Đề tài Một số bệnh thường gặp trên cây tiêu, cà phê, lạc

- Bệnh chết nhanh trên hồ tiêu do nấm Phytophthora capsici gây ra. Bệnh có thể gây hại ở tất cả các bộ phận của cây nhưng nguy hiểm nhất vẫn là vùng cổ rễ. Nấm gây bệnh có nguồn gốc thủy sinh, gặp mưa ẩm ướt kéo dài sẽ phát triển mạnh, ngấm ngầm tấn công và hủy hoại bộ rễ, làm cho việc dẫn truyền nước và dinh dưỡng nuôi cây bị ngừng trệ. Khi phát hiện thấy cây bị chết thì thực ra bộ rễ của chúng đã bị nấm gây hại trước đó hàng tháng rồi, vì thế cây tiêu thường bị chết hàng loạt vào cuối mùa mưa đầu mùa khô.

docx25 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số bệnh thường gặp trên cây tiêu, cà phê, lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY TIÊU, CÀ PHÊ, LẠC Ngành: NÔNG HỌC Niên khoá: 2013 – 2017 Pleiku Tháng 12/2015 MỤC LỤC MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Cây tiêu bị nhiễm nấm bệnh gây hại 7 Hình 2: Nấm gây hại mạnh ở những cành mọc sát đất 8 Hình 3: Gốc cây bị thối do nấm Phytophthora capsici 8 Hình 4: Lá cây bị nấm phytopthora tấn công 9 Hình 5: Tuyến trùng trình xâm nhập bộ rể tạo điều kiện cho các nấm bệnh tấn công 10 Hinh 6: Trồng tiêu trên trụ sống 11 Hinh 7: Cách bẩy bào tử nấm phytopthora 13 Hình 9: Thuốc bvtv Metban Bull 72WP và TRICOO-ĐHCT 108 Bào tử/g 14 Hình 10: Trồng xen cây hoa cúc vạn thọ và cây muồng cái trong vườn tiêu 15 Hình 11: Tiêu bị chết chậm 15 Hình 12: Tuyến trùng xâm nhập gây hại 17 Hình 13: Bệnh tiêu điên do nhiễm virus 18 Hình 14: Bệnh rỉ sắt trên lá cà phê 20 Hình15: Cà phê bị vàng lá, chết cây 21 Hinh15: Cà phê bị khô cành khô quả 24 Hình 16: Cây lạc nhiễm bệnh đốm nâu 26 I. BỆNH TRÊN CÂY TIÊU I.1 Bệnh chết nhanh - Bệnh chết nhanh trên hồ tiêu do nấm Phytophthora capsici gây ra. Bệnh có thể gây hại ở tất cả các bộ phận của cây nhưng nguy hiểm nhất vẫn là vùng cổ rễ. Nấm gây bệnh có nguồn gốc thủy sinh, gặp mưa ẩm ướt kéo dài sẽ phát triển mạnh, ngấm ngầm tấn công và hủy hoại bộ rễ, làm cho việc dẫn truyền nước và dinh dưỡng nuôi cây bị ngừng trệ. Khi phát hiện thấy cây bị chết thì thực ra bộ rễ của chúng đã bị nấm gây hại trước đó hàng tháng rồi, vì thế cây tiêu thường bị chết hàng loạt vào cuối mùa mưa đầu mùa khô. I.1.1 Triệu chứng bệnh Hại tất cả bộ phân cây, chủ yếu hại rễ & phần thân dưới mặt đất Các đọt tiêu không phát triển, lá không mướt, không dòn, hơi tái, hơi buồn → lá vàng, rủ → các nhánh rủ xuống → rụng lá → rụng đốt, rụng lóng → trụ nọc trơ thân leo chính và 1 ít nhánh bên Bộ lá héo xanh như đổ nước sôi → đen và rụng; đôi khi lá không kịp rụng Hình 1: Cây tiêu bị nhiễm nấm bệnh gây hại Hình 2: Nấm gây hại mạnh ở những cành mọc sát đất Gây hại ở các cành nhánh tiêu mọc sát mặt đất do nấm Phytophthora capsici Trên gốc thân, rễ: Vết biến màu và ướt → thâm đen, thối nhũn, có dịch nhờn mùi khó chịu Vỏ ngoài còn nguyên, chẻ dọc: nhiều vết thâm đen trong mạch dẫn Hình 3: Gốc cây bị thối do nấm Phytophthora capsici Các dạng triệu chứng bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra trên lá tiêu Hình 4: Lá cây bị nấm phytopthora tấn công I.1.2 Nguyên nhân gây bệnh - Tại Việt Nam theo Nguyễn Vĩnh Trường và cs (2002): Bệnh vàng lá chết nhanh hồ tiêu tại Quảng Trị do Pythium, Phytophthora sp.và Phytophthora parasitica. Theo Nguyễn Tăng Tôn (2005), bệnh chết nhanh hồ tiêu tại Bình Phước, Bà Rịa - Vung Tàu và Quảng Trị, là do Phytophthora capsici gây ra Nấm có nguồn gốc thủy sinh → ưa thích & rất cần ẩm để sinh sản, phát triển, gây hại Nhiệt độ thích hợp: 25°C -300C, pH 6,0. Bệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, nhất là vào cuối mùa mưa, khí hậu ấm và ẩm Gây hại ở những vườn không thoát nước tốt. Thường xuất hiện trong những năm có hạn hán kéo dài do cây bị “xốc” sinh lý Þ dễ bị nấm tấn công. Có sự kết hợp với các nấm: Fusarium, Pythium, Rhizoctonia, tuyến trùng ® cây tiêu chết nhanh chóng Hình 5: Tuyến trùng trình xâm nhập bộ rể tạo điều kiện cho các nấm bệnh tấn công I.1.3 Biện pháp phòng trừ Tuân theo các nguyên tắc phòng trừ tổng hợp: 1. Chọn đất trồng tiêu có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, có mực nước ngầm thấp. 2. Chỉ trồng lại tiêu trên đất cũ trồng ca cao, cao su đã qua thời gian đất bỏ hoang hoặc được trồng với cây hàng năm, cây che phủ đất. 3. Không lấy giống ở những cây tiêu đã bị nhiễm bệnh chết nhanh. 4. Xử lý hom giống bằng một trong các loại thuốc Aliette 80 WP, Ridomil Gold 68 WP , Rovral 50 WP, nồng độ 0,1 %. 5. Áp dụng tất cả các biện pháp để ngăn ngừa nguồn nấm bệnh xâm nhập vào vườn tiêu: + Thường xuyên kiểm tra vườn cây trong mùa mưa, đặc biệt là những trận mưa sau một đợt hạn hán kéo dài, để có thể phát hiện được bệnh sớm. + Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh của cây tiêu: khi đã phát hiện được cây bệnh phải kiên quyết đào bỏ, thu dọn tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi vườn và đốt để loại trừ nguồn bệnh. 6. Tạo điều kiện tiểu khí hậu thuận lợi trong vườn tiêu như: -Trồng cây đai rừng chắn gió, cây che bóng, trồng tiêu trên cây choái sống để vườn tiêu có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt. -Trồng tiêu với mật độ thích hợp: 1.200 - 1.250 trụ/ha -Thường xuyên tỉa cây che bóng, cây choái sống trong mùa mưa - Điều chỉnh cây che bóng hợp lý. - Trồng cây che phủ đất. Hinh 6: Trồng tiêu trên trụ sống - Trong quá trình chăm sóc vườn tiêu tránh gây vết thương cho thân ngầm và rễ tiêu. - Cắt bỏ các các dây lươn và các cành nhánh cách mặt đất 30 cm để hạn chế sự gây hại của nấm Phytophthora. - Giữ gốc cây luôn khô ráo, chỉ đủ ẩm. - Thoát nước hợp lý vào mùa mưa để tránh sự đọng nước trong gốc cây tiêu. - Bón phân vô cơ cho cây tiêu cân đối và hợp lý. - Tăng cường bón phân hữu cơ đã ủ hoai. - Bổ sung các chất hữu cơ cho cây tiêu. - Thường xuyên bón các loại chế phẩm sinh học như: Trichoderma spp., Gliocladium. _ - Bón phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học (Trichoderma):15-20 kg/trụ/năm) - Phân vi lượng: phun trên lá để tăng sức đề kháng - Hỗn hợp N-P-K + Ca, magiê vôi: 1-2kg/gốc/năm, bổ sung kẽm - Không bón quá nhiều phân vô cơ (dễ làm tổn thương bộ rễ). I.1.4 Phương pháp bẩy bào tử để phát hiện sớm nấm phytopthora - Lấy mẫu đất: lấy năm điểm chéo gốc trong vườn. Để bẫy cho biết thì lấy tối đa khoảng 50 mẫu/vườn. mỗi điểm lấy 10 mẫu. Lấy phần đất cạnh gốc trụ tiêu, khoát lớp đất mặt đi, lấy mẫu cách lớp đất mặt khoảng 10cm là được. Mỗi mẫu lấy khoảng 200g, án chừng khoảng 1/2 cốc là được. Nếu cẩn thận thì nên đánh dấu mẫu đất ở từng điểm trong vườn để sau này tiện đánh giá. - Cách bẫy: Đổ mẫu đất vào cốc, khoảng gần 1/2 cốc bẫy. Tiếp đến đổ nước vào, sao cho mặt nước cách thành cốc khoảng 10mm. Dùng nước giếng trong, ko được dùng nước máy. Dùng lá tiêu bánh tẻ ( Không già, không non, không nhiễm chút sâu bệnh gì thì cành tốt). Cắt tròn theo miệng cốc. Thả lá tiêu nổi trên mặt nước, tránh ko để nước ngập lên mặt trên lá để tránh hiện tượng thối lá. Đêm đặt cốc đã bẫy trong phòng tối ( ko có ánh sáng trực xạ ). Tiến hành quan sát. Cách lấy mẫu Hinh 7: Cách bẩy bào tử nấm phytopthora - Phương pháp này giúp người nông dân phát hiện sớm sự xuất hiện nấm phytopthora có trong khu đất canh tác và chủ động phòng ngừa I.1.5 Một số thuốc người dân sử dụng để phòng trừ và một số biện pháp mà người dân đã áp dụng . Hình 9: Thuốc bvtv Metban Bull 72WP và TRICOO-ĐHCT 108 Bào tử/g Hình 10: Trồng xen cây hoa cúc vạn thọ và cây muồng cái trong vườn tiêu I.2 BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM I.2.1 Triệu chứng trên cây -Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chếtkhô. Hình 11: Tiêu bị chết chậm - Thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh đến khi chết có thể kéo dài cả năm. Bệnh làm chết cả khóm hoặc chỉ chết 1-2 dây.Cây sinh trưởng, phát triển chậm, lá úa vàng, rụng lá, các lá già thường bị vàng trước. - Lá, hoa, các đốt và trái rụng dần từ dưới gốc lên ngọn - Bộ tán lá thưa thớt. - Ra hoa và đậu quả kém, năng suất giảm dần - Bệnh thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ. - Triệu chứng thường phát triển chậm và kéo dài, một vài năm sau cây mới chết. I.2.2 Triệu chứng trên rễ: Có những u (nốt sần) mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi trên rễ. Kích thước nốt sần tùy thuộc vào mức độ gây hại. Khi cây bị bệnh nặng, các rễ chính và phụ đều bị thối. I.2.3 Nguyên nhân gây hại - Do nấm Fusarium sp., nhưng trong nhiều trường hợp là sự kết hợp với các nấm khác như Lasiodiplodia, Pythium, Rhizoctonia cũng làm thối gốc gây hiện tượng chết chậm cây tiêu. Nấm tồn tại hàng năm ở trong đất, phát sinh phát triển trong đất bón ít phân hữu cơ Tuyến trùng Meloidogyne incognita và một số loài nấm (Fusarium sp, Phytophthora sp, Pythium sp. Hình 12: Tuyến trùng xâm nhập gây hại I.2.4 Biện pháp phòng trừ Áp dụng các nguyên tắc phòng trừ tổng hợp với nguyên tắc phòng bệnh là chính: Trị bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu cũng tương tự như bênh chết nhanh Không trồng lại tiêu trên các vườn cà phê, tiêu đã bị nhổ bỏ do tuyến trùng mà chưa qua thời gian luân canh. Không sử dụng đất đã trồng tiêu để làm vườn ươm. Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất trong mùa khô trước khi trồng mới. Bón phân vô cơ cân đối và thường xuyên sử dụng phân hữu cơ. Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng: Trichoderma spp. Hạn chế xới xáo và tưới tràn trong vườn tiêu Nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng, không trồng lại ngay I.3 BỆNH VIRUS (TIÊU ĐIÊN) Hình 13: Bệnh tiêu điên do nhiễm virus I.3.1 Nguyên nhân gây hại Do virus gây hại được xâm nhiễm qua cây qua các loại côn trùng chích hút nhựa cây tiêu và qua dụng cụ cắt tỉa nông nghiệp hay do giống không sạch bệnh. I.3.2 Biện pháp phòng trừ: Hiện tại đối với Virus thì chưa có thuốc chữa trị vì vậy cần áp dụng các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại như: Không lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus. Trong quá trình canh tác không dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe. Cần phải kiểm tra cây tiêu xem có các côn trùng hay nhện chích hút hay không. Nếu có thì phun một trong các loại thuốc sau: Subatox 75 EC 0,2 %, Suprathion 40 EC 0,2 %, Supracide 40 EC 0,2 %. Khi cây đã bị bệnh nặng cần nhổ, đưa ra ngoài vườn và đốt. II. BỆNH HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ II.1 BỆNH RỈ SẮT II.1.2 Triệu chứng - Bệnh gây hại trên lá, lúc đầu vết bệnh là những đốm tròn nhỏ màu vàng, sau vết bệnh lớn dần và có lớp phấn màu vàng da cam rất sáng ở dưới mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng và rụng, cây sinh trưởng còi cọc. -Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh: bệnh do nấm Hemileia vastatrix gây hại. Bào tử nấm phát tán và lây lan mạnh nhờ gió, côn trùng và khi chăm sóc. Hình 14: Bệnh rỉ sắt trên lá cà phê Bào tử có thể tồn tại nhiều tháng trong điều kiện thời tiết bất lợi. Bào tử nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 24oC sau 2-4 giờ và phát triển nhanh ở độ ẩm 80-90%. Thời gian ủ bệnh là 6-12 giờ. II.1.2 Biện pháp phòng trừ Bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tỉa cành hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt. Dùng giống kháng bệnh như: S.73, Catimor F6. Hạn chế sử dụng các giống mẫn cảm với bệnh rỉ sắt như Caturra, Typica, Mundo Novo... Biện pháp hóa học: sử dụng các loại thuốc sau: Hexaconazole (Anvil 5SC) Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper 250 EC) Carbendazim (Daphavil 50 SC, Arin 25SC) Triadimefon (Bayleton 250 EC, Encoleton 25 WP) Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC) Vào tháng 6, 7 khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc 2 - 3 lần cách nhau 7-10 ngày II.2 THỐI RỄ TƠ (RHIZOCTONIA BATATICOLA + FUSARIUM OXYSPORUM) II.2.1 Triệu chứng - Cây bị bệnh phát triển chậm, lá vàng dần, rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào. - Cây bị nặng rễ lớn cũng bị thối đen từ lớp vỏ ngoài vào làm cho cây bị kiệt sức vì không hấp thu được dinh dưỡng nuôi cây, cây dễ bị chết. Hình15: Cà phê bị vàng lá, chết cây Bệnh gây hại trên cà phê kinh doanh và cả trên cà phê kiến thiết cơ bản. Cây thường có biểu hiện vàng từ tháng 9 trở đi và đến mùa khô thì giảm, nếu nhẹ thì sau khi tưới nước xong cây lại xanh nhưng đến năm sau cây lại bị lại. II.2.2 Nguyên nhân gây bệnh Bệnh do nấm Rhizoctonia bataticola + Fusarium oxysporum gây hại II.2.3 Biện pháp phòng trừ Bón phân đầy đủ và cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học cải tạo đất. Hạn chế xới xáo, làm bồn trong những vườn cây đã bị bệnh để tránh gây vết thương cho rễ. Xử lý chất kích thích sinh trưởng RIC 10WP để kích thích bộ rễ phát triển. Không tưới nước tràn từ vườn bị bệnh sang vườn không bị bệnh. Cần điều chỉnh hệ thống thoát nước cho hợp lý. Đối với cây bị hại nhẹ có thể dùng thuốc gốc Cuprous Oxide (Norshield 58WP), Copper Hydrocide (DuPontTM Kocide 46.1WG); Trichoderma spp. (TRICÔ-ĐHCT 108 bào tử/g). Đối với cây bị hại nặng cần đào và đốt tiêu hủy những cây bị bệnh. Xử lý hố bằng vôi trước khi trồng lại. II.3 BỆNH KHÔ CÀNH, KHÔ QUẢ CÀ PHÊ II.3.1 Triệu chứng Bệnh gây hại trên lá, quả, cành cà phê. - Trên lá: Bệnh xâm nhập vào đầu lá hay phiến lá, triệu chứng ban đầu là những vết loang lổ màu nâu có nhiều vòng đồng tâm, sau đó lan rộng ra chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen. Các vết bệnh xuất hiện nhiều liên kết với nhau thành từng mảng lớn làm cho lá bị khô rụng. - Trên cành: Bệnh tấn công lên cành ở các giai đoạn cành đang hóa gỗ và xâm nhập vào đầu cành mang quả. Trên cành có những vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Khi bệnh nặng, nấm xâm nhập và gây hại cả cành lớn và lan đến thân làm rụng lá và cành trơ trụi khô đen. - Trên quả: Nấm tấn công vào giai đoạn quả thành thục 6-7 tháng. Vết bệnh là những đốm nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình thù khác nhau. Bệnh xuất hiện bắt đầu từ cuống quả hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại. - Bệnh nặng làm lá, cành, quả khô đen và rụng làm cành trơ trụi. II.3.2 Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh - Bệnh do các loài nấm Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum gây nên trong điều kiện cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng. - Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng bệnh phát triển mạnh lúc cà phê ra hoa, kết quả và trong thời kỳ cây nuôi trái. Mưa nhiều vào buổi chiều tối làm phát tán bào tử và làm bào tử xâm nhiễm vào quả. Hinh15: Cà phê bị khô cành khô quả II.3.3. Biện pháp phòng trừ - Biện pháp canh tác: Bón phân đầy đủ và hợp lý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Có thể dùng cây che bóng. Cắt và gom những đoạn cành bị bệnh đốt tiêu hủy. - Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc sau: + Validamycin (Tung vali 3SL) + Propineb (Antracol 70WP, Newtracon 70 WP) + Mancozeb (Manozeb 80WP) + Hexaconazole (Tungvil 5SC). III. BỆNH HẠI TRÊN CÂY LẠC III.1 BỆNH ĐỐM NÂU III.1.1 Triệu chứng Vết hơi tròn, không đều, đường kính 1-10 mm Màu nâu, nâu hơi đỏ, mặt trên lá có quầng vàng (rất rộng) Màu nâu nhạt ở mặt dưới lá Bào tử chủ yếu ở mặt trên vết bệnh Hại lá, ít trên cuống lá, thân cành. Hình 16: Cây lạc nhiễm bệnh đốm nâu III.1.2 Nguyên Nhân Do nấm Cercospora arachidicola Hori - Bộ Moniliales, nấm bất toàn - Hữu tính: Mycosphaerella arachdis Deighton, lớp Ascomycetes III.1.3 BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Biện pháp canh tác: luân canh, vệ sinh đồng ruộng, thời vụ giống kháng Luân phiên các loại thuốc: - benomyl - carbendazim - chlorothalonil - copper hydroxide - mancozed
Luận văn liên quan