Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 nắm vững trọng âm từ trong Tiếng Anh

Tiếng Anh là môn học đã và đang được thực hiện đổi mới đi đầu tại các trường trung học phổ thông. Bộ GD- ĐT đã xây dựng phương án thay đổi ( nâng cao ) chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên cả nước. Có thể thấy Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung đang là tiêu điểm được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Để đổi mới và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cần nhiều giải pháp đồng bộ mà trước hết phải đổi mới phương pháp dạy và học. Tiếng Anh hiện nay đang được dạy theo đường hướng giao tiếp và đường hướng lấy người học làm trung tâm. Để có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh, học sinh phải sử dụng được hai kỹ năng nghe và nói tốt. Vậy giáo viên và học sinh phải làm gì để đạt được mục tiêu này? Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó việc giúp học sinh nắm vững được trọng âm các từ trong Tiếng Anh là tương đối quan trọng. Việc phát âm đúng trọ ng âm từ Tiếng Anh sẽ giúp cho việc giao tiếp bằng tiếng Anh được tiến hành thuận lợi hơn, tránh được những hiểu nhầm trong giao tiếp.

pdf18 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3495 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 nắm vững trọng âm từ trong Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tên đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 nắm vững trọng âm từ trong Tiếng Anh Giáo viên: Dương Thị Bích Ngọc 2 MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn II. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV. Kế hoạch nghiên cứu PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Nội dung lý luận 1. Trọng âm là gì? 2. Vì sao cần nắm vững trọng âm? 3. Học trọng âm như thế nào? II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1. Khảo sát thứ nhất 2. Khảo sát thứ hai III. Những biện pháp đã thực hiện 1. Trong các giờ học Tiếng Anh 2. Trong buổi ngoại khoá Tiếng Anh IV. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Những đánh giá cơ bản về sáng kiến kinh nghiệm II. Các đề xuất và khuyến nghị PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở lý luận: Tiếng Anh là môn học đã và đang được thực hiện đổi mới đi đầu tại các trường trung học phổ thông. Bộ GD- ĐT đã xây dựng phương án thay đổi ( nâng cao ) chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên cả nước. Có thể thấy Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung đang là tiêu điểm được quan tâm và phát triển mạnh mẽ. Để đổi mới và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cần nhiều giải pháp đồng bộ mà trước hết phải đổi mới phương pháp dạy và học. Tiếng Anh hiện nay đang được dạy theo đường hướng giao tiếp và đường hướng lấy người học làm trung tâm. Để có thể giao tiếp được bằng Tiếng Anh, học sinh phải sử dụng được hai kỹ năng nghe và nói tốt. Vậy giáo viên và học sinh phải làm gì để đạt được mục tiêu này? Điều này đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó việc giúp học sinh nắm vững được trọng âm các từ trong Tiếng Anh là tương đối quan trọng. Việc phát âm đúng trọng âm từ Tiếng Anh sẽ giúp cho việc giao tiếp bằng tiếng Anh được tiến hành thuận lợi hơn, tránh được những hiểu nhầm trong giao tiếp. 2. Cơ sở thực tiễn: Từ thực tế giảng dạy Tiếng Anh nhiều năm , tôi nhận thấy rằng các kiến thức ngôn ngữ nói chung và kiến thức về trọng âm Tiếng Anh nói riêng đang được dạy trong chương trình THPT chỉ ở mức độ thực hành, không giải thích. Học sinh chỉ cần nghe và nhắc lại cho đúng một số từ cho sẵn. Nội dung về trọng âm Tiếng Anh chỉ được giới thiệu ở phần Language focus của các bài là Unit 3, Unit 4 và Unit 5 lớp 12. Học sinh chỉ được 4 nghe băng về cách đọc trọng âm một số từ và sau đó nhắc lại. Tuy nhiên, trong các bài kiểm tra và các đề thi tốt nghiệp THPT hoặc thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng lại thường có phần câu hỏi về trọng âm. Qua tìm hiểu kết quả các bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy học sinh thường không làm đúng các câu hỏi thuộc phần kiến thức về trọng âm. Ngoài ra tôi cũng nhận thấy hầu hết học sinh khi nói Tiếng Anh đều không chú ý đến trọng âm của các từ mà chỉ nói một cách đều đều, điều này làm giảm đi hiệu quả của việc sử dụng Tiếng Anh. II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài có tên gọi “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 nắm vững trọng âm từ trong Tiếng Anh”. Mục đích của đề tài này là: - Thứ nhất, làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đúng trọng âm Tiếng Anh, từ đó giúp các em có ý thức về trọng âm trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình. - Thứ hai, giúp học sinh nói Tiếng Anh một cách chính xác, đảm bảo chuẩn kiến thức môn học, qua đó giúp học sinh giải quyết được phần câu hỏi về kiến thức trọng âm trong các bài kiểm tra hoặc các bài thi tốt ngiệp và đại học. - Thứ ba, đề tài này có thể giúp giáo viên dạy ngoại ngữ có thêm một vài gợi ý nhỏ trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện với học sinh lớp 12A8 trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc trong năm học 2011-2012, đồng thời có tham khảo thêm ý kiến của các thầy cô giáo dạy Tiếng Anh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. 5 IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: - Các phương pháp sử dụng: + Dự giờ dạy của các đồng nghiệp. + Phỏng vấn và kiểm tra để tìm hiểu thực trạng. + Thực nghiệm các biện pháp có so sánh đối chứng. + Kiểm tra kết quả sau khi thực hiện đề tài. - Thời gian thực hiện đề tài: trong năm học 2011-2012. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. NỘI DUNG LÝ LUẬN: 1. Trọng âm là gì? Theo Peter Roach trong “ English phonetics and phonology”, trọng âm của một từ là âm được phát âm nổi bật hơn so với các âm còn lại. Âm có trọng âm có ít nhất bốn đặc điểm khác biệt sau: - có âm lượng ( loudness) lớn hơn các âm còn lại, - có trường độ( length ) dài hơn các âm còn lại, - có cao độ ( pitch ) cao hơn các âm còn lại, - nguyên âm của âm có trọng âm có đặc điểm ( quality ) khác với đặc điểm của các nguyên âm còn lại trong cùng một từ. Thông thường bốn yếu tố trên thường xuất hiện cùng nhau trong một âm có trọng âm. Tuy nhiên, đôi khi chỉ một hoặc hai yếu tố cũng làm nên trọng âm của một từ. Các yếu tố trên có tầm quan trọng không giống nhau, trong đó cao độ và trường độ là hai yếu tố quan trọng nhất, giúp người nghe dễ dàng nhận ra trọng âm của một từ. Âm có trọng âm được đọc nhấn hơn các âm khác khoảng nửa âm và đọc gần như âm kéo dài. 6 2. Vì sao cần nắm vững trọng âm? Trọng âm là một bộ phận cấu thành nên Tiếng Anh. Việc nắm vững trọng âm giúp người học tiến gần hơn tới khả năng sử dụng Tiếng Anh một cách lưu loát, giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra một cách tự nhiên hơn, tránh được những hiểu lầm và sai sót trong giao tiếp. Ngoài ra, với học sinh trung học phổ thông, việc thành thạo trong phát âm đúng trọng âm còn giúp các em làm đúng các câu hỏi về kiến thức trọng âm trong các bài kiểm tra, bài thi học kì, thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. 3. Học trọng âm như thế nào? Giống như mọi kiến thức ngôn ngữ, trọng âm cũng có những quy tắc riêng của nó. Người học có thể tìm mua những cuốn sách viết về trọng âm và học theo các quy tắc trong đó. Với các quy tắc cố định, người học chỉ cần học thuộc lòng và làm thật nhiều bài tập. Tuy nhiên các quy tắc đều có ngoại lệ. Người học cần chú ý hơn tới các ngoại lệ này. Ngoài ra, người học có thể học trọng âm bằng nhiều cách khác nhau như: học trong quá trình giao tiếp, học khi lắng nghe giáo viên giảng bài, học khi nghe các chương trình phát bằng Tiếng Anh, hoặc bằng cách tra từ điển. Và chỉ có luyện tập và luyện tập thường xuyên mới giúp cho mọi người học thành công trên con đường chinh phục ngôn ngữ. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Qua thăm dò ý kiến của nhiều đồng ngiệp và học sinh, đồng thời qua thực tế giảng dạy , tôi nhận thấy học sinh khi học Tiếng Anh từ bậc trung học cơ sở đến hết lớp 11 của bậc THPT hầu như không được học về trọng âm Tiếng Anh. Hầu hết giáo viên không có thời gian hoặc không chú ý hướng dẫn cho học sinh về vấn đề này. Giáo viên khi chữa lỗi cho học sinh chỉ chú ý đến cách dùng từ, lỗi ngữ pháp hoặc lỗi phát âm sai chứ không chữa lỗi về nhấn 7 trọng âm. Hầu hết học sinh không có khái niệm về nhấn trọng âm khi phát âm Tiếng Anh. Học sinh có thể biết về trọng âm khi xem phần Glossary ở cuối sách giáo khoa. Tuy nhiên rất nhiều học sinh không xem đến phần này hoặc có xem nhưng chỉ chú ý nghĩa của từ mà không để ý đến cách phát âm hay trọng âm của từ. Đặc biệt là có một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát âm đúng trọng âm Tiếng Anh trong giao tiếp nên chưa chú trọng đến việc rèn luyện để nói cho đúng trọng âm. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã thực hiện 2 khảo sát về sự hiểu biết về trọng âm của học sinh và thực trạng dạy học phần trọng âm. 1. Khảo sát thứ nhất: khảo sát về khả năng sử dụng trọng âm Tiếng Anh của học sinh lớp 12A8 của trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc Tôi đã phát cho mỗi học sinh một phiếu gồm 5 câu hỏi về trọng âm Tiếng Anh và yêu cầu các em làm trong vòng 5 phút. Các từ trong phiếu được chọn từ unit 1 chương trình Tiếng Anh lớp 12 khi học sinh vừa học xong bài này. Phiếu câu hỏi có nội dung như sau: Choose the word whose stress pattern is different from that of the rest. 1. A. caring B. secure C. willing D. project 2. A. family B. active C. discuss D. happy 3. A. garbage B. mischievous C. daughter D. member 4. A. reserved B. importance C. photograph D. decide 5.A. secondary B. attempt C. biologist D. obedient Kết quả số học sinh làm đúng số lượng câu hỏi ở lớp như sau ( có kèm theo tỉ lệ phần trăm): 8 Lớp Sĩ số Đúng 5 câu Đúng 4 câu Đúng 3 câu Đúng 2 câu Đúng 1 câu Sai 5câu 12A8 31 11hs 35% 6hs 19 % 5hs 16 % 4hs 12 % 2hs 6% 3hs 12 % Từ kết quả trên có thể thấy rằng chỉ khoảng 70% học sinh đạt mức trung bình trở lên với phần kiến thức về trọng âm và khoảng 12% học sinh không làm đúng câu hỏi nào về trọng âm. Sau khi học sinh trả lời ở phiếu xong, tôi tiếp tục yêu cầu ngẫu nhiên một số em học sinh phát âm các từ trong phiếu. Kết quả là, hầu hết các em đều không phát âm đúng trọng âm của các từ đó kể cả những em đã trả lời đúng cả 5 câu hỏi trên phiếu. Như vậy có thể thấy kiến thức về trọng âm của học sinh là chưa tốt. Ngay cả những em nắm được lý thuyết thì cũng yếu về thực hành. 2. Khảo sát thứ hai: Tôi đã thực hiện khảo sát về thực trạng dạy học phần kiến thức về trọng âm Tiếng Anh của giáo viên Tiếng Anh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc . Qua dự giờ một số tiết dạy và qua phỏng vấn, tôi nhận thấy giáo viên đã có nhắc tới trọng âm từ khi dạy từ mới nhưng không thường xuyên. Ở phần Language focus của Unit 3, Unit 4 và Unit 5 lớp 12, giáo viên chỉ cho học sinh nhắc lại những từ có trong sách giáo khoa, không có thêm bài tập hay giải thích gì về trọng âm. Từ thực trạng trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp để cải thiện khả năng sử dụng trọng âm Tiếng Anh của học sinh.Các biện pháp được chia thành hai nhóm: nhóm một gồm các biện pháp được thực hiện trong các giờ dạy Tiếng Anh theo phân phối chương trình và nhóm hai gồm các biện pháp được thực hiện trong giờ ngoại khoá Tiếng Anh. 9 III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN: 1. Trong các giờ học Tiếng Anh : a. Biện pháp 1: Khi dạy từ mới tôi luôn chú trọng đến trọng âm của các từ bằng cách sử dụng dấu nhấn trọng âm cho các từ mới đó và yêu cầu học sinh phải ghi cả phần đó vào vở. Khi cho học sinh đọc từ, tôi cũng chú ý sửa cho học sinh nếu thấy các em đọc chưa đúng trọng âm bằng cách phát âm lại chính xác từ bị các em đọc sai và yêu cầu các em đọc lại cho đúng. b. Biện pháp 2: Khi sử dụng Tiếng Anh, tôi luôn chú ý nói đúng trọng âm và ngữ điệu để hướng và tạo cho học sinh thói quen nghe một cách chính xác. Để làm được điều này, tôi luôn phải tự rèn luyện kĩ năng nói của mình sao cho thật chuẩn bằng nhiều cách như: nghe và luyện theo băng, sử dụng từ điển để tra những từ mình chưa chắc chắn, nghe các chương trình phát bằng Tiếng Anh trên truyền hình hoặc radio, c. Biện pháp 3: Đây là biện pháp được sử dụng trong các tiết Language focus của Unit 3, Unit 4 và Unit 5. Do thời gian dành cho phần stress trong mỗi tiết Language Focus chỉ từ 10 dến 15 phút nên chỉ đủ thời gian cho học sinh nghe băng và lặp lại cách phát âm của các từ. Giáo viên không có thời gian để giải thích cho học sinh một số quy tắc chung liên quan đến trọng âm. Vì vậy học sinh chỉ nắm được trọng âm của những từ có trong sách giáo khoa. Do dó trước mỗi tiết dạy Language Focus của các Unit 3, Unit 4 và Unit 5, tôi đều yêu cầu học sinh xem trước phần “stress” ở nhà, chia lớp thành các nhóm gồm 6 học sinh và yêu cầu các nhóm tìm thêm các từ có cách thức 10 nhấn trọng âm tương tự, viết dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm về trọng âm vào bảng phụ trước. Mỗi nhóm chuẩn bị 3 câu hỏi. Ở lớp, tôi tiến hành dạy phần trọng âm như sau: - Trước tiên tôi cho học sinh nghe băng 1 lần để nhận biết trọng âm của các từ sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại theo băng 2 lần. - Tôi kiểm tra lại vị trí trọng âm của các từ xem học sinh đã nắm dược chưa. - Cho học sinh nghe phần “ Practise reading aloud the sentences” và gọi một số học sinh đọc lại. - Cuối cùng tôi tổ chức cho các nhóm trao đổi bảng phụ với nhau, làm bài tập trên các bảng phụ đó. d. Biện pháp 4: Đây là biện pháp quan trọng nhất của đề tài này dựa theo câu thành ngữ “Practice makes perfect”. Trước mỗi giờ học tôi chuẩn bị trước 2 câu hỏi trắc nghiệm về trọng âm với yêu cầu “ Choose the word whose stress is differently placed from the other words” ( Chọn từ có vị trí trọng âm khác với các từ còn lại).Các từ được chọn trong 2 câu hỏi này là những từ sẽ được sử dụng trong giờ học đó. Hai câu hỏi này có thể viết trước ở bảng phụ, hoặc soạn trên bài giảng điện tử để trình chiếu trên máy chiếu. Cuối mỗi giờ học, tôi dành từ 30 giây đến 1 phút để học sinh trả lời hai câu hỏi đó và phát âm những từ ở trong hai câu hỏi đó. Học sinh nào có đáp án đúng và phát âm chính xác trọng âm của các từ đó sẽ nhận được một phiếu điểm thưởng. Phiếu này dùng để cộng điểm cho học sinh vào các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết hay kiểm tra học kì theo tỉ lệ: + 2 phiếu = 1 điểm bài kiểm tra 15 phút. + 4 phiếu = 1 điểm bài kiểm tra 45 phút. + 6 phiếu = 1 điểm bài kiểm tra học kì. 11 Biện pháp này được thực hiện trong các giờ dạy của 16 đơn vị bài học và các bài Consolidation. Như vậy sau mỗi tiết học, học sinh sẽ nắm được trọng âm của 8 từ và sau 112 tiết học của 16 đơn vị bài học và 4 bài Consolidation, học sinh đã được luyện tập trọng âm với 928 từ. Khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy học sinh muốn trả lời đúng và đọc đúng thì sẽ phải chú ý lắng nghe hơn. Đồng thời phiếu điểm thưởng có tác dụng kích thích học sinh chú ý học tập, hăng hái xung phong để được trả lời câu hỏi. Ngoài ra nó cũng giúp học sinh cải thiện điểm số của mình một cách chính đáng và giúp giáo viên đánh giá học sinh một cách chính xác hơn. Bên cạnh những biện pháp thực hiện trong các giờ dạy chính khoá, tôi còn tiến hành một số hoạt động trong buổi sinh hoạt ngoại khoá Tiếng Anh. 2. Trong buổi ngoại khoá Tiếng Anh: Để giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu hơn kiến thức về trọng âm Tiếng Anh, tôi đã tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khoá cho học sinh lớp 12A8 ( lớp được thực hiện đề tài )với chủ đề “ English and Stress”. Buổi sinh hoạt này được thực hiện vào cuối học kì 1, khi học sinh vừa kiểm tra học kì xong. Buổi ngoại khoá được tổ chức như sau: a. Chuẩn bị: - Tôi chia lớp thành 3 nhóm, phân công mỗi nhóm chuẩn bị một phần kiến thức liên quan đến trọng âm và bài tập kèm theo. Nội dung kiến thức cần chuẩn bị bao gồm: + Stress in two-syllable words. + Stress in three-syllable words. + Stress in more than three-syllable words. - Học sinh cần chuẩn bị các nội dung để trình chiếu trên Power point cho tiện theo dõi. 12 - Tôi chuẩn bị một số quy tắc đơn giản, dễ nhớ về phần trọng âm để phát cho học sinh vào cuối buổi. - Ngoài ra, tôi chuẩn bị một số món quà nhỏ để làm phần thưởng cho học sinh. b. Thực hiện: Buổi ngoại khoá được chia làm ba phần: lý thuyết, bài tập và trò chơi và thực hiện trong vòng 90 phút. - Phần lý thuyết: Tôi gọi đại diện các nhóm lên trình bày phần kiến thức đã chuẩn bị, các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày xong. Sau khi mỗi nhóm hoàn thành phần của mình, tôi sửa lỗi nếu có và tóm tắt lại. - Phần bài tập: Lần lượt các nhóm chiếu phần bài tập của nhóm mình lên để các nhóm khác làm. Nhóm nào có đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ nhận được phần thưởng. - Phần trò chơi: + Tôi chia lớp thành 4 đội chơi với các kí hiệu A, B, C, và D. + Chuẩn bị 4 ghế tựa có dán lần lượt các số 1,2, 3, 4. Các số này tương ứng với vị trí âm tiết được nhấn trọng âm của từ. + Cho các đội bốc thăm số thứ tự chơi. Bốn đội đứng xếp hàng, lần lượt mỗi đội cử một thành viên tiến lên tham gia trò chơi. + Thành viên của đội chơi đầu tiên đọc một từ có 2 âm tiết trở lên và thành viên các đội còn lại nhanh chóng chạy đến ngồi vào ghế có số tương ứng với vị trí trọng âm của từ đó. Người đọc từ và đọc đúng trọng âm của từ đó và người ngồi đúng ghế sẽ được rời khỏi hàng. + Thành viên của đội có số thứ tự tiếp theo lại đọc một từ khác và thành viên các đội còn lại tiếp tục tìm đúng ghế để ngồi. 13 + Trò chơi tiếp tục cho đến khi đội có tất cả các thành viên được ra khỏi hàng sớm nhất sẽ trở thành đội chiến thắng và được nhận phần thưởng. Kết thúc trò chơi, tôi phát cho học sinh handout có một số quy tắc đơn giản và dễ nhớ về trọng âm để học sinh về nhà đọc thêm. Nội dung của handout như sau: MỘT SỐ QUY TẮC VỀ TRỌNG ÂM TIẾNG ANH 1. Với từ có 2 âm tiết: - Trước tiên hãy xác định từ loại và nhớ rằng hầu hết tính từ và danh từ nhấn trọng âm ở âm thứ nhất còn động từ nhấn ở âm thứ hai. Ví dụ: MUsic, CENtral, comPOSE, preFER - Tuy nhiên, nếu động từ kết thúc bằng một trong các âm /∂ /, / i/ hoặc /∂u/ thì nhấn ở âm thứ nhất. Ví dụ: ENter, FInish, FOllow - Chú ý các cặp danh từ và động từ như: Verb: preSENT, exPORT Noun: PREsent, EXport 2. Với từ có 3 âm tiết: - Nhấn vào âm thứ nhất nếu âm thứ hai và ba chứa nguyên âm ngắn với chỉ một hoặc không có phụ âm. Ví dụ: Everything, ANcestor, CInema, LIbrary - Nhấn vào âm thứ hai nếu nó chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi và âm thứ ba chứa nguyên âm ngắn hoặc âm /∂u/ Ví dụ: poTAto, deVElop, surRENder - Nhấn vào âm thứ ba nếu nó chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi. Ví dụ: guaranTEE, enterTAIN 14 3. Các từ có chứa hậu tố hoặc đuôi đều có quy tắc để tìm trọng âm nên cần học thuộc một số quy tắc sau: a. Nhấn trọng âm ngay trước các đuôi hoặc hậu tố sau: - ia + phụ âm: meMOrial, influENtial, phySIcian - io+ phụ âm: compeTItion, oPInion - ient, ience: efFIcient, conVEnience - nguyên âm + ous: mysTErious, couRAgeous - ual: indiVIdual - ic, ical: CLASsical, enerGEtic - ity, ify: uniVERsity, BEAUtify - ive, itive, itude: desTRUCtive, inFInitive, ATtitude - logy, graphy: biOlogy, geOgraphy - ant, ent, ance, ence: CONstant, dePENdent, atTENdance, indePENdence - ular, ure: REgular, adVENture b. Nhấn trọng âm cách các hậu tố hoặc đuôi sau một âm tiết tính từ cuối lên: - ate: REgulate, conSOlidate - ize: aPOlogize, CRIticize - ary: SEcretary, voCAbulary c. Chú ý: khi tra từ cần tra luôn cả cách phát âm và trọng âm vì các quy tắc vẫn có ngoại lệ và cần phải học thuộc lòng đồng thời luyện tập thường xuyên.. Ví dụ: aRITHmetic, NAturalize, eleMENtary, TElevision, c. Nhận xét: Qua buổi ngoại khóa tôi nhận thấy học sinh rất có ý thức chuẩn bị nội dung được giao và hầu hết các nội dung đều chính xác, giáo viên không cần sửa nhiều. Ở phần bài tập, các em giải quyết tương đối tốt chứng tỏ các em đã 15 lĩnh hội được phần lý thuyết. Ở phần trò chơi, các em tham gia rất hào hứng và luôn tìm đúng ghế một cách nhanh chóng. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: Để đánh giá kết quả của quá trình thực hiện đề tài và có sự so sánh, tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng tìm trọng âm và phát âm đúng vào giờ ôn tập cuối học kì 1 ở lớp: 12A8 ( lớp được thực hiện đề tài ) Kết quả được thống kê ở bảng sau: Lớp Sĩ số Đúng 5 câu Đúng 4 câu Đúng 3 câu Đúng 2 câu Đúng 1 câu Sai 5câu 12A8 31 20 hs 64 % 7 hs 22 % 2 hs 7 % 2 hs 7 % 0 hs 0 % 0 hs 0 % Kết quả cho thấy số học sinh làm đúng cả năm câu hoặc bốn câu ở lớp 12A8 đã tăng lên rất nhiều .Khi được gọi đọc, học sinh lớp 12A8 hầu hết đọc đúng những câu các em đã làm đúng, điều này chứng tỏ các em không chỉ nắm được lý thuyết mà còn có khả năng thực hành tốt. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. NHỮNG ĐÁNH GIÁ CƠ BẢN VÈ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Theo đánh giá chủ quan của người thực hiện đề tài thì sáng kiến kinh nghiệm này đã đạt được những
Luận văn liên quan