Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8-8-1967 sau khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái lan ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Bangkok). Hiện nay tổ chức này có 10 hội viên bao gồm 5 nước hội viên nguyên thuỷ và 5 hội viên gia nhập sau này là Brunei Darussalam (8-1-1984), Việt Nam (28-7-1995), Lào và Myanma (23-7-1997), Campuchia (30-4-1999). Trong thập kỷ 90, ASEAN nổi lên như là một tổ chức tiểu khu vực hoạt động năng nổ và hữu hiệu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính từ giữa năm 1997 đang đặt ra một số thách thức lớn đối với ASEAN.
Kể từ khi thành lập năm 1967 ASEAN đã đặt mục tiêu “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” là ưu tiên hợp tác. Tuyên bố thành lập ASEAN (Tuyên bố Băng cốc) ngày 08/8/1967 nêu mục đích các quốc gia thành viên “sẽ thông qua các nỗ lực chung, tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa ”. Có thể nêu các giai đoạn phát triển hợp tác kinh tế ASEAN như sau:
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3335 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa Việt Nam & ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tổng quan về ASEAN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8-8-1967 sau khi Bộ trưởng Bộ ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái lan ký bản tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Bangkok). Hiện nay tổ chức này có 10 hội viên bao gồm 5 nước hội viên nguyên thuỷ và 5 hội viên gia nhập sau này là Brunei Darussalam (8-1-1984), Việt Nam (28-7-1995), Lào và Myanma (23-7-1997), Campuchia (30-4-1999). Trong thập kỷ 90, ASEAN nổi lên như là một tổ chức tiểu khu vực hoạt động năng nổ và hữu hiệu, tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính từ giữa năm 1997 đang đặt ra một số thách thức lớn đối với ASEAN.
Kể từ khi thành lập năm 1967 ASEAN đã đặt mục tiêu “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” là ưu tiên hợp tác. Tuyên bố thành lập ASEAN (Tuyên bố Băng cốc) ngày 08/8/1967 nêu mục đích các quốc gia thành viên “sẽ thông qua các nỗ lực chung, tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được các mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa…”. Có thể nêu các giai đoạn phát triển hợp tác kinh tế ASEAN như sau: 1. Thời kỳ đầu: Đây là khoảng thời gian từ khi thành lập năm 1967, hợp tác kinh tế ASEAN chưa được phát triển mạnh. ASEAN chỉ tiến hành một số hoạt động như lập Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) năm 1972 nhằm tham khảo ý kiến khu vực tư nhân trong hợp tác kinh tế ASEAN; lập Ủy ban ASEAN tại Giơ-ne-vơ năm 1973 để phối hợp chính sách chung của ASEAN, gồm các vấn đề kinh tế, tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. 2. Thời kỳ 1975-1992: Hợp tác kinh tế của Hiệp hội chỉ thực sự được khởi động từ khi ASEAN tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ nhất (tháng 11/1975) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN đầu tiên tháng 2/1976.
Đây là quá trình ASEAN đặt nền móng cho sự hợp tác kinh tế, thông qua kế hoạch cũng như thể chế tổ chức các nền kinh tế ASEAN từng bước đi vào hợp tác.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (Ba-li, In-đô-nê-xia, ngày 23-24/2/1976), các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I (còn gọi là Tuyên bố Ba-li I) qua đó lần đầu tiên đề cập cụ thể đến các mục tiêu chung của hợp tác kinh tế ASEAN, nêu rằng sẽ “phối hợp một cách có hiệu quả hơn để tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và công nghiệp; mở rộng thương mại, kể cả các vấn đề về thương mại hàng hóa quốc tế; cải thiện giao thông vận tại và bưu điện-viễn thông và nâng cao đời sống nhân dân”.
Sự hợp tác kinh tế ASEAN được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Cấp cao này với việc:
(i) Đề ra một số chương trình hành động hợp tác kinh tế lớn của ASEAN lúc bấy giờ nhằm thúc đẩy thương mại nội bộ và hợp tác công nghiệp ASEAN:
a) Đối với thương mại là: Thỏa thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA-được ký năm 1977);
b) Đối với công nghiệp gồm: Thỏa thuận khung về các dự án công nghiệp ASEAN (AIP) ký năm 1980; Thỏa thuận khung về chương trình hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) ký năm 1981, sau đó là kế hoạch hỗ trợ sản xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC); và Thỏa thuận khung về liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV) ký năm 1983;
(ii) Lập 5 Ủy ban kinh tế làm bộ máy điều hành các hoạt động hợp tác là các Uỷ ban về hợp tác lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp (COFAF); tài chính và ngân hàng (COFAB); công nghiệp, khoáng sản và năng lượng (COIME); vận tải và viễn thông (COTAC); thương mại và du lịch (COTT).
- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ hai (Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xia, ngày 04-05/8/1977) và kỷ niệm 10 năm thành lập ASEAN, đã đánh giá tiến trình hợp tác ASEAN và khẳng định thực hiện các cam kết Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực kinh tế và xã hội, coi đó là yếu tố cơ bản đảm bảo sự ổn định chính trị khu vực.
Hội nghị thoả thuận:
(i) Hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trường hợp khẩn cấp đối với các sản phẩm nguyên liệu cơ bản (gạo, xăng dầu); xem xét lập Quỹ dự trữ an ninh lương thực ASEAN (gạo) và ký thoả thuận “hoán đổi” tiền tệ hỗ trợ các nước ASEAN trường hợp thiếu hụt thanh khoản;
(ii) Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hoạt động kinh doanh khu vực qua Thỏa thuận PTA từ năm 1978, hỗ trợ tài chính ưu đãi thực hiện các dự án công nghiệp ASEAN; cải thiện dịch vụ vận tải biển nội bộ ASEAN, đơn giản hoá quy định và thủ tục hải quan, hài hòa hoá hệ thống và cách thức thu thập số liệu thống kê ASEAN và ký Hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần; khuyến khích chuyển giao tri thức, công nghệ và thu hút đầu tư tư nhân;
(iii) Thúc đẩy đối thoại và đàm phán quốc tế giữa các quốc gia đang phát triển và phát triển đối với Thỏa thuận sản phẩm hàng hoá quốc tế; lập Quỹ chung nhằm bình ổn giá vâ nguồn thu nhập của ASEAN từ xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô; đề nghị các quốc gia phát triển tạo thuận lợi tiếp cận thị trường, giảm dần các biện pháp bảo hộ đối với nguyên liệu thô cũng như các sản phẩm do ASEAN sản xuất;
(iv) Hợp tác thăm dò năng lượng, nghiên cứu và triển khai ứng dụng nguồn năng lượng thay thế (đối với dầu mỏ) và các nguồn năng lượng không truyền thống khác;
(v) Thảo luận hợp tác giao thông vận tải và viễn thông (phát triển hệ thống cáp biển ngầm, truyền thông vệ tinh, dịch vụ thư tín và thanh toán bưu điện ASEAN); hợp tác phát triển và đồng bộ hoá tiêu chuẩn, quy định giao thông đường bộ, đường sắt và phà biển; tham vấn về vận tải hàng không và vận tải biển khu vực;
(vi) Thúc đẩy hợp tác ASEAN và với các đối tác trong lĩnh vực lương thực, nông và lâm nghiệp (vấn đề cung cầu lương thực và các nông sản chiến lược khác, lập trung tâm bảo vệ thực vật và cây trồng khu vực, quản lý nguồn lợi thuỷ sản, bảo tồn nguồn lợi lâm nghiệp, cung cầu thức ăn chăn nuôi, và đào tạo khuyến nông. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 (Ma-ni-la, Phi-lip-pin, ngày 14-15/12/1987) thỏa thuận thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia; qua đó ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ Đầu tư (IGA) năm 1987 và Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo Thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA). Đối với cơ cấu tổ chức, quyết định lập cơ chế Hội nghị liên Bộ trưởng (JMM) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế, thể chế hoá các Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) và Quan chức cao cấp Kinh tế (SEOM) vào bộ máy hợp tác ASEAN.
3. Thời kỳ 1992-2003: Các nền kinh tế ASEAN có sự phát triển nhanh và luôn đạt mức tăng trưởng GDP cao (trên 7%/năm) vào những năm cuối thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 90 và nhờ đó ASEAN được coi là khu vực phát triển kinh tế năng động. Đây là giai đoạn hợp tác kinh tế ASEAN được mở rộng và phát triển tương đối toàn diện so với trước, là thời kỳ ASEAN quyết định tiến hành thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) được coi như là bước tiến về chất trong lịch sử hợp tác kinh tế ASEAN. Đây là thời kỳ có những điều kiện và nhân tố thuận lợi thúc đẩy ASEAN đi đến hình thành khuôn khổ hợp tác trên toàn khu vực Đông Nam Á, qua việc Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác tham gia ASEAN hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, đưa đến những phát triển căn bản đối với hợp tác ASEAN (Việt Nam là thành viên đầy đủ của ASEAN ngày 28/7/1995, Lào và Mianma tháng 7/1997, Campuchia 30/4/1999). Khi tham gia ASEAN, Việt Nam và các quốc gia CLM khẳng định sẽ tuân thủ các cam kết và điều khoản của các văn kiện và thỏa thuận hợp tác ASEAN, bao gồm cả hợp tác kinh tế. Đây cũng là giai đoạn ASEAN tăng cường khởi xướng tạô dựng các mối liên kết với các đối tác kinh tế phát triển năng động khác trong và ngoài khu vực. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 (Xinh-ga-po, ngày 27-28/01/1992) đã:
(i) Thông qua Hiệp định khung tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN, nêu mục tiêu những năm 90 phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế; đề ra các biện pháp đưa hợp tác kinh tế ASEAN lên bước phát triển mới, nâng cao hợp tác nội bộ ASEAN cũng như với các đối tác kinh tế trong và ngoài khu vực; và xác định các lĩnh vực hợp tác cụ thể là: thương mại, công nghiệp-năng lượng và khoáng sản, tài chính và ngân hàng, lương thực-nông và lâm nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện-viễn thông, du lịch;
(ii) Ký Hiệp định Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) thực hiện AFTA trong vòng 15 năm (kể từ năm 1992), nhằm thúc đẩy tiến trình liên kết kinh tế khu vực với các cam kết giảm thuế hàng hóa nhập khẩu tự do hóa thị trường và kết nối nền kinh tế giữa các nước ASEAN;
(iii) Quyết định lập Hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng Tài chính để theo dõi thúc đẩy việc thực hiện CEPT-AFTA; giải tán 5 Ủy ban Kinh tế ASEAN trước đây và Hội nghị Quan chức Kinh té (SEOM) được giao nhiệm vụ làm đầu mối giám sát và theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN; SEOM họp thường kỳ và báo cáo cho Hội nghị AEM. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 (Băng cốc, Thái Lan, ngày 15/12/1995) đã quyết định:
(i) Rút ngắn thời hạn thực hiện CEPT-AFTA từ 15 năm còn 10 năm; nêu khả năng các nước ASEAN-6 có thể hoàn thành trước thời hạn năm 2003;
(ii) Đề ra các biện pháp hợp tác kinh tế ASEAN trên các lĩnh vực thương mại, công nghiệp; từng bước mở rộng sang lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…Trên cơ sở đó, đã ký Hiệp định khung hợp tác Dịch vụ ASEAN (AFAS) năm 1995 và thỏa thuận lập Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) được ký năm 1998. Nhằm mục đích hợp lý hóa và mở rộng nội dung các thỏa thuận hợp tác công nghiệp đã có, sau khi tiến hành Chương trình CEPT-AFTA, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã thông qua Chương trình hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AICO) năm 1996. Đồng thời, để củng cố và tăng cường thể chế giải quyết các bất đồng, tranh chấp có thể nẩy sinh trong các lĩnh vực hợp tác kinh tê ASEAN được phát triển và mở rộng hơn, ngày 20/11/1996 các Hội nghị AEM đã ký Nghị định thư lập Cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN (DSM).
- Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ nhất (Gia-các-ta, In-đô-nê-xia, ngày 30/11/1996) đã thảo luận về hợp tác ASEAN, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Xét khả năng AFTA hoàn thành vào năm 2003, các Lãnh đạo đề nghị soạn thảo Tầm nhìn ASEAN hướng tới năm 2020; thông qua Thỏa thuận khung ASEAN về hợp tác phát triển lưu vực sông Mê công (AMBDC) nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển và liên kết kinh tế giữa các nước ASEAN thuộc lưu vực sông Mê công và các nước ASEAN khác; nêu thúc đẩy hợp tác khu vực về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh. - Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai (Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xia, ngày 15/12/1997) vào dịp ASEAN kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa hợp tác kinh tế ASEAN; tạo dựng khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao. Các Lãnh đạo ASEAN đã:
(i) Thảo luận tình hình kinh tế-tài chính khu vực và kêu gọi thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực hợp tác ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế, cũng như với EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các tổ chức tài chính quốc tế nhằm sớm vượt qua khủng hoảng;
(ii) Đề nghị tăng cường thảo luận và hợp tác ASEAN đối với các vấn đề về kinh tế-tài chính và hợp tác hỗ trợ kỹ thuật; sớm thực hiện Khuôn khổ Ma-ni-la về tăng cường giám sát khu vực; áp dụng các chính sách kinh tế-tài chính phù hợp và tiến hành cơ cấu lại thể chế tài chính, ngân hàng khu vực; khuyến nghị IMF và ADB hợp tác hỗ trợ ứng phó với tác động của thị trường tài chính toàn cầu và sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn; (iii) Cam kết ASEAN duy trì môi trường thương mại và đầu tư mở và đẩy nhanh thực hiện AFTA, IAI, AICO, loại bỏ các rào cản nhằm thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư nội bộ; (iv) Đề nghị biện pháp phát triển thị trường vốn khu vực và thu hút đầu tư quốc tế cho các dự án cơ sở hạ tầng. Tại hội nghị đã ký Gói cam kết đầu tiên thực hiện Hiệp đinh khung ASEAN về Dịch vụ. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội, Việt Nam ngày 16-17/12/1998) đã thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020; thảo luận tình hình khủng hoảng kinh tế-tài chính khu vực (1997-1998); cam kết nỗ lực hợp tác khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính nhằm sớm phục hồi kinh tế và duy trì tăng trưởng bền vững. Hội nghị thỏa thuận:
(i) Thực hiện Cơ chế giám sát ASEAN dựa trên đánh giá chéo nhằm xác định nguy cơ rủi ro, khuyến nghị biện pháp ứng phó và áp dụng hành động kịp thời để phòng ngừa;
(ii) Ra Tuyên bố về Các biện pháp mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư ASEAN trước bối cảnh khủng khoảng tài chính-tiền tệ khu vực (thực hiện dành ưu đãi cho các nhà đâu tư và doanh nghiệp từ 01/1/1999); thỏa thuận lập Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) để thu hút luồng FDI;
(iii) Cam kết đẩy nhanh thực hiện Chương trình CEPT-AFTA (ASEAN-6 thỏa thuận hoàn thành cơ bản vào năm 2002 với 100% số dòng thuế thuộc danh mục IL đạt 0-5%; CLMV sẽ giảm tối đa xuống 0-5% vào 2006 đối với Việt Nam và 2008 đối với Lào và Mi-an-ma) và thúc đẩy thực hiện chương trình AICO; khuyến khích sử dụng các đồng tiền ASEAN trong thương mại nội bộ; và
(iv) Thảo luận thúc đẩy hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng khu vực (xây dựng mạng lưới điện, đường ống khí đốt và nước sinh hoạt, mở rộng kết nối hệ thống đường bộ và viễn thông); đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân vào nông nghiệp. Tại hội nghị đã ký các hiệp định hợp tác kinh tế gồm: Hiệp định khung ASEAN tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, Hiệp định khung ASEAN về các thỏa thuận công nhận lẫn nhau và Nghị định thư thực hiện gói cam kết thứ hai theo Hiệp hiệp định khung ASEAN về hợp tác Dịch vụ. - Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ ba (Ma-ni-la, Phi-lip-pin, ngày 28/11/1999) đã:
(i) Ghi nhận tình hình kinh tế khu vực được cải thiện, thực hiện cẩn trọng hơn các nỗ lực chung; hoan nghênh khởi động Cơ chế giám sát ASEAN (tháng 3/1999) với sự hỗ trợ của ADB và UNDP; thảo luận vấn đề Cải tổ cấu trúc tài chính quốc tế và huy động nguồn nội lực thông qua phát triển thị trường vốn và trái phiếu khu vực, thực hiện các biện pháp hợp tác tài chính nêu tại Chương trình HPA nhằm giảm thiểu tổn thương trước tác động từ bên ngoài;
(ii) Hoan nghênh kết quả thực hiện Các biện pháp mạnh mẽ thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 và cam kết sớm loại bỏ toàn bộ thuế quan nhập khẩu vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và năm 2015 đối với CLMV (linh hoạt đến năm 2018); liên kết AFTA với các khu vực mậu dịch tự do khác; nghiên cứu khả năng liên kết, hội nhập kinh tế ASEAN thời kỳ sau AFTA;
(iii) Thỏa thuận tiến hành vòng đàm phán mới về tự do hoá dịch vụ và thúc đẩy đầu tư ASEAN thông qua phê chuẩn Hiệp định khung về AIA; khởi động thực hiện sáng kiến ASEAN điện tử; thúc đẩy sự kết nối và hợp tác liên ngành nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu. - Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ tư (Xinh-ga-po, ngày 22-25/11/2000) đã:
(i) Thông qua Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN đáp ứng nhu cầu Nền kinh tế mới, tập trung vào giáo dục, đào tạo nguồn lực và phát triển kỹ năng;
(ii) Thỏa thuận thúc đẩy thực hiện Hiệp định khung ASEAN điện tử nhằm tthực hiện tự do hoá hàng hóa, dịch vụ và đầu tư đối với ngành công nghệ thông tin và viễn thông khu vực; thúc đẩy hợp tác với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thực hiện “Sáng kiến IT châu Á” và kết nối giữa các đô thị công nghệ cao tại Châu Á;
(iii) Hoan nghênh sáng kiến của Thái Lan về tổ chức Hội chợ thương mại ASEAN; đồng ý nghiên cứu khả thi dự án Tuyến đường sắt Xinh-ga-po - Côn Minh. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7 (Bru-nây Đa-ru-xa-lam, ngày 5-6/11/2001) đã thông qua Đánh gíá giữa kỳ Chương trình HPA, khẳng định là định hướng quan trọng để đẩy mạnh liên kết ASEAN, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển, giúp các thành viên mới. Hội nghị thỏa thuận:
(i) Tăng cường hợp tác tài chính về thực hiện giám sát và thỏa thuận hoán đổi tiền tệ;
(ii) Thoả thuận tiếp tục thực hiện CEPT-AFTA nhằm xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và 2015 đối với CLMV với sự linh hoạt đến 2018;
(iii) Thông qua Gói cam kết thứ 3 về tự do hoá dịch vụ tại 7 lĩnh vực ưu tiên (vận chuyển hàng không, dịch vụ kinh doanh, xây dựng, tài chính, vận tải biển, viến thông và du lịch);
(iv) Thực hiện Hiệp định AIA, thỏa thuận xoá bỏ Danh mục loại trừ tạm thời đối với các nhà đầu tư ASEAN trong lĩnh vực sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng vào năm 2010 đối với ASEAN-6 và 2015 đối với CLMV (trước dự kiến 2020); đồng thời thực hiện nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ASEAN;
(v) Triển khai các chương trình AICO và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện hợp tác năng lượng về các dự án về bảo tồn và sử dụng hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo, hợp tác về sản xuất than; thúc đẩy hoạt động của Quỹ dự trữ an ninh lương thực ASEAN;
(vi) Thông qua kết nối mạng lưới giao thông vận tải xuyên ASEAN (gồm 28 đường bộ cao tốc, 46 cảng biển, 51 sân bay, 6 hệ thống đường sắt); nghiên cứu khả thi lập hạ tầng thông tin ASEAN; phát động chương trình du lịch “Đến thăm ASEAN” (tháng 1/2001). - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 (Phnôm-pênh, Cam-pu-chia, ngày 4-5/11/2002) đã thảo luận:
(i) Tăng cường liên kết kinh tế ASEAN, giảm hàng rào phi quan thuế, cải thiện môi trường đầu tư để tăng buôn bán, đầu tư nội khối, nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN trước tình hình các thị trường truyền thống giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế thế giới;
(ii) Nêu tập trung triển khai các dự án ưu tiên, nhất là về thu hẹp khoảng cách phát triển, giúp các thành viên mới, phát triển Tiểu vùng như tại khu vực Mê công;
(iii) Xác định lại và nghiên cứu mục tiêu và chiến lược phát triển của Hiệp hội để tiến tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN có tính đến những kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu. 4. Thời kỳ 2003-nay: Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 (Ba-li, In-đô-nê-xia, ngày 7-8/10/2003) các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li II) nêu mục tiêu và những định hướng chiến lược hướng tới tạo lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 Cộng đồng trụ cột về an ninh (ASC), kinh tế (AEC) và văn hóa-xã hội (ASCC).
Để thực hiện mục tiêu đó, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (Viêng-chăn, Lào, ngày 28-30/11/2004) đã đề ra các Kế hoạch Hành động AEC, ASC, ASCC và Chương trình Hành động Viêng chăn (VAP) với những chương trình, biện pháp cụ thể hóa việc thực hiện thời kỳ 2004-2010 nối tiếp Chương trình Hành động Hà Nội (HPA), gồm có thực hiện Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.
Đồng thời, ký Hiệp định khung về 11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập của ASEAN và lập Lộ trình liên kết ASEAN (RIA) nêu các biện pháp và lịch trình cụ thể cho hợp tác, liên kết ASEAN tại các lĩnh vực kinh tế hướng tới xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Hội nghị cũng thảo luận tình hình kinh tế khu vực và quốc tế, tin tưởng các nền kinh tế khu vực đã phục hồi và có triển vọng tăng trưởng tốt trong năm 2004-05; bầy tỏ quyết tâm cùng hợp tác giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nền kinh tế do giá dầu tăng và dịch cúm gia cầm; ủng hộ sử dụng năng lượng thay thế (nhiên liệu sinh học, nguồn thuỷ điện) và lập các Đội ứng phó dịch bệnh bùng phát; đề nghị thúc đẩy hợp tác các Tiểu vùng phát triển AMBDC, BIMP-EAGA, GMS, ACMECS; hợp tác với khu vực doanh nghiệp tư nhân hoạch định chính sách hợp tác kinh tế ASEAN qua các khuyến nghị của Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC). - Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 11 (Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, ngày 11-14/12/2005), các Lãnh đạo đã:
(i) Ghi nhận kết quả phát triển tốt của các nền kinh tế ASEAN với GDP tăng 6,1% năm 2004 (so với 5,1% của thế giới) và dự kiến tăng 5,5% năm 2005, mặc dù gặp những khó khăn như giá dầu bất ổn, tỷ lệ lãi xuất tăng cao, dịch bệnh bùng phát và cạnh tranh của kinh tế quốc tế; (ii) Nhất trí cần xem xét khả năng sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, nhất là về kinh tế, sớm hơn 5 năm so với đã thỏa thuận và có linh hoạt đối với những nước chưa sẵn sàng; nhất trí tập trung nỗ lực cao hơn, giải quyết những trở ngại và huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu