó: mặc và ở là để ứng phó với thời tiết, khí hậu đi lại là ứng phó với khoảng cách.[1]
Trong cuốn “ Cơ sở văn hoá Việt Nam” do Trần Quốc Vượng ( chủ biên ) các tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa văn hoá với môi trường tự nhiên “ con người tồn tại trong tự nhiên, bới vậy mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên cũng là một mặt cơ bản cuả đời sống văn hoá”. [2]
Trần Diễm Thuý trong cuốn “ cơ sở văn hoá Việt Nam” viết: “thích ứng với tự nhiên là một đặc điểm thể hiện tính cách hoà đồng, tính cách yêu quý thiên nhiên và cũng là một cách biểu hiện văn hoá của người Việt cổ.”
Trong cuốn đề cương bài giảng Địa văn hoá thế giới của Tiến Sỹ Đậu Thị Hoà cũng đã phân tích mối quan hệ giữa những điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc.
Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu có đề cập đến vấn đề này nhưng tôi chưa kịp thống kê hết. Nhưng nhìn chung các tài liệu chỉ tập chung phân tích một phần nào đó của vấn đề hoặc chỉ đề cập một cách tổng quát chủ yếu là đề cập đến văn hoá ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Chứ chưa có ai phân tích kỹ mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc. Đề tài còn nhiều vến đề cần đi sâu vào nghiên cứu. với đề tài này tôi muốn góp phần nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử và văn hoá dân tộc một cách toàn diện nhất.
3. Mục đích nghiên cứu :
Văn hoá là một hiện tượng xã hội, đồng thời là một hiện tượng đặc biệt của con người. Một hiện tượng luôn gắn với thời gian và không gian có ý nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn hoá người có mối quan hệ mật thiết với lịch sử và không gian lãnh thổ. Chính vì vậy mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử của con người.
Đồng thời đề tài là sự mở rộng nghiên cứu toàn diện những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc, mà những nét văn hoá đó được hình thành từ cơ sở của điều kiện tự nhiên.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong bài làm của mình phần mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử của con người tôi chỉ nêu một cách khái quát.Mà chủ yếu là phân tích kỹ mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với văn hoá dân tộc.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong bài làm của mình tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp liên ngành văn hoá học.
Phương pháp nghiên cứu thống kê.
Phương pháp tổng hợp.
Phương pháp phân tích tài liệu.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý và văn hoá ứng xử của con người.
Khái niệm văn hoá.
Trong mọi lĩnh vực của đời sống, chúng ta thường sử dụng những thuật ngữ như: văn hoá học, văn hoá ứng xử, văn hoá học đường, văn hoá giao thông…vv. Vậy văn hoá là gì?
Ngay từ khi ra đời văn hoá đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Điều này chứng tỏ để định nghĩa về văn hoá thật không hề đơn giản.
Từ “văn hoá” có nguồn gốc từ tiếng la tinh – Cultura có nghĩa là vun trồng và chăm bón, Cultusanimi nghĩa là trồng trọt về tinh thần.
Văn hoá có nghĩa là “cái hoá thành văn”, “văn” có nghiã là nét vẽ, mang tính hình thức bên ngoài, còn “hoá” là sự biến đổi, tự bản thân “văn” đã bao trùm sự biến đổi và phát triển. Xét văn hoá trong mối quan hệ với tự nhiên thì văn hoá được định nghĩa “văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người” (Nguyễn Từ Chi,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996).
Burnetttylo, nhà nhân chủng học nổi tiếng người Anh khi nghiên cứu văn hoá với tư cách là một nhà khoa học đã định nghĩa : “văn hoá là một tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác nhau, những tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên xã hội.
UNESCO đã định nghĩa văn hoá:
Văn hoá là một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…Khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội. Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những nối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị , những truyền thống tín ngưỡng…
Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng: “hai tiếng văn hoá chẳng qua là chỉ chung tất cả các sinh hoạt của con người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt”,(theo Giáo Sư Đào Duy Anh)
Như vậy chúng ta có thể nói “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn. (Trần Ngọc Thêm, cơ sở văn hoá Việt Nam,Nxb Giáo dục, 1999).
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá ứng xử của con người.
2.1.Con người tận dụng môi trường tự nhiên để ăn uống.
Người Việt có câu: “Có thực mới vực được đạo” nó nói nên tầm quan trọng cuả việc ăn uống. Ăn không chỉ là để duy trì sự sống mà đối với nhiều dân tộc ăn còn là một nét đẹp văn hoá, đó là nghệ thuật thưởng thức.
Mỗi vùng miền khác nhau thì có điều kiên địa lý khác nhau chính vì vậy con người phải có những ứng xử nhất định để phù hợp và thích nghi.
Ở những vùng châu thổ của vùng nhiệt đới, có điều kiện thuận lới để phát triển cây lúa nước, nên thức ăn chính của con người là lúa gạo, tất cả các loại bánh trái đều chế biến từ lúa gạo. Còn những vùng đồng bằng khô ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới lương thực chính là lúa mì: chẳng hạn như lương thực chính của người Nga là lúa mì bởi lãnh thổ nước Nga nằm chủ yếu trong khu vực có khí hậu ôn đới nên các nông phẩm chính là lúa mì, lúa mạch, ngô…
Hay là ở những vùng thảo nguyên nguồn thức ăn chính của con người là thịt, bởi đây là vùng có hoạt động chăn nuôi phát triển, con người đã biết chế biến các món ăn từ thịt để đáp ứng cho cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như người Mông Cổ - với nền văn minh du mục truyền thống chắc chắn sẽ ăn thịt nhiều hơn người Việt Nam.
Như vậy từ lâu con người đã biết ứng xử phù hợp với tự nhiên trong việc ăn uống, con người đã tận dụng triệt để những nguồn lương thực sẵn có vào cuộc sống của mình.
Mặc, ở và đi lại – cách ứng xử thích hợp của con người để đối phó với tự nhiên.
Mặc, ở và đi lại là những hoạt động hết sức cần thiết của con người, nó cũng là những yếu tố tạo nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc.
Việc mặc không chỉ là ứng xử với môi trường tự nhiên mà nó còn để làm đẹp, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những trang phục truyền thống được coi là những nét đặc trưng của văn hoá dân tộc ví dụ như người Việt Nam có áo dài là trang phục truyền thống, người Nhật Bản có bộ kimônô. ở những vùng có khí hậu nóng nhiều ánh sáng, con người sử dụng các loại vải mỏng mát, màu sáng. Ngược lại ở những vùng có khí hậu giá lạnh con người đã biết sử dụng các loại vải giấy, chất len sợi để đỡ lạnh hơn. Hay ở những vùng rừng núi con người đã biết cách ăn mặc hoà dồng với thiên nhiên bằng các loạ vải vóc màu sặc sỡ tượng trưng cho thiên nhiên núi rừng.
Việc ở là để đối phó với các hiện tượng như mưa, nắng, gió, bão, nóng, lạnh…những hiện tượng tự nhiên này luôn tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Con người không thể biến dổi được tự nhiên mà chỉ có thể dựa vào tự nhiên và từng bước thích nghi với môi trường tự nhiên để tồn tại. Ngay từ xa xưa khi xã hội chưa phát triển để ứng phó với những hiện tượng tự nhiên người ta đã biết tìm những hang động và gốc cây để ở. Khi xã hội phát triển con người đã biết khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gạch, đá, vôi, sắt thép..vv để tạo nên những ngôi nhà vững trãi và đẹp mắt.
Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên, chẳng hạn như ở vùng sông nước giao thông chủ yếu là bằng đường thuỷ, phương tiện chủ yếu là tàu thuyền. Còn những vùng đồng bằng khô khan giao thông đường bộ lại phát triển phương tiện chủ yếu là xe cộ, tàu xe.
Như vậy trong bất cứ môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng, chi phối bởi điều kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, con ngưòi không thể chống lại nó một cách thuần thục mà phải thích nghi với môt trường sống để điều hoà nhịp sống của mình.
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VỚI VĂN HOÁ DÂN TỘC
Điều kiện địa lý và con người Việt Nam.
điều kiện địa lý.
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á. Phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây và tây nam giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía đông nam giáp biển đông với bờ biển dài hơn 3000 km. Do có vị trí và đặc điểm tự nhiên như vậy nên Việt Nam từ xã xưa đã có vị thế của một chiếccầu nối giữa Châu Á và Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, là giao điểm giữa các đường giao thông, giữa các “kênh” mua bán, trao đổi hàng hoá giao lưu văn hoá từ đông sang tây, từ bắc xuống nam và là điểm nút giao thông của nhiều nền văn hoá và văn minh trên thế giới.
Địa hình: địa hình Việt Nam ¾ là đồi núi thấp với hệ đất peralit đỏ vàng là chủ yếu. đây là loại đất thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Diện tích đất đồng bằng chỉ chiếm ¼ nhưng hầu hết các đồng bằng của Việt Nam là những đồng bằng châu thổ do các con sông bồi đắp thường xuyên nên rất màu mỡ, là điều kiện thuận lợi để cho con người canh tác nông nghiệp.
Khí hậu: Nươc ta nằm trong vành đai nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Châu Á, nên khí hậu mang tính chất nóng, ẩm phân hoá theo mùa và theo độ cao rõ rệt. Bởi vậy hệ sinh thái rất đa dạng, mùa nào thức ấy. Cây cối xanh tốt quanh năm phù hợp với việc phát triển nông nghiệp.
Điều kiện đất đai và khí hậu làm cho thiên nhiên Việt Nam rất đa rạng và phong phú. Thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy Việt Nam cũng là vùng đất có nền văn minh phát triển khá sớm, cách đây 4000 năm, đó là nền văn minh sông hồng. Đặc trưng là trống đồng và lúa nước.
Sông ngòi: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều con sông lớn . Như sông Hồng, sông Mêkông hàng năm đã bồi đắp một lượng phù ra rất lớn tạo nên sự phì nhiêu màu mỡ cho các đồng bằng. Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Môi trường sông nước cũng chính là môi trường sản sinh ra nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của người Việt.
Như vậy điều kiện địa lý chính là nền tảng của văn hoá Việt Nam.
1.2. Con người - chủ thể Văn hoá Việt
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với tổng số 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 87% dân số cả nước, sống tập chung chủ yếu ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các đồng bằng ven biển miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. 53 dân tộc khác phân bố chủ yếu trên các vùng núi trải dài từ Bắc vào Nam. Trong số các dân tộc thiểu số đông nhất là người Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơme.
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tỉnh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội. Suốt quá trình lịch sử dựng nước và xây dựng phát triển đất nước con người đã vựot nên điều kiên địa lý tự nhiên để tìm ra phương thức ứng xử với tự nhiên một cách thích hợp.
Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý với văn hoá dân tộc.
Văn hoá dân tộc là cái riêng cái cốt lõi của mỗi dân tộc nó khác biệt với văn hoá của các dân tộc khác. Trong quá trình phát triển của dân tộc con người đã tạo ra một nền văn hoá đặc trưng hết sức đa dạng và phong phú. Khi tìm hiểu về vấn đề này chúng ta có thể thấy điều kiện địa lý có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá của dân tộc. Nó được coi là cơ sở là tiền đề để con người sáng tạo ra những giá trị văn hoá riêng của dân tộc mình. Đó chính là văn hoá ứng xử của con người thông qua việc ăn, mặc, ở và đi lại… Giáo Sư Trần Quốc Vượng đã viêt: “văn minh Việt Nam – văn minh thôn dã, văn hoá lúa nước tính chất thực vật (mà cốt lõi là cây lúa) in dấu ấn đậm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt Nam như ở, đi lại, mặc và ăn”. [2:35]
Ăn - uống:
Để duy trì sự sống ăn luôn giữ vị trí số một. Ở Việt Nam ăn uống còn được coi là văn hoá. Chính xác hơn đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên.
Văn hoá ăn uống liên hệ trực tiếp với văn hoá giao tiếp coi trọng sự tế nhị “ăn xem nồi ngồi xem hướng”, con người Việt Nam trọng tình cảm, trọng danh dự bởi vậy “lời chào cao hơn mâm cỗ” do hoạt động nông nghiệp nên người Việt Nam rất coi trọng việc ăn uống: “có thực mới vực được đạo”, dân gian ta thường có câu “trời đánh còn tránh miếng ăn” nó thể hiện tầm quan trọng của việc ăn uống.
Như đã nói Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai phì nhiêu màu mỡ rất thích hợp cho việc phát triển cây lúa. Giáo Sư Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Đông Nam Á-Việt Nam được đặc trưng bởi hệ thống sinh thái phồn tạp. Trong hệ thống sinh thái phồn tạp chỉ số đa dạng giữa số giống loài và số cá thể rất cao, thực vật phát triển hơn so với động vật”. điều này được thể hiện trong bữa cơm của Người Việt: cơm – rau – cá. Đó là một cơ cấu thiên về thực vật và trong số thực vật thì lúa gạo đứng hàng đầu. Tục ngữ có câu: “cơm tẻ mẹ ruột”, “người sống vì gạo cá bạo vì nước”. Người ta không chỉ sử dụng gạo trong những bữa cơm thường ngày ,mà gạo còn được chế biến thành các đồ dâng cúng thần linh: gạo nếp làm bánh trưng,bánh giày đay là hai thứ bánh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Bánh trưng được gói bằng gạo nếp, lá dong, luộc nên mà màu vẫn còn xanh ngắt, không nhà nào không có. Gạo tẻ thì được chế biến thành các loại bánh như: bánh cuốn, bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh trôi, phở, mì, bún…. mỗi loại bánh là đặc sản của từng vùng. Ví dụ như phở Hà Nội không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được bạn bè nước ngoài biết đến.
Trong bữa cơm của người Việt Nam sau lúa gạo thì đến rau quả. Nằm ở một trong những trung tâm trồng trọt Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng. Đối với người Việt Nam “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Rau thường được nấu canh, dùng tươi hoặc luộc, ít dùng những nước sốt cầu kỳ có nhiều đạm như đĩa rau trộn sốt chứng, sữa quen thuộc trong cơ cấu bữa ăn của các nước phương tây.
Nói đến rau trong bữa ăn của người Việt không thể nhắc đến hai món đặc thù là rau muống và dưa cà. Đây là hai món ăn dơn giản, dân dã nhưng lại gắn bó chặt chẽ với mỗi người dân Việt Nam và khi đi xa ai cũng nhớ về:
“anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cò dầm tương”
Một đặc trưng của điều kiện tự nhiên Việt Nam là lắm sông, suối, ao hồ. Chính nơi đây là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho người dân. Từ xưa họ đã tìm đến gần những con sông để sinh sống, đánh bắt hải sản để phục vụ cho bữa ăn của mình. Ngoài cơm và rau, cá là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Từ cá người ta có thể chế biến ra nhiều các món ăn khác nhau như cá kho, gỏi cá …
Đặc biệt từ các loại hải sản dánh bắt được người Việt đã chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại. Martin – Yan - Đầu bếp số một thế giới khi đến Việt Nam đã rất thán phục món nước mắm chanh - đường - tỏi - ớt của người Việt.
Không giống những vùng có thảo nguyên rộng lớn - thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, ở Việt Nam chăn nuôi gia súc chỉ bó hẹp trong hộ gia đình nên thực phẩm là cá nhiều – vì tận dụng được tự nhiên. Còn thịt thì rất ít chủ yếu là thịt gà, bò trâu nên trong bữa ăn của người Việt thịt được xếp sau cùng.
Đồ uống – hút: đồ uống, hút truyền thống thì có trầu cau, thuốc lào, rượu, nước trè, nước vối… chúng hầu hết là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt Đông Nam Á. Nó đã trở thành biểu tượng văn hóa của người Việt Nam.
Ăn trầu cau là phong tục lâu đời ở Việt Nam, nó cũng phổ biến ở Đông Nam Á cổ đại. Nước ta là vùng có khí hậu nhiệ đới nên thích hợp cho cây trầu, cau phát triển. Trầu cau có thể trồng khắp nơi trên đất nước hầu như làng nào cũng có, nhà nào cũng có giàn trầu và vài ba cây cau. Lá trầu còn có tác dụng chữa đầy bụng, đau mắt, chữa các mụn làm mủ sưng tấy…
Trầu cau có ý nghĩa triết lý nhân sinh tuyệt vời. Trầu cau là đạo ứng xử bạn bè, hàng xóm, láng giềng, là keo sơn của tình nghĩa vợ chồng anh em. Miếng trầu còn là vật lễ từ việc cưới xin cho đến tang ma… miếng trầu thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa của văn hoá Việt Nam.
Trong khi trầu là thú vui chủ yếu của phụ nữ thì hút thuốc nào là thú vui chủ yếu của nam giới. thuốc lào là một thứ cây gần giống thuốc lá: “thuốc lào là một thứ cây tên chữ gọi là tương tư thảo. kỳ thuỷ cho cây thuốc ấy trừ được sơn lam chướng khí, mới có người hút, lâu rồi quen đi mà ai cũng đua nhau, bởi thế thành tục” (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục,Nxb Văn hoá thông tin, 2005.).
Cây thuốc lào thường trồng nhiều ở vùng Hải Dương, Nam Định. Họ lấy lá phơi khô rồi thái nhỏ mà đóng thành bánh và đem đi bán cho người ta hút. Hút thuốc lào đã trở thành niềm đam mê đối với người dân Việt Nam không chỉ có nam giới hút mà có cả phụ nữ. Ca dao có câu:
“nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.
Uống rượu: rượu được làm từ gạo nếp hoặc gạo tẻ. Nhưng rượu bằng gạo nếp vẫn thơm ngon hơn cả. Gạo nếp được đem đồ xôi, ủ cho lên men rồi cất ra.Rượu là tố chất gắn với nhiều hình thức sinh hoạt đời sống của người dân Việt Nam như cưới hỏi, ma chay, ly rượu lễ thầy, lễ cha mẹ. nhất là trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu được ly rượu.
Uống trà ( chè) : Chè là thức uống chủ yếu của người Việt. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa đồng thời có loại đất Feralit là điều kiên thuận lợi để cho cây chè phát triển. Cây chè được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng được trồng nhiều nhất là ở trung du miền núi phía bắc nước ta. Người bắc bộ có nghệ thuật pha chè và uống chè rất độc đáo (do ảnh hưởng của người Trung Quốc) còn đối với người Nam bộ uống chè là để giải khát. Ngoài ra nước chè còn là thức uống để cúng tế cho những ngày lễ tết.
2.2. Mặc - một hình thức ứng phó linh hoạt với tự nhiên.
Quan trọng đối với con người sau ăn là mặc. Nó giúp cho con người đối phó được với cái nóng, cái lạnh, mưa gió… nhưng mặc không chỉ là để ứng phó với môi trường mà có ý nghĩa xã hội quan trọng. Mặc trở thành cái không thể thiếu trong mục đích trang điểm, làm đẹp của con người.
Mỗi dân tộc có cách ăn mặc và trang sức khác nhau vì vậy cái mặc tr