Giáo dục và đào tạo có một vị trí,vai trò vô cùng quan trọng,quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Chính vì vậy,sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”.Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta ngày càng nhận thức đầy đủ ,sâu sắc vị trí của vấn đề phát triển người,phát triển nguồn lực,coi nhân tố con người là điều kiện cơ bản để phát triển nhanh và bền vững.Con người là nhân tố trung tâm của quá trình phát triển.Nhân tố con người quyết định ở đầu vào và đầu ra của mọi sự phát triển.Với ý nghĩa đó,tại văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hoá,là điều kiện phát huy nguồn lực con người,yếu tố cơ bản để phát triển tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.”Với tầm quan trọng như vậy,giáo dục và đào tạo luôn được coi là “Quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong các lĩnh vực đầu tư cho giáo dục thì xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đã được chiến lược phát triển giáo dục xem là một trong những giải pháp có tính đột phá.
Mặt khác, đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong các nhà trường, như đồng chí Đỗ Mười đã nói: “Để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo một trong những yếu tố cơ bản là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này quyết định đến chất lượng giáo dục trước mắt và lâu dài của toàn bộ sự nghiệp giáo dục”. Với nghĩa đó ở nghị quyết TW II khoá VIII của Đảng đã đề cao vai trò của giáo dục trong việc đào tạo con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Để thực hiện yêu cầu đó GD & ĐT phải đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện, nhà trường phải tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo có kiến thức văn hoá, xă hội, khoa học, công nghệ, kĩ năng nghề nghiệp, có niềm tin tự hào dân tộc, có ý thức vươn lên, có năng lực và thói quen tự học suốt đời, có khả năng thiết ứng với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
33 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3116 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường tiểu học & trung học cơ sở xuân lập Na Hang-Tuyên quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS XUÂN LẬP NA HANG-TUYÊN QUANG
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1- Lý do chọn đề tài:
Giáo dục và đào tạo có một vị trí,vai trò vô cùng quan trọng,quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Chính vì vậy,sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”.Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta ngày càng nhận thức đầy đủ ,sâu sắc vị trí của vấn đề phát triển người,phát triển nguồn lực,coi nhân tố con người là điều kiện cơ bản để phát triển nhanh và bền vững.Con người là nhân tố trung tâm của quá trình phát triển.Nhân tố con người quyết định ở đầu vào và đầu ra của mọi sự phát triển.Với ý nghĩa đó,tại văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hoá,là điều kiện phát huy nguồn lực con người,yếu tố cơ bản để phát triển tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.”Với tầm quan trọng như vậy,giáo dục và đào tạo luôn được coi là “Quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong các lĩnh vực đầu tư cho giáo dục thì xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đã được chiến lược phát triển giáo dục xem là một trong những giải pháp có tính đột phá.
Mặt khác, đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo trong các nhà trường, như đồng chí Đỗ Mười đã nói: “Để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo một trong những yếu tố cơ bản là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Đội ngũ này quyết định đến chất lượng giáo dục trước mắt và lâu dài của toàn bộ sự nghiệp giáo dục”. Với nghĩa đó ở nghị quyết TW II khoá VIII của Đảng đã đề cao vai trò của giáo dục trong việc đào tạo con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Để thực hiện yêu cầu đó GD & ĐT phải đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện, nhà trường phải tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo có kiến thức văn hoá, xă hội, khoa học, công nghệ, kĩ năng nghề nghiệp, có niềm tin tự hào dân tộc, có ý thức vươn lên, có năng lực và thói quen tự học suốt đời, có khả năng thiết ứng với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học nói riêng thì đội ngũ giáo viên tiểu học là những người trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Họ chính là những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và là người trực tiếp thực hiện nhiệm vị mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Trong điều 15 luật giáo dục đã nêu rõ vai trò của nhà giáo: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”. Có thể nói: Nếu không có đội ngũ giáo viên thì không có nhà trường. Không có nhà trường thì không có sự tồn tại và phát triển giáo dục. Bác Hồ kính yêu đã nói: “Nhiệm vụ của giáo viên rất quan trọng và vẻ vang vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục thì không có cán bộ, không nói gì đến tri thức văn hoá”.
Thực tế đội ngũ giáo viên của trường TH&THCS Xuân lập còn hạn chế về chất lượng “chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới” (NQ TW2 Khoá VIII)
Trong mấy năm gần đây ngành giáo dục của tỉnh Tuyên Quang tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên toàn tỉnh . Tuy nhiên chất lượng đội ngũ giáo viên của trường TH&THCS Xuân lập còn yếu về chuyên môn và kiến thức. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường TH&THCS Xuân lập – Na Hang – Tuyên Quang”.
2- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đề xuất một số một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường TH&THCS Xuân Lập Na Hang-Tuyên Quang nhằm góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
3.1Khách thể của đề tài.
-Khách thể nghiên cứu.Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường TH&THCS Xuân Lập Na Hang-Tuyên Quang.
-Khách thể khảo sát:Cán bộ quản lý:03 đ/c
Giáo viên :38 đ/c
3.2 Đối tượng nghiên cứu.Một số biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đọi ngũ giáo viên trường TH&THCS Xuân Lập Na Hang-Tuyên Quang.
4.Giả thuyết khoa học.
Qua khảo sát đánh giá đội ngũ giáo viên của trường TH&THCS Xuân Lập huyện Na Hang còn một số bất cập về chất lượng đội ngũ giáo viên của trường,vì vậy nếu nghiên cứu được một số biên pháp khả thi và được áp dụng thì đội ngũ giáo viên của trường chắc chẵn sẽ được nâng cao chất lượng chuyên môn,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
5- Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học.
5.2- Khảo sát thực trạng: các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THCS Xuân lập, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang.
3.3- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung và ở trườngTH&THCS Xuân lập, huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang nói riêng.
6.Giới hạn của đề tài.
Do thời gian có hạn nên bản thân tôi chỉ nghiên cứu thời gian là một năm học 2008-2009 đối với giáo viên trường TH&THCS Xuân Lập Na Hang-Tuyên Quang.
7- Phương pháp nghiên cứu:
7.1- Sưu tầm sắp xếp các ấn phẩm,tài liệu,các văn kiện,nghị quyết có liên quan đến bồi dưỡng giáo viên.
7.2- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-Phương pháp quan sát.
-Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục.
-Tổng hợp thống kê,phân tích số liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Quan niệm về nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách.
Theo quan niệm của Các Mác . “con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”.Như vậy nhân cách được hình thành và phát triển thộng qua các dạng hoạt động khác nhau trong các mối quan hệ có sẵn.Trong quá trình đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.Theo tư tưởng Hồ Chí Minh Người quan tâm tới giáo dục đạo đức trong mọi môi trường trước hết là môi trường gia đình;vì gia đình là tế bào của xã hội.Nhân cách con người được hình thành bắt đầu từ gia đình đến nhà trường rồi mới đến môi trường xã hội.Chùng ta hiểu rằng nhân cách không tự nhiên sinh ra mà cũng không phải di truyền mà có,mà nó được hình thành và phát triển thông qua giáo dục, mà người thầy đóng vai trò chủ đạo.Vì vậy chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
1.2 Quan điểm của Đảng nhà nước về sự phát triển nhân cách nhà giáo.
Những năm gần đây đội ngũ nhà giáo được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao năng lực quản lý giáo dụ và đào tạo.Nghị quyết TW2 khoáVIII đã khẳng định: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là:Xây dựng những con người tha thiết gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,CNH-HĐH đất nước giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của nhân loại,phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam,có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại,có tư duy sáng tạo,có khả năng thực hành giỏi,có tác phong công nghiệp,có tính tổ chức và kỷ luật,có sức khoẻ là những người thừa kế,xây dựng chủ nghĩa xã hội “Vừa hồng vừa chuyên”.
(Trích NQ TW2 khoá VIII ngày 24/12/1996)
“Đội ngũ giáo viên phải tâm huyết với nghề,chuẩn mực về đạo đức lối sống,giữ gìn phẩm chất,uy tín,danh dự của thầy giáo,cô giáo.Tôn trọng nhân cách,đối sử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh,yeu thương chăm sóc và dạy dỗ học sinh như con em ruột thịt coi trường lớp như nhà ở của mình”.
(Trích NQ Số 25 NQ/TU của tỉnh uỷ Tuyên Quang ngày8/5/1999)
2- Vai trò, vị trí của giáo dục và giáo dục tiểu học.
Nghị quyết BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước, phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính trong đầu tư và phát triển.... “. Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, Nghị quyết lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khoá VIII tiếp tục khẳng định: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững...”.
Với chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục và đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển xã hội. Do tác động đến nhân cách toàn diện của con người, giáo dục có khả năng chi phối tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến các quá trình xã hội mà con người là chủ thể. Trong nền văn minh hiện đại, giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Lúc bình sinh, Bác Hồ đã dạy:
“Vì lợi ích mời năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Chăm lo sự nghiệp “trồng người” nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của toàn xã hội. Song ngành giáo dục bao giờ cũng giữ vai trò trọng yếu.
Báo cáo chính trị đại hội VIII của Đảng đã ghi: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Mà Đảng ta hiểu rằng, muốn có nguồn lực thì phải giáo dục và đào tạo con người” (Tổng Bí thư Đỗ Mười phát biểu tại Đại hội Đảng bộ trường ĐHSP thuộc ĐHQG Hà Nội – Nghiên cứu giáo dục – tháng 4/1998). Tuy nhiên muốn có một nền giáo dục tiên tiến phải có một cơ sở vững chắc, cơ sở đó chính là giáo dục tiểu học. Không thể có một hệ thống GDQD lành mạnh, mà muốn có được một hệ thống GDQD lành mạnh thì phải quan tâm chú ý tới việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.
Bậc tiểu học là bậc học có bản sắc riêng và có tính độc lập tương đối của nó. Nó mang tính sư phạm cao, không phụ thuộc nghiêm ngặt vào sự giáo dục trước đó và các bậc tiểu học kế sau nó.
Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống GDQD thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Bậc tiểu học là bậc học dành cho 100% trẻ em trong độ tuổi từ 6-14 tuổi cũng có nghĩa bậc tiểu học là bậc dành cho 100% dân và là “bậc học bắt buộc”. Như vậy, từ thế hệ trẻ ngày nay thì toàn dân đều phải học qua ghế nhà trường tiểu học.
Trong sự phát triển chung của thời đại, PCGDTH cũng chưa phải là một mặt bằng dân trí cần thiết. Trong “Luật giáo dục năm 2005” đã ghi rõ mục tiêu của GDTH như sau:
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS (Điều 27 – Luật GD năm 2005). Mục tiêu của giáo dục tiểu học là xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con ngời Việt Nam XHCN.
Ngoài ra, bậc tiểu học còn đem lại cho các em niềm hạnh phúc đi học. Tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học lên bậc học tiếp theo, hình thành những cơ sở ban đầu đờng nét ban đầu của nhân cách, những gì thuộc về tri thức và kỹ năng, về hành vi và tính ngời đợc hình thành, định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi ngời, bởi vì những gì đã hình thành và định hình ở trẻ em rất khó thay đổi, khó cải tạo lại.
Với trọng trách là “người quyết định chất lượng giáo dục”, là người đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách, là ngời mẹ thứ hai của học sinh, thực hiện sứ mệnh cao cả, đầy tính nhân văn và trách nhiệm. Người giáo viên tiểu học phải hội tụ được một cách đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất cũng nh năng lực chuyên môn để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học.
3- Người giáo viên tiểu học trong sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Người giáo viên tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Lao động của người thầy giáo tiểu học là lao động mang tính khoa học, tính nghệ thuật và đòi hỏi sự công phu. Thầy, cô giáo tiểu học chính là hình ảnh trực quan gần gũi, sinh động và toàn diện để cho học sinh noi theo, học tập góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh. Xuất phát từ mục tiêu GDTH, trong điều lệ trường tiểu học ban hành quyết định số 22/2000/QĐ-BGD- ĐT ngày 11 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo đã khẳng định: “Giáo viên trường tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường” là giáo viên tổng thể, người tổ chức các quá trình phát triển của trẻ em bằng phương thức nhà trường. Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học đã được điều lệ quy định. Giáo viên dạy các môn học ở trường tiểu học có nhiệm vụ:
Giảng dạy và giáo dục tiểu học theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng quy định, lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi học, đảm bảo chất lợng và hiệu quả giảng dạy, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn.
Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, các quyết định của Hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục.
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết giúp đỡ các bạn đồng nghiệp.
Vì vậy,giáo viên tiểu học phải được đào tạo ban đầu, được tuyển chọn, sử dụng, được đào tạo tiếp tục và phải được đào tạo một cách phong phú, bền bỉ để có đủ tiêu chuẩn về hiểu biết, trình độ, phẩm chất đáp ứng nhiệm vụ được giao.
4.1- Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có một ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc nâng cao chất lượng dội ngũ giáo viên về chính trị chuyên môn và quản lý giáo dục. Vai trò của người giáo viên với những phẩm chất đạo đức tốt cùng với kiến thức và năng lực chuyên môn vững vàng sẽ tạo được uy tín và khả năng giáo dục tiểu học to lớn đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và phụ thuộc vào công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Hai mặt này gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong một thể thống nhất trong đó công tác bồi dưỡng thường xuyên có ý nghĩa đào tạo tiếp tục là một yêu cầu không thể thiếu được sau đó đào tạo ban đầu. Ở một số nội dung thay đổi nhiều, bồi dưỡng thường xuyên còn mang ý nghĩa đào tạo lại, cung cấp cho giáo viên tiểu học những kiến thức mới, tạo cho họ có một tiềm lực tiếp cận với những yêu cầu thay đổi trong giảng dạy phổ thông và sự phát triển của khoa học giáo dục, khoa học bộ môn (nhất là những thành tựu mới) để vận dụng vào công tác giảng dạy và giáo dục học sinh trong giai đoạn mới.
Muốn phát triển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng không thể không chú ý tới bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đây là yếu tố số một mà trong đó chuyên môn lại là vấn đề quan trọng nhất. Nếu giáo viên yếu về trình độ chuyên môn, yếu về năng lực sư phạm thì không thể nâng cao chất lượng giáo dục. Chúng ta ai cũng thừa nhận một nền giáo dục không thể phát triển cao hơn trình độ của những người xây dựng nên nó. “Đỉnh cao của mọi nền giáo dục của bất kỳ một Quốc gia nào cũng không thể vượt qua ngưỡng cửa của thầy giáo”. Vấn đề thầy giáo lại được khẳng định: “Để đảm bảo chất lượng của giáo dục và đào tạo phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Vấn đề thầy giáo lại được khẳng định hơn trong hội nghị lần 2 BCH Trung ương Đảng khoá VIII. Trong năm giải pháp về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới thì “xây dựng đội ngũ” được coi là giải pháp quan trọng nhất, có tính quyết định tới chất lượng giáo dục. Chỉ thị 40 của Ban Bí thư: “Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục năm 2001- 2010 và chấn hưng đất nước”.
Thực tế trong giai đoạn hiện nay giáo viên tiểu học thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không đồng đều về các môn và mất cân đối về cơ cấu, một điều bất cập nữa là đội ngũ giáo viên còn non yếu về trình độ tay nghề vì có những lúc, những nơi số giáo viên chưa được đào tạo chuẩn còn khá nhiều.
Vì vậy trong công cuộc đổi mới về sự nghiệp giáo dục đang đứng trước thách thức mới thì vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Họ không ngừng phải trao đổi tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, cùng với việc mở mang kiến thức mới để tồn tại và đáp ứng với đòi hỏi to lớn của xã hội. Do đó, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là việc làm hết sức cần thiết, công việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chính là phát triển nguồn nhân lực.
Vậy, người cán bộ quản lý giáo dục, là Hiệu trưởng phải làm gì để phát triển nguồn nhân lực trong trường tiểu học, để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển.
Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học có thấy: Bên cạnh những kết quả đáng phấn khởi về quy mô và chất lượng, bước vào thế kỷ XXI, giáo dục tiểu học nước ta vẫn còn nằm trong tình trạng yếu kém về nhiều mặt so với nhiều nước trên thế giới nhất là về chất lượng đội ngũ giáo viên. Một số giáo viên trình độ năng lực dạy học còn hạn chế, tình trạng giáo viên dạy sai kiến thức vẫn còn phổ biến ở một số môn học. Vì vậy, khi tiếp cận với chương trình mới họ còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó lao động sư phạm của giáo viên tiểu học có tính đặc thù riêng so với lao động sư phạm của giáo viên các bậc học khác. Họ là những “ông thầy tổng thể”, phải giảng dạy nhiều môn học khác nhau. Mặc dù những kiến thức cung cấp cho học sinh tiểu học là những vấn đề cơ bản ban đầu về các lĩnh vực khoa học khác nhau nhưng đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, vừa phải có phương pháp dạy học thích hợp để chuyển tải những tri thức cho học sinh một cách “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn”. Điều đó giáo viên tiểu học phải không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của mình để có thể đáp ứng được những yêu cầu của việc thực thi chương trình mới.
Đồng thời cũng đặt ra cho Hiệu trưởng các trường tiểu học một nhiệm vụ cấp thiết, cần tìm ra những biện pháp cụ thể, khả thi, nhằm tổ chức công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học, giúp cho họ có điều kiện tổ chức quá trình dạy học thuận lợi hơn, nâng cao năng lực dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TH&THCS XUÂN LẬP NAHANG- TUYÊN QUANG
1.Đặc điểm tình hình địa phương .
Xã Xuân Lập là xã vùng cao của huyên Na Hang-Tuyên Quang.Cách trung tâm huyện 60 km .Diện tích tự nhiên:7415ha
Địa hình đồi núi là chủ yếu
1.2 Đặc điểm kinh tế.
Xã Xuân lập có điều kiện kinh tế khó khăn nhất cảu huyện Na Hang. Nhân dân sống chủ yếu là làm ruộng, nương và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Xuân lập có 340 hộ 1916 nhân khẩu gồm có 3 dân tộc cùng sinh sống H’mông, Dao, Tày. Trong đó dân tộc H’mông chiếm 70%. Mặt bằng dân trí thấp, kinh tế chậm phát triển cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục của trường.
2. Tình hình nhà trường và địa phương xã Xuân lập huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
2.1 Thuận lợi :
trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường. Trường TH&THCS Xuân lập dần dần có sự tiến bộ về chất lượng giáo dục nhà trường đã hoàn thành và duy trì được phổ cập giáo dục các hoạt động của trường dần đi vào chiều sâu.
Trường TH&THCS có 41đ/c giáo viên
Trong đó: Nữ 14đ/c
Nam 27 đ/c
Dân tộc: Kinh 3 đ/c, Tày 29 đ/c, Dao 3 đ/c, H’mông 6 đ/c
Trình độ văn hoá: 41/41 tốt nghiệp phổ thông trung học cả hai hệ
Trình độ chuyên môn: Đại học: 1đ/c
Cao đẳng: 9đ/c
Trung cấp: 30đ/c
Sơ c