Đề tài Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học Ấn Độ, Nhật Bản

- Ấn Độ là một trong 4 chiếc nôi văn hóa của nhân loại, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ văn học thế giới. Toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á (10 nước) chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. 1 nước chịu ảnh hưởng của Trung Quốc là Việt nam. - Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học rất mật thiết: tôn giáo đọc cho văn học chép- câu nói này thực ra chưa nói hết được mối quan hệ gần như là đồng nhất: Kinh Vê đa đồng thời là sách văn học, các bộ sử thi đồng thời cũng là kinh, kinh sách Phật giáo đồng thời cũng là những bài học dân gian.  Tìm hiểu văn học Ấn Độ Nhật Bản mà không tìm về cội nguồn tôn giáo thì không thấy hết được vẻ đẹp. + Những nhà thơ Haiku đồng thời cũng là những nhà sư (Basho sống cuộc đời của nhà sư). Thần thoại Nhật Bản mang tư tưởng thần đạo. - Khi giảng dạy văn học Ấn Độ, Nhật Bản: để các giáo viên nắm bắt ngọn nguồn của văn học. - Văn hóa là một phạm trù rất rộng chứa nhiều phạm trù khác nhau trong đó có tôn giáo. Chuyên đề này nhìn văn học từ một góc nhìn của văn hóa.

doc32 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học Ấn Độ, Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN Cô: Mai Liên Tài liệu tham khảo: Lưu Đức Trung, Văn học Ấn Độ, G, H, 1997. Cao Huy Đỉnh, Văn hóa Ấn Độ, Văn học, H. Nguyễn Tấn Đắc, Văn học Ấn Độ, N Tổng hợp TPHCM, 2000. Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu về thần thoại Ấn Độ. Vanmiki, Ramayana, Văn học, Vyasa, Mahabharata, Văn học. Phan Thu Hiền, Sử thi Ấn Độ, Lưu Đức Trung chủ biên, hợp tuyển văn học Ấn Độ. Đọc thêm về phật giáo và thiền: Thiền luận- Suzuki, N Tổng hợp TPHCM. Doãn Chính, Veda và Upanishad, ĐHQG. Nhật Chiêu, Văn học Nhật bản từ khởi thủy đến 1868. Nguyễn Thị Bích Hà, Truyện cổ tích Nhật Bản, ĐHQG. Nhật Chiêu, Thơ Baso. Lí do Ấn Độ là một trong 4 chiếc nôi văn hóa của nhân loại, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ văn học thế giới. Toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á (10 nước) chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. 1 nước chịu ảnh hưởng của Trung Quốc là Việt nam. Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học rất mật thiết: tôn giáo đọc cho văn học chép- câu nói này thực ra chưa nói hết được mối quan hệ gần như là đồng nhất: Kinh Vê đa đồng thời là sách văn học, các bộ sử thi đồng thời cũng là kinh, kinh sách Phật giáo đồng thời cũng là những bài học dân gian. Tìm hiểu văn học Ấn Độ Nhật Bản mà không tìm về cội nguồn tôn giáo thì không thấy hết được vẻ đẹp. + Những nhà thơ Haiku đồng thời cũng là những nhà sư (Basho sống cuộc đời của nhà sư). Thần thoại Nhật Bản mang tư tưởng thần đạo. Khi giảng dạy văn học Ấn Độ, Nhật Bản: để các giáo viên nắm bắt ngọn nguồn của văn học. Văn hóa là một phạm trù rất rộng chứa nhiều phạm trù khác nhau trong đó có tôn giáo. Chuyên đề này nhìn văn học từ một góc nhìn của văn hóa. ẤN ĐỘ Đất nước Vị trí địa lý Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á. Đó là một bán đảo mênh mông, xưa rộng hơn 5 triệu km2, nay còn hơn 3 triệu km2. Giống như một tam giác khổng lồ, đáy tiếp giáp với Indian Ocean. Phía đông là Bay of Bengal. Địa hình Chia 3 khu vực lớn: Himalaya: lâu đài tuyết trắng, bong sen trắng vĩ đại, nóc nhà thế giới án ngữ phía Bắc Ấn khiến Ấn Độ có vị trí biệt lập so với thế giới. Núi Himalay a có tác động nhiều đến suy tư của văn học Ấn Độ: + thuở nhở Tago được cha đưa lên núi để học hỏi sự trầm tư của núi. + những am để dạy học trò được xây ở trong rừng núi để thanh lọc tâm hồn con người, trả lại cho họ bản tính nguyên sơ.=> đền đài của Ấn Độ được mô tả như hình núi. + rừng núi trong các sử thi Ấn được miêu tả như là đang nương tựa vào nhau mà sống, các sinh vật đều sống có đôi có lứa. Đồng bằng Ấn Hằng: rộng và màu mỡ bậc nhất thế giới được bồi đắp bởi sông Ấn và sông Hằng. 2 con sông này đều bắt nguồn từ Himalaya, đổ ra vịnh Bengal. Vùng đồng bằng Ấn Hằng có vai trò lớn với đời sống tâm linh: + sông Hằng: sông mẹ, sông linh thánh, nước sông Hằng có thể gột rửa mọi tội lỗi. Hàng năm có lễ hội tắm sông Hằng. Nữ thần sông Hằng được mô tả là người phụ nữ rất xinh đẹp. + sông Ấn (Indus River): nền văn minh sông Ấn là nền văn minh cổ xưa nhất của Ấn Độ. Cao nguyên Decan: đất đai cằn cỗi song cũng lưu giữ những dấu tích văn minh cổ. Đảo Srilanka nằm ở phía Nam của Ấn Độ, nơi đây quỷ vương Rivana bắt cóc công chúa Rita. Khí hậu Có 2 bộ mặt: có lúc mưa thuận gió hòa, gương mặt của 1 người mẹ hiền. Có khi thời tiết nổi giận nắng nóng lên đến 50độ. Lũ lụt hạn hán cũng rất khắc nghiệt. Thái độ của con người với thiên nhiên có 2 mặt: chấp nhận thiên nhiên và chối bỏ thiên nhiên. Họ hi vọng vào sự chinh phục và cải tạo thiên nhiên, xây dựng nhiều công trình thủy lợi để bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người, mặt khác họ cũng quay lưng lại với thiên nhiên, theo đuổi chủ nghĩa khổ hạnh. Lịch sử: 4 thời kì trải dài gần 5000 năm Thời tiền sử: (- 2700 đến - 1700): nền văn minh sông Ấn. Được phát hiện trong những năm 20 của thế kỉ 20 sau những cuộc khai quật cổ người Anh John Marshall ở Mohenjo- Daro và Harappa. Văn minh sông Ấn có tính chất đô thị, nhiều công trình phục vụ nhân sinh, hầu như không có công trình kiến trúc tôn giáo nào. Phát hiện nhiều cửa hàng, thủy liệu viện, trong đó phát hiện ra nhiều đồ vật tinh xảo. Thủy liệu viện là nơi chữa bệnh bằng nước. Thời kì này người Ấn đã có chữ viết. Phát hiện này làm đảo lộn quan niệm cố hữu cho rằng văn minh Ấn Độ là do người Arya du nhập vào Ấn Độ vào khoảng -1500. Thời cổ đại (-1700 đến -700): các cuộc xâm nhập. Đó là cuộc xâm nhập của chủng tộc Airyana. Bản quán của họ có lẽ là vùng mà người Iran gọi là Airyana- yoyo. Văn minh Arya là bán du mục. Đây là cuộc xâm nhập chứ không phải xâm lược. Họ vào Ấn Độ với mục đích đi tìm cỏ cho gia súc. Nhưng về sau hộ xung đột với dân bản địa. Họ chiến thắng và làm chủ phía Bắc, rồi chinh phục phương Nam bằng sức mạnh tôn giáo. Văn hóa Arya+ văn minh Dravidia= nền móng chủng tộc và văn hóa Ấn Độ. Quá trình mở rộng địa bàn từ phía Bắc xuống phía Nam phản ánh trong hình tượng hoàng tử Rama. Thời trung đại (700 đến 1700): tổng hợp văn hóa Ấn- Hồi 711, Arab xâm lược Ấn Độ. 1206, Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Ấn Độ. 1526, Mông Cổ đánh đuổi người Hồi ra khỏi Delhi, lập ra triều đại Mughul huy hoàng, đóng góp cho tư tưởng và văn hóa Ấn Độ. Vì sao dòng văn chương sùng tín lại mở rộng trong văn học Ấn Độ. Thời cận- hiện đại (1700 đến nay). Từ thế kỉ 16, các nước tư bản phương Tây nhòm ngó đến Ấn Độ. Đến 1763, Anh hầu như toàn quyền xâm nhập AD. 1877, Anh thiết lập quyền thống trị trên đất AD, bắt đầu thời kì tủi nhục nhất trong lịch sử Ấn Độ. Nửa sau thế kỉ 19, phong trào dân tộc AD phát triển mạnh. Sự cái cách về tôn giáo, văn hóa, chính trị do các trí thức ưu tú phát động đưa đất nước vào thời kỳ phục hưng. + Roy là người khởi xướng tôn giáo. + Bankim Treptori: người đưa văn học phát triển + Tilac: là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Ấn Độ. Lịch sử lâu đời, phát triển liên tục và nhất quán từ quá khứ đến hiện tại. Khác Việt Nam, luôn có đủ sức mạnh quân sự chiến thắng kẻ thù, hầu như các nước đều chinh phục AD, sức mạnh của AD là văn hóa, dùng sức mạnh văn hóa để đồng hóa ngược trở lại. Sở dĩ người AD chấp nhận sức mạnh ngoại nhân vì đối với họ, chính trị không quan trọng, tôn giáo, triết học mới là quan trọng. Con người Chủng tộc: rất phức tạp nhưng có 2 chủng tộc chính. Người Đravidia: sáng tạo ra nền văn minh tối cổ của AD. Da sẫm, mũi tẹt, vóc người nhỏ bé. Người Arya: có nghĩa là cao quý vào AD năm – 1500, da trắng, mũi cao, vóc người cao lớn. Đẳng cấp AD là nước duy nhất trên thế giới phân biệt đẳng cấp. Sự phân biệt này vô cùng sâu sắc, gồm 4 bậc: + Brahmana: tăng lữ Bà la môn, là một vị thần tối cao trong Hindu giáo, là đấng sáng tạo=> bổn phận chăm lo đời sống tinh thần, họ làm nhiệm vụ cúng tế, dâng lễ vật lên cho thần linh. + Kshatriya; vua chúa, chiến binh => bổn phận là cai trị vương quốc và chiến đấu để bảo vệ vương quốc. + Vaishya: thương nhân, thợ thủ công, thương nhân, địa chủ => chăm lo đời sống vật chất. + Shudra: tôi tớ=> phục dịch cho 3 đẳng cấp trên. Tại sao AD phải phân chia đẳng cấp: Do ảnh hưởng của đạo Hindu, do người Arya sáng lập. Khi vào AD, họ muốn bảo vệ sự thuần túy cao quý của nòi giống của họ. Họ không muốn dòng máu cao quý của họ bị trộn lẫn với các dòng máu khác cho nên phân ra đẳng cấp cao quý và đẳng cấp thấp hèn. Đẳng cấp (Vacna) có nghĩa là màu da. Xuất phát từ mục đích phân chia như vậy, biểu hiện của phân biệt đẳng cấp là hôn nhân và ăn uống. Chỉ có những người cùng đẳng cấp được kết hôn với nhau. Chỉ những người cùng đẳng cấp mới ăn chung mâm. Người đẳng cấp dưới không được quyền tiếp xúc với người đẳng cấp trên. Ánh nhìn, cái bóng của người đẳng cấp dưới rơi vào thức ăn thì người đẳng cấp trên không ăn. Truyện: Chúa trời của những chuyện vặt. Phân biệt giai cấp trên cơ sở kinh tế, giữa đời cha ông và đời con cháu có sự thay đổi về giai cấp. Phân biệt đẳng cấp tiêu chí không phải là tài sản mà là dòng dõi, huyết thống. Không có sự thay đổi về đẳng cấp giữa con cháu đời đời kiếp kiếp cũng giống như cái cây không có quyền lựa chọn cái hạt mà nó sinh ra. Tích cực: nhờ phân biệt đẳng cấp mà xã hội tương đối bình ổn. Do dòng dõi quy định thì không có đấu tranh đẳng cấp. Đây là công cụ hữu hiệu sử dụng để cai trị xã hội, giai cấp thống trị đã thần thánh hóa nguồn gốc của việc phân chia đẳng cấp. Hạn chế: có những lạm dụng bất công, hố sâu ngăn cách mỗi người một sâu hơn, những người thuộc đẳng cấp dưới bị chà đạp. Nhiều tư tưởng gia lỗi lạc đều lên tiếng phản đối. + Đức Phật: Không có đẳng cấp trong những dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong những giọt nước mắt cùng mặn. Tình thương là sợi dây liên hệ giữa mọi người. + M. Gandhi: Chế độ đẳng cấp như chúng ta biết là một điều lỗi thời. Nosihair ra đi nếu cả Ấn Độ giáo và AD muốn tồn tại và phát triển. Tôn giáo- Triết học Đặc điểm chung Ấn Độ là một dân tộc mộ đạo và trọng triết học vào bậc nhất của thế giới. Đây là quê hương của 2 trong số những tôn giáo lớn nhất thế giới là đạo Phật và đạo Hindu và là ngôi nhà chung của nhiều tôn giáo khác. AD trở thành một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết học N. Menon. Các tôn giáo và triết học chung sống với nhau một cách khá hòa thuận, vì người AD không bao giờ ảo tưởng như một số dân tộc khác cho rằng mình có chân lý cuối cùng, chân lý tuyệt đối, không cần phải tiếp tục mọt sự tìm kiếm nào nữa. Theo họ, chân lý có nhiều phưng diện, mỗi người chỉ có thể tiếp cận 1 phương diện của chân lý. Một câu hỏi vĩnh cửu về chân lý đã trở nên cách sống của người AD N. Menon. Hệ quả là các tôn giáo ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. VD: Năm anh mù xem voi. Chân lý có rất nhiều phương diện, mỗi anh mù đều nói đúng 1 phương diện của chân lý Hệ quả: các tôn giáo chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Đức Phật là một kiếp của thần Visnu trong Hindu giáo. Đó là cơ sở dẫn đến tinh thần mẹ hiền AD. Các tôn giáo của AD đồng thời hàm chứa những tư tưởng triết học vĩ đại. Triết học AD có nội dung tư tưởng và hình thức phong phú chia làm 2 hệ thống lớn: Hữu (Astika): chính thống, thừa nhận quyền uy của Veda, và bảo vệ giáo lý Hindu. Vô (Nastiak): phi chính thống, bác bỏ uy thế của Veda, đả phá triết lý Hindu. Hindu giáo thuộc về hữu, Phật giáo thuộc về vô. VD: Hindu cầu xin thần thánh, Phật dạy y tựa vào chính mình. Phật giáo cũng kế thừa nhiều tư tưởng của đạo Hindu: niết bàn, luân hồi nghiệp báo. So sánh với triết học Trung Hoa. Triết học Trung Hoa: Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, triết học là sợi dây để trói người ta lại, giữ cái tôn ti trật tự để xã hội bình ổn. Triết học Trung Hoa hướng phận sự làm người qua các giềng mối từ gia đình đến thế giới => nhiều hệ lụy, rang buộc, có tính chất hiện thực và mang tinh thần nhập thế. Tôn giáo và triết học Ấn Độ có khuynh hướng giải thoát con người khỏi điều kiện không- thời gian => tự do, siêu nhiên, xuất thế. Phật giáo Là một trong 2 tôn giáo lớn nhất ở AD và là một trong số những tôn giáo lớn trên thế giới. Đây là 1 tôn giáo, cũng là một hệ thống triết học nhân sinh sâu sắc nhất được biết đến trong lịch sử tinh thần nhân loại. Phật giáo thịnh đạt và tỏa bóng rộng lớn trên thế giới suốt 2500 qua. Phật giáo có tam bảo: phật, pháp, tăng (quy y tam bảo). + Phật: là toàn bộ cuộc đời của đức Phật, tọa trên tòa sen. Vì hoa sen là biểu tượng của năng lực trí tuệ bừng nở. Đây là một con người có thật, vốn là một hoàng tử của nước Sakya. Tên thật của ngài là Siddhartaha Gautama (Tất đạt đa cồ đạt- có nghĩa là người đã đạt được nhiều mục đích). Sinh vào thế kỉ 5trcn. + Pháp: là căn bản tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy. Tứ diệu đế là 4 chân lý cao cả. Khổ đế: là chân lý về bản chất của sự khổ trên đời. Trong bài thuyết pháp đầu tiên ngài giảng: sinh là khổ, lão là khổ, bênh là khổ, tử là khổ. Phải kết hợp với cái mình bất ưng là khổ, phải chia lìa với cái mình yêu quý là khổ, và bất cứ cái gì ta ham muốn mà không đạt được là khổ.4 cái khổ đầu tiên là mặt sinh học, 3 cái khổ sau là mặt tâm lý học. Lời giảng của Đức Phật không có gì xa lạ với chúng ta. => đời là bể khổ, nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước của 4 đại dương cộng lại. Tìm hiểu: ngũ uẩn là khổ. Ngũ uẩn chính là cái tôi cá nhân được tạo bởi ngũ uẩn: 5 nhóm các năng lực vật chất và tinh thần để tạo nên cái tôi cá nhân. Cụ thể: Sắc uẩn: tập hơp yếu tố vật chất tạo thành thân thể (giác quan, tay chân, ngũ tạng), Thụ uẩn: gồm các cảm thụ nảy sinh khi ngũ quan tiếp xúc với thế giới bên ngoài, Tưởng uẩn: nhóm các tri giác tưởng tượng nảy sinh khi con người tiếp xúc với thế giới, Hành uẩn: nhóm tập hợp các hành vi ý muốn, Thức uẩn: ý thức, hiểu biết. Tại sao ngũ uẩn là khổ: vì mỗi uẩn đều thay đổi từng phút từng giây, cơ thể chúng ta không phải là cơ thể tĩnh tại mà luôn luôn vận động, ngũ uẩn đều thay đổi từng giây, từ đây, Phật đi đến hai pháp ấn (lý thuyết được cho là xác đáng, không chút sai lầm):+ Vô thường: tất cả hành (mọi hành vi, sự vật, con người) đều thay đổi liên tục theo quy luật, Vô ngã: tất cả các pháp (mọi sự vật) đều không có thực thể độc lập, bất biến, vĩnh hằng. Chữ khổ (dukkha) có nhiều nghĩa: đau khổ, phiền não, khổ cực, đối lập với hạnh phúc sung sướng (dukka-dukka); hoại khổ (viparinama-dukkha): đau khổ do thay đổi gây lên, hành khổ (samkhara-dukkha): trạng thái bị rang buộc và quy định. Nhiều người nói Phật giáo là tôn giáo bi quan? Tập đế: là chân lý về sự tích tập những nguyên nhân dẫn đến đau khổ (Vì sao mà khổ). Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do ta vô minh: không sáng suốt, không hiểu biết, lầm lạc dẫn đến ngã chấp: chấp có cái Tôi, nghĩ rằng có cái Tôi, phân biệt với người khác. Từ đó nảy sinh ra tham, sân, si. Tham là tham lam, muốn chiếm đoạt của người khác. Sân là hận thù, tức giận. Si là si mê. Mọi cuộc chiến tranh đổ máu đều bắt nguồn từ vô minh. Cũng bởi vô minh, ta nghĩ cuộc sống là hằng thường, là bất biến, không có gì thay đổi. Mọi khổ đau, tội lỗi, theo Phật, đều dấy lên từ trong ta. Thập nhị nhân duyên: -Từ dục vọng (ái)=>chiếm đoạt đối tượng yêu thích (thủ)=>tạo nghiệp (hữu)=>phải bước vào cuộc đời mới để đền báo (sinh)=> suy tàn, cái chết (lão, bệnh, tử)=>dục vọng có là do cảm giác (thụ)=> cảm giác có được là do sự tiếp xúc của lục căn5 (mắt, tai, mũi, lưỡi, thần thể, cơ quant tinh thần) với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)=> sáu cơ quan nói trên phụ thuộc vào danh sắc4=> danh sắc phụ thuộc vào bào thai sinh thành trong bụng mẹ do có thức 3(thức)=> thức phụ thuộc vào nghiệp chướng tức hành2=> mà hành là do mê muội (vô minh)1 Diệt đế: là chân lý về sự tiêu diệt dẫn đến nguyên nhân của sự đau khổ. Ta phải sáng suốt, thức tỉnh, minh triết.- Thứ nhất phải vô ngã: không có cái tôi, không phân biệt với người khác, rũ bỏ được tham, sân, si.- Thứ hai phải ý thức được chân lý vô thường: mọi vật biến đổi theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt hay là thành trụ ngoại không. Chân lý này được kể trong nhiều câu chuyện ngụ ngôn. Nếu thoát khỏi những cái khổ đó, con người sẽ đạt đến Niết bàn- là một trạng thái của tinh thần, là sự an lạc, an tịnh, thanh thản của tâm hồn. Niết bàn (Nivana, Nitbana- có nghĩa là thổi tắt- giống những ngọn nến tắt lửa, bất cứ một ngọn gió nào của cuộc đời thổi tới cũng không làm tâm ta xao động). Đó là lí do vì sao các nhà sư luôn mặc màu áo vàng chùa- đó là màu áo của người tù, tâm giống như người đã chết. Đạo đế: là chân lý về con đường thoát khỏi đau khổ. Con đường này có nhiều ngả gọi chung là bát chánh đạo: chánh kiến: hiểu biết đúng đắn, rũ bỏ mê tín, sùng bái thần thánh, tin vào sự bình đẳng, dựa vào chính mình; chánh tư duy: suy nghĩ đúng đắn, không kỳ thị chủng tộc, cộng đồng; chánh ngữ: lời nói đúng đắn, không nói dối, chửi bới, vu khống, phỉ báng, nóng nảy; chánh nghiệp: hành động đúng đắn, không giết người, trộm cướp, buông thả trong nghiện ngập, dục lạc; chánh mạng: kiếm sống bằng nghề đúng đắn, không buôn bán vũ khí, ma túy, nô lệ và những kiểu làm ăn gây gian dối đau khổ cho người khác; chánh tinh tiến: siêng phấn đấu để tiến bộ; chánh niệm: luôn tâm niệm điều thiện; chánh định: tập trung tinh thần vào 1 mục tiêu để giác ngộ. 8 ngả đường Phật chỉ ra là trung đạo: ở giữa: không hưởng lạc cũng chẳng khổ hạnh. Trung đạo thực chất là: tránh xa điều tội lỗi, công đức xây đắp nhiều, thanh tịnh cho đầu óc, đó là lời Phật dạy. Lí tưởng của Phật giáo về đời sống hoàn thiện có giá trị giáo huấn vĩnh cửu. =>Phật đem đến cho chúng ta cái nhìn cuộc đời như bản chất vốn có của nó chứ không bi quan về cuộc sống. Phật hướng chúng ta đi đến hạnh phúc bằng con đường ở giữa. Phật giáo là tôn giáo không bi quan mà cũng chẳng lạc quan. Cái tài của đức Phật là hiểu sâu sắc tâm lý của con người. + tăng (tên đầy đủ là tăng già- Shangha: cộng hòa). Hindu giáo Thời tiền sử Đã có mầm mống của Hindu giáo, có tín ngưỡng thần linh đối với một số động vật, thực vật. (VD: bò cái tượng trưng cho đất mầm nuôi dưỡng. Đầu voi mình người biểu tượng cho sự hợp nhất giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ; rắn là con vật linh thiêng tượng trưng cho tri thức.) Tượng phụ nữ liên quan đến sự thờ phụng thần Mẹ và tượng yogi có thể liên quan đến việc thờ thần Shiva. Thờ Yoni (âm lịch) và linga (dương lịch)- âm dương hòa hợp. Thời Veda (-1500 đến -800) Là một bộ kinh vĩ đại của Ấn Độ, là những kinh điển sớm nhất của người Arya, đặt nền móng cho Hindu giáo về thần phả, giáo lý, nghi thức. Đó là những lời tụng ca các thần, cầu xin ân phước vật chất của các tu sĩ đọc trong lễ hiến tế. Như vậy giai đoạn đầu bản chất là tôn giáo hiến tế. Nguyên nhân người Arya tổ chức lễ hiến tế vì họ có quan niệm về Rta hay Rita: + Rita nghĩa đen là qui luật vận hành của các khớp xương để cơ thể chuyển động nhịp nhàng. + Nghĩa bóng là quy luật vận hành của vạn vật trong vũ trụ để vũ trụ trở thành một đại hòa điệu. Quy luật đó là vật nào cũng có bổn phận và phải trung thành thực hiện bổn phận. Nhờ đó chúng được nhận. Mặt trời, mặt trăng… tức là các thần của thiên nhiên đều có bổn phận riêng ban phát ân huệ cho con người. Con người có bổn phận phải hiến dâng lễ vật cho thần thánh=> quy luật trao và nhận của con người. Cái mà người AD xa xưa gọi là đại hòa điệu, ngày nay gọi là cân bằng sinh thái. Kinh Veda là kết quả của một sự cố gắng, làm hòa với miền đất mới của người Aryan. Nội dung kinh Veda là ca ngợi các thần. Thời Upanishad (-800 đến -400) Là pho áo nghĩa thư: ngồi shad, cung kính ni, vòng tròn upa: cung kính lắng nghe lời của thầy giảng. Ra đời trong thời đại trục: thời mà tư tưởng nhân loại phát triển, con người nhất loạt bước từ sự tín ngưỡng sức mạnh thần thánh sang tín ngưỡng sức mạnh trí tuệ của chính mình. Đặc tính của Upanishad: + Thời Veda, người ta tin rằng nhờ những nghi thức tế tự mà con người có thể điều khiển được vũ trụ, hòa hợp với vũ trụ, các thần sẽ ban ân phước cho con người về vật chất. + Thời U, người ta lại khẳng định rằng bằng sự hiểu biết, người ta sẽ vận hành được vũ trụ, hòa hợp với vũ trụ. Tri thức mà họ theo đuổi để giải thoát là chân lý về sự đồng nhất giữa Brahman và Atman- cặp phạm trù cơ bản nhất của tác phẩm này. =>Hindu giáo là tôn giáo nhất quán, cực kì linh hoạt và mềm dẻo. Để đi đến giải thoát, tùy từng thời kì mà có sự thay đổi. a. Brahman và Atman -Brahman (Linh hồn đại ngã, vũ trụ) là bản chất đồng nhất và bất biến của tất cả các sự vật hiện tượng: “cái do đấy vạn vật sinh ra, cái nhờ đó vạn vật sống được, và cái ở đó vạn vật trở về hòa nhập sau khi chết. Cái đó là Brahman” (Lời sư phụ Varu trả lời đệ tử Bhrigu). -Atman (Linh hồn Tiểu ngã, Cá thể) là phần trường tồn của con người sinh ra từ Brahman trở về với Brahman sau khi thân xác bao chứa nó chết. - Mỗi Atman chỉ là một mảnh, một biểu hiện nhỏ của Brahman giống như không khí trong bình và không khí ngoài bình. Trong toàn vũ trụ, từ cái lớn vô cùng đến cái nhỏ vô cùng đều chỉ là những biểu hiện của một Brahman duy nhất mà thôi. Tư tưởng Bất tổn sinh (Ahimsa) bắt nguồn từ đây. => Hidu giáo: sống tức là quá trình khắc phục cái tôi cá nhân để hòa nhập với cái ta rộng lớn. Tư tưởng từ bi của Phật giáo chính là kế thừa tư tưởng Ahimsa của Hindu giáo. Chi phối đến: + Nhân sinh quan: người Ấn Đồ đề cao lối sống từ bi, hòa hợp. Làm tổn hại đến người khác cũng chính là làm tổn hại đến bản thân chúng ta. Chuông nguyện hồn ai:
Luận văn liên quan