Làm thế nào để có thể đánh giá một nền kinh tế mạnh hay yếu? Biểu hiện của nó thể hiện trên những nhân tố nào? Những nhân tố để có thể đánh giá một nền kinh tế đó là dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát và thất nghiệp, giá cả đồng tiền của quốc gia đó Trong đó, hai chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất của không chỉ của các nhà hoạch định chính sách mà toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế đó chính là lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng.
Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song cũng mắc không ít những khó khăn, sự biến động liên tục trong nền kinh tế có những năm nền kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài trong nhiều năm song cũng có những năm lạm phát cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Nhà nước đã có nhiều chính sách để điều chỉnh nền kinh tế, phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, do xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp nhỏ bé, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài bắt đầu bước sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực tính phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới càng lớn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từ đó có những chính sách phát triển phù hợp đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế nhóm quyết định đi nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009”. Đề tài trước hết nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp sau đó đưa lý thuyết ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 nhằm phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ đó kiến nghị, đề xuất một số biện pháp để một mặt kiềm chế lạm phát, một mặt tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và kiềm chế lạm phát của Nhà nước ta trong thời gian tới.
Đề tài bao gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009
Chương 4. Các kết luận, thảo luận và một số đề xuất kiến nghị về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
53 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 13967 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986–2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC
Làm thế nào để có thể đánh giá một nền kinh tế mạnh hay yếu? Biểu hiện của nó thể hiện trên những nhân tố nào? Những nhân tố để có thể đánh giá một nền kinh tế đó là dựa trên các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế GDP, lạm phát và thất nghiệp, giá cả đồng tiền của quốc gia đó… Trong đó, hai chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất của không chỉ của các nhà hoạch định chính sách mà toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế đó chính là lạm phát, thất nghiệp và mối quan hệ giữa chúng.
Nền kinh tế Việt Nam từ sau đổi mới năm 1986 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song cũng mắc không ít những khó khăn, sự biến động liên tục trong nền kinh tế có những năm nền kinh tế tăng trưởng cao và kéo dài trong nhiều năm song cũng có những năm lạm phát cao cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Nhà nước đã có nhiều chính sách để điều chỉnh nền kinh tế, phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, do xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp nhỏ bé, cùng với cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài bắt đầu bước sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Đặc biệt khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực tính phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới càng lớn.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từ đó có những chính sách phát triển phù hợp đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế nhóm quyết định đi nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009”. Đề tài trước hết nghiên cứu một số lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp sau đó đưa lý thuyết ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 nhằm phân tích, đánh giá, nhìn nhận từ đó kiến nghị, đề xuất một số biện pháp để một mặt kiềm chế lạm phát, một mặt tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững và kiềm chế lạm phát của Nhà nước ta trong thời gian tới.
Đề tài bao gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009
Chương 4. Các kết luận, thảo luận và một số đề xuất kiến nghị về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
LỜI CẢM ƠN
Lạm phát, thất nghiệp cũng như mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo các nhà kinh tế trên thế giới cũng như các nhà kinh tế thực nghiệm ở các quốc gia trên thế giới luôn có sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá vĩ mô nền kinh tế từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm kiềm chế lạm phát và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nền kinh tế. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của TS.Ngô Xuân Bình, nhóm đã đi nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009”. Bên cạnh đó nhóm cũng xin chân thành góp ý của các thầy cô giáo trong trường để nhóm hoàn thiện đề tài. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh phải những thiếu sót nhất định mong sự đóng góp của các thầy cô, các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu để đề tài thực sự có ý nghĩa cao trong thực tiễn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài 2
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.1. Mục tiêu chung 2
1.3.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu 3
1.5.1. Phạm vi không gian 3
1.5.2. Phạm vi thời gian 3
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu 3
1.6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học 3
1.6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 4
1.7. Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 5
2.1. Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản 5
2.1.1. Lạm phát và các khái niệm liên quan đến lạm phát 5
2.1.2. Thất nghiệp và các khái niệm liên quan 6
2.2. Lạm phát, thất nghiệp và quan điểm một số nhà kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 7
2.2.1. Lạm phát – nguyên nhân và tác động 7
2.2.2. Thất nghiệp – nguyên nhân và tác động 9
2.2.3. Quan điểm của nhà kinh tế học A.W.Phillips 10
2.2.4. Sự phát triển quan điểm của A.W.Philips về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn (Đường Philips dài hạn) 11
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới 13
2.4. Những nghiên cứu có liên quan 13
2.5. Mô hình nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài 14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 15
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 15
3.1.1. Kế hoạch nghiên cứu đề tài 15
3.1.2. Các giả thiết trong mô hình nghiên cứu 15
3.1.3. Phương pháp thu thập số liệu 15
3.1.4. Phân tích số liệu 16
3.1.5. Xây dựng mô hình nội dung nghiên cứu 16
3.2. Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát - thất nghiệp ở Việt Nam 16
3.2.1. Đánh giá tổng quan mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 16
3.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 18
3.2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường quốc tế 18
3.2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường trong nước 20
3.3. Kết quả tổng hợp, đánh giá của các chuyên gia về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 23
3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 25
CHƯƠNG 4. CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM 29
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 29
4.2. Các thảo luận về mối quan hệ giữa lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 qua nghiên cứu 39
4.3. Dự đoán mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 40
4.4. Một số đề xuất, kiến nghị đối với việc cắt giảm tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng việc làm ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 41
4.4.1. Các giải pháp kiềm chế lạm phát 41
4.4.1.1. Các giải pháp trong ngắn hạn 41
4.4.1.2. Những giải pháp trong dài hạn 42
4.4.2. Giải pháp tăng trưởng việc làm 43
4.4.2.1. Giải pháp về vấn đề kinh tế 43
4.4.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách 44
4.4.2.3. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lí của Nhà nước và sự phối hợp của các tổ chức Đoàn thể trong việc giải quyết việc làm 44
4.5. Những hạn chế nghiên cứu và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 45
4.5.1. Những hạn chế nghiên cứu 45
4.5.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 46
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Nội dung
Trang
Biểu 3.1
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 1993
25
Biểu 3.2
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1993 - 1996
25
Biểu 3.3
Tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 1997
26
Biểu 3.4
Mối quan hệ tăng trưởng, thất nghiệp và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 1999
26
Biểu 3.5
Cơ cấu tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính giai đoạn 1996 - 2005
26
Biểu 3.6
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006
27
Biểu 3.7
Xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2009
27
Biểu 3.8
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp giai đoạn 2002 - 2006
27
Biểu 3.9
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2008 phân theo vùng
27
Biểu 3.10
Biểu đồ diễn biến giá dầu thô trên Sở Giao dịch Hàng hóa New York
27
DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT
Nội dung
Trang
Đồ thị 2.1
Lạm phát do cầu kéo
7
Đồ thị 2.2
Lạm phát chi phí đẩy
8
Đồ thị 2.3
Lạm phát dự kiến
8
Đồ thị 2.4
Đường Philips
10
Đồ thị 2.5
Đường Philips dài hạn
12
Đồ thị 2.6
Mối quan hệ giữa tăng cung tiền và đường Philips dài hạn
12
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Lạm phát và thất nghiệp luôn là vấn đề nóng hổi trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng là vấn đề đau đầu của các nhà hoạch định chính sách. Làm sao để có mức lạm phát như mong muốn góp phần bôi trơn toàn bộ nền kinh tế? Làm thế nào để tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho người lao động, hạ tỷ lệ thất nghiệp đến mức thấp nhất? Đó luôn là những câu hỏi đặt ra đối với những nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách. Nhưng để đảm bảo được cả hai mục tiêu nói trên là vấn đề rất khó có thể đạt được. Trong ngắn hạn chúng ta sẽ phải chấp nhận sự đánh đổi một trong hai hoặc là có được lạm phát như mong muốn nhưng tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hoặc là chấp nhận tạo được nhiều công ăn việc làm trong điều kiện lạm phát cao.
Ở Việt Nam sau thời kỳ đổi mới năm 1986 có những năm lạm phát ở mức 3 con số, nền kinh tế trong trạng thái khủng hoảng trầm trọng và từ đó đến nay đặc biệt từ những năm 2000 trở lại đây lạm phát đã được kiềm chế ở mức 2 con số. Khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO lạm phát lại có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng có xu hướng tăng mà không giảm. Phải chăng lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam có những đặc điểm riêng so với các quốc gia khác cũng như quy luật đánh đổi trong ngắn hạn.
Lạm phát và thất nghiệp là hai yếu tố gắn trực tiếp với hoạt động hàng ngày của mỗi con người, nó tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến đời sống của chúng ta. Lạm phát gia tăng khiến cho giá cả trở lên đắt đỏ hơn cuộc sống khó khăn hơn. Thất nghiệp luôn luôn bám đuổi chúng ta nếu chúng ta không thực sự cố gắng. Và thất nghiệp kéo theo đó là sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế. Vậy liệu rằng chúng ta có thể kiềm chế được sự gia tăng của giá cả, đẩy mạnh được tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế, tận dụng được cơ hội để phát triển và phát triển một cách bền vững.
Và để có thể đưa ra được những chính sách hợp lý mang tầm vĩ mô đặt ra yêu cầu rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Để có thể có những chính sách hợp lý, đảm bảo đạt được các mục tiêu tầm vĩ mô có lợi cho toàn bộ nền kinh tế chúng ta phải hiểu rõ được hai yếu tố thất nghiệp và lạm phát, nguyên nhân và tác động cũng như mối quan hệ giữa chúng cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm của nền kinh tế.
Mỗi nền kinh tế có đặc điểm riêng và mỗi quốc gia lại có những điều kiện riêng để phát triển kinh tế. Nước ta từ một nước nông nghiệp với trình độ phát triển thấp tiến hành phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ. Nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao ở Châu Á. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy rằng lạm phát ở Việt Nam vẫn còn có xu hướng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm vừa qua.
Do đó nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam”, đề tài tập trung phân tích mối quan hệ trong dài hạn và sự đánh đổi trong ngắn hạn; đưa ra một cách nhìn nhận kết quả trong chính sách vĩ mô. Qua đó, đề tài đưa ra một số giải pháp góp một phần nhỏ bé trong xây dựng các chính sách vĩ mô của các nhà hoạch định vì mục tiêu phát triển nền kinh tế nước nhà trong ngắn hạn và dài hạn.
Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Xuất phát từ vai trò quan trọng của việc phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp đối với việc phân tích vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, đánh giá hiệu quả của các chính sách vĩ mô cũng như tác động của các yếu tố trong và ngoài nước đến thất nghiệp, lạm phát và mối quan hệ giữa hai nhân tố này, nhóm quyết định đi nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009”.
Trong ngắn hạn luôn có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, còn về dài hạn hầu như không có mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp. Bên cạnh đó, dưới tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động khác nhau đến mối quan hệ này. Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2009 để thấy được mối quan hệ này ở Việt Nam, những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này theo những mức độ khác nhau.
Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đánh giá được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2009, những nhân tố tác động đến mối quan hệ này từ đó rút ra các bài học về chính sách vĩ mô hợp lý điều chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
Mục tiêu cụ thể
Hiểu rõ được 2 chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng đó là thất nghiệp và lạm phát
Có cái nhìn tổng thể về lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
Phân tích được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam trong cả ngắn hạn và dài hạn
Đưa ra một số kiến nghị để xây dựng được các chính sách vĩ mô hợp lý
Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
Lạm phát, thất nghiệp là gì?
Nguyên nhân cũng như tác động của lạm phát và thất nghiệp đến nền kinh tế?
Có những lý thuyết nào chỉ ra được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp?
Lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Có sự đánh đổi nào trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam hay không?
Trong từng giai đoạn, Nhà nước đã thực hiện những chính sách gì nhằm tác động đến mối quan hệ này? Những chính sách đó có đạt hiệu quả trong thực tế?
Những bài học nào về chính sách vĩ mô được rút ra từ việc thực hiện các chính sách vĩ mô Nhà nước đã thực hiện?
Trong những năm tiếp theo Việt Nam nên thực hiện sự đánh đổi này không và như thế nào cho hợp lý?
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
Phạm vi thời gian
Nghiên cứu mối quan hệ này trong gian đoạn 1986 – 2009
Ý nghĩa của nghiên cứu
Ý nghĩa về mặt khoa học
Bổ sung thêm cho lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, sự đánh đổi trong ngắn hạn và mối quan hệ trong dài hạn. Đề tài là sự phát triển có tính kế thừa và phát huy nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó và trở thành một tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học khi nghiên cứu về vấn đề này.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Trước hết, đề tài là một công trình nhỏ bé của nhóm, giúp các thành viên trong nhóm có những hiểu biết về vĩ mô, 2 thành tố quan trọng có tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, với quá trình thu thập, phân tích và đánh giá số liệu dựa trên thực tế nền kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay một cách chân thực, chính xác tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế nước ta.
Thứ ba, đề tài giúp các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo để từ đó đưa ra những quyết định về chính sách, trong ngắn hạn chúng ta nên đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp như nào để có thể đạt được mục tiêu đặt ra.
Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm 4 chương
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp ở Việt Nam
Chương 4. Các kết luận, thảo luận và một số đề xuất kiến nghị
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản
Lạm phát và các khái niệm liên quan đến lạm phát
* Lạm phát
Theo G.G. Mtrukhin, ông cho rằng sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng (tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
Theo L.V.Chandeler và D.C.Cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định: lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất.
Ở mức bao quát hơn là P.A. Samuelson và W.D. Nordhaus trong cuốn “kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Với học thuyết “lạm phát lưu thông tiền tệ” J. Bondin và M.Friedman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”.
Từ những cách hiểu như trên về lạm phát, chúng ta có thể hiểu lạm phát theo nghĩa chung nhất là sự suy giảm trong sức mua của đồng tiền. Và sức mua của đồng tiền lại được biểu hiện thông qua mức giá, tức là lượng tiền trên mỗi đơn vị hàng hóa. Thông thường lạm phát xảy ra khi mức giá chung và chi phí sản xuất tăng lên đối với mọi hàng hóa và dịch vụ.
* Tỷ lệ lạm phát
Thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ này phản ánh sự biến động cũng như mức độ của lạm phát của thời kỳ đang nghiên cứu và được xác định bằng công thức:
Trong đó: (t là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t, CPIt – 1 là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t – 1.
* Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu cho nền kinh tế ở một thời kỳ nào đó:
Trong đó: CPIt là chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ t
q0i là số lượng hàng hóa i ở thời kỳ gốc
p0i là mức giá hàng hóa i ở thời kỳ gốc
pti là mức giá hàng hóa i ở thời kỳ hiện hành
* Giảm phát
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống.
* Các loại lạm phát
Lạm phát vừa phải:Có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/năm.
Lạm phát phi mã:Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm.
Siêu lạm phát:Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã.
Thất nghiệp và các khái niệm liên quan
Lao động: là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.
Việc làm: mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm.
Thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có việc làm và đang tìm kiếm việc làm
Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): bao gồm những người đang làm việc và những người thất nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp: Phản ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
* Các loại thất nghiệp
Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm một nơi làm phù hợp hơn hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang chờ việc…
Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động
Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp được tạo ra trong tình trạng nền kinh tế suy thoái
Lạm phát, thất nghiệp và quan điểm một số nhà kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát – nguyên nhân và tác động
Lạm phát chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có: lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát dự kiến và lạm phát do cung tiền.
Lạm phát do cầu kéo: Xảy ra khi tổng cầu tăng trong khi tổng cung không đổi hoặc tăng thấp hơn tổng cầu.
Đồ thị 2.1. Lạm phát do cầu kéo
Giả sử ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm E0. Tại điểm E0 ứng với giá thị trường P0 và sản lượng cân bằng Y0 (Y0 = Y*). Nhưng khi tổng cầu của nền kinh tế tăng lên làm đường cầu AD0 bị đẩy lên trên và sang phải đến AD1, AD2 điểm cân bằng mới của thị trường chuyển tương ứng từ E0 tới E1, E2. Tại đây, tổng cầu của nền kinh tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng – mức sản xuất tối ưu mà vượt qua nó nền kinh tế sẽ tăng trưởng nóng (Y1, Y2 > Y*) đã đẩy giá tăng lên (P1, P2). Nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát chi phí đẩy: xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăn