Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L-N cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó giúp trẻ lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời nói). Phát triển ngôn ngữ ở tuổi mẫu giáo là nói mạch lạc. Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay từ lúc còn nhỏ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, cô giáo kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt chước và được nói một cách chuẩn mực nhất. Hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non cơ bản đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo song Hải Dương vốn là vùng đất bị ảnh hưởng từ bao đời nay lối phát âm lệch chuẩn N/L đã gây tác động không nhỏ đến vẻ đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt nói chung và vẻ đẹp của con người Hải Dương nói riêng. Để tháo gỡ được vấn đề này là việc làm không dễ vì về chủ quan, những hiểu biết về ngữ âm của nhiều người, nhiều giáo viên và học sinh còn rất hạn chế. Về khách quan, đó là sức ỳ của những thói quen sinh hoạt trong phát âm, những vấn đề thuộc về tâm lý của người địa phương, sự thiếu quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đặc biệt là sự vào cuộc mạnh mẽ của cán bộ quản lý các nhà trường nên ngay từ khi Bé đến trường đã không được rèn luyện một cách bài bản, có hệ thống nên dẫn tới nói ngọng. Bản chất của vấn đề nói ngọng là hiện tượng có tính chất phương ngữ. Đó là hiện tượng phát âm không đúng so với chuẩn chính tả. Riêng với trường hợp ngọng hai phụ âm l - n vì phạm vi quá hẹp, sự đối lập lớn nên hầu hết mọi người đều nhận thấy sự lệch chuẩn này. Tật nói ngọng rất khó sửa nhưng có thể sửa được. Vấn đề là phải tách người đó ra khỏi môi trường “ngọng” của họ vì bản thân người cùng một vùng không nhận thấy đó là bất thường, là lệch chuẩn. Chúng ta vẫn lấy chuẩn chính tả làm mực thước nên nói ngọng nguy hiểm vì ngữ âm biến đổi sẽ làm chính tả dần biến đổi theo, dẫn đến hiện tượng viết cũng “ngọng”, sai chính tả. Thực tế, cha mẹ không hiểu biết về phát âm đã trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ ngay từ lúc các em tập phát âm. Rất nhiều người lớn xung quanh cũng phát âm tuỳ tiện khiến trẻ không nhận ra mình nói sai. Đến cấp học mầm non, các cô giáo chỉ chú ý nhiều đến vui chơi múa hát, chưa chú trọng nhiều sửa giúp các em. Nếu uốn trẻ ngay từ cấp học mầm non thì dễ hơn, càng để lớp cao càng dễ hỏng. Chúng ta không thể viện cớ môi trường nhiều người nói ngọng mà không sửa hết mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của các em, thậm chí nhiều em phải đổi nghề, đổi hướng đi sau này vì lỗi địa phương tưởng như vô tội này. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ vai trò của các nhà trường trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: “Đúng vậy, trường học, nhất là các trường phổ thông, nói chung các loại trường khác là cái lò tốt để rèn luyện con người Việt Nam mới, XHCN về mọi mặt, ở đây là nói về viết tốt, nói tốt. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, đây còn là vấn đề tư duy, vấn đề phong cách”. Là người làm quản lý giáo dục rất nhiều năm, nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề phát âm chuẩn xác, với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, đồng thời với sự tâm huyết miệt mài với công việc của mình, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/N cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non”. Với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào việc rèn phát âm chuẩn phụ âm đầu L/N cho các trường mầm non để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập.

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8198 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L-N cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó giúp trẻ lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ là dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm, từ, câu, lời nói). Phát triển ngôn ngữ ở tuổi mẫu giáo là nói mạch lạc. Người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ phát âm đúng bởi ngay từ lúc còn nhỏ khi học nói trẻ đã cần phải nhớ được phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, cô giáo … kết quả là ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Do đó nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt chước và được nói một cách chuẩn mực nhất. Hiện nay, đội ngũ giáo viên mầm non cơ bản đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo song Hải Dương vốn là vùng đất bị ảnh hưởng từ bao đời nay lối phát âm lệch chuẩn N/L đã gây tác động không nhỏ đến vẻ đẹp của ngôn ngữ Tiếng Việt nói chung và vẻ đẹp của con người Hải Dương nói riêng. Để tháo gỡ được vấn đề này là việc làm không dễ vì về chủ quan, những hiểu biết về ngữ âm của nhiều người, nhiều giáo viên và học sinh còn rất hạn chế. Về khách quan, đó là sức ỳ của những thói quen sinh hoạt trong phát âm, những vấn đề thuộc về tâm lý của người địa phương, sự thiếu quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đặc biệt là sự vào cuộc mạnh mẽ của cán bộ quản lý các nhà trường nên ngay từ khi Bé đến trường đã không được rèn luyện một cách bài bản, có hệ thống nên dẫn tới nói ngọng. Bản chất của vấn đề nói ngọng là hiện tượng có tính chất phương ngữ. Đó là hiện tượng phát âm không đúng so với chuẩn chính tả. Riêng với trường hợp ngọng hai phụ âm l - n vì phạm vi quá hẹp, sự đối lập lớn nên hầu hết mọi người đều nhận thấy sự lệch chuẩn này. Tật nói ngọng rất khó sửa nhưng có thể sửa được. Vấn đề là phải tách người đó ra khỏi môi trường “ngọng” của họ vì bản thân người cùng một vùng không nhận thấy đó là bất thường, là lệch chuẩn. Chúng ta vẫn lấy chuẩn chính tả làm mực thước nên nói ngọng nguy hiểm vì ngữ âm biến đổi sẽ làm chính tả dần biến đổi theo, dẫn đến hiện tượng viết cũng “ngọng”, sai chính tả. Thực tế, cha mẹ không hiểu biết về phát âm đã trực tiếp ảnh hưởng đến trẻ ngay từ lúc các em tập phát âm. Rất nhiều người lớn xung quanh cũng phát âm tuỳ tiện khiến trẻ không nhận ra mình nói sai. Đến cấp học mầm non, các cô giáo chỉ chú ý nhiều đến vui chơi múa hát, chưa chú trọng nhiều sửa giúp các em. Nếu uốn trẻ ngay từ cấp học mầm non thì dễ hơn, càng để lớp cao càng dễ hỏng. Chúng ta không thể viện cớ môi trường nhiều người nói ngọng mà không sửa hết mình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của các em, thậm chí nhiều em phải đổi nghề, đổi hướng đi sau này vì lỗi địa phương tưởng như vô tội này... Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ rõ vai trò của các nhà trường trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: “Đúng vậy, trường học, nhất là các trường phổ thông, nói chung các loại trường khác là cái lò tốt để rèn luyện con người Việt Nam mới, XHCN về mọi mặt, ở đây là nói về viết tốt, nói tốt. Đây không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, đây còn là vấn đề tư duy, vấn đề phong cách”. Là người làm quản lý giáo dục rất nhiều năm, nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề phát âm chuẩn xác, với sự tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, đồng thời với sự tâm huyết miệt mài với công việc của mình, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/N cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non”. Với mong muốn được đóng góp một phần hết sức nhỏ bé của mình vào việc rèn phát âm chuẩn phụ âm đầu L/N cho các trường mầm non để đáp ứng được những yêu cầu mới của Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/N cho Cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo sửa lỗi phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/N cho Cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non” nhằm giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường: - Nắm vững cách phát âm chuẩn 2 phụ âm đầu của Tiếng việt là L/N. - Luôn có ý thức rèn luyện kiên trì, thường xuyên, liên tục và thành phong trào đều khắp để có kĩ năng phát âm chuẩn hai phụ âm này trong giảng dạy, học tập và giao tiếp. - Có khả năng phát hiện ra người khác phát âm lệch chuẩn để cùng sửa lỗi. Đặc biệt thường xuyên giao tiếp và hướng dẫn trẻ mầm non tập nói sẽ có điều kiện để sửa lỗi cho trẻ ngay trong giai đoạn phát triển đầu tiên. - Đề ra một số biện pháp chỉ đạo hữu hiệu, thiết thực để giúp các trường luyện phát âm chuẩn. - Nâng cao sự chuẩn mực về ngôn ngữ trong môi trường sư phạm và cộng đồng xã hội. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Cơ sở khoa học của việc giao tiếp chuẩn phụ âm L,N. - Tìm ra nguyên nhân phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L, N. - Đưa ra một số giải pháp bồi dưỡng phát âm chuẩn phụ âm đầu L,N. V. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: - Công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng hoạt động kế hoạch bồi dưỡng rèn phát âm chuẩn phụ âm đầu L/N. - Trong năm học 2010-2011. VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu cụ thể tôi đã hệ thống, phân tích, tổng hợp các tài liệu về: Sửa lỗi phát âm lệch chuẩn L/N; sưu tầm các bài luyện tập tại các sách trong và ngoài chương trình giáo dục mầm non. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp hỗ trợ khác: - Phương pháp điều tra xã hội học; khảo sát thực tiễn. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp TEST trắc nghiệm. - Phương pháp thống kê. VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Vấn đề “Rèn phát âm chuẩn phụ âm L/N” là vấn đề không còn mới nhưng để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi sự kiên trì, nghiêm túc, liên tục. Tuyệt đối tránh hình thức, hô khẩu hiệu. Cho nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện sửa lỗi phát âm lệch chuẩn L/N cụ thể, sát thực và thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non. PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIAO TIẾP CHUẨN PHỤ ÂM ĐẦU L/N Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”. Trong lý luận về chuẩn mực ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp được các nhà nghiên cứu nêu 3 đặc trưng cơ bản như là 3 tiêu chuẩn cần và đủ cho một lời nói tốt đó là Tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mỹ. Về tính chính xác của lời nói thường được dùng để gọi sự phù hợp hoàn toàn của các phương tiện ngôn ngữ với những sự kiện của đời sống vốn được diễn đạt bằng phương tiện đó. Về tính đúng đắn của lời nói thường được hiểu là tuân thủ chuẩn mực của ngôn ngữ văn hóa. Những phương tiện ngôn ngữ được coi là đúng, phải tuân theo những chuẩn mực của ngôn ngữ văn hóa hiện đại, tức là những quy tắc phát âm, viết chữ, dùng từ đặt câu, cấu tạo đoạn mạch, kết cấu toàn bộ văn bản mà mọi người, đặc biệt là số lượng lớn những người có uy tín và ảnh hưởng về mặt văn hóa thừa nhận. Về tính thẩm mỹ của lời nói thường được hiểu theo quan niệm truyền thống. Là phẩm chất chỉ có trong lời nói nghệ thuật, nhờ những phương tiện tạo hình và những phương tiện diễn cảm, đặc biệt nhờ những hình thái chuyển nghĩa. Khi sử dụng ngôn ngữ để nói và viết Tiếng Việt đòi hỏi phải đảm bảo một số nguyên tắc: Thứ nhất, nguyên tắc chú ý đến mặt vật chất của ngôn ngữ, đến sự phát triển thể chất của các bộ phận cơ quan cấu âm. Nguyên tắc này đi từ quy luật chung nhất là lời nói dễ dàng được thực hiện nếu người phát âm có khả năng điều khiển cơ quan cấu âm, phối hợp với các giác quan nói và nghe. Đây là nguyên tắc chi phối việc dạy phát âm. Thứ hai, nguyên tắc thông hiểu các ý nghĩa ngôn ngữ và sự phát triển các kỹ năng từ vựng và ngữ pháp. Nguyên tắc này chú ý đến ý nghĩa ngôn ngữ. Nó là sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy, là sự phát triển đồng bộ giữa từ vựng và ngữ pháp. Bởi nếu không ý thức được đầy đủ về dạy ngữ nghĩa thì học sinh dễ dẫn đến những sai lầm khi phát âm. Thứ ba, nguyên tắc đánh giá tính biểu cảm của lời nói: Đây là nguyên tắc phân biệt chức năng thông báo và chức năng phong cách của đơn vị ngôn ngữ. Nó đòi hỏi một môi trường ngôn ngữ tốt để học tiếng có hiệu quả. Thứ tư, Nguyên tắc phát triển cảm quan ngôn ngữ trong sự nhạy cảm của ngôn ngữ. Nguyên tắc này xuất phát từ quy luật khi học nói, trẻ phải nhớ được cần nói và viết như thế nào? Việc ghi nhớ này xảy ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của người xung quanh. Kết quả là sự nhạy cảm ngôn ngữ được hình thành. Đây là nguyên tắc ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát âm lệch chuẩn của học sinh do cảm quan sử dụng ngôn ngữ một cách vô ý thức. Đặc biệt, người Việt Nam chúng ta thường đặt ra yêu cầu trong giao tiếp “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Để nói về sự thuyết phục, truyền cảm và thẩm mỹ, ông cha ta thường nhắc nhau, khen nhau: Nói lúng búng như ngậm hột thị. Nói ngọng líu ngọng lo chẳng ai nghe được. Anh đà có vợ hay chưa Mà sao ăn nói gió đưa ngọt ngào. Nói ngọt lọt đến xương. Trong chương trình Giáo dục mầm non, trẻ là chủ thể của quá trình phát triển ngôn ngữ, ngôn ngữ của trẻ được phát triển thông qua quá trình giao tiếp của trẻ với những người xung quanh, với môi trường thiên nhiên và xã hội. Để phát triển ngôn ngữ trẻ phải được nghe lời nói, được bắt chước lời nói, được chủ động nói. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển ở cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết). Ở trường mầm non, đối với lứa tuổi nhà trẻ, đặc biệt chú ý đến kỹ năng nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ (âm-từ-câu-lời nói), ở tuổi mẫu giáo phát triển ngôn ngữ mạch lạc là quan trọng nhất. Phát triển ngôn ngữ cũng đồng thời giúp trẻ lĩnh hội cả ba thành phần của ngôn ngữ: Phát âm, vốn từ, ngữ pháp. Do vậy, lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ phải hướng vào trẻ, đáp ứng các nhu cầu phát triển của trẻ và phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên điều kiện văn hóa của từng vùng, miền và phù hợp với thực trạng của từng trường, của lứa tuổi. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ được nghe, được bắt chước và được nói. II. THỰC TRẠNG PHÁT ÂM LỆCH CHUẨN PHỤ ÂM ĐẦU L/N CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN. Thực trạng: Là một trong 12 huyện, thị xã của Tỉnh Hải Dương, sự nghiệp giáo dục của huyện luôn được Tỉnh đánh giá rất cao nhất là về lĩnh vực mũi nhọn học sinh giỏi và chất lượng học sinh đỗ vào các trường THPT công lập. Hàng năm huyện có tới 700 em đỗ vào các trường Đại học. Hệ thống trường, lớp luôn đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, huyện tôi cũng là một trong những huyện có tỷ lệ cán bộ, giáo viên, học sinh nói chung và cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh mầm non nói riêng phát âm lệch chuẩn L/N rất phổ biến. Tôi đã tiến hành khảo sát tại 5 trường mầm non trong huyện thời điểm tháng 10/2010 cho thấy kết quả: Bảng khảo sát Cán bộ quản lý, Giáo viên: Đề bài: 1, Đọc đúng câu sau: a, Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời... - Trần Đăng Khoa - SGK lớp 3-4 tuổi b, Nắng thu vàng óng như tấm áo choàng rực rỡ khoác lên khu rừng. Sơn Ca cao hứng hát vang: Líu lo, líu lo .... Tiếng hát của Sơn Ca mới tuyệt vời làm sao. Cả khu rừng đều im lặng lắng nghe. Hình như trong tiếng hát của Sơn Ca có cả tiếng suối reo róc rách, có nắng vàng long lanh, có hoa thơm đầu cành. - Trích truyện: Vịt con và sơn ca (Xuân Hà) 2, Trò chuyện cùng giám khảo Kết quả: TT Tên trường Số CB-GV Lỗi khi đọc Lỗi khi nói Kết luận L->N N->L Lẫn lộn L,N L->N N->L Lẫn lộn L,N 1 Mầm non A 25 12 8 5 13 7 5 Chủ yếu lẫn L->N 2 Mầm non B 37 21 7 9 17 8 12 Chủ yếu lẫn L->N 3 Mầm non C 18 7 6 5 6 3 9 Chủ yếu lẫn L->N 4 Mầm non D 21 11 6 4 10 6 5 Chủ yếu lẫn L->N 5 Mầm non E 17 5 6 6 6 5 6 Chủ yếu lẫn L->N - Bảng khảo sát trẻ: * Đề bài: Đưa ra một số câu hỏi và hỏi trẻ, học sinh trả lời, phát hiện ra lỗi của học sinh. TT Tên trường Số trẻ được khảo sát Lỗi khi nói Kết luận L->N N->L Lẫn lộn L,N 1 Mầm non A 100 47 25 28 Chủ yếu lẫn L->N 2 Mầm non B 100 35 30 35 Chủ yếu lẫn L->N 3 Mầm non C 100 62 24 14 Chủ yếu lẫn L->N 4 Mầm non D 100 44 34 22 Chủ yếu lẫn L->N 5 Mầm non E 100 39 46 15 Chủ yếu lẫn L->N Nhìn vào bảng kết quả khảo sát, rõ ràng hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh phát âm lệch chuẩn từ L nhầm thành N dẫn tới lẫn lộn 2 phụ âm L/N rất phổ biến. 2. Nguyên nhân phát âm lệch chuẩn phụ âm đầu L/N 2. 1. Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp: Một bộ phận lớn người dân Hải Dương bị ảnh hưởng bao đời nay của lối phát âm địa phương. Ngay từ lúc còn nhỏ khi tiếp xúc với ông bà, cha mẹ, thậm chí khi đến trường tiếp xúc với thầy cô giáo mỗi chúng ta đều hình thành ngôn ngữ. Những gì mà chúng ta nghe thấy đôi lúc chưa thật đúng với những gì ta học được do nhiều thầy cô, bè bạn, người thân trong gia đình vẫn còn ngọng. Bởi vậy, chúng ta khó mà phát âm chuẩn N/L. 2.2. Do ý thức rèn luyện. - Giao tiếp trong môi trường mà nếu nói ngọng, phát âm không chuẩn N/L … thì cũng không bị phát hiện, không bị chê cười nên đại bộ phận mọi người dân Hải Dương đều chưa có ý thức quyết tâm trong việc rèn luyện sửa ngọng. - Việc góp ý, giúp đỡ bạn bè, người thân sửa ngọng đôi khi còn bị xem là thiếu tế nhị, thiếu lịch sự. - Chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề sửa ngọng. Do đó cần xây dựng môi trường giao tiếp chuẩn mực ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. 3.3. Do cấu tạo bộ máy phát âm: Đây là nguyên nhân mang tính cá thể, chỉ có ở rất ít người, cấu tạo bộ phận phát âm (lưỡi, môi, răng … không bình thường) dẫn đến khó phát âm chuẩn L/N. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁC TRƯỜNG SỬA LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐẦU L-N 1. Công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo. 1.1. Xây dựng kế hoạch: Để hoàn thành được nhiệm vụ chỉ đạo sửa lỗi phát âm L/N cho các trường trong toàn huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo xác định đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong năm học. Tổ mầm non trực tiếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo tới các trường ngay trong những ngày đầu tiên của năm học mới. - Thành lập ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo các trường gồm có thành phần là Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên có kỹ năng phát âm chuẩn nhất của trường. - Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề: Thông qua chuyên đề của phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường xây dựng kế hoạch thực hiện của trường đề ra các nội dung thực hiện trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm. Đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên các lớp thực hiện chuyên đề sao cho có hiệu quả nhất. Kế hoạch bao gồm: + Kế hoạch nhà trường. + Kế hoạch Tổ chuyên môn. + Kế hoạch nhóm, lớp. - Tạo môi trường sửa lỗi phát âm ở mọi lúc mọi nơi: Cấp học Mầm non rất coi trọng góc tuyên tuyền, chính vì vậy, phòng giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tới 100% các trường mầm non trong huyện có bảng tin viết nội dung luyện phát âm L/N treo tại vị trí trang trọng, dễ nhận thấy nhất. Phải nói rằng, biện pháp này đã giúp cho Giáo viên và học sinh các trường luôn luôn có ý thức phát âm đúng L/N. Đồng thời việc tạo môi trường sửa lỗi phát âm mọi lúc, mọi nơi góp phần rất lớn cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ sửa lỗi phát âm chuẩn phụ âm L/N. Nói năng nên luyện luôn luôn Nói lời lưu loát luyện luôn lúc này Lẽ nào nao núng lung lay Lên lớp lũ lẫn lại hay nói lầm 1.2. Viết chuyên đề: - Căn cứ vào tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non chu kỳ 2004-2007 và vận dụng công nghệ sửa lỗi phát âm của Thầy giáo Hoàng Xuân Nghiêm - Nguyên trưởng khoa Giáo dục tiểu học, trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, cùng với kinh nghiệm quản lý giáo dục và những kinh nghiệm tự rèn luyện phát âm của bản thân, tôi đã viết chuyên đề và đưa vào chương trình bồi dưỡng cho Cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trong toàn huyện. Nội dung Chuyên đề tập trung vào các biện pháp sửa lỗi phát âm cho cán bộ quản lý, giáo viên và các cháu học sinh. Tôi đưa ra các bài luyện rất gần gũi và nằm trong chương trình giảng dạy của các nhóm, lớp. Đặc biệt, tôi đưa ra các bài ca dao đồng dao có chứa nhiều tiếng, từ có phụ âm đầu L/N. - Sưu tầm, xây dựng tuyển tập các bài thơ, bài hát, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao để giúp các nhà trường có tài liệu luyện tập. 1.3. Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên: Hàng năm vào dịp hè và đầu năm học, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, đối với nội dung bồi dưỡng phần “Sửa lỗi phát âm lệch chuẩn L/N” được chúng tôi xây dựng bồi dưỡng trong thời gian 2 ngày, nội dung chủ yếu là yêu cầu các trường nắm lại các biện pháp sửa lỗi phát âm phụ âm đầu L/N, tự phát âm để tìm ra đồng nghiệp, bản thân bị sai, lẫn lộn như thế nào, tìm các bài có các phụ âm L/N trong và ngoài chương trình để tự luyện phát âm... 1.4. Kiểm tra thực hiện chuyên đề: - Trong các đợt chỉ đạo Hội giảng, hội thi, viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm yêu cầu bắt buộc trong biểu điểm chấm mà phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo luôn có biểu điểm chấm về phát âm, viết đúng phụ âm L/N và coi đây là một trong những tiêu chí bắt buộc đối với những giáo viên tham gia. Tuyệt đối không chọn những giáo viên bị ngọng L/N được tham gia các giải của Tỉnh. - Thông qua các đợt kiểm tra đột suất, thanh tra toàn diện, phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thanh tra viên dự giờ phát hiện giáo viên, học sinh các lớp phát âm lệch chuẩn L/N. - Xây dựng các phiếu bài tập điền phụ âm đầu L/N để kiểm tra phát hiện lỗi sai của cán bộ quản lý, giáo viên. - Trong tất cả các hoạt động của cán bộ quản lý như họp hay phát biểu ý kiến, nếu phát hiện ra lỗi phát âm sai mỗi người đều nhẹ nhàng nhắc nhở. Đó cũng là biện pháp kiểm tra hiệu quả nhất. 1.5. Tổng kết thực hiện chuyên đề: - Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường thông qua hoạt động chuyên môn tổ, khối tiến hành tổng kết sau một năm thực hiện chuyên đề, đúc rút lại các vấn đề đã làm được, những vấn đề chưa làm được và tìm ra các nguyên nhân hạn chế của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các lớp, đồng thời có những biện pháp khen thưởng động viên kịp thời những cán bộ, quản lý, giáo viên học sinh có nhiều cố gắng trong rèn luyện phát âm L/N và viết báo cáo gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo. - Phòng Giáo dục và Đào tạo tiến hành khảo sát tại một số trường để có cái nhìn tổng thể sau một năm thực hiện và tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề. 2. Một số biện pháp sửa lỗi phát âm lệch chuẩn L/N 2.1. Nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của phụ âm đầu L-N 2.1.1.Bộ máy phát âm: Bộ máy phát âm của người gồm 13 bộ phận đó là Khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng. Khi phát âm không khí từ phổi đi ra thanh hầu làm dây thanh rung động và tạo ra những sóng có tần số khác nhau; những sóng âm với tần số này sẽ được cộng hưởng ở các khoang phát âm (Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu). Sự khác biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm sắc khác nhau mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau. Theo đặc điểm sinh học, các âm được phân thành nguyên
Luận văn liên quan