Đề tài Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Kinh tế và chính trị là hai mặt lớn nhất của đời sống xã hội trong điều kiện đất nước ta hiện nay còn nghèo nàn lạc hậu thì đổi mới nền kinh tế đất nước là điều hết sức cần thiết. Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thành công thì điều kiện tiên quyết là phải có một nền kinh tế vững chắc ổn định, đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện cho đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa thành công. Nền kinh tế của một đất nước có thể coi là sức mạnh lớn nhất của đất nước đó, nó là thành phần cơ bản của cơ sở hạ tầng, trên đó quyết định hình thành nên một thể chế chính trị tương ứng phù hợp với hình thái kinh tế đó. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ biện chứng và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không có một chế độ nào mà hoạt động kinh tế lại độc lập với hoạt động chính trị hình thái kinh tế quyết định tới chế độ chính trị, nhưng ngược lại chính trị cũng có tác động to lớn tới kinh tế. Sự ổn định về chính trị là tiền đề, là điều kiện để phát triển kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh mẽ và ổn định đòi hỏi phải có sự ổn định về chính trị. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị có ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt của hoạt động, đời sống xã hội mọi hoạt động khác có diễn ra thuận lợi hay không đỏi hỏi phải dựa trên mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị có diễn ra bình thường hay không. Việc nghiên cứu đề tài " Mối quan hệ giữa nền kinh tế và chính trị trong cuộc cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta hiện nay" là rất hay, rất cần thiết như đã biết kinh tế và chính trị chính là hai mặt lớn nhất của đời sống xã hội. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng có thể giúp ta hiểu biết về thực trạng của nền kinh tế hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lại, nó giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có cái nhìn khái quát lớn về đời sống kinh tế chính trị của đất nước. Mặc dù nước ta mới bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế nhưng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn góp phần vào giữ vững ổn định về chính trị đồng thời qua đó cũng cho thấy những chính sách hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đổi mới nền kinh tế đất nước. Qua việc nghiên cứu đề tài cũng giúp chúng ta hiểu biết hơn tiếp cận nhanh hơn đối với các chính sách, kinh tế mà Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm phát triển nền kinh tế đất nước, giúp chúng ta chủ động tham gia vào các hoạt động kinh tế góp phần xây dựng chế độ XHCN vững mạnh. Việc nghiên cứu giúp chúng ta hiểu rằng kinh tế và chính trị là hai mặt không thể tách rời, đồng thời thể chế chính trị phải luôn phù hợp với hình thái kinh tế bởi vì nếu thể chế chính trị không phù hợp không sớm thì muộn nó cũng bị thay đổi thể chế chính trị mới phù hợp hơn để tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia bị sụp đổ hoặc xảy ra tình trạng bất ổn kéo dài về đời sống xã hội do nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng học có đường lối phát triển kinh tế đưa ra không đúng đắn, không phù hợp. Hiện nay ở nước ta hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở còn thấp kém, các khu vực kinh tế phát triển rất cân đối nghiêm trọng, các khu vực thành thị được đầu tư quá nhiều nên đã có bước phát triển mạnh mẽ và tiến xa so với khu vực nông thôn, miền núi và các căn cứ cách mạng cũ, nơi tập trung phần lớn dân số cả nước. Chính thực trạng này làm cho bất bình đẳng trong cuộc sống ngày càng tăng lên có thể dễ dàng gây ra những mâu thuẫn giữa các khu vực trong nước. Do đó chính sách đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đóng vai trò cực kỳ quan trọng nó điều chỉnh một cách đồng đều sự phát triển của các khu vực kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định đồng bộ nhằm nâng cao đời sống người dân, xoá bỏ khoảng cách giữa các khu vực nhằm giữ vững ổn định về an ninh và chính trị. Việc nghiên cứu đề tài giúp cho nắm bắt được về mối quan hệ mật thiết giữa kinh tế và chính trị nói chung và đặc biệt là mối quan hệ đó được đặt trong hoàn cảnh đất nước ta đang đổi mới nền kinh tế hiện nay. Nó sẽ giúp ta hiểu được một cách sát thực nhất về đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và chính phủ, đồng thời có thể biết được quá trình đổi mới đang diễn ra như thế nào. Trên cơ sở đó ta có thể đưa ra những dự đoán của bản thân về nền kinh tế đất nước trong tương lai đây chính là một vấn đề rất tốt cho những người quan tâm đến hoặc là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Những người mà phải trực tiếp tiếp xúc và vận dụng các đường lối và chính sách đổi mới của Đảng.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7769 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan