Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn mà trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK). Có thể nói như vậy là vì TTCK là kênh huy động vốn lớn nhất, nhanh nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh, Nhật Bản mỗi nước đều có một TTCK qui mô khổng lồ và phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy sự ra đời của TTCK ở nước ta là cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự ra đời của TTCK Việt Nam là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư có thể tham gia vào, nó không chỉ là kênh huy động vốn trong nước mà còn thu hút cả vốn đầu tư bên ngoài như các nhà đầu tư nước ngoài và cả các tập đoàn kinh tế quốc tế. Tuy nhiên để có thể tham gia vào TTCK một cách có hiệu quả nhằm tạo khả năng sinh lợi cao nhất thì nhà đầu tư cần phải có một kiến thức nhất định về TTCK và những thông tin cần thiết về nó. Chính vì vậy mà thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với TTCK, một thông tin tốt có thể làm cho giá cổ phiếu tăng và ngược lại một thông tin xấu có thể làm giá cổ phiếu giảm. Hay nói cách khác thông tin là trung tâm đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường. Việc sử dụng thông tin và phản ánh nó trung thực, nhanh chóng vào giá và lợi suất của một cổ phiếu thì đó được xem là một thị trường có hiệu quả về mặt thông tin.
Xuất phát từ vấn đề cung cấp nhiều thông tin hơn về TTCK cho nhà đầu tư để họ có thêm những cơ sở để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý nhằm mục đích sinh lợi cao nhất. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài này rất cần thiết đối với nhà đầu tư khi họ họ quyết định tham gia vào TTCK. Bởi vì những thông tin này giúp cho các nhà đầu tư có thêm cơ sở để có thể đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn, hợp lý và hiệu quả nhằm mục đích sinh lợi cao nhất góp phần vào sự phát triển của TTCK Việt Nam.
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
“Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
&
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn mà trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK). Có thể nói như vậy là vì TTCK là kênh huy động vốn lớn nhất, nhanh nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh, Nhật Bản… mỗi nước đều có một TTCK qui mô khổng lồ và phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy sự ra đời của TTCK ở nước ta là cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự ra đời của TTCK Việt Nam là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư có thể tham gia vào, nó không chỉ là kênh huy động vốn trong nước mà còn thu hút cả vốn đầu tư bên ngoài như các nhà đầu tư nước ngoài và cả các tập đoàn kinh tế quốc tế. Tuy nhiên để có thể tham gia vào TTCK một cách có hiệu quả nhằm tạo khả năng sinh lợi cao nhất thì nhà đầu tư cần phải có một kiến thức nhất định về TTCK và những thông tin cần thiết về nó. Chính vì vậy mà thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với TTCK, một thông tin tốt có thể làm cho giá cổ phiếu tăng và ngược lại một thông tin xấu có thể làm giá cổ phiếu giảm. Hay nói cách khác thông tin là trung tâm đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường. Việc sử dụng thông tin và phản ánh nó trung thực, nhanh chóng vào giá và lợi suất của một cổ phiếu thì đó được xem là một thị trường có hiệu quả về mặt thông tin.
Xuất phát từ vấn đề cung cấp nhiều thông tin hơn về TTCK cho nhà đầu tư để họ có thêm những cơ sở để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý nhằm mục đích sinh lợi cao nhất. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài này rất cần thiết đối với nhà đầu tư khi họ họ quyết định tham gia vào TTCK. Bởi vì những thông tin này giúp cho các nhà đầu tư có thêm cơ sở để có thể đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn, hợp lý và hiệu quả nhằm mục đích sinh lợi cao nhất góp phần vào sự phát triển của TTCK Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của một số loại cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung đã đưa ra sẽ được cụ thể hóa trong bài nghiên cứu thành những mục tiêu cụ thể sau:
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá và khối lượng giao dịch của các loại cổ phiếu.
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và rút ra kết luận.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của TTCK Việt Nam nên địa bàn nghiên cứu là TTCK Việt Nam và cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu
Các dữ liệu nghiên cứu trong bài được thu thập trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ khi cổ phiếu có phiên giao dịch đầu tiên đến hết ngày 30-12-2009.
Về phần thực hiện, luận văn được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian hơn 3 tháng ( tháng 2, 3 và 4/2010) , sau đó là thời gian chuẩn bị và hoàn thành. Đến đầu tháng 6-2010 là thời gian thực hiện báo cáo đề tài.
Đối tượng nghiên cứu
Như đã giới thiệu ở trên, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của TTCK Việt Nam mà cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu trong bài bao gồm chỉ số giá và khối lượng giao dịch của 5 loại cổ phiếu thuộc 5 ngành kinh tế khác nhau được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm loại cổ phiếu được chọn nghiên cứu trong bài là:
AGF: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.
GIL: Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh.
DHG: Công ty cổ phần Dược Phẩm Imexpharm.
REE: Công ty cổ phần Cơ điện lạnh.
STB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
4. Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc bao gồm 5 phần chính như sau:
Giới thiệu chung
Chương 1 : Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 : Khái quát TTCK Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và các công ty có cổ phiếu nghiên cứu.
Chương 3 : Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu.
Kết luận .
Chương 1
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
&
1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1.1. Khái niệm về chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm
Chứng khoán là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền đòi nợ hay quyền sở hữu về tài sản, bao gồm những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng.
1.1.1.2. Phân loại
a. Căn cứ theo tiêu thức pháp lý có chứng khoán vô danh và chứng khoán ký danh.
Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi rõ họ tên chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng loại này rất dễ dàng, không cần thủ tục đăng ký rườm rà.
Chứng khoán ký danh là loại chứng khoán ghi rõ họ tên chủ sở hữu.Việc chuyển nhượng loại này được thực hiện bằng thủ tục đăng ký tại cơ quan phát hành.
b. Căn cứ theo tính chất thu nhập có chứng khoán có thu nhập ổn định, chứng khoán có thu nhập không ổn định và chứng khoán hỗn hợp.
Chứng khoán có thu nhập ổn định là các trái phiếu có lãi suất cố định, thu nhập của nó không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Chứng khoán có thu nhập không ổn định là các cổ phiếu thường và trái phiếu có lãi suất thả nổi, thu nhập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và chính sách trả cổ tức của công ty.
Chứng khoán hỗn hợp là cổ phiếu ưu đãi, có một phần thu nhập là không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
c. Căn cứ theo chủ thể phát hành có chứng khoán Chính phủ và chứng khoán công ty.
Chứng khoán Chính phủ là các chứng khoán do các cơ quan của Chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương phát hành như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ, công trái Nhà nước.
Chứng khoán công ty là chứng khoán do các doanh nghiệp, công ty cổ phần phát hành như trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.
1.1.1.3. Trái phiếu
a. Đặc điểm.
Trái phiếu là giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và xác nhận quyền đòi nợ bao gồm những điều kiện và thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng.
Từ khái niệm trên ta thấy trái phiếu có đặc điểm là có thu nhập ổn định, có khả năng chuyển nhượng, có thời gian đáo hạn. Đồng thời trái chủ không có quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị. Nhưng trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền được ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản.
b. Một vài loại trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất cố định là trái phiếu cho lãi suất cố định ngay tại thời điểm phát hành.
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu cho lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Trái phiếu không có lãi là trái phiếu không cho lãi suất thường kỳ, nó được mua với giá thấp so với mệnh giá. Toàn bộ tiền lời và giá trị tăng thêm sẽ bằng đúng mệnh giá vào ngày đáo hạn.
Trái phiếu thu nhập là trái phiếu được phát hành bởi các công ty đang trong thời kỳ tổ chức lại. Công ty phát hành hứa sẽ trả số gốc khi trái phiếu hết hạn nhưng chỉ hứa trả lãi nếu công ty có đủ thu nhập.
Trái phiếu có thể thu hồi là trái phiếu cho phép công ty có thể mua lại trái phiếu vào một thời gian nào đó. Tuy nhiên trái phiếu không thể thu hồi một vài năm sau khi chúng được phát hành.
Trái phiếu có thể chuyển đổi là trái phiếu cho phép người giữ nó được chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu nhất định với giá xác định.
Trái phiếu phiếu kèm giấy bảo đảm là trái phiếu cho phép, người giữ nó có quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu nhất định của đơn vị phát hành ở một giá xác định (một giấy bảo đảm ở góc trái phiếu bằng một cổ phiếu).
Trái phiếu Euro là trái phiếu phát hành bằng đồng tiền của nước phát hành tại một nước khác.
Trái phiếu Dollar là trái phiếu phát hành bằng đồng Đôla Mỹ ở các nước ngoài nước Mỹ.
Trái phiếu Yankee là trái phiếu của các công ty và Chính phủ nước ngoài phát hành bằng Đôla Mỹ và được giao dịch ở thị trường Mỹ.
1.1.1.4. Cổ phiếu
a. Khái niệm
Cổ phiếu là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền sở hữu về tài sản và những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng. Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
b. Phân loại
Cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là cổ phiếu không có thời gian đáo hạn, không có thu nhập ổn định mà thu nhập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hay chính sách chi trả cổ tức của công ty. Cổ phiếu thường có khả năng chuyển nhượng dễ dàng. Người nắm giữ cổ phiếu thường có quyền tham gia bầu cử vào Hội đồng quản trị nhưng không được ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản. Ngoài ra cổ phiếu thường còn đem lại quyền đặt mua cổ phiếu mới cho các cổ đông.
Cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có sự ưu tiên hơn cổ phiếu thường trong việc phân chia lợi nhuận cũng như chi trả cổ tức và thanh lý tài sản khi công ty phá sản.
Cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ phiếu thường là nó không có thời gian đáo hạn. Nó tồn tại ở sự tồn tại của công ty. Nó cũng có khả năng chuyển nhượng nhưng phải thêm một số điều kiện nhất định. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lẫn cổ phiếu thường đều không phải là nợ của công ty do đó không có thu nhập ổn định trong điều kiện bình thường và nó có thể được mua lại bởi nhà phát hành.
Cổ phiếu ưu đãi còn có một số điều khoản kèm theo. Thứ nhất, cổ phiếu ưu đãi có tính chất tham dự trong phân chia lợi nhuận khi công ty làm ăn có lãi vượt một mức nào đó. Thứ hai, cổ phiếu ưu đãi có tính chất bỏ phiếu. Trong điều kiện bình thường, cổ phiếu ưu đãi không có tính chất bỏ phiếu. Nhưng khi công ty làm ăn thua lỗ, cổ phiếu ưu đãi sẽ có tính chất bỏ phiếu. Thứ ba, cổ phiếu ưu đãi có tính chất tích luỹ hay không tích luỹ tức là do công ty làm ăn không hiệu quả, công ty sẽ không trả cổ tức. Nhưng khi công ty làm ăn có lãi công ty có thể trả cổ tức cho những năm bị thua lỗ trước đó hoặc không trả cổ tức của những năm chưa trả được.
1.1.1.5. Các công cụ phái sinh
a. Khái niệm
Công cụ phát sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
b. Một số công cụ phát sinh là quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai.
Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Các hàng hoá này có thể là cổ phiếu, trái phiếu hay hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, nó xoá bỏ rủi ro tín dụng vì nó được công ty thanh toán bù trừ phục vụ như là một trung gian trong tất cả các giao dịch. Người bán và người mua đều mua bán qua công ty thanh toán bù trừ. Hợp đồng tương lai đều được tiêu chuẩn hóa về việc giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước. Hợp đồng tương lai còn được chuyển giao theo giá thị trường tức là bất kỳ món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thỏa thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Việc thanh toán như thế được tiến hành hàng ngày.
1.1.2. Thị trường chứng khoán
1.1.2.1. Khái niệm
Thị trường chứng khoán là thị trường có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán được mua bán theo các qui tắc đã được ấn định.
1.1.2.2. Phân loại
a. Căn cứ theo tính chất pháp lý có thị trường chứng khoán chính thức và thị trường chứng khoán phi chính thức.
Thị trường chứng khoán chính thức hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán là nơi mua bán loại chứng khoán được niêm yết có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt, giá cả được xác định theo hình thức đấu giá hoặc đấu lệnh.
Thị trường chứng khoán phi chính thức hay còn gọi là thị trường OTC là nơi mua bán chứng khoán bên ngoài Sở giao dịch, không có ngày giờ nghỉ hay thủ tục quyết định mà do thoả thuận giữa người mua và người bán.
b. Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán có thị trường phát hành và thị trường giao dịch.
Thị trường phát hành hay còn gọi là thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán được phát hành lần đầu bởi các nhà phát hành và bán cho các nhà đầu tư.
Thị trường giao dịch hay còn gọi là thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp.
c. Căn cứ vào phương thức giao dịch có thị trường giao ngay và thị trường tương lai.
Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày theo qui định.
Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loạt hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra trong một ngày kỳ hạn nhất định trong tương lai.
d. Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá trên thị trường chứng khoán có thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường phát sinh.
Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu.
Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu.
Thị trường phát sinh là nơi mua bán các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.
1.1.2.3. Chỉ số chứng khoán
Khi nói đến thị trường chứng khoán không thể không nói đến chỉ số chứng khoán. Người ta thường coi chỉ số chứng khoán là chiếc "phong vũ biểu" của thị trường chứng khoán mà ở dạng này hay dạng khác người ta dùng chỉ số chứng khoán để thể hiện sự phát triển của thị trường và các thành phần của nó. Các chỉ số này thường được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tờ nhật báo lớn, ở các nước chỉ số chứng khoán phản ánh tình hình hoạt động của các công ty trên thị trường. Nếu các công ty làm ăn có lãi, giá chứng khoán của các công ty đó sẽ tăng và làm tăng theo chỉ số chứng khoán. Ngược lại, chỉ số chứng khoán sẽ giảm. Dựa vào chỉ số chứng khoán các nhà đầu tư có thể xác định được hiệu quả của một cổ phiếu hoặc một danh mục các chứng khoán để đầu tư vào.
Bất kỳ một thị trường chứng khoán nào cũng có một chỉ số chứng khoán của riêng nó. Ví dụ thị trường chứng khoán New york có chỉ số Dow Jones, thị trường chứng khoán Tokyo áp dụng chỉ số Nikkei, Hong Kong áp dụng chỉ số Hang - xieng, Singapore áp dụng chỉ số "Strai taime"…
Một loại chỉ số chứng khoán được nhiều người biết đến nhất là chỉ số Dow Jones ra đời năm 1896. Chỉ số này được coi như một cột mốc của thị trường chứng khoán thế giới do hai nhà kinh tế Mỹ Edward David Jones và Charles Hery Dow đề xuất đo lường mức độ biến động của thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York. Chỉ số Dow Jones bao gồm 65 loại cổ phiếu được chia thành 3 nhóm chỉ số bình quân nhỏ như sau:
Chỉ số Dow Jones công nghiệp bao gồm giá cổ phiếu của 30 công ty hàng đầu ngành công nghiệp cộng lại rồi chia cho 1504 (con số này có khi có giảm).
Chỉ số Dow Jones vận tải bao gồm giá cổ phiếu của 20 công ty hàng đầu ngành giao thông vận tải cộng lại chia cho 2785 (con số này có khi tăng).
Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng bao gồm giá cổ phiếu của 15 công ty hàng đầu ngành dịch vụ công cộng.
Để biết được tình hình phát triển kinh tế gần đây người ta xác định thêm một số tiêu chuẩn khác. Đó là các điểm giới hạn và điểm liệt. Chẳng hạn điểm giới hạn của chỉ số Dow Jones là 800, điểm liệt là 700. Nếu chỉ số Dow Jones hàng ngày vượt quá 800 điểm chung trong nền kinh tế đang đi lên, nếu dưới 800 điểm cho biết có nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế.
1.1.2.4. Cơ cấu hoạt động của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán chính thức được thể hiện bằng sở giao dịch chứng khoán. Thông thường một thị trường chứng khoán bao gồm hai thị trường cùng tham gia là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
a. Thị trường sơ cấp
Là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đầu, kéo theo sự tăng thêm qui mô đầu tư vốn. Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường này là nguồn tiết kiệm của dân chúng như của một số tổ chức phi tài chính. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
b. Thị trường thứ cấp
Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đến nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán tiếp thu sau lần bán đầu tiên. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp.
Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của từng loại thị trường. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đô la chứng khoán được mua đi bán lại, nhưng không làm tăng thêm qui mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứng khoán. Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví dụ như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ chẳng có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ bị khó khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy động vốn trong nền kinh tế.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế tổ chức thị trường chứng khoán không có sự phân biệt về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Nghĩa là, trong một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp. Vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại.
Tuy nhiên, điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường phát hành là hoạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo thị trường chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của nền kinh tế.
c. Sở giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán chính thức được tổ chức theo hình thức Sở giao dịch chứng khoán.
Các hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán: Hiện nay trên thế giới có 3 hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán.
Thứ nhất: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức theo hình thức "Câu lạc bộ" tự nguyện của các thành viên. Trong hình thức này, các thành viên của sở giao dịch (hội viên) tự tổ chức và tự quản lý sở giao dịch chứng khoán theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Các hội viên của Sở giao dịch bầu ra Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành.
Thứ hai: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ p