Đề tài Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25 - 36 tháng

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người. Theo Người “ con người là vốn quý nhất” Đảng và nhà nước ta cũng khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội”. Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thị trường, “Sự phát triển con người là y ếu tốquyết định mọi sựphát triển”. Đất nước ta đã và đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kì mởcửa, với sựthay đổi cơcấu xã hội, đểtiếp thu một nền văn minh phát triển cao đòi hỏi, con người phải giao lưu trong phạm vi mởrộng, mở rộng các mối quan hệ, mởrộng khảnăng giao tiếp đểbảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội vềmọi mặt. ở lứa tuổi 25-36 tháng trẻbắt đầu có ý thức vềbản thân, bắt đầu chuyển sựtìm hiểu xung quanh thếgiới các đồvật trước đây sang một lĩnh vực trở thành chủyếu, đó là những quy tắc những hành vi chuẩn mực đạo đức thông qua giao tiếp với người lớn, bạn bè. Những tính cách, nhân cách của trẻ được hình thành. Để đảm bảo cho sựphát triển vềnhân cách của trẻphụthuộc phần lớn vào khảnăng giao tiếp của trẻthông qua các hoạt đông khác nhau. Qua giao tiếp trẻlĩnh hội được các tri thức từ đó hình thành và phát triển nhân cách. Nhìn lại công tác giáo dục nói chung và giáo dục thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻem ởcác địa phương còn nhiều bất cập chưa được chú ý đúng mức. Do trình độdân trí ởmột số địa phương còn thấp, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa còn hạn chế, đời sống lạc hậu, kinh tếkhó khăn ngôn ngữbất đồng. Sựnhận thức vềgiao tiếp có văn hóa của một sốphụhuynh chưa tốt, bản thân cha mẹ và những người thân trong gia đình chưa gương mẫu. Phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc nồng ghép giáo dục chưa thường xuyên. Giáo viên là hoạt động sống của con người và chính là phương thức sống đểtồn tại và phát triển xã hội loài người.

pdf44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7479 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25 - 36 tháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ---------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25-36 tháng.” 2 Lời cảm ơn Để hoàn thành tốt bài tập tốt nghiệp tôi xin chân thành cảm ơn: Cô giáo Hoàng Thị Phương: Tiến sĩ, giảng viên trường đại học sư phạm Hà Nội - Các thầy cô trong khoa giáo dục Mầm non. - Trường Mầm non xã Thụy Duyên, các giáo viên và học sinh của trường. Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hoàng Thị Phương cùng với sự truyền thụ kiến thức của các thầy cô trong khoa, đã giúp tôi mở rộng tầm mắt và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, những lí luận về mặt lý thuyết … để giúp tôi hoàn thành đề tài “Một số biện pháp hình thành thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25-36 tháng” Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn, kính chúc cô giáo Hoàng Thị Phương cùng các thầy cô giáo trong khoa giáo dục mầm non, các cô giáo, các cháu học sinh trong trường Mầm non xã Thụy Duyên sức khỏe và thành đạt trong mọi lĩnh vực. 3 MỤC LỤC PHẦN I MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tượng. 3.1 Khách thể nghiên cứu 3.2 Đối tượng nghiên cứu 4. Giả thiết khoa học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa. 5.2 Đề xuất thói quen giáo dục có văn hóa. 5.3 Thực nghiệm sư phạm 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1 Nghiên cứu đề tài. 6.2 Phương pháp điều tra. 6.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6.4 Phương pháp thực nghiệm. 6.5 Phương pháp thống kê. 7. Giới hạn đề tài nghiên cứu. PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I 4 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH THÓI QUEN GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 25-36 THÁNG. 1.Cơ sở lý luận. 1.1-Khái niệm 1.2-Quá trình giáo dục trẻ thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25- 36 tháng qua sinh hoạt hàng ngày 2.Cơ sở thực tiễn. 2.1- Thực trạng về công tác giáo dục, về việc sử dụng biện pháp hình thành thói quen có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường Mầm non xã Thụy Duyên- Huyện Thái Thụy- Tỉnh Thái Bình. 2.2- Thực trạng về công tác hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình. CHƯƠNG II ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH THÓI QUEN GIAO TIẾP VĂN HÓA QUA SINH HOẠT CHO TRẺ 25-36 THÁNG. 1) Cơ sở xác định biện pháp giáo dục 1.1- Mục đích giáo dục trẻ mầm non. 1.2- Quá trình hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 1.3 -Đặc điểm, điều kiện của địa phương, của trường mầm non xã Thụy Duyên, của gia đình 2) Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ. 2.1 - Thông qua giờ đón trẻ 2.2 -Tổ chức thông qua hoạt động học tập 2.3 -Thông qua hoạt động ngoài trời 2.4 - Thông qua hoạt động vui chơi 2.5 -Thông qua vệ sinh ăn ngủ 2.6 - Thông qua giờ đón trả trẻ. 3) .Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục giao tiếp có văn hóa CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 5 1) Mục đích thực nghiệm 2) Nội dung thực nghiệm 3) Mẫu thực nghiệm 4) Các tiêu chí đánh giá 5) Cách tiến hành thực nghiệm 5.1 Cách tiến hành thực nghiệm 5.2 Tiến hành thực nghiệm 5.3 Tiến hành thực nghiệm 5.4 Phân tích kết quả thực nghiệm( khảo sát qua thực nghiệm ) Phần III Kết luận 1) Kết luận chung 2) Kiến nghị 6 Mở đầu 1.Lý do chọn đề tài : Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến con người. Theo Người “ con người là vốn quý nhất” Đảng và nhà nước ta cũng khẳng định “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế – xã hội”. Trong thời đại công nghệ thông tin, kinh tế thị trường, “Sự phát triển con người là yếu tố quyết định mọi sự phát triển”. Đất nước ta đã và đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kì mở cửa, với sự thay đổi cơ cấu xã hội, để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao đòi hỏi, con người phải giao lưu trong phạm vi mở rộng, mở rộng các mối quan hệ, mở rộng khả năng giao tiếp để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội về mọi mặt. ở lứa tuổi 25-36 tháng trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân, bắt đầu chuyển sự tìm hiểu xung quanh thế giới các đồ vật trước đây sang một lĩnh vực trở thành chủ yếu, đó là những quy tắc những hành vi chuẩn mực đạo đức thông qua giao tiếp với người lớn, bạn bè. Những tính cách, nhân cách của trẻ được hình thành. Để đảm bảo cho sự phát triển về nhân cách của trẻ phụ thuộc phần lớn vào khả năng giao tiếp của trẻ thông qua các hoạt đông khác nhau. Qua giao tiếp trẻ lĩnh hội được các tri thức từ đó hình thành và phát triển nhân cách. Nhìn lại công tác giáo dục nói chung và giáo dục thói quen hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ em ở các địa phương còn nhiều bất cập chưa được chú ý đúng mức. Do trình độ dân trí ở một số địa phương còn thấp, sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa còn hạn chế, đời sống lạc hậu, kinh tế khó khăn ngôn ngữ bất đồng. Sự nhận thức về giao tiếp có văn hóa của một số phụ huynh chưa tốt, bản thân cha mẹ và những người thân trong gia đình chưa gương mẫu. Phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc nồng ghép giáo dục chưa thường xuyên. Giáo viên là hoạt động sống của con người và chính là phương thức sống để tồn tại và phát triển xã hội loài người. Trường mầm non chính là cái nôi đầu tiên giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách, là nơi đặt nền móng đầu tiên trong sự nghiệp trồng người. Các nhà giáo dục đã đưa ra nhiệm vụ quan trọng để định hướng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách đúng đắn, trong đó việc hình thành thói quen 7 giao tiếp có văn hóa, bởi vì văn hóa có khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ… Những nhiệm vụ để định hướng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ và hình thành thói quen tốt: thói quen ăn uống có văn hóa, thói quen giao tiếp có văn hóa. Để tạo điều kiện cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, có phẩm chất đạo đức, lĩnh hội những tri thức và các chuẩn mực, hành vi đạo đức và giáo dục những thói quen tốt ngay từ lúc trẻ còn ở lứa tuổi mầm non. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi chọn đề tài “ hình thành thói quen giao tiếp văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên qua sinh hoạt hàng ngày.” 2. Mục tiêu nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng mức độ hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng.Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi hoạt động có văn hóa cho trẻ góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Qúa trình giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày trẻ 25-36 tháng tuổi. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên, huyệnThái Thụy, tỉnhThái Bình. 4. Giả thuyết khoa học Nếu tôi sử dụng các biện pháp “ Giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa” qua sinh hoạt hàng ngày cho trẻ phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm văn hóa địa phương, thì việc hình thành thói quen cho trẻ giao tiếp có văn hóa của trẻ sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực hiện của việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 25-36 tháng 5.2- Thực nghiệm sư phạm 6) Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nghiên cứu lý luận 8 Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xác định khái niệm cơ sở của vấn đề nghiên cứu, xây dựng các tiêu trí đánh giá. 6.2 Nhóm nghiên cứu phương pháp thực tiễn a) Phương pháp điều tra bằng phiếu theo dõi ý kiến. - Chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến của trường Mầm non xã Thụy Duyên: 20 phiếu. - Xây dựng nội dung phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn và yêu cầu giáo viên phụ huynh trả lời. Nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức và đánh giá vấn đề. Hình thành thói quen giao tiếp văn hóa qua sinh hoạt hàng ngày trẻ 25-30 tháng. b)Phương pháp quan sát Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động của trẻ ở nhóm 25-36 tháng trong sinh hoạt hàng ngày c)Phương pháp đàm thoại Đã tiến hành trao đổi đàm thoại với giáo viên học sinh( trẻ 25-36 tháng ) trường Mầm non xã Thụy Duyên vào lúc đón và trả trẻ. d)Phương pháp thực nghiệm Quan sát, đàm thoại giữa cô và trẻ lúc đón và trả trẻ. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 30 trẻ nhóm 25- 36 tháng Trường mầm non xã Thụy Duyên, Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Trong đó tôi lấy một nhóm 15 trẻ làm thực nghiệm và 15 trẻ làm đối tượng đ) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Chúng tôi tiến hành tổng kết những kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi và các giáo viên dạy chuyên đề của trường Mầm non xã Thụy Duyên Huyện Thái Thụy tỉnh Thái bình e) Phương pháp tâm lý chuyên gia 6.3 Phương pháp thống kê toán học - Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm sử dụng, xử lý số hiệu nghiên cứu của việc điều tra thực nghiệm - Chúng tôi sử dụng các công thức và thống kê như công thức tính %. Tính giá trị trung bình, tính kiểm định. 7) Phạm vi nghiên cứu 9 Vì thời gian làm đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu trẻ với số lượng 30 trẻ Về nội dung chúng tôi chỉ chỉ nghiên cứu về một số biện pháp về giáo dục thói quen giao tiếp văn hóa trẻ 25- 36 tháng Về thời gian. Tôi nghiên cứu 3 tháng 8) Kế hoạch nghiên cứu - Nhận đề tài ngày 10/11/2007 - Làm đề cương ngày 10/ 11/ 207 - Điều tra thực trạng tháng 1/ 2005 - Thực nghiệm tháng 2,3,4- 2008 - Nộp bản thảo tháng 5- 2008 - Hoàn thiện 8-2008 10 PHẦN II . NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ HÌNH THỨC THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH THÓI QUEN GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA CHO TRẺ 25-36 THÁNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm về thói quen Thói quen thường chỉ là những hành vi của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về không gian, thời gian, quan hệ xã hội nhất định nên thói quen thường gắn bó với nhu cầu của con người và đòi hỏi thực hiện theo một cách nhất định, ở mỗi cá nhân để có những thói quen tuân thủ chặt chẽ chế độ sinh hoạt hàng ngày. * Giao tiếp Khái niệm giao tiếp trong tâm lý : giao tiếp trong tâm lý là sự tiếp xúc giữa tâm lý người và người thông qua đó con người trao đổi hàng hóa với nhau về thông tin, về cảm xúc, tự giác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau. Giao tiếp có nhiều loại : giao tiếp vật chất, giao tiếp thực hiện phi ngôn ngữ. * Giao tiếp với của trẻ 25-36 tháng là : - Giao tiếp với người thân( cha, mẹ, anh, chị người nuôi dưỡng … với người thân, giao tiếp của trẻ qua phương thức giao tiếp bằng xúc giác : ôm ấp, bế bồng, vỗ về, xoa nắn ) - Giao tiếp với người lạ : Do ý thức phát triển, tính chủ định phát triển môi trường xã hội được mở rộng trẻ được tiếp xúc với nhiều người lạ ở không gian, thời gian lứa tuổi khác nhau. - Trẻ rất hứng thú hoạt động cùng với người thân - Trẻ rất thích nghe kể chuyện, nhất là những câu chuyện cổ tích, thơ ca… - Khi trẻ có nhu cầu giao tiếp, cần tạo điều kiện cho trẻ nói., trẻ kể chuyện để trẻ biểu cảm hành vi ứng xử hồn nhiên nhất. - Hãy giao tiếp với trẻ thật âu yếm, thân thương thực lòng với trẻ Vậy giao tiếp là phương thức tồn tại của con người là phương tiện để hình thành nhân cách trẻ. 11 * Văn hóa : Theo khái niệm văn hóa của bách khoa toàn thư : “ Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử xã hội và con người biểu hiện trong các tổ chức lối sống và hành động của con người như trong các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển vật chất và tinh thần của những xã hội, dân tộc bộ lạc cụ thể” UNECO: khái niệm về văn hóa “ văn hóa là phức hợp tồng thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm …khắc họa lên bản sắc nghệ thuật văn chương mà cả lối sống và và quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng. Theo nghĩa rộng: văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần “ văn hóa là toàn bộ vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình” Văn hóa là một hiện trạng tiêu biểu xã hội, tiêu biểu cho trình độ xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định như : Tiến bộ kinh tế, kinh nghiệm xã hội và lao động, giáo dục khoa học, văn hóa nghệ thuật là những tổ chức thích ứng với cái đó. Lịch sử cho thấy văn hóa chuyển nhanh ở những nơi tiếp xúc giao lưu rộng rãi bởi các nền văn hóa khác. Còn những nền văn hóa đổ bộ nền văn hóa tự cô lập thế giới bên ngoài thì không có sự chuyển biến và phát triển được. Để có nền văn hóa phát triển cần tăng cường giao lưu kinh tế, trao đổi tiếp xúc nền văn hóa dân tộc khác. Phải biết lựa chọn những tinh hoa và phù hợp với nền văn hóa nước mình mà không mất bản sắc văn hóa dân tộc. * Giao tiếp có văn hóa Giao tiếp là những quan hệ cụ thể của nền văn hóa giao tiếp như : chào hỏi mời thể hiện sự quan tâm tham gia vào các hoạt động , thể hiện sự trung thực. Giao tiếp có văn hóa là là biểu hiện sự cụ thể của trình độ văn hóa của con người nó thể hiện các nét tính chất và các kĩ năng đặc trưng. Giao tiếp có văn hóa đòi hỏi phải thể hiện ở chỗ phải nắm được một số quy định về giao tiếp, những chuẩn mực quy tắc, hành vi đã được xã hội thừa nhận trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí, biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nắm được các ý nghĩa đạo đức thẩm mĩ tin tưởng và mong muốn làm theo các chuẩn mực và quy tắc đó. Giao tiếp có văn hóa đòi hỏi con người phải vận dụng các quy tắc giao tiếp một cách đúng đắn, linh họat sáng tạo, phù hợp. Giao tiếp có văn hóa giúp con người lựa chọn và sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách có văn hóa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, đề tài và đối tượng giao tiếp: biết chào 12 hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay, biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu, biết thể hiện sự quan tâm, biết lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia hội thoại, biết thể hiện lòng tin với mọi người. Ngôn ngữ giao tiếp không dài dòng, lôi thôi rườm rà mà trước hết phải ngắn gọn, giản dị rõ ràng, có nội dung rõ ràng dễ hiểu, có nội dung tư tưởng và tình cảm đúng đắn . Giao tiếp có văn hóa là một hoạt động phản ánh mối quan hệ của con người với nhau - Trong giao tiếp với người lớn, trẻ chờ đợi ở trẻ, ở cha mẹ, cô giáo, giao nhiệm vụ cho trẻ, trẻ dễ dàng và hứng thú thực hiện các nhiệm vụ người lớn giao cho. - Trẻ biết nhận lỗi, sửa lỗi hành vi ứng xử - Biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ cô giáo, những người lao động, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè và những em nhỏ hơn mình . - Biết nhận xét, phân biệt hành vi ứng xử của những người xung quanh - Có nhu cầu quan tâm đến các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình - Giao tiếp có văn hóa được thể hiện một cách cư xử đúng mức có thói quen tạo thiện cảm với mọi người xung quanh một cách chân thành. 1.2 Quá trình giáo dục trẻ thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng qua sinh hoạt hàng ngày a) Mục đích giáo dục Giáo dục cho trẻ nắm được một số quy định giao tiếp với người lớn và bạn, những người xung quanh trên cơ sở tôn trọng và có thiện chí, biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi của trẻ phải được điều chỉnh bằng sự tôn trọng mọi người xung quanh. b) Nội dung giáo dục Giáo dục trẻ : - Biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay. - Biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu - Biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác. - Biết nhận lỗi khi có lỗi và cách cư xử đúng mực khi người khác có lỗi với mình - Biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại 13 - Biết thực hiện lòng tin đối với mọi người c) Phương pháp giáo dục - Có thể sử dụng các phương pháp như kể chuyện, trình bày trực quan giảng giải, nêu gương tổ chức trò chơi, xử lý các tình huống, khen thưởng giao nhiệm vụ … - Lồng ghép trong các hoạt động - Làm mẫu trong các giao tiếp ứng xử - Tổ chức trao đổi thường xuyên với gia đình như: thông báo cho gia đình biết tình của trẻ ở lớp và gia đình có thể nắm bắt được tình hình của trẻ ở nhà để từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ. * Hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ ta phải chú ý cách giáo dục cách giao tiếp văn hóa tốt cho trẻ, nếu không trẻ sẽ hình thành những thói quen không tốt. Để hình thành được những kĩ năng đó chúng ta không chỉ tổ chức đúng đắn hành vi của trẻ, buộc trẻ phải thực hiện theo phương thức nhất định để trở thành thói quen mà còn giáo dục trẻ động cơ thúc đẩy những hành vi đó. * Hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng cần: - Phải qua quá trình giáo dục từ những hành vi chuẩn mực và quy tắc giao tiếp đơn giản phù hợp với lứa tuổi. - Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm thái độ - Hình thành các kĩ năng : như biết đánh giá mình và những người xung quanh … 1.3 Đặc điểm của việc hình thành thói quen giao tiếp cho trẻ 25-36 tháng Đặc điểm giao tiếp ở lứa tuổi này từ chỗ trẻ chưa ý thức cũng như tính tự kỉ của trẻ còn lớn, ở lứa tuổi này khó bảo trong giao tiếp, hành vi bướng bỉnh, hờn dỗi … nhưng ở trẻ cũng có đặc điểm là dễ uốn nắn và có hướng phát triển nhanh giáo dục, ở lứa tuổi này là để giúp cho việc xây dựng cơ sở ban đầu của nhân cách trẻ. Trẻ 25-36 tháng : - Thói quen giao tiếp của trẻ có đặc điểm trẻ chưa ý thức, trẻ mới chỉ có nhu cầu, như nhu cầu chơi với bạn hoặc trẻ vẫn còn chơi một mình. Trẻ hứng thú giao tiếp với người lớn hơn chơi với bạn bè cùng lứa tuổi. ở lứa tuổi này khó bảo trong giao tiếp , những hành vi bướng bỉnh xuất hiện. Vì vậy : - Cần xây dựng cá tính tốt cho trẻ đặc biệt tự khằng định mình. Người lớn cần phải kiên trì nghe trẻ nói, trẻ kể chuyện, và cần phải khuyến khích trẻ nói, trẻ trả lời, giúp trẻ biết thêm những hành vi giao tiếp có văn hóa như biết nhận lỗi, biết tự hào khi thành công. 14 - Cho trẻ từng bước giao tiếp với người lạ, đồ vật lạ, hướng dẫn trẻ giao tiếp, ứng xử nơi đông người. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 - Thực trạng về công tác giáo dục, về việc sử dụng biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trường mầm non xã Thụy Duyên là một trường xa trung tâm thành phố, học sinh thuộc khu vực nông thôn, phần lớn phụ huynh chưa có thói quen giao tiếp có văn hóa. * Đối tượng khảo sát. Tôi tiến hành khảo sát 30 cháu 25-36 tháng tại trường mầm non xã Thụy Duyên. * Nội dung Khảo sát mức độ giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên 2.2- Thực trạng về công tác giáo dục, về việc sử dụng biện pháp hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng trường mầm non xã Thụy Duyên. Từ kết quả khảo sát ở bảng 1 ( Phần kết quả khảo sát ) cho ta thấy một phần nào trách nhiệm của nhà trường và gia đình trong việc hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ ở trường, lớp hiện nay. Để biết rõ công tác giao tiếp có văn hóa tôi tiến hành khảo sát 6 giáo viên đang thực hiện trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Với hình thức, nội dung, phương pháp thói quen giao tiếp mà giáo viên đã sử dụng. Công việc tiến hành bằng phiếu án kết. Sau đấy là kết quả mà tôi thu được sau đợt khảo sát. Số ý kiến giáo viên cho rằng việc giáo dục thói quen giao tiếp có văn hóa cho trẻ 25-36 tháng nói riêng hình thành nhân cách nhân cách con người nói chung rất cần thiết chiếm 100% *** Khi được hỏi việc giáo dục trẻ thói quen giao tiếp có văn hóa  Thói quen chào hỏi: 100 %giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ chào hỏi mọi người khi