Thịtrường chứng khoán là một kênh đầu tưvà huy động vốn quan trọng của
nền kinh tế. Trên lý thuyết, tại đây doanh nghiệp có thểtiếp cận được các nguồn vốn
với chi phí thấp nếu nhưtính minh bạch và hiệu quảcủa thịtrường được duy trì, mà
việc tuân thủcác điều kiện niêm yết và công bốthông tin đầy đủlà một trong những
nhân tốquyết định. Ngoài ra, đứng ởgóc độnhà quản trị, việc công bốcác thông tin
bao gồm các thông tin đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng giúp nhà quản trị
duy trì hiệu quảcông tác quản trị. Tuy nhiên, chưa có đềtài nghiên cứu nào khẳng
định được tầm quan trọng cũng nhưnhững tác động của thông tin phi tài chính đối
với kết quảhoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực trạng bất cân xứng
thông tin trên TTCK Việt Nam, yêu cầu thông tin ngày càng phong phú từnhà đầu
tưcũng nhưnhững hạn chếcủa thông tin tài chính, đềtài nghiên cứu khoa học của
tác giảmong muốn kiểm định giá trịthực tiễn của thông tin phi tài chính công bố
trên thịtrường chứng khoán tại Việt Nam. Xuất phát từmục tiêu này, tác giảtiếp
cận nghiên cứu đềtài: “Mối quan hệgiữa thông tin phi tài chính trên báo cáo
thường niên với kết quảhoạt động theo kếtoán, giá thịtrường của các công ty niêm
yết Việt Nam”.
92 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữu thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TÊN CÔNG TRÌNH:
MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN PHI TÀI
CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO KẾ TOÁN,
GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự cố
vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa
học sinh viên, thuộc nhóm ngành kế toán. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31tháng 03 năm 2014
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................. I
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... I
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ II
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................................................... II
5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................... II
6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................... III
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo phi
tài chính .............................................................................................................. 1
1.1.1. Thước đo tài chính ............................................................................................ 2
1.1.1.1. Đặc điểm .............................................................................................. 2
1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm ..................................................................... 3
1.1.2. Thước đo phi tài chính ...................................................................................... 5
1.1.2.1. Đặc điểm .............................................................................................. 5
1.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm ..................................................................... 7
1.1.3. Thông tin phi tài chính và vấn đề đánh giá hoạt động ................................. 11
1.2. Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động ....................................... 13
1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng và việc công bố
thông tin phi tài chính ..................................................................................... 13
1.2.2. Vấn đề công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động ................. 15
1.2.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 15
1.2.2.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 19
1.3. Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và kết quả hoạt
động trên cơ sở kế toán. ............................................................................................ 19
1.4. Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và giá thị trường
của doanh nghiệp ....................................................................................................... 20
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 23
2.2. Tổng quan quy trình nghiên cứu .............................................................................. 25
2.2.1. Phân loại các thước đo phi tài chính ........................................................... 25
2.2.2. Mô hình ước lượng ....................................................................................... 28
2.2.3. Phương pháp hồi quy .................................................................................... 29
2.3. Thu thập dữ liệu và đo lường các biến số trong giả thuyết nghiên cứu ............. 30
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU –
BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
3.1. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................. 39
3.2. Kiểm định vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy ............................................ 40
3.2.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ..................................................... 40
3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 41
3.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan. ......................................................... 43
3.3. Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................................... 44
3.4. So sánh kết quả công bố thông tin phi tài chính giữa các phương diện quản lý
và giữa các ngành ........................................................................................................ 50
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 53
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ
4.1. Kết luận ...................................................................................................................... 54
4.2. Hàm ý cho nhà quản trị ............................................................................................ 55
4.3. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 61
4.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 61
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... i
PHỤ LỤC 1: ................................................................................................... v
PHỤ LỤC 2: .................................................................................................. vi
PHỤ LỤC 3: ................................................................................................ viii
PHỤ LỤC 4: ................................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1: Yêu cầu công bố thông tin CSR tại một số quốc gia trên thế giới ...... 18
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc .........................................................................
37
Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả các biến ............................................................ 39
Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ................................ 42
Bảng 3.3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................. 43
Bảng 3.4: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc: ROE, ROA .................................. 46
Bảng 3.5: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc P/E ............................................... 48
Bảng 3.5: Mức độ công bố thông tin phi tài chính trung bình theo từng ngành
và theo từng phương diện quản lý ........................................................
51
HÌNH:
Hình 1.1: Nguồn thông tin phi tài chính ............................................................ 7
Hình 1.2: Tỷ lệ doanh nghiệp công bố báo cáo CSR ......................................... 18
Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát lý thuyết nghiên cứu ................................................ 24
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
FEM Mô hình tác động cố định
GAAP Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HNX Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội
REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
TTCK Thị trường chứng khoán
– I –
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư và huy động vốn quan trọng của
nền kinh tế. Trên lý thuyết, tại đây doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn
với chi phí thấp nếu như tính minh bạch và hiệu quả của thị trường được duy trì, mà
việc tuân thủ các điều kiện niêm yết và công bố thông tin đầy đủ là một trong những
nhân tố quyết định. Ngoài ra, đứng ở góc độ nhà quản trị, việc công bố các thông tin
bao gồm các thông tin đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng giúp nhà quản trị
duy trì hiệu quả công tác quản trị. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào khẳng
định được tầm quan trọng cũng như những tác động của thông tin phi tài chính đối
với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực trạng bất cân xứng
thông tin trên TTCK Việt Nam, yêu cầu thông tin ngày càng phong phú từ nhà đầu
tư cũng như những hạn chế của thông tin tài chính, đề tài nghiên cứu khoa học của
tác giả mong muốn kiểm định giá trị thực tiễn của thông tin phi tài chính công bố
trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu này, tác giả tiếp
cận nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo
thường niên với kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm
yết Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:
Công trình tập trung nghiên cứu tác động của công bố thông tin phi tài chính
đến các chỉ số tài chính của kế toán và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp
đồng thời kỳ vọng phát hiện được sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan
kể trên.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về vai
trò của thông tin phi tài chính và tính hữu dụng của công bố các thông tin này, từ đó hình
thành các cơ sở lý thuyết về tác động của công bố thông tin phi tài chính đánh giá hoạt
động đến kết quả hoạt động của kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp.
- Thống kê sơ bộ về tình trạng công bố thông tin phi tài chính trong phạm vi
những dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu này.
– II –
- Sử dụng các mô hình hồi quy với dữ liệu bảng để đánh giá tác động của công
bố thông tin phi tài chính, sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan, so sánh với
cơ sở lý thuyết nhằm phát hiện khác biệt. Tìm hiểu lý do cho những khác biệt này.
- Trình bày một số gợi ý đối với nhà quản trị các công ty niêm yết cho vấn đề
công bố thông tin phi tài chính và cho những đề tài sau này liên quan đến hướng nghiên
cứu về thông tin phi tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng phân tích là các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao
gồm doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thông tin phi tài chính và tài chính được
công bố trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. Các thông tin được thu
thập trong phạm vi ba năm, từ năm 2010 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng thống kê mô tả để trình bày về thực trạng
công bố thông tin phi tài chính của các công ty trong mẫu và phương pháp định
lượng dữ liệu bảng với kỹ thuật hồi quy theo mô hình hồi quy tác động cố định
(FEM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để tìm hiểu mối tương
quan trọng tâm của nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Eview 7.0 và Stata 12 để
phân tích dữ liệu.
Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các
doanh nghiệp niêm yết trong mẫu, được công bố trên trang web chứng khoán. Dữ
liệu sau khi thu thập được trình bày dưới dạng bảng cân đối (Panel balanced) theo
hai chiều không gian và thời gian.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài mang lại một số ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị trong
doanh nghiệp và sinh viên như sau:
Một là, kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về thông tin
phi tài chính. Bởi lẽ, vấn đề nghiên cứu trung tâm là mức độ công bố thông tin phi tài
chính, vẫn là một nội dung nghiên cứu còn chưa được phổ biến tại thị trường chứng
khoán Việt Nam hay Đông Nam Á.
– III –
Hai là, kết quả kiểm định trong đề tài sẽ khẳng định được vai trò của thông tin phi
tài chính ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, giá trị thị
trường của doanh nghiệp thông qua việc nhà đầu tư sử dụng thông tin này để ra quyết
định. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng
của thông tin phi tài chính trong quá trình kiểm soát hoạt động và công bố ra bên ngoài.
Ba là, kết quả nghiên cứu gợi mở giải pháp quản lý cho nhà quản trị. Nhà quản trị
xem xét xây dựng thước đo phi tài chính như thế nào hợp lý để có được thông tin phi tài
chính phục vụ quá trình kiểm soát, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng là, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng
viên, sinh viên về lý thuyết thông tin phi tài chính. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài
liệu tham khảo cho những dẫn chứng của các công trình nghiên cứu kế tiếp.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài được chia thành bốn
chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về thông tin phi tài chính và tác động
của nó đến kết quả hoạt động theo kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Chương thứ hai tác giả trình bày phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, kiểm định và
lựa chọn mô hình. Chương thứ ba trình bày kết quả mô hình hồi quy và các kiểm
định khuyết tật của mô hình. Chương cuối cùng tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình
bày những đề xuất của tác giả đối với nhà quản trị và đề xuất các hướng nghiên cứu
tiếp theo. Tên của các chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả kiểm định – bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
- Chương 4: Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị
– 1 –
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo
phi tài chính
Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần
đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày
càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý
và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
“Mục đích cơ bản đằng sau mọi phép đo lường đánh giá là để cải thiện kết quả và
nâng cao hiệu quả. Các phép đo lường đánh giá mà không trực tiếp cải thiện hiệu
quả thì cũng là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng đó” (Banker, 2000).
“Chỉ khi nào bạn đo lường được những điều bạn nói và thể hiện nó trên con
số, bạn mới hiểu đôi điều về nó.” (Bushman, 1996)
“Bạn chỉ có thể quản lý được những gì bạn đo lường được.” (Amir, 1996)
Hai câu nói trên nêu lên được tầm quan trọng của đánh giá thành quả hoạt
động. Trong quá trình không ngừng hoàn thiện mình của một tổ chức, đánh giá thành
quả hoạt động đóng vai trò quan trọng giúp nhận diện và theo dõi tiến trình hiện
thực hóa mục tiêu của tổ chức, nhận diện những cơ hội để cải thiện kết quả, so sánh
kết quả của tổ chức với các tiêu chuẩn nội bộ và bên ngoài. Từ đó, có thể thấy việc
đánh giá thành quả hoạt động nhằm phục vụ nhiều mục tiêu như:
- Chúng là một phần của chiến lược mỗi tổ chức, giúp nhận định mức độ hoàn
thành mục tiêu chiến lược.
- Chúng được sử dụng bởi nhà quản trị khi ra quyết định phân bổ nguồn lực và xác
định mức độ hoạt động phù hợp.
- Đánh giá thành quả hoạt động giúp tập trung các nỗ lực của tổ chức vào mục tiêu
được ưu tiên, giám sát các nỗ lực đó.
- Là một kênh thông tin giúp chiến lược của tổ chức thông suốt qua các cấp.
– 2 –
Công tác đánh giá thành quả hoạt động được thực hiện bằng cách xác định và
đo lường các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm hoạt động và mục tiêu của tổ chức. Các
chỉ tiêu này phản ánh nhân tố quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và
có thể nằm dưới dạng các thước đo tài chính và phi tài chính.
1.1.1. Thước đo tài chính
1.1.1.1. Đặc điểm
Các thước đo tài chính là những chỉ tiêu đánh giá có thể trình bày bằng đơn vị
tiền tệ hoặc là những hệ số tài chính được tính toán từ những chỉ tiêu tiền tệ. Khi
nhắc đến các chỉ tiêu đo lường hoạt động bằng đơn vị tiền tệ của một doanh nghiệp,
chúng ta có thể thấy hầu hết những chỉ tiêu đó đều nằm trong báo cáo tài chính và
bắt buộc công bố trong GAAP trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, những chỉ tiêu tiền tệ
về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ
đều được yêu cầu trình bày đầy đủ trong bộ báo cáo tài chính định kỳ của doanh
nghiệp. Có thể kể đến những chỉ tiêu mà người sử dụng thông tin thường quan tâm
như tổng tài sản, vốn luân chuyển, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, cổ tức và
lợi nhuận chưa phân phối...
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các hệ số tài chính được phân thành
nhiều nhóm chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích
của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:
- Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán: Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng
lực thanh toán của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm
như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu, bởi lẽ họ
luôn đặt ra câu hỏi là hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn
không. Nhóm chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu như: hệ số khả năng thanh toán hiện
hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn, hệ số
khoản phải thu trên khoản phải trả, hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư: Các doanh nghiệp
luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (kết cấu tối ưu). Nhưng kết
cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ
cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu
dài của doanh nghiệp. Các hệ số tài chính trong nhóm này bao gồm: hệ số nợ, hệ số
– 3 –
vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ), tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn, tỷ suất tự tài trợ
tài sản cố định, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn...
- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động: Các chỉ số này dùng để đo lường
hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với
việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. Nằm trong nhóm này
gồm có các chỉ tiêu: số vòng quay hàng tồn kho, số ngày dự trữ hàng tồn kho, số
vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, số vòng quay tài sản ngắn hạn,
hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, số vòng quay tổng tài sản.
- Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của
doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả mối quan hệ với doanh
thu, tài sản, vốn chủ sở hữu... Mỗi góc độ phân tích đều cung cấp cho nhà phân tích
một ý nghĩa cụ thể trong việc ra quyết định. Tùy theo từng góc độ phân tích mà nhà
phân tích có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Ngoài bốn nhóm chỉ tiêu trên, thông tin tài chính của doanh nghiệp còn được
sử dụng như các chỉ tiêu đánh giá khi so sánh theo chiều ngang (đánh giá tăng
trưởng, biến động qua thời kỳ) hay theo chiều dọc (so